2.1.CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 76 - 81)

- Sáu mục tiêu là:

2.1.CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4/2001) diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa trọng đại, thế kỷ XX vừa kết thúc, thế kỷ XXI bắt đầu, kế tục đường lối đổi mới của Đại hội VI, kiên định những quan điểm theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đại hội VII, đánh giá một cách khách quan 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội (1991 - 2000) và 15 năm đổi mới.

Đại hội IX của Đảng đã đánh giá tình hình 5 năm (1996 - 2000), Báo cáo chính trị chỉ rõ ngoài một số thuận lợi, nước ta còn gặp nhiều khó khăn như: Những yếu kém vốn có của nền kinh tế, những thiên tai xảy ra liên tiếp, khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước châu Á, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng:

- Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong nước GDP tăng bình quân hằng năm 7%, nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực; việc nuôi trồng và khai thác thủy sản, hải sản được mở rộng, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 13,5%, hệ thống kết cấu hạ tầng: đường sá, cầu, cảng, sân bay, điện, thủy lợi,... được tăng cường. Các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển. Năm 2000 đã ngăn chặn được đà giảm sút, kinh tế phát triển, các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch.

- Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, tình hình chính trị - xã hội cơ bản được ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, hệ thống chính trị được củng cố, quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt kết quả tốt.

Nguyên nhân đạt được những thành tựu trên đó là: Đảng có bản lĩnh chính trị vững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn, Nhà nước có cố gắng lớn trong việc điều hành quản lý, toàn dân và toàn quân phát huy lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, cần cù, năng động, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới.

Tuy nhiên, Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm sau đây: Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, một số vấn đề văn hóa - xã hội bức xúc và gay gắt chưa được giải quyết, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển, tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống ở một số bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Những yếu kém, khuyết điểm nói trên do những nguyên nhân khách quan và chủ quan gây lên, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính:

Một là, việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương chính sách của

Đảng chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm.

Hai là, một số quan điểm, chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức

thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp các ngành.

Ba là, cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu

quả thấp.

Bốn là, công tác tư tưởng, lý luận, tổ chức cán bộ có nhiều yếu kém

bất cập. Đánh giá tình hình 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000 đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng đó là:

+ Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và năng lực sản xuất tăng nhiều. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng nay đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của người nông dân và nền kinh tế.

+ Cơ chế quản lý đã có những biến đổi cơ bản, từ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Từ chỗ chủ yếu chỉ có hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

+ Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện, đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, vượt qua được cơn chấn động chính trị và sự hẫng hụt về thị trường do những biến động ở Đông Âu và Liên Xô gây ra, phá vỡ thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, không để bị lôi sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước châu Á, mặc dù hậu quả của nó đối với nước ta cũng khá nặng nề, tình hình chính thị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường.

+ Tình hình về mọi mặt của nước ta đã tiến bộ hơn nhiều so với 10 năm trước.

Đại hội IX của Đảng phân tích một cách sâu sắc bối cảnh quốc tế và trong nước, đề ra chủ trương phát triển kinh tế, trong đó công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, tăng cường, chủ động và phát huy các quyền lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn. Chỉ rõ những định hướng lớn về chính sách để thực hiện nhiệm vụ này đến năm 2010.

Đại hội chỉ rõ:

Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nhân dân và dân cư nông thôn [28, tr. 92-93].

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX đã chỉ rõ: Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Trên cơ sở khẳng định rõ

những thành tựu, khuyết điểm yếu kém đó, Nghị quyết đưa ra nội dung tổng quát và những quan điểm, mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nội dung tổng quát công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

- CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn công nghiệp chế biến với thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu KH-CN, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tạo sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

- CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng; kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tổ chức lại sản xuất và quan hệ sản xuất, xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [29, tr. 93-94].

Những quan điểm chính về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay

1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi cho thành tựu khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

3. Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.

4. Kết kợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ tục.

5. Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia [29, tr. 94-95]. Những quan điểm chỉ đạo nói trên không chỉ bảo đảm sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa kinh tế và xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường, tăng cường khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, bảo đảm cho nước ta phát triển nhanh, bền vững theo định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w