1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM

105 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

MỤC LỤC 1PHẦN MỞ ĐẦU 11 Tính cấp thiết của đề tài 22 Mục tiêu của đề tài 33 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 34 Phương pháp nghiên cứu 35 Bố cục nội dung 46 Tổng quan vấn đề nghiên cứu CHƯƠNG 1 7LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TRONG NGÂN HÀNG 71 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT 71 1 1 Khái quát về tín dụng hộ sản xuất 161 1 2 Khái quát về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất 251 2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT 251 2 1 Nhận diện.

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ TUẤN VŨ

ĐÀ NẴNG, 2020

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục nội dung 3

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤTTRONG NGÂN HÀNG 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT 7

1.1.1 Khái quát về tín dụng hộ sản xuất 7

1.1.2 Khái quát về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất 16

1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT 25

1.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng 25

1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng 27

1.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng 32

1.2.4 Tài trợ rủi ro tín dụng 33

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦAMỘT SỐ NGÂN HÀNG 34

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro từ các ngân hàng 34

1.3.2 Bài học quản trị rủi ro tín dụng HSX cho PGD NHCS Huyện Quế Sơn 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢNXUẤT TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆNQUẾ SƠN 39

2.1 KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃHỘI HUYỆN QUẾ SƠN 39

Trang 4

2.2.4 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019 42

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG HỘ SẢNXUẤT TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆNQUẾ SƠN 45

2.2.1 Các hình thức cho vay 45

2.2.2 Khái quát về kinh tế hộ trên địa bàn Huyện Quế Sơn 46

2.2.3 Một số kết quả hoạt động tín dụng Hộ sản xuất tại Phòng giao dịch ngân hàngChính Sách Huyện Quế Sơn 48

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠIPHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN 54

2.3.1 Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng 54

2.3.2 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng 56

2.3.3 Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng 57

3.1 ĐỊNH HƯỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠIPHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH HUYỆN QUẾ SƠN ĐẾNNĂM 2025 73

Trang 5

3.2.1 Giải pháp đối với công tác nhận diện rủi ro tín dụng 74

3.2.2 Giải pháp đối với công tác đo lường rủi ro tín dụng 76

3.2.3 Giải pháp đối với công tác kiểm soát rủi ro tín dụng 79

3.2.4 Giải pháp đối với công tác tài trợ rủi ro tín dụng 81

3.2.5 Một số giải pháp bổ trợ khác 82

3.3 KIẾN NGHỊ 91

3.3.1 Đối với ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam 91

3.3.2 Đối với chính quyền địa phương – UBND huyện Quế Sơn 92

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 94

KẾT LUẬN 95TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Trang 7

Bảng 1.1 Dấu hiệu khoản cho vay có vấn đề và chính sách cho vay kém hiệu quả 26

Bảng 1.2 Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo nhóm……… …31

Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn cho vay giai đoạn 2017-2019 42

Bảng 2.2 Tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2017-2019 43

Bảng 2.3 Tổng dư nợ giai đoạn 2017-2019 43

Bảng 2.4 Nợ quá hạn giai đoạn 2017-2019 44

Bảng 2.5 Cơ cấu hộ sản xuất Huyện Quế Sơn 46

Bảng 2.6 Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện và đóng góp của HSX 47

Bảng 2.7 Giá trị sản xuất khu vực kinh tế hộ cá thể phân theo ngành kinh tế 48

Bảng 2.8 Số lượng KH HSX qua các năm tại PGD NHCS Huyện Quế Sơn 49

Bảng 2.9 Tổng dư nợ HSX giai đoạn 2017-2019 theo thời gian 49

Bảng 2.10 Tổng dư nợ HSX giai đoạn 2017 - 2019 theo ngành nghề 51

Bảng 2.11 Doanh số cho vay bình quân của HSX giai đoạn 2017-2019 53

Bảng 2.12 Vòng quay vốn tín dụng của HSX giai đoạn 2017-2019 54

Bảng 2.13 Dư nợ hộ sản xuất quá hạn giai đoạn 2017-2019 60

Bảng 2.14 Tỷ lệ nợ xấu Hộ sản xuất giai đoạn 2017-2019 62

Bảng 2.15 Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2017-2019 65

Bảng 3.1.Danh mục xếp hạng khách hàng 79

Bảng 3.2 Đối tượng cho vay và số tiền cho vay tối đa 84

Bảng 3.3 Yêu cầu công việc trong bản giao khoán CBTD 88

Trang 8

Hình 2.1 Mô hình tổ chức Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam 40

Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn 41

Hình 2.3 Chênh lệch tài chính giai đoạn 2017-2019 44

Hình 2.4 Biểu đồ Tổng dư nợ HSX so với Tổng dư nợ giai đoạn 2017-2019 49

Hình 2.5 Biểu đồ tỷ trọng Dư nợ hộ sản xuất theo ngành nghề giai đoạn 2017-2019 51

Hình 2.6 Biểu đồ doanh số cho vay bình quân HSX giai đoạn 2017-2019 52

Hình 2.7 Sơ đồ quy trình cho vay trực tiếp tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn 58

Đối với hình thức cho vay uỷ thác bán phần qua các tổ chức chính trị xã hội 58

Hình 2.8 Sơ đồ quy trình cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xãhội tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn 59

Hình 3.1.Tiến trình thiết kế bản mô tả công việc và giao khoán công việc cho vị tríviệc làm 88

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính đem lạinguồn thu nhập chủ yêú cho ngân hàng thương mại, tuy nhiên đây cũng là hoạtđộng kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác và đem lạinhiều rủi ro nhất cho ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tácđộng rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tíndụng Công tác quản lý rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngânhàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung Việc đánh giá, thẩm định và quảnlý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tíndụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng Vìthế, làm thế nào để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả đang là một vấn đề mà cácngân hàng thương mại rất quan tâm, nhất là trong tình hình kinh tế tài chính ngânhàng toàn cầu có nhiều biến động như hiện nay

Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng đặc thù được thành lậptheo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướngChính phủ để tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại nhằm thực hiệncác chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đóigiảm nghèo Tín dụng chính sách là nhiệm vụ chủ yếu và quyết định đến vai trò củaNHCSXH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việclàm cho người lao động Hoạt động của NHCSXH tuy không vì mục tiêu lợi nhuậnnhưng việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trongsự tồn tại của đơn vị Để thực hiện tốt nhiệm vụ CT-XH to lớn của mình, đòi hỏiNHCSXH phải tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Quế Sơn là một trong sáu trăm hai mươichín Phòng giao dịch cấp huyện, nơi trực tiếp triển khai hoạt động tín dụng đếnngười dân Từ khi thành lập đến nay, hoạt động tín dụng ở PGD NHCSXH huyệnQuế Sơn đã không ngừng nâng lên cả về quy mô và chất lượng Tuy nhiên, thực tếhoạt động cũng bộc lộ không ít những hạn chế, như sử dụng vốn không đúng mục

Trang 10

đích, hiệu quả chưa cao, công tác quản lý ở cơ sở còn chưa được quan tâm đúngmức, đã gây ra những rủi ro, thiệt hại về nguồn vốn và ảnh hưởng xấu về mặt xãhội Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo và mỗinhân viên PGD Đây là vấn dề cần được nghiên cứu, giải quyết một cách nghiêmtúc và thấu đáo, có ý nghĩa thiết thực để thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụmà Đảng và Nhà nước đã giao.

Nền kinh tế hộ sản xuất (HSX) chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong nềnkinh tế nước ta hiện nay, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng nhưtham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì HSX đều cần vốn và tín dụng Ngân hàngchính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó

Với chủ trương công nghiêp hoá - hiện đại hoá đất nước, xoá đói giảmnghèo, xây dựng nông thôn mới thì nhu cầu vay vốn của HSX ngày càng lớn, đikèm đó hoạt động kinh doanh ngân hàng trong lĩnh vực cho vay HSX sẽ phát sinhnhiều rủi ro Bởi vậy mở rộng tín dụng phải đi kèm với việc nâng cao chất lượng,đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Nhận thức được vấn đề trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượnghoạt động quản trị rủi ro tín dụng (RRTD) trong cho vay HSX tại Phòng giao dịch(PGD) Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Huyện Quế Sơn, tác giả chọn đề

tài “Quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chínhsách Xã hội Huyện Quế sơn, Tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu.

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài thực hiện nhằm 3 mục tiêu chính:

- Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng chính sách xã hội

- Tìm hiểu thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại NHCSXHHuyện Quế Sơn.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài tìm ra các bất cập còn tồn tại đểđưa ra những khuyến nghị với cơ quan quản lý trực tiếp NHCSXH Huyện Quế Sơnnhằm tổ chức thực hiện và quản trị tốt hơn rủi ro tín dụng trong cho vay HSX nói

Trang 11

riêng cũng như củng cố, tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung tạiPGD Ngân hàng Chính sách Xã hội, Huyện Quế Sơn, Quảng Nam.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các hệ thống chỉ tiêu đánh giá

hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng tronggiai đoạn 2017 – 2019

- Phạm vi nghiên cứu: Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội,

Huyện Quế Sơn, Quảng Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp định tính, cụ thể:

- Tìm hiểu, tổng hợp các lý thuyết liên quan từ sách, báo, các nghiên cứu cótrước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.

- Thu thập số liệu thực tế liên quan từ nguồn thông tin nội bộ tại PGD Ngânhàng Chính sách Xã hôi, Huyện Quế Sơn.

- Căn cứ trên nền tảng lý thuyết, đề tài tổng hợp, phân tích số liệu thực tế liênquan đến hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay HSX tại PGD Ngân hàng Chínhsách Xã hôi, Huyện Quế Sơn, từ đó đưa ra đánh giá nhận xét và hàm ý giải phápphù hợp.

5 Bố cục nội dung

Bên cạnh phần giới thiệu tổng quan đề tài nghiên cứu, phần Kết luận, đề tàigồm 03 chương chính:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong cho vay hộ sản xuất

- Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Phòng giaodịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Quế Sơn

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Huyện Quế Sơn

Trang 12

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Dựa trên tầm quan trọng và thực tiễn của vấn đề quản trị rủi ro tín dụng, đãcó rất nhiều nghiên cứu/ luận văn về lĩnh vực này cả trong Ngân hàng Thương mạicũng như Ngân hàng Chính sách Một số nghiên cứu nổi trội có thể nói đến như sau:

- Hoàng Anh, 2013 với đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản

xuất kinh doanh tại ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Khánh Hòa”, Luận

văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.Nghiên cứu về RRTD trong cho vay hộ SXKD cũng như các biện pháp thực hiệnkết hợp với việc khảo sát tình hình thực tế trong việc hạn chế RRTD của ngân hàngTMCP Kiên Long Chi nhánh Khánh Hòa, từ đó tìm ra được những thành quả đạtđược và hạn chế Đồng thời, tìm hiểu các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phùhợp với tình hình thực tế để góp phần giảm thiểu hơn nữa RRTD của Chi nhánh.[5]

- Lê Ngô Tân, 2014 với đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá

nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”,

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng Đềtài nghiên cứu đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng trongcho vay cá nhân, phân tích, đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vaycá và đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân tại ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng Kết quả nghiêncứu đã đánh giá thực trạng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng nói chungvà công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân nói riêng.[6]

- Nguyễn Hoàng Bích Trâm, 2014 “Kiểm định rủi ro tín dụng cho các

NHTM niêm yết tại Việt Nam”, số 14, Tạp chí phát triển và hội nhập Tác giả đã

ứng dụng phương pháp Stress Test (thử sức căng) để xem xét tác động vĩ mô lên rủiro tín dụng của các NHTM Việt Nam Kết quả cho thấy mối tương quan giữa tỷ lệnợ xấu và tăng trưởng GDP với độ trễ hai quý Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sửdụng Credit Var để tính toán khả năng vỡ nợ của khu vực NHTM và nhận thấy rằngcác NHTM không thể hấp thụ đuợc khoản tổn thất tín dụng dưới các kịch bản vĩ môbất lợi Điều này có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính Những ước lượng

Trang 13

này cũng rất hữu ích cho ngân hàng trong việc xác định rủi ro tín dụng và tính toántỷ số an toàn tối thiểu cần thiết khi trường hợp xấu có thể xảy ra.[10]

- Nguyễn Tất Lê Ngân (2016) với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân

hàng TMCP Công thương Việt Nạm – Chi nhánh Nam Thừa Thiên Huế”, Luận văn

thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Học viện hành chính Quốc Gia Kết quảnghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng của Ngânhàng thương mại Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng củaViettinbank Nam Thừa Thiên Huế; qua đó đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụngtại ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằmhoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Viettinbank Nam Thừa Thiên Huế.[11]

Lâm Nhật Tiến (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển Nông Thôn Chi nhánh Kiên Giang"

Dựa trên những cơ sở lý luận của rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụngD, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng, các biện phápphòng ngừa rủi ro tín dụng đang được thực hiện tại Agribank Kiên Giang, phân tíchnhững rủi ro đã xảy ra, tìm ra nguyên nhân của rủi ro tín dụng và đề xuất nhữngbiện pháp hữu hiệu nhất, có thể áp dụng ngay trong thực tế hoạt động hàng ngày củahệ thống nhằm giúp nâng cao chất lượng tín dụng So với một số đề tài cùng nghiêncứu về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thì đề tài nghiên cứu tạiAgribank Kiên Giang có một số điểm mới nổi bật là tác giả đã phân tích một số chỉsố rủi ro tín dụng để xác định đâu là phân khúc khách hàng nhiều rủi ro, đâu là phânkhúc khách hàng quan trọng để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủiro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này.Tuy nhiên, bên cạnh đó đề tài còn một hạn chế chưa khắc phục được là chưa thểphân khúc khách hàng doanh nghiệp theo khách hàng doanh nghiệp lớn, doanhnghiệp nhỏ và vừa do số liệu tại Agribank Kiên Giang không đủ đáp ứng việc phânkhúc khác hàng như mong muốn của tác giả.

Trần Hoàng Tuấn (2018), “Quản trị rủi ro tín dụng cho vay đối với DN vừavà nhỏ tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình” Luận

Trang 14

văn đã nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng của Ngânhàng thương mại Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi rotín dụng đối với DN vừa và nhỏ tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình; qua đóđánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất nhữnggiải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối vớiDN vừa và nhỏ tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình.

Lê Thanh Thủy (2019), “Quản trị rủi ro tín dụng hộ kinh doanh tại Ngânhàng NN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh thị xã Quảng Trị” Luận văn đã nghiên cứuhệ thống hóa cơ sở khoa học về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối vớihộ kinh doanh tại Agribank – Chi nhánh thị xã Quảng Trị; qua đó đánh giá công tácquản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiếnnghị thích hợp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với hộ kinh doanh tạiAgribank – Chi nhánh thị xã Quảng Trị.

Các đề tài nêu trên nhìn chung đều đề cập đến cơ sở khoa học về quản trị rủiro tín dụng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng, phân tích thực trạng hoạt động tíndụng, đánh giá chất lượng tín dụng, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếutrong quy trình quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Từ đó đề xuất các giảipháp quản trị rủi ro tín dụng và đưa ra các kiến nghị nhằm hạn chế các tổn thất xảyra.

Tuy nhiên, các đề tài trên có đặc thù riêng của từng Ngân hàng khác nhau cảNgân hàng Thương mại lẫn Ngân hàng Chính sách, trên các địa bàn quản lý khácnhau nên công tác quản trị rủi ro của từng Ngân hàng cũng không đồng nhất, chưacó những giải pháp áp dụng chung mang lại hiệu quả cao Vì vậy công tác quản trịrủi ro tín dụng của các Ngân hàng còn nhiều bất cập.

Trang 15

Thuật ngữ “tín dụng” (credit) xuất phát gốc từ La tinh “creditum” tức là sự

tin tưởng, tín nhiệm Mác cho rằng: “Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời mộtlượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lạiquay về với một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu”

Khái niệm tín dụng có thể được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau:

- Tín dụng là sự trao đổi các tài sản hiện tại để nhận các tài sản cùng loạitrong tương lai.

- Tín dụng là quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn, giá cả là lãi suất.

- Tín dụng là quan hệ kinh tế, theo đó một người thoả thuận để người khác sửdụng số tiền hay tài sản của mình trong một thời gian nhất định với các điều kiện cóhoàn trả vốn và lãi.

Theo pháp luật ngân hàng Việt Nam ghi nhận rằng, tín dụng là quan hệ vay(mượn) dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay (cho mượn) và bênđi vay (mượn) Theo đó, bên cho vay chuyển giao một lượng vốn tiền tệ (hoặc tàisản) để bên vay sử dụng trong một thời gian nhất định Khi đến hạn, bên vay cónghĩa vụ hoàn trả vốn (hoặc tài sản) ban đầu và lãi suất.

Liên quan đến khái niệm về tín dụng, có các định nghĩa về hoạt động tíndụng, cấp tín dụng, chúng ta cần phân biệt như sau:

- Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có,nguồn vốn huy động để cấp tín dụng dưới các hình thức khác nhau.

Trang 16

- Hoạt động cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàngsử dụng một khoản tiền với nguyên tắc hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật ngân hàng

b Phân loại tín dụng

Có nhiều cách để phân loại tín dụng trong Ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) Tùy vào căn cứ phân loại mà tín dụng có thể được phân thành các dạng khác nhau.

* Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia thành 03 loại:

+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn không quá 12 tháng,

thường được dùng để cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhucầu thanh toán cho sinh hoạt cá nhân.

+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60

tháng, dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật,mở rộng và xây dựng các công trình qui mô nhỏ của các doanh nghiệp và cho vayxây dựng nhà ở hoặc mua sắm hàng tiêu dùng có giá trị lớn của cá nhân.

+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, được sử dụng

để cho vay dự án đầu tư xây dựng mới, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.

* Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng được chia thành 02 loại:

+ Tín dụng vốn lưu động:Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn lưu

động cho các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác.

+ Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốn cố

định của các doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh tế khác Loại tín dụng này đượcthực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn.

* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng, tín dụng được chia làm 02 loại:

+ Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các

doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa,dịch vụ.

Trang 17

+ Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng

* Căn cứ vào chủ thể tín dụng, tín dụng được chia thành 03 loại

+ Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được thực

hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng hóa.

+ Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh

nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội.

+ Tín dụng nhà nước:Là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa Nhà

nước với các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội Nhà nước vừa là người đi vay,vừa là người cho vay.

* Căn cứ vào tính chất bảo đảm tiền vay, tín dụng được chia thành 02 loại:

+ Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là loại tín dụng được đảm bảo bằng các

loại tài sản của khách hàng, bên bảo lãnh hoặc hình thành từ vốn vay.

+ Tín dụng đảm bảo không bằng tài sản: Là loại tín dụng được đảm bảo dưới

hình thức tín chấp, cho vay theo chỉ định của Chính phủ và hộ nông dân vay vốnđược bảo lãnh của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương.

* Căn cứ vào lãnh thổ hoạt động tín dụng, tín dụng được chia thành 02 loại

+ Tín dụng nội địa: Là quan hệ tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ

quốc gia.

+ Tín dụng quốc tế: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các quốc gia với

nhau hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế.

c Bản chất và nguyên tắc tín dụng

* Bản chất tín dụng

 Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên cơ sởchủ thể được chuyển nhượng phải hoàn trả cho chủ thể chuyển nhượng một lượnggiá trị lớn hơn ban đầu, cụ thể:

Giai đoạn 1: Phân phối vốn: Vốn tiền tệ hoặc giá trị hàng hóa được tạm thờichuyển giao từ chủ thể cho vay sang chủ thể đi vay trên cơ sở chủ thể cho vay tintưởng rằng chủ thể đi vay sẽ thực hiện đúng cam kết của mình.

Trang 18

Giai đoạn 2: Sử dụng vốn: chủ thể đi vay được quyền sử dụng giá trị vốn tíndụng đúng mục đích thỏa thuận và có hiệu quả

Giai đoạn 3: Hoàn trả vốn và lãi: Chủ thể đi vay có nghĩa vụ thanh toán chochủ thể cho vay toàn bộ giá trị vốn tín dụng và phần giá trị tăng thêm, gọi là lợi tứctín dụng.

 Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở của sự tintưởng tín nhiệm

 Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở hoàn trả Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay

+ Nguyên tắc thứ hai: có vật có giá trị tương đương làm bảo đảm

Nguyên tắc này đặt ra theo yêu cầu tất yếu khách quan của quy luật lưuthông tiền tệ, đòi hỏi các ngân hàng khi cấp tín dụng phải dựa trên cơ sở tài sản thếchấp hợp pháp và có các vật tư có giá trị tương đương Các giá trị tương đương làmbảo đảm có thể là tài sản cố định, vật tư hàng hoá trong kho hay đang trên đườngvận chuyển, các giấy tờ có giá, các quyền về tài sản

+ Nguyên tắc thứ ba: Hoàn trả vốn và lãi đúng thời hạn.

Đây là nguyên tắc thể hiện tính đặc trưng của tín dụng ngân hàng, đòi hỏi cáckhoản tiền ngân hàng cho vay sau khi đã sử dụng vào mục đích của người vay phảiđược hoàn trả cho ngân hàng theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tíndụng cả vốn và lãi vay.

1.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hộ sản xuất

a Khái niệm hộ sản xuất

Trong công cuộc đổi mới phát triển đất nước, bên cạnh các thành phần kinhtế tư nhân, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của hộ sản xuất,

Trang 19

coi hộ sản xuất kinh doanh như một nền tảng vững chắc cho sự nghiệp Công nghiệphoá – Hiện đại hoá Đất nước Có nhiều định nghĩa khác nhau về Hộ sản xuất, chúngta có thể xem xét một số quan niệm sau:

Trên góc độ ngân hàng: Hộ sản xuất là một thuật ngữ được dùng trong hoạtđộng cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ.

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế màcác thành viên dựa trên cơ sở kinh tế chung, các nguồn thu nhập do các thành viêncùng sáng tạo ra và cùng sử dụng chung Quá trình sản xuất hộ được tiến hành mộtcách độc lập và các thành viên của hộ thường có cùng huyết thống, thường cùngsống chung trong một ngôi nhà Hộ cũng là một đơn vị để tổ chức lao động, tồn tạinhư một đơn vị kinh tế cơ sở với chế độ tự cấp, tự túc, tự sản, tự tiêu [4].

Tại điều 106 Bộ luật dân sự năm 2005 “Hộ gia đình là các thành viên có tàisản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuấtnông, lâm, ngư hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quyđịnh là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”

Theo tiêu chí của Tổng cục Thống kê các hộ gia đình được phân loại thành hộgia đình nông nghiệp và hộ gia đình kinh doanh Hộ gia đình nông nghiệp được xácđịnh như một đơn vị kinh tế hộ với diện tích đất canh tác dưới 2 hecta hoặc giá trịsản lượng hàng năm ít hơn 40 triệu đồng Việt Nam Định nghĩa này khác đối vớimiền Nam: diện tích đất canh tác của một đơn vị kinh tế hộ là 3 hecta, giá trị sảnlượng năm là 50 triệu đồng Trên mức này là trang trại Trang trại gia đình là mộtđơn vị kinh tế (hộ gia đình) hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sảntrên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổchức quản lý tiến bộ, tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hộ kinh doanh được pháp luật Việt Nam định nghĩa như sau: “Hộ kinhdoanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểmcố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.[4]

Theo M.T.T Xuân và Đ.T.T Hiền, 2003, Kinh tế hộ gia đình là một tổ chứckinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung,

Trang 20

cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định [7]

Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu: hộ sản xuất kinh doanh là một tổ

chức kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọiquan hệ sản xuất kinh doanh, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng pháttriển kinh tế của Nhà nước, của địa phương và theo quy định của pháp luật Hộ sảnxuất kinh doanh không chỉ độc lập tự chủ về kinh doanh mà còn tự chủ trong quảnlý và tiêu thụ sản phẩm.

b Đặc điểm hộ sản xuất

Hộ sản xuất được hình thành theo những đặc điểm tự nhiên, rất đa dạng Tùythuộc vào hình thức sinh hoạt ở mỗi địa phương mà hộ hình thành một kiểu cáchsản xuất, cách tổ chức riêng trong gia đình Một số đặc điểm nổi trội của kinh tế hộgia đình có thể kể đến như sau:

- Về nhân lực: Hộ sản xuất chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực tự có Đây lànguồn nhân lực ở quy mô gia đình được huy động để tăng gia sản xuất Một số hộsản xuất hàng hoá có thuê thêm lao động vào lúc thời vụ hoặc thuê lao động thườngxuyên nếu hộ đó có quy mô sản xuất lớn.

- Về quy mô sản xuất: Hộ sản xuất sản xuất sản phẩm, dịch vụ với quy mônhỏ, quy mô ở mức gia đình và trang trại là chủ yếu Do điều kiện về nguồn vốn vàkhả năng quản lý, sức cạnh tranh trên thị trường nên hộ sản xuất thường khó mởrộng được quy mô

- Trình độ sản xuất: Trình độ sản xuất của hộ ở mức thấp, chủ yếu là sản xuấtthủ công, máy móc còn ít, giản đơn, tổ chức sản xuất mang tính tự phát với quy mônhỏ chưa được đào tạo bài bản Nhìn chung, hiện nay hộ sản xuất vẫn hoạt độngtheo tính chất truyền thống, thái độ lao động bị chi phối bởi tình cảm đạo đức giađình và nếp sinh hoạt theo phong tục tập quán của địa phương.

- Về ngành nghề: Hộ sản xuất hoạt động sản xuất kinh doanh trên rất nhiềulĩnh vực, với nhiều ngành nghề rất đa dạng và phong phú bao gồm sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thậm chí có nhiều hộ còn tham gia hoạt độngsản xuất cả trong lĩnh vực công nghiệp như công nghiệp may mặc, xây dựng cơ bản

Trang 21

- Về khả năng quản lý: Khả năng quản lý của hộ sản xuất nhìn chung còn rấtnhiều hạn chế Khả năng quản lý và tổ chức sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệmđược tích luỹ trong cuộc sống Người chủ gia đình thống nhất quản lý mọi yếu tố từnguyên vật liệu, sản xuất tới tiêu dùng và tiêu thụ.

- Về nguồn vốn sản xuất: Nguồn vốn sản xuất của hộ sản xuất chủ yếu là tựcó với quy mô nhỏ Đây là nguồn vốn do tiết kiệm tích luỹ được hoặc là do vaymuợn của người quen, bạn bè hoặc là do vay Ngân hàng.

Từ những nội dung nêu trên cho thấy kinh tế hộ sản xuất rất phong phú, đa dạng; đối tượng cho vay mang tính tổng hợp bao gồm nhiều lĩnh vực; mức độ và hiệu quả sử dụng vốn cũng khác nhau Chính vì vậy nội dung thẩm định vốn cho vay đối với hộ sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng và là khâu quyết định đến sựan toàn vốn cũng như sự phát triển bền vững của Ngân hàng.

c Vai trò hộ sản xuất

Nước ta bước vào nền kinh tế thị trường với gần 80% dân số đang sinh sốngở nông thôn với xuất phát điểm thấp, kinh tế hộ gia đình đang là một đơn vị sảnxuất phổ biến Đây là mô hình kinh tế có vị trí quan trọng trong quá trình chuyểndịch cơ cấu nền kinh tế vĩ mô Do đó, kinh tế hộ gia đình có vai trò và ý nghĩa rất tolớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Thứ nhất: Hộ gia đình là một đơn vị sản xuất và cung cấp hàng hoá cho nền

kinh tế Thông qua hoạt động sản xuất của mình, hộ sản xuất làm ra các sản phẩmvật chất, dịch vụ để tiêu dùng và cung cấp cho thị trường Nhiều hộ gia đình đãmạnh dạn đầu tư vào chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản xuất, cung cấp cho thịtrường nhiều loại hàng hoá có giá trị và có chất lượng Điều này cho thấy hộ giađình là một nhân tố đóng góp vai trò quan trọng trong tổng cung của nền kinh tế,đóng góp vào cho GDP của xã hội một khối lượng vật chất đáng kể.

Thứ hai: Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, giải

quyết việc làm ở nông thôn Từ khi được công nhận là đơn vị kinh tế chủ lực, đồngthời được Nhà nước giao đất, giao rừng (Nông-Lâm nghiệp), đồng muối (Diêmnghiệp), ngư cụ (Ngư nghiệp) và việc cổ phần hóa trong doanh nghiệp, hợp tác xã

Trang 22

đã làm cơ sở cho mỗi hộ gia đình sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn laođộng sẵn có của mình Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ sản xuất,kinh doanh vươn lên mở rộng sản xuất theo mô hình trang trại, hợp tác xã tạo racông ăn việc làm cho lực lượng dư thừa ở địa phương.

Thứ ba: Hộ gia đình là đơn vị tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, là thị trường cho

các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh Tiêu dùng của hộ gia đình là mộtnhân tố dùng để đánh giá và lượng hoá tổng cầu Cũng thông qua sự thay đổi củatiêu dùng trong hộ gia đình, các doanh nghiệp có thể nhận biết và chuyển đổi lĩnhvực đầu tư một cách thích hợp và hiệu quả.

1.1.1.3 Khái niệm về tín dụng hộ sản xuất

Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng ngân hàng giữa một bên là Ngânhàng với một bên là hộ sản xuất Từ khi được thừa nhận là chủ thể trong quan hệ xã

hội, có thừa kế, có quyền sở hữu tài sản, có phương án kinh doanh hiệu quả, có tàisản thế chấp thì hộ sản xuất mới có đủ khả năng và đủ tư cách để tham gia hoạtđộng tín dụng với Ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất, thì ngân hàng là ngườichuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (Người cung ứng vốn – Người cho vay),còn hộ sản xuất là người nhận cung ứng vốn (người đi vay) Sau một thời gian nhấtđịnh hộ sản xuất trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lại lớn hơn sốvốn ban đầu (phần dôi ra gọi là lãi).

1.1.1.4 Đặc điểm của tín dụng hộ sản xuất

So với những loại hình tín dụng khác của ngân hàng, tín dụng HSX mangnhững nét đặc thù cơ bản sau:

- Giá trị món vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn, chi phí tổ chức cho vay cao:

với quy mô sản xuất không lớn nên tổng chi phí cho sản xuất không cao, do đóthường giá trị một khoản vay của Hộ sản xuất không cao, có khi chỉ từ một vài triệuđến vài chục triệu đồng Tuy nhiên, hiện nay với trên 70% dân số của nước ta đangsinh sống ở vùng nông thôn, nên số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tại cácngân hàng ở khu vực này là rất lớn

Trang 23

- Đối tượng vay thường mang tính tổng hợp: có thể nói, đa số Hộ sản xuất

không chỉ độc canh một loại cây trồng, vật nuôi mà có thể sản xuất hoặc nuôi trồngrất nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau, một hộ gia đình có thể vừa sản xuất lúanước, vừa trồng cây ăn trái, vừa nuôi lợn (heo), gà vịt, nuôi cá, tôm… Do đó, khi đivay, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp thường xin vay vốn để tài trợ chotoàn bộ các đối tượng mà người vay đang sản xuất, chăn nuôi, không tách riêngtừng đối tượng vay vốn riêng biệt Hơn thế nữa, do giới hạn về khả năng hạch toán,tổ chức quản lý người nông dân, cũng như giá trị của các khoản vay thường nhỏ,nên ngân hàng không tách biệt các đối tượng cho vay cụ thể của từng khoản vay.

- Nguồn thu nhập dùng để trả nợ vay không chỉ là nguồn thu nhập từ sảnxuất nông nghiệp mà có thể là nguồn thu nhập khác: hiện nay, ngoài sản xuất nông

nghiệp ra, người nông dân còn làm nhiều ngành nghề khác nhau như gia đình có thểcó người đi lao động ở một số ngành nghề khác hoặc khi gieo trồng xong chưa cầncông chăm sóc, người nông dân có thể đi làm thêm việc khác (làm phụ hồ) mang lạinguồn thu nhập cho gia đình Do đó, ngoài nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệpdùng trả nợ vay, người nông dân có thể dùng nguồn thu nhập khác để trả nợ vayngân hàng.

- Chi phí sản xuất thường không cố định: sản xuất nông nghiệp phụ thuộc

nhiều vào thời tiết, lúc gió thuận mưa hoà thì chi phí cho sản xuất nông nghiệp sẽ ítđi và ngược lại khi thời tiết khắc nghiệt là chi phí tăng lên Do đó, nhu cầu vay vốncủa người dân cũng thay đổi, không cố định, dù trong cùng một diện tích có thểtrong thời gian khác nhau, không gian khác nhau, chi phí sản xuất khác nhau và nhucầu vay vốn cũng có thể khác nhau.

- Trình độ dân trí không cao, cách thức sử dụng vốn, trả nợ vay còn hạn chế:

có thể nói, đa số người dân sống ở khu vực nông thôn có trình độ dân trí không cao,do đó nhiều khi sử dụng vốn vay chưa thực sự hợp lý, điều này được thể hiện rất rõlà đa số người nông dân khi vay vốn là nhận hết số tiền vay, tuy nhiên nhận xong lạikhông cần dùng hết số tiền đó để mua các chi phí phục vụ cho sản xuất trong cùngmột thời điểm mà để đó đến khi nào cần mua thì mới dùng đến, trong khi đã nhận

Trang 24

tiền thì phải trả lãi vay Mặt khác, khi có tiền thì lại dùng vào chuyện khác như muasắm tài sản, tiêu dùng… đến khi cần dùng để phục vụ cho sản xuất thì tiền khôngcòn nữa phải đi vay mượn bên ngoài hoặc không đầu tư thêm, từ đó làm giảm đihiệu quả sản xuất Đôi khi trong thời gian trả nợ, hộ gia đình ở nông thôn có nguồnthu nhập nhưng thấy khoản nợ vay chưa đến hạn thì lại sử dụng khoản tiền này vàomục đích khác và khi đến hạn trả nợ thì không còn tiền để thanh toán nợ vay, chonên dẫn đến nợ xấu phát sinh.

- Tín dụng cho nông nghiệp có rủi ro cao: do phụ thuộc nhiều vào yếu tố

thiên nhiên nên sản xuất nông nghiệp có độ rủi ro cao, trường hợp thiên tai, dịchbệnh sẽ dẫn đến thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng lớn đến khảnăng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng Bên cạnh đó, ngành nông nghiệpvẫn còn xảy ra tình trạng được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa, những yếu tốtrên cũng ảnh ưởng không nhỏ đến khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng đốivới ngân hàng.

- Tính chất thời vụ gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động thực vật cụ thểnhư: Vụ mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay, thu nợ Chu

kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay [8]

1.1.2 Khái quát về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng (RRTD) và phân loại rủi ro ro tín dụng HSX

a Khái niệm RRTD Hộ sản xuất

Để đưa ra khái niệm về RRTD Hộ sản xuất, trước hết cần hiểu Rủi ro tín dụnglà? Khái niệm rủi ro tín dụng được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ranhững ý kiến khác nhau, tiêu biểu như:

 Theo Joel Bessic (Rick Management in Banking), Rủi ro tín dụng là nhữngtổn thất do khách hàng vay không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụngcủa khoản vay.

 Theo PGS-TS Nguyễn Văn Tiến (Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngânhàng), Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu

Trang 25

được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán gốc và lãi không đúng kìhạn

 Theo TS Hồ Diệu (Quản trị Ngân hàng), Rủi ro tín dụng là nguy cơ màngười đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc không hoàn trả gốc so với thời gian ấnđịnh trong hợp đồng tín dụng.

 Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, Rủi ro tín dụng làkhả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do kháchhàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theocam kết.

Những khái niệm trên đều chứa đựng cách hiểu chung nhất về rủi ro tín dụngđối với một khoản tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàntrả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã kí giữa ngân hàng vàkhách hàng

Ở Việt Nam, khái niệm rủi ro tín dụng được phản ánh qua thông tư02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp tríchlập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ

chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động

ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ củatổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theocam kết”.

Từ khái niệm về rủi ro tín dụng ở trên, có thể hiểu RRTD trong cho vay HSX

là khả năng xảy ra những thiệt hại, mất mát và tổn thất về tài chính mà ngân hànggánh chịu do khách hàng HSX không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợpđồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủhoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi.

Trang 26

b Phân loại rủi ro ro tín dụng HSX

(Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, 2013)[12]

Hình 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng HSX

* Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, có thể phân RRTD thành các loạisau đây:

- Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh

là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá kháchhàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:

+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tíndụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định chovay.

+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoảntrong hợp đồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể đảm bảo, cách thứ đảm bảo và mứccho vay trên trị giá của TSBĐ.

+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay vàhoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro xếp hạng rủiro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề

Trang 27

- Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh

mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung:

+ Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêngbiệt bên trong mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặcđiểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của Khách hàng vay;

+ Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối vớimột số Khách hàng; cho vay quá nhiều HSX hoạt động trong cùng một ngành, lĩnhvực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng vị trí địa lý nhất định, cùng một loại hìnhcho vay có rủi ro cao

- Rủi ro tác nghiệp: là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ

ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt độnghoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng

* Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng thì RRTD được phân thành cácloại:

- Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng,

ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay Tuynhiên, đến thời hạn quy ước nhưng Ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.

- Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp HSX đi

vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý TSBĐ của HSX để thu nợ

- Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác

mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợthương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…

1.1.2.2 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất

a Quản trị rủi ro

Thuật ngữ “Quản trị rủi ro” bắt đầu xuất hiện phổ biến từ những năm 50 củathế kỷ 19, tuy nhiên cho đến nay, quan niệm về quản trị rủi ro vẫn chưa hoàn toànthống nhất.Quản trị rủi ro có thể hiểu một cách đơn giản là quản trị các sự kiệnkhông dự đoán được, các sự kiện đã gây các hậu quả bất lợi.

Trang 28

Theo Kloman, Haimes và các nhà kinh tế Đức quản trị rủi ro là việc đối phóvới những sự kiện bất lợi đối với mình hay nói cách khác đó là việc xử lý đối vớinhững nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Theo quan điểm “quản trị rủi ro toàn diện” (Total Risk Management-TRM)thì quản trị rủi ro được định nghĩa là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học,toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảmthiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìmcách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.

b Quản trị rủi ro tín dụng

Theo Tổ chức Moody’s Analytics, Quản trị RRTD là một quá trình thực hiện cácbiện pháp giảm tổn thất bằng cách hiểu một cách đầy đủ về vốn và dự phòng RRTDtrong một khoảng thời gian nhất định Với quan điểm này thì quản trị RRTD thực chất làviệc nhà quản trị có những biện pháp để quản lý vốn và dự phòng cho RRTD.

Ủy ban Basel cho rằng, quản trị RRTD là việc thực hiện các biện pháp tối đahóa tỷ suất sinh lời điều chỉnh theo RRTD bằng cách duy trì số dư tín dụng trongphạm vi các tham số cho phép Khái niệm về quản trị RRTD của Ủy ban Basel đãlàm rõ được vấn đề đó là mục đích của quản trị RRTD là tối đa hóa lợi nhuận dựatrên cơ sở đảm bảo tổn thất do RRTD gây ra nằm trong giới hạn mà ngân hàng cóthể chấp nhận được.

Theo khung quản trị RRTD của ngân hàng Standard Charter (năm 2012),quản trị RRTD là quá trình quản lý RRTD thông qua thiết lập khung các chính sáchvà thủ tục, nhằm kiểm soát việc đo lường và quản lý RRTD

Trong khi đó, tài liệu hướng dẫn quản trị RRTD của MAS (Singapore) chobiết, quản trị RRTD là quá trình nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soátvà báo cáo RRTD thông qua thiết lập khung các chính sách và thủ tục, nhằm kiểmsoát việc đo lường và quản lý RRTD.

c Quản trị rủi ro tín dụng Hộ sản xuất

Quản trị RRTD trong cho vay HSX là quá trình ngân hàng tiếp cận RRTDtrong cho vay HSX một cách khoa học, toàn diện qua việc nhận dạng, đo lường,

Trang 29

kiểm soát và xử lý RRTD bằng nhiều công cụ, phương pháp nhằm hạn chế thiệt hạitổn thất do RRTD gây ra

1.1.2.3 Vai trò quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất

Để hạn chế những rủi ro tín dụng hộ sản xuất, ngân hàng phải làm tốt cáckhâu từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra,cụ thể như:

Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngănchặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng.Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập củangân hàng

Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngânhàng Trong ngân hàng, nhân viên có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngượchoặc cản trở nhau Vì vậy, cần phải có quản trị để mọi người hành động một cáchthống nhất.

Quản trị rủi ro tín dụng hộ sản xuất đề ra những mục tiêu, phương hướng cụthể giúp ngân hàng đi đúng hướng, giảm tổn thất, giảm thiểu chi phí hoạt động vàgia tăng lợi nhuận [9]

- Hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro tín dụng HSX.Phương hướng nhằm vào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điềukiện nào, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, hậu quả ra sao,…

- Phương hướng tổ chức phòng chống rủi ro tín dụng hộ sản xuất một cách cókhoa học, nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thể cần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độsai sót có thể chấp nhận được.

- Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòngchống rủi ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn nhữngcông cụ kỹ thuật phòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gâyra một cách nghiêm túc.

- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòngchống rủi ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiệngiaopháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro.

Trang 30

1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng HSX

a Các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô

* Môi trường tự nhiên: Khi môi trường tự nhiên có một sự biến động bấtthường như bão lũ, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh gia súc và cây trồng…gây thiệt hạicho sản xuất kinh doanh và dịch vụ thì rủi ro sẽ xuất hiện và các ngân hàng sẽkhông thu hồi được vốn, nguy cơ rủi ro tín dụng là bất khả kháng.

* Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế - xã hội là tổng hòa các mối quanhệ kinh tế - xã hội tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất.

Đối mặt với những thay đổi thất thường trên tầm vĩ mô của nền kinh tế,chính là thách thức đặt ra cho các ngân hàng Chỉ có biện pháp quản trị rủi ro linhhoạt và hiệu quả mới giúp ngân hàng vượt qua Dưới góc độ vĩ mô, kinh tế ViệtNam chưa thực sự có nền kinh tế thị trường toàn diện Sự cạnh tranh về các hànghóa lương thực, thực phẩm, trái cây… ngày càng gay gắt Sự thay đổi mang tầm vĩmô này nếu ngân hàng không có biện pháp xử lý và ứng phó kịp thời nhằm hỗ trợcác hộ sản xuất có đủ vốn để thực hiện sản xuất nông nghiệp, kinh doanh đúng theochủ trương của chính phủ, đồng thời vừa có giải pháp quản trị rủi ro có hiệu quả thìngân hàng sẽ phải đối mặt với những tổn thất nặng nề.

* Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp, cácvăn bản của nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Dovậy, môi trường pháp lý ảnh hưởng không ít đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụngcủa các ngân hàng thương mại Hành lang pháp lý rộng hay hẹp đồng nghĩa với khảnăng tự chủ của ngân hàng cao hay thấp Hệ thống luật hiện nay chưa hoàn thiện,còn nhiều chồng chéo gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động ngân hàng; các vănbản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, chỗ thừa chỗ thiếu, chỗ quá khắt khe chỗ lạiquá sơ hở, dễ bị lợi dụng, hoặc gây ách tắc không đáng có trong quá trình hoạt độngkinh doanh ngân hàng

b Yếu tố thuộc về Ngân hàng

- Chính sách tín dụng của ngân hàng: nếu có chính sách tín dụng phù hợp sẽthu hút được khách hàng, chọn lọc những khách hàng có chất lượng tốt Do vậy, nóđem lại hiệu quả kinh tế cho cả khách hàng vay vốn và ngân hàng.

Trang 31

- Hệ thống thông tin và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của ngânhàng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tín dụng Nó hỗ trợ đắc lực cho việcphục vụ khách hàng một cách tốt nhất, thuận tiện nhất, đồng thời giúp ngân hàngnắm được các thông tin về khách hành nhanh chóng và kịp thời

- Quy trình tín dụng: bắt đầu từ khi ngân hàng nhận được đơn xin vay củakhách hàng và kết thúc sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi Sự phối hợp nhịpnhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụngđược luân chuyển theo đúng kế hoạch đã định, từ đó đảm bảo chất lượng tín dụng.

- Cán bộ ngân hàng: năng lực, trình độ và đạo đức của cán bộ là yếu tố rấtquan trọng Quá trình làm việc của cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việcngân hàng quyết định cho khách hàng vay vốn là hợp lý hay không hợp lý, hay nóicách khác là ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng bởi cán bộ tín dụng là người trựctiếp tiếp xúc và làm việc với khách hàng nhiều nhất Ngoài ra, sự phối hợp nhịpnhàng, ăn khớp giữa các cán bộ ngân hàng với nhau cũng đem lại hiệu quả rất lớn

- Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế Việc giám sát, thanhtra, xử lý còn thấp, thiếu kiên quyết, không dứt khoát, do vậy chưa phát huy đượctác dụng Quy chế hướng dẫn còn chưa đồng bộ, chậm trễ bổ sung sửa đổi cho phùhợp với điều kiện thực tế.

c Yếu tố thuộc về khách hàng

- Uy tín khách hàng: Thể hiện ở thiện chí trả nợ của khách hàng Việc kháchhàng chây ỳ, không chịu trả nợ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quáhạn, nợ xấu tại ngân hàng

- Cơ cấu vốn của người vay: Thể hiện thông qua tỷ lệ giữa vốn đi vay và vốntự có của HSX Tỷ lệ này phản ánh xác suất của việc không thu được nợ Nếu tỷ lệnày vượt quá một tỷ lệ cho phép thì rủi ro không thu được nợ tăng lên.

- Mức độ biến động của thu nhập: Với bất kỳ cơ cấu vốn nào, sự biến độngcủa thu nhập cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của hộ.

- Tài sản thế chấp: là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vaynào Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng các khoản cho vay có thế chấp không

Trang 32

tiềm ẩn rủi ro tín dụng, mà nguồn bán tài sản thế chấp cũng chỉ được coi là nguồntrả nợ dự phòng, chưa kể đến những rủi ro do định giá tài sản không chính xác, chiphí bán tài sản…

1.1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng HSX

Tỷ lệ này thể hiện chất lượng tín dụng và gián tiếp thể hiện quy mô của cáckhoản cho vay có vấn đề Nếu dùng chỉ tiêu này để đo lường rủi ro tín dụng thì chưaphản ánh chính xác được mức độ rủi ro Bởi lẽ, có thể giảm tỷ lệ này bằng cách tăngdư nợ cho vay hoặc dùng biện pháp cơ cấu nợ, đảo nợ Mặt khác, nợ quá hạn chưaphải là tổn thất của ngân hàng vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn đều khôngthể thu hồi được Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn HSX /Tổng dư nợ HSX chỉ là chỉ tiêugián tiếp để đo lường rủi ro tín dụng.

Đây là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh mức độ rủi ro tín dụng Nó cho biết, trongtổng số dư nợ quá hạn có bao nhiêu dư nợ quá hạn được xác định là tổn thất Ngânhàng luôn phải tìm biện pháp giảm tỷ lệ này bằng cách giảm nợ khó đòi, tích cựcđôn đốc thu hồi các khoản nợ này Nếu không sẽ phải sử dụng quỹ dự phòng rủi rođể bù đắp.

c Tỷ lệ các khoản xóa nợ ròng HSX/Tổng dư nợ HSX

Tỷ lệ Các khoản xóa nợ ròngHSX /Tổng dư nợ HSX (%) =

Các khoản xóa nợ ròng HSX

x 100Tổng dư nợ HSX

Là tỷ số giữa các khoản cho vay được ngân hàng tuyên bố không còn giá trịđược đưa ra ngoài bảng theo dõi và tổng dư nợ Khi chỉ tiêu này tăng, rủi ro củangân hàng cũng gia tăng, ngân hàng có thể đứng bên bờ vực phá sản.

d Tỷ số trích lập dự phòng rủi ro hàng năm HSX/Tổng dư nợ HSX

Trang 33

Tỷ số trích lập dự phòng rủiro hàng năm HSX /Tổng dư

Các khoản trích lập dự phòng rủi

ro hàng năm HSX x 100Tổng dư nợ HSX

Chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các khoản tổn thấttín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm từ thunhập hiện tại.

e Tổng dư nợ HSX/Tổng dư nợ

Tổng dư nợ HSX /Tổng dư nợ (%)=

Tổng dư nợ HSX

x 100Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu dư nợ, nhằm xem xét mức độ tập trung rủi rotín dụng của ngân hàng ở mức độ nào Khi ngân hàng có xu hướng tập trung cáckhoản cho vay vào một số ngành, lĩnh vực, địa bàn nhất định, thì sẽ hạn chế các cơhội phân tán rủi ro về địa lý, ngành và lĩnh vực Vì vậy, sự biến động về kinh tế củađịa phương, ngành, lĩnh vực sản xuất sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thu hồi nợ củangân hàng.

1.2 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT1.2.1 Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện RRTD là quá trình xác định liên tục và có hệ thống Bất kỳ khoảnvay nào cũng có thể có vấn đề, việc sớm nhận biết vấn đề và có những biện pháptheo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp giúp các vấn đề, tổn thất có thể giảm đến mứcthấp nhất Những dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giảipháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả Các dấu hiệu nhận biết phổ biếnthường tập trung vào dấu hiệu tài chính và dấu hiệu phi tài chính của khách hàngvay.

Bảng 1.1 Dấu hiệu khoản cho vay có vấn đề và chính sách cho vay kém hiệu quả

Các dấu hiệu nhận biết một khoản cho Các dấu hiệu nhận biết chính sách cho

Trang 34

vay có vấn đềvay kém hiệu quả của NH

- Thanh toán các khoản tiền vay khôngđúng kỳ kế hoạch.

- Kỳ hạn của khoản cho vay bị thay đổiliên tục

- Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả - Lãi suất cao bất thường (cố gắng bùđắp rủi ro cao)

- Sự tích tụ bất thường của các khoảnphải thu và hàng tồn kho của kháchhàng

- Tỷ lệ đòn bẩy nợ trên vốn cổ phần tăng- Thất lạc các tài liệu (đặc biệt là cácBCTC)

- Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn- Trông chờ việc đánh giá lại tài sản sảnphẩm để tăng VCSH

- Không có báo cáo dự báo về dòng tiền- Nguồn trả nợ của khách hàng phụthuộc vào nguồn vốn bất thường

- Sự đánh giá không chính xác về rủi rocủa khách hàng

- Cho vay dựa trên các sự kiện bấtthường có thể xảy ra trong tương lai.- Cho vay do khách hàng hứa duy trì mộtkhoản tiền gửi lớn.

- Không xác định rõ kế hoạch hoàn trảđối với từng khoản vay

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ.

- Cung cấp các khoản tín dụng cho thànhviên trong nội bộ ngân hàng (nhân viên,giám đốc hay các cổ đông)

- Cung cấp tín dụng lớn cho các kháchhàng không thuộc thị trường của ngânhàng

- Cho vay để tài trợ các hoạt động đầu cơ- Thiếu nhạy cảm với môi trường kinh tếđang có thay đổi

(Nguồn: Peter S.Rose, Quản trị NHTM)[13]

Các ngân hàng luôn có đủ nguồn lực và khả năng để nhận diện các khoảncho vay có vấn đề, nhiệm vụ tiếp theo của ngân hàng là làm thế nào để đo lườngđược rủi ro để có biện pháp trích lập dự phòng hợp lý vừa đảm bảo được nguồn bùđắp rủi ro, vừa không lãng phí nguồn vốn để thực hiện đầu tư.

Quá trình tiếp xúc, kiểm tra thường xuyên khách hàng vay, các cán bộ tíndụng có thể nhận biết dấu hiệu của những khoản vay đó có vấn đề:

- Khách hàng cung cấp thông tin thiếu trung thực hoặc có ý lãng tránh hoặcthoái thác trả lời chuyên viên ngân hàng

- Thay đổi tài khoản ngân hàng, số dư tài khoản tại ngân hàng giảm Thay đổi

Trang 35

trong thái độ, thói quen cá nhân của những người chủ chốt của công ty, những thayđổi trong quản lý, quyền sở hữu, của công ty.

- Doanh thu giảm, không đáp ứng được những đơn đặt hàng, lợi nhuận giảm,các khoản thu tiền về chậm, lưu chuyển tiền mặt ròng giảm.

- Nhiều tài sản không hoạt động, hàng tồn kho gần như không bán được, giá trịcủa tài sản giảm.

- Nhờ cậy vào chỉ một khách hàng hoặc một nhà cung cấp, tập trung doanh sốvào một mặt hàng nhất định, áp dụng chính sách chiết khấu bất thường, nhữngkhoản phải thu, sự thay đổi đáng kể về giá trị của từng đơn đặt hàng mà có thể làmmất cân bằng năng lực sản xuất hiện hành.

- Xuất hiện những khác biệt đáng kể giữa hoạt động kinh doanh và ngân sách,mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng, tỷ lệ phần trăm củachi phí trên tổng doanh thu tăng lên, sự gia tăng không cân xứng của chi phí quản lýso với mức tăng của doanh thu bán hàng.

- Thay đổi về phạm vi kinh doanh, bố trí nhà máy và thiết bị không hợp lý, mất mátquyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp, mất một hay nhiều khách hàng cónăng lực tài chính tốt hoặc mất nhà cung ứng chính.

1.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là việc lượng hóa mức độ các rủi ro cũng như biết được xácsuất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhậnnó của ngân hàng Đây là cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay cũng nhưxây dựng biện pháp ứng phó phù hợp, nhanh chóng với RRTD khi tình trạng nàyxảy ra Để đo lường RRTD các ngân hàng thường xây dựng các mô hình thích hợpđể lượng hóa các rủi ro.

Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng:

* Phương pháp IRB (Internal Ratings Based) hay còn gọi là phươngpháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ số cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ:

Đây là phương pháp được áp dụng theo Hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế

Trang 36

của Basel II Việc sử dụng IFB để ước lượng tổn thất tín dụng đã được ủy ban Baselkhuyến khích các nước tham gia sử dụng

EL = PD x EAD x LGD [9]Trong đó:

EL : Tổn thất

PD : Xác suất không trả nợ của khách hàng

EAD : Dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợLGD : Tỷ trọng tổng thất ước tính

* Phương pháp cho điểm tín dụng: Ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng

tín dụng nội bộ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp,quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ choviệc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng,rồi căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng vào hạng rủi ro phù hợp.

* Mô hình điểm Z của Altman

Mô hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X;(ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngườivay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 [14]Trong đó:

X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản” X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổngtài sản”.

X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”.X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”.

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khitrị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguycơ vỡ nợ cao.

Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao.1,8 < Z <3: Không xác định được.

Trang 37

Mô hình này chưa tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóngvai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến mức độ rủi ro của khoản vay như danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng với ngân hàng hay các yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước với nội dung Quyết định số493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày25/04/2007 của Thống đốc NHNN, Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày21/01/2013 thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 2 phương pháp:

* Phân Loại nợ theo phương pháp định lượng

Nợ Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và Tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng thu hồiđầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồiđầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định

Nợ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định

Nợ Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

Trang 38

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày- Các khoản nợ gia hạn thời hạn trả nợ lần đầu

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năngthanh toán lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Các khoản nợ được phân vào nhóm 3 theo qui định

Nợ Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quả hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai.- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định.

Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lêntheo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lần thứ hai

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn tra nợ lần thứ ba trở lên- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 05 theo quy định

* Phân loại nợ theo phương pháp định tính

–Năng lực pháp lý: CBTD phải đánh giá tình trạng pháp lý khách hàng Dựatrên các bộ giấy tờ khác nhau (Quyết định thành lập công ty, giấy phép kinh doanh,quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng…)

–Uy tín: Là thái độ, là phẩm chất của người vay Thông thường uy tín thểthiện ở ba cấp bậc: Sẵn lòng trả nợ, mong muốn trả nợ, kiên quyết trả nợ Uy tín làcái bên trong, để đánh giá uy tín của người vay, CBTD cần thông qua các biểu hiệnbên ngoài rồi dựa vào quan hệ biện chứng với cái bên trong để kết luận cái bêntrong Cụ thể là lịch sử vay nợ của khách hàng, danh tiếng/dư luận, kết quả phỏng

Trang 39

vấn trực tiếp.

– Mục đích vay: Cần xem xét mục đích vay của người vay phải hợp lệ và hợppháp Tính hợp lệ là phù hợp với giấy phép kinh doanh Tính hợp pháp là ngànhnghề kinh doanh không bị pháp luật nghiêm cấm.

– Năng lực tạo lợi nhuận: Người vay phải có kiến thức về kinh tế, phải có kinhnghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, phải đáp ứng các chỉ số tạo lợi nhuận.

– Môi trường kinh doanh: CBTD cần nắm rõ các thông tin sau: Mức dự báolạm phát; các biến động kinh tế, chính trị, xã hội; xu hướng tăng trưởng củangành…

Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3

1.2.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng

Quản lý và kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trịRRTD của một ngân hàng, đây chính trọng tâm của quy trình RRTD Quản lý vàkiểm soát RRTD là một hệ thống những công cụ, chính sách, tiêu chuẩn và biệnpháp nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong một ngân hàng: chính sách tín dụng,quy trình tín dụng, bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng.

Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng thông thường được sử dụng gồm:- Né tránh rủi ro: Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra, hoặc loại bỏnhững nguyên nhân gây rủi ro.

Trang 40

- Ngăn ngừa tổn thất: Là tìm cách giảm bớt số lượng các rủi ro xảy ra hoặcloại bỏ chúng hoàn toàn.

- Giảm thiểu tổn thất: Là việc làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra(tức giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất)

- Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro: Đây là sự nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổ chức lên toàn bộ hoạt động của ngân hàng

Để kiểm soát các rủi ro tín dụng, các ngân hàng phải ban hành qui trình cho vaylà trình tự các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng chođến khi ngân hàng ra quyết định cho vay.

Các bước trong quy trình gồm: 1) Lập hồ sơ tín dụng;

2) Thẩm định hồ sơ và phân tích tín dụng; 3) Quyết định tín dụng;

4) Giải ngân;

5) Giám sát và thanh lý hợp đồng tín dụng

Trong qui trình cho vay, kết quả của giai đoạn trước luôn là tiền đề để thực hiệncác giai đoạn tiếp theo Chất lượng của giai đoạn trước sẽ quyết định đến chất lượngcủa giai đoạn sau, nên việc tuân thủ nghiêm ngặt các giai đoạn có vai trò giảm thiểurủi ro trong hoạt động tín dụng Trong đó bước thẩm định tín dụng là bước quantrọng để kiểm soát các rủi ro tiềm ẩn của các khoản vay Đối với cá nhân vay vốnthì nội dung thẩm định cơ bản như sau:

- Thẩm định tư cách pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng- Thẩm định mục đích vay vốn

- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng - Thẩm định phương án vay vốn

1.2.4 Tài trợ rủi ro tín dụng

Tài trợ RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản trị RRTD Ở bước này,ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chếthấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng.

Ngày đăng: 19/04/2022, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng HSX - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Hình 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng HSX (Trang 26)
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo nhóm - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo nhóm (Trang 39)
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo nhóm - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 1.2. Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo nhóm (Trang 39)
Hình 2.1. Mô hình tổ chức Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh QuảngNam - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.1. Mô hình tổ chức Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh QuảngNam (Trang 48)
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn (Trang 49)
Hình 2.3. Chênh lệch tài chính giai đoạn 2017-2019 - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.3. Chênh lệch tài chính giai đoạn 2017-2019 (Trang 52)
Bảng 2.5. Cơ cấu hộ sản xuất Huyện Quế Sơn - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.5. Cơ cấu hộ sản xuất Huyện Quế Sơn (Trang 54)
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất khu vực kinh tế hộ cá thể phân theo ngành kinh tế - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.7. Giá trị sản xuất khu vực kinh tế hộ cá thể phân theo ngành kinh tế (Trang 55)
2.2.3. Một số kết quả hoạt động tín dụng Hộ sản xuất tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính Sách Huyện Quế Sơn - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
2.2.3. Một số kết quả hoạt động tín dụng Hộ sản xuất tại Phòng giao dịch ngân hàng Chính Sách Huyện Quế Sơn (Trang 56)
Bảng 2.8. Số lượng KH HSX qua các năm tại PGD NHCS Huyện Quế Sơn - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.8. Số lượng KH HSX qua các năm tại PGD NHCS Huyện Quế Sơn (Trang 56)
Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, tỷ trọng này dao động từ 27,71% xuống 25,42% (giảm 2,29% trong 3 năm) là do Ngân hàng có chính sách duy trì khuyến khích các HSX vay vốn để đầu tư sản xuất, cải thiện đ - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
h ìn vào bảng 2.9 ta thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, tỷ trọng này dao động từ 27,71% xuống 25,42% (giảm 2,29% trong 3 năm) là do Ngân hàng có chính sách duy trì khuyến khích các HSX vay vốn để đầu tư sản xuất, cải thiện đ (Trang 57)
Bảng 2.10. Tổng dư nợ HSX giai đoạn 2017-2019 theo ngành nghề - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.10. Tổng dư nợ HSX giai đoạn 2017-2019 theo ngành nghề (Trang 58)
Hình 2.5. Biểu đồ tỷ trọng Dư nợ hộ sản xuất theo ngành nghề giai đoạn 2017-2019 - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.5. Biểu đồ tỷ trọng Dư nợ hộ sản xuất theo ngành nghề giai đoạn 2017-2019 (Trang 59)
Hình 2.6. Biểu đồ doanh số cho vay bình quân HSX giai đoạn 2017-2019 Bảng 2.11. Doanh số cho vay bình quân của HSX giai đoạn 2017-2019 - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.6. Biểu đồ doanh số cho vay bình quân HSX giai đoạn 2017-2019 Bảng 2.11. Doanh số cho vay bình quân của HSX giai đoạn 2017-2019 (Trang 60)
Đối với hình thức cho vay trực tiếp người vay trực tiếp làm thủ tục, nhận tiền và thanh toán tiền gốc lãi với NHCSXH - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
i với hình thức cho vay trực tiếp người vay trực tiếp làm thủ tục, nhận tiền và thanh toán tiền gốc lãi với NHCSXH (Trang 65)
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình cho vay trực tiếp tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình cho vay trực tiếp tại PGD NHCSXH Huyện Quế Sơn (Trang 66)
Bảng 3.3. Yêu cầu công việc trong bản giao khoán CBTD - LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG hộ sản XUẤT tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ SƠN,TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 3.3. Yêu cầu công việc trong bản giao khoán CBTD (Trang 95)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w