Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (1997 - 2004)

MỤC LỤC

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương trước năm 1997

Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 8 năm 1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, giao quyền tự chủ sản xuất cho hộ nông dân, cho lưu thông lương thực, giải phóng sức sản xuất, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ sản xuất và lợi ích của nông dân, nông nghiệp cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã có bước phát triển mới, bộ mặt nông nghiệp có nhiều thay đổi. Đặc biệt với đường lối Đại hội VII (1991), cơ chế thị trường đã được khẳng định và đi vào cuộc sống, nhất là sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VII (6/1993) Về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và Luật Đất đai năm 1993 thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng được mở rộng rất đa dạng, phong phú.

Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp

Đại hội III đã xác định: Công cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc phải là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, từ chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn XHCN, từ tình trạng kinh tế rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại, làm cho miền Bắc tiến bộ mau chóng, thành cơ sở ngày càng vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước đã đầu tư hàng nghìn máy kéo lớn nhỏ, hàng vạn động cơ điện, động cơ nổ, hàng triệu công cụ cải tiến phục vụ cho nông nghiệp, tạo ra năng suất chất lượng cao, do đó từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là người nông dân luôn phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng, sản xuất nông nghiệp để đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, ngay cả trong điều kiện có chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền Bắc.

Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trên cơ sở những định hướng lớn đã đề ra trong Đại hội Đảng bộ lần thứ VII (1996) và các thành tựu đã đạt được trong năm 1996, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, tháng 11 năm 1997 đã đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Đảng năm 1997, đề ra phương hướng, nhiệm vụ 3 năm 1998 - 2000; Đại hội đã đánh giá thành tựu về sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, trồng trọt tăng 6,3%, chăn nuôi tăng 6,8%, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo an toàn lương thực và nâng cao hiệu quả kinh tế; tăng diện tích vụ đông cây thực phẩm và cây xuất khẩu. Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, vượt qua thách thức, giữ nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là khâu quan trọng, đảm bảo tính vững chắc và hiệu quả, giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là vùng xa, vùng khó khăn, người nghèo, các đối tượng chính sách, tăng cường an ninh quốc phòng, phát triển giáo dục, tăng khả năng bảo vệ sức khỏe và hưởng thụ văn hóa trong nhân dân, nâng cao tích lũy nội bộ, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn năm sau 2000 [45, tr.

Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Kết kợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa;. Những quan điểm chỉ đạo nói trên không chỉ bảo đảm sự phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, mà còn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hòa giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa kinh tế và xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường, tăng cường khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, bảo đảm cho nước ta phát triển nhanh, bền vững theo định hướng XHCN.

Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tiến hành việc chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, cần kết hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, thuyết phục, làm tốt công tác kế hoạch và thực hiện tốt đề án về vấn đề này, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trong trồng trọt, chăn nuôi, trong đó ngoài việc hỗ trợ tín dụng, đầu tư và việc cho thuê đất sử dụng để lập trang trại trồng trọt, chăn nuôi cần áp dụng giá ưu đãi, có kế hoạch cụ thể để đảm bảo an toàn sản xuất và môi trường sinh thái. Coi trọng việc chiếm lĩnh thị trường khu vực, nhất là các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long (Quảng Ninh), tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra chất lượng hàng hóa vật tư nông nghiệp và chống gian lận trong lĩnh vực hoạt động thương mại, chính sách trợ giá cần được sử dụng để khuyến khích việc phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật về giống mới và các phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến, tích cực tham gia cùng với Trung ương trong việc nghiên cứu, đề xuất việc thành lập các quỹ chuyên ngành như: Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bình ổn giá, quỹ bảo hiểm rủi ro.. để người sản xuất và các nhà đầu tư yên tâm hoạt động. Nhằm thực hiện những quan điểm, mục tiêu, phương hướng đã được xác định trên trở thành hiện thực, chương trình được triển khai cụ thể bằng các đề án:. nghiệp là 36 triệu đồng trở lên).

Những thành tựu đã đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải Dương (2001 - 2004)

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều HTX đã có sự khởi sắc, số HTX nông nghiệp làm ăn có lãi ngày càng tăng (năm 2000 có 274 HTX có lãi, chiếm 75,69% trong tổng HTX nông nghiệp, tổng số tiền lãi là 3.346 triệu đồng, bình quân một HTX lãi 12,21 triệu đồng/năm), nhiều HTX có phạm vi hoạt động dịch vụ không bó hẹp trong sản xuất nông nghiệp mà đã vươn tới nhiều loại hình dịch vụ mới như điện, tín dụng, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư, hàng hóa. Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, phân theo hoạt động chính của lao động có khả năng lao động khu vực nông thôn, đến năm 2001 có 86,28% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 5,64% lao động công nghiệp và xây dựng; 7,82% lao động thương nghiệp, dịch vụ, chất lượng lao động khu vực nông thôn tuy có khá hơn các năm trước nhưng vẫn còn hạn chế, trình độ chuyên môn của lao động nông thôn, chủ yếu là lao động phổ thông, dựa vào kinh nghiệm, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp còn thấp và chưa cân đối với đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

Đảng bộ các cấp cần xác định đúng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm từng địa phương và tập trung

Từ những kết quả đã đạt được trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ từ 1997-2004 cho thấy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt (năm 2004 còn 67% trồng trọt và 33% chăn nuôi, thủy sản) với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng bộ đề ra các chương trình, đề án phát triển kinh tế nông nghiệp, các đề án này phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, hợp với lòng dân nên đã được nông dân đồng tình, ủng hộ tích cực. Trong quá trình tổ chức thực hiện đã có sự chỉ đạo thống nhất, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ, đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và uốn nắn kịp thời các biểu hiện sai lệch, chống mọi biểu hiện chạy theo hình thức, rập khuôn, áp đặt.

Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các vấn đề xã hội và môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nhân dân

Coi trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, nếp sống văn hóa, phòng, chống các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm..), thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo nếp sống văn minh ở nông thôn, xã hội hóa chủ trương giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới (số hộ nghèo giảm từ 8% năm 1997 xuống còn 4% năm 2004) làm cho đời sống của nhân dân, đặc biệt của nông dân ngày một nâng cao. Đảng bộ tỉnh và chính quyền các cấp cũng đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái để cùng với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Đảng bộ các cấp cần đặc biệt coi trọng lãnh đạo ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào trong sản xuất và đời sống

Nhận thức đúng đắn vai trò của KH-CN, tỉnh Hải Dương đã thu hút được nhiều dự án kinh tế, xã hội, thực hiện một bước "đón đầu, đi trước"; trên cơ sở coi trọng ứng dụng KH-CN trong sản xuất và đời sống, đến nay Hải Dương đã tạo ra được đàn lợn, đàn bò, đàn gia cầm có chất lượng cao hơn trước rất nhiều, tự sản xuất được giống lúa lai. Trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các tổ chức đảng luôn chú trọng việc nâng cao trình độ tiếp cận, làm chủ KH-CN cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, đội ngũ đảng viên, đã tổ chức nhiều đoàn nghiên cứu kinh nghiệm thực tế và ứng dụng tiến bộ KH-CN vào trong sản xuất của các tỉnh, vùng, khu vực và cả nước; cử nhiều cán bộ đi học tập trung dài hạn, ngắn hạn hoặc tập huấn trên nhiều lĩnh vực.

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Thứ hai, Đảng bộ chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt ở cơ sở và các chuyên viên của các ban, ngành với nhiều hình thức thích hợp, nhằm đạt tới trình độ lý luận, quản lý kinh tế, đáp ứng được với quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng CNH, HĐH. Đặc biệt trong công tác lãnh đạo, quản lý kinh tế nông nghiệp, các cấp ủy Đảng luôn đòi hỏi người cán bộ ngoài có phẩm chất chính trị và kiến thức kinh tế nói chung còn phải có những hiểu biết về quản lý, am hiểu khoa học và công nghệ mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.