1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng chất lượng dịch vụ của bidv

37 1,9K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 301,5 KB

Nội dung

hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệumạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chínhtrong và ngoài nước.- Là niềm tự hào của c

Trang 1

NỘI DUNG KHẢO SÁT TỔNG HỢP

Chương I Sự hình thành,phát triển và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.

I Giới thiệu chung về ngân hàng ngân hàng đầu tư và phát triển.

Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of

Vietnam

Tên gọi tắt: BIDV.

Địa chỉ: Tháp A, toà nhà VINCOM, 191 Bà Triệu,

quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

- Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

- Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2 Nhiệm vụ.

Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, khôngngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền

tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước

Trang 2

3 Phương châm hoạt động.

- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV

- Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công

+ Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp

- Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.

- Với Cán bộ Công nhân viên:

+ Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vậtchất,tinh thần

+ Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo

phương châm “mỗi cán bộ BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh”

về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức

7 Thương hiệu BIDV.

- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệphàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngânhàng

- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là mộttrong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo

Trang 3

hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệumạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chínhtrong và ngoài nước.

- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàngtrong 50 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển Đấtnước

II Quá trình ra đời và phát triển của BIDV.

Lịch sử 50 năm xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rấtđỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược

và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh,thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm

vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ởmiền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965-1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và Thực hiệncông cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đạihoá đất nước (1990 – nay) Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, cácthế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – làngười lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tưphát triển của đất nước

1 Lịch sử hình thành và sự thay đổi hình thức pháp lý của BIDV.

1.1 Thời kì từ 1957 – 1980.

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tàichính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định

Trang 4

177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Quy mô ban đầu gồm 8chi nhánh, 200 cán bộ.

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có những chức năng, nhiệm vụ nhưsau:

- Căn cứ vào kế hoạch và dự toán kiến thiết cơ bản đã được Nhà nướcphê duyệt để cung cấp kịp thời vốn kiến thiết cơ bản

- Quản lý toàn bộ số vốn do Ngân sách Nhà nước cấp vào công tác kiếnthiết có bản và số vốn tự có dùng vào kiến thiết cơ bản

- Cho các xí nghiệp nhận thầu quốc doanh ( kể cả địa phương ) vay ngắnhạn theo kế hoạch cho vay đã được Chính phủ duyệt

-Tổ chức làm công tác nghiệp vụ kế toán kiến thiết cơ bản, kiểm tra theodõi tình hình sử dụng vốn và hoạt động tài vụ, của các xí nghiệp nhận thầu vàđơn vị kiến thiết

1.2 Thời kì 1981 – 1989.

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thànhNgân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng với những chức năng, nhiệm vụ chủyếu : Thu hút, quản lý tất cả các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bảncủa các cơ quan, các tổ chức sản xuất kinh doanh, các tổ chức xã hội Cụ thểnhư sau :

- Cho vay và cấp vồn Đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động về kinhdoanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

- Quản lý nguồn vốn tự có của các tổ chức kinh doanh, các tổ chức xãhội… danh cho xây dựng cơ bản

Trang 5

- Thực hiện chức năng Trung tâm Thanh toán và quản lí tiền mặt, kiểmsoát chi tiêu quỹ tiền lương trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.

- Kiểm tra các cơ quan, tổ chức về hoạt động kinh tế và sử dụng vốn đầu

tư xây dựng cơ bản

Trong giai đoạn này, chức năng, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơbản ,cụ thể như sau:

-Huy động vốn trung hạn, dài hạn trong và ngoài nước; nhận vốn từ ngânsách nhà nước

- Cho vay các dự án phát triển kinh tế - kĩ thuật; kinh doanh tiền tệ - tíndụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực Đầu tư phát triển

-Hoạt động theo Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tàichính ngày 23/5/1990 và theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàngĐầu tư và phát triển Việt Nam

-Ngân hàng Đầu tư và phát triển là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độclập; được nhà nước cấp vốn điều lệ, được tự chủ về tài chính và có con dấuriêng Vốn điều lệ được cấp là 200 tỷ đồng, tương đương 30 triệu USD tínhtheo tỉ giá hiện hành

-Ngày 26/11/1990 Thống đốc ngân hàng nhà nước đã kí Quyết định số

104 NH/QD ban hành điều lệ đầu tiên của Ngân hàng Đầu tư và phát triển

Trang 6

Việt Nam Theo Điều lệ này, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình,Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được :

+ Xác định chính thức là một Ngân hàng Quốc doanh

+ Được phép huy động vốn trung hạn và dài hạn trong nước , nướcngoài, nhận vốn từ ngân sách nhà nước để cấp phát hoặc cho vay dài hạn vàcho vay bổ sung vốn lưu động đối với các dự án phát triển kinh tế kĩ thuật của

tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh

+ Được cấp vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, được hạch toán kinh tế độc lập + Được kinh doanh tiền tệ,tín dụng và dịch vụ Ngân hàng đối vớikhách hàng trong và ngoài nước

+ Được tổ chức kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế

+ Được vay vốn Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mạiquốc doanh trong nước

+ Được thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

+ Được nhận làm đại lí hoặc liên doanh với các khách hàng, tổ chứcphi tài chính

+ Được quyết định các vấn đề về tổ chức, cán bộ, tiền lương, phânphối và sử dụng các quỹ thuộc thẩm quyền BIDV

Đây là bước phát triển về chất trong hoạt động của BIDV Nguồnvốn của Ngân hàng không chỉ còn là vốn Ngân sách nhà nước giao để cấpphát và cho vay, mà chủ yếu là Ngân hàng đi vay để cho vay, đồng thời thựchiện có vay có trả Ngân hàng được quyết định cho vay đối với các công trìnhđầu tư trên cơ sở các quy định của nhà nước và thể lệ tín dụng đầu tư; đượcquyền quyết định không cấp phát, không cho vay hoặc thu hồi vốn trước hạnđối với các công trình không đủ căn cứ và điều kiện theo quy định

Trang 7

1.3.2 Từ 1/1/1995.

Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinhdoanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu chođầu tư phát triển của đất nước

Trong giai đoạn này, BIDV tiếp tục bổ sung thêm những chức năng,nhiệm vụ của mình như sau:

- Quyết định 249 QD/NH5 ngày 18/11/1994 của Thống đốc ngân hàngnhà nước về việc điều chỉnh chức năng ,nhiệm vụ của BIDV; theo Quyết địnhnày BIDV thực sự chuyển sang hoạt động kinh doanh như một Ngân hàngThương mại bắt đầu từ 01/01/1995

- Thực hiện các hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác

có liên quan theo quy định của pháp luật:

+ Huy động vốn dài hạn,trung hạn và ngắn hạn trong và ngoài nước,kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngânhàng

+ Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từcác nguồn vốn của chính phủ, cá tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức, đoànthể, cá nhân trong và ngoài nước theo pháp luật

1.3.3 Thời kỳ 1996 - nay:

Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đấtnước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV.Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namqua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiềudanh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạngBa; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùnglao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

Trang 8

2 Những thành tựu qua các giai đoạn phát triển tiêu biểu.

2.1 Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981).

2.1.1 Giai đoạn 1957-1960.

Ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôiphục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kếhoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiếnthiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấpphát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tíchluỹ vốn cho nhà nước… Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiệncung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứđọng và lãng phí vốn, có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạothuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả

Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất củanhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phátcủa Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Gópphần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhàmáy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch ; Góp phầndựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đàiphát thanh Mễ Trì rồi các trường Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đạihọc Thuỷ Lợi

Trang 9

Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điệnPhả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh,Đông Anh – Thái Nguyên,…

Qua đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết, các nhà máy phục vụphát triển kinh tế nông nghiệp như Phân Lân Văn Điển, Phân đạm Hà Bắc,Supe phốt phát Lâm Thao, Hệ thống Thuỷ Nông Nam Hà gồm 6 trạm bơmlớn Cổ Đam, Cốc Thành, Hữu Bị, Vĩnh Trị, Như Trái, Nham Tràng đã rađời cùng với các nhà máy mới như đường Vạn Điểm, Nhà máy bóng đènPhích nước Rạng Đông, Nhà máy Trung quy mô (Công cụ số I), Nhà máy cơkhí Trần Hng Đạo, Các nhà máy dệt 8/3, 10/10 Cầu Hàm Rồng, đoạn đườngsắt Vinh – Hàm rồng, Các trường đại học Giao thông Vận Tải, Bách Khoa,Đài tiếng nói dân tộc khu Tây Bắc

2.1.3 Giai đoạn 1965-1975.

Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thựchiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho cáccông trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quantrọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giaothông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương

2.1.4 Giai đoạn 1975- 1981.

Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắnvết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ởmiền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát củachiến tranh Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nướcvừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (QuảngNam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su

ở Tây Nguyên, các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,

Trang 10

Ngân hàng Kiến thiết đã cung ứng vốn cho các công trình công nghiệp,nông nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốncho những công trình trọng điểm, then chốt của nền kinh tế quốc dân, gópphần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch Trong đó có nhữngcông trình quan trọng như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình ViệtNam, 3 tổ máy của nhà máy nhiệt điện Phả Lại, 2 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn

và Hoàng Thạch, Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy cơ khí đóngtàu Hạ Long, Hồ Thuỷ lợi Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), các nhà máy sợi Nha Trang, HàNội, Nhà máy giấy Vĩnh Phú, Nhà máy đường La Ngà, Cầu Chương Dư-ơng,

2.2 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)

Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quantrọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơbản, nâng cao vai trò tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tănglên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi Chỉ sau một thời gian ngắn, Ngânhàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trungương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bảnkhông bị ách tắc Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được

mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảmbảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vịxây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sảnxuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế

Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tụckhẳng định để đứng vững và phát triển Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã cóbước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nóichung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngânhàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế Những đóng góp của Ngân

Trang 11

hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này này lớn hơn trước gấp bội cả

về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cốđịnh đã hình thành trong nền kinh tế

Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những côngtrình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫntrong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầuThăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng HoàngThạch, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy đóng tàu Hạ Long,

2.3 Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 9/2007)

2.3.1 Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000):

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giaiđoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khảquan, được thể hiện trên các mặt sau:

* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển

BIDV đã chủ động, sáng tạo, đi đầu trong việc áp dụng các hình thứchuy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ Ngoài các hình thức huy độngvốn trong nước, BIDV còn huy động vốn ngoài nước, tranh thủ tối đa nguồnvốn nước ngoài thông qua nhiều hình thức vay vốn khác nhau như vay thươngmại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức thanh toán, vay theo các hiệp địnhthương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ vàbảo lãnh Nhờ việc đa phương hoá, đa dạng hoá các hình thức, biện pháphuy động vốn trong nước và ngoài nước nên nguồn vốn của BIDV huy độngđược dành cho đầu tư phát triển ngày càng lớn

* Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

Mười năm đổi mới cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển Với nguồn vốn huy độngđược thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư cho những chương

Trang 12

trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như:Ngành điện lực, Bưu chính viễn thông, Các khu công nghiệp với doanh sốcho vay đạt 35.000 tỷ Nguồn vốn tín dụng của NHĐT&PT đã góp phần tăngnăng lực sản xuất của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành

* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽhơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ViệtNam và Lào, BIDV đã nỗ lực phối hợp với Ngân hàng Ngoại thương Làonhanh chóng thành lập Ngân hàng liên doanh Lào - Việt với mục tiêu "gópphần phát triển nền kinh tế của Lào, góp phần phát triển hệ thống tài chính vàngân hàng của Lào; hỗ trợ quan hệ thương mại cho doanh nghiệp hai nước vàqua đó để góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữ hai nước Năm 1998, thực hiện chỉ thị của Chính phủ và của Thống đốc NHNN vềviệc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và thu hồi nợ vay của Ngân hàng TMCPNam Đô, Ban xử lý nợ Nam Đô của BIDV đã được thành lập và tích cực thuhồi nợ, xử lý tài sản của Ngân hàng TMCP Nam Đô

BIDV cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chính phủ giao về khắcphục lũ lụt, cho vay thu mua tạm trữ lương thực, hỗ trợ cà phê

* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại

Trong giai đoạn này, nhất là từ năm 1996, Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam đã hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục

vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng và hìnhthành các sản phẩm, dịch vụ mới, từng bước xoá thế “độc canh tín dụng”trong hoạt động ngân hàng Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như thanh toánquốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển tiền kiều hối… từng bướcđiều chỉnh cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng dần tỷ trọng thu từ dịch vụ vàkinh doanh tiền tệ liên ngân hàng

Trang 13

Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nướcngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất nước Tháng 5/1992 ngân hàng liêndoanh VID PUBLIC được thành lập, có Hội sở chính tại Hà nội và các chinhánh ở TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, đây là ngân hàng liên doanhsớm nhất ở Việt Nam, hoạt động liên tục có hiệu quả, được Thống đốc NHNNtặng Bằng khen

* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống

Vai trò lãnh đạo của Đảng được phát huy mạnh mẽ tại Hội sở chính vàcác đơn vị thành viên trong việc định hướng mục tiêu hoạt động, đề ra giảipháp thực hiện Chỉ đạo điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phâncông trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng ở mỗi cấp điều hành, vì vậy đã pháthuy được vai trò chủ động, sáng tạo cũng như tinh thần trách nhiệm cao củatừng tập thể và cá nhân trong quản trị điều hành toàn hệ thống

Công tác quản trị điều hành, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, phát triểncông nghệ bao gồm nâng cấp và hoàn thiện các sản phẩm đã có, tiếp nhậnchuyển giao công nghệ để dựa vào sử dụng những sản phẩm, dịch vụ mới vàtriển khai có kết quả theo tiến độ dự án hiện đại hoá công nghệ ngân hàng tiếptục được thực hiện có kết quả

* Xây dựng ngành vững mạnh

Từ chỗ chỉ có 8 chi nhánh và 200 cán bộ khi mới thành lập, trải quanhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sát nhập, chia tách, BIDV đã tiến mộtbước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình Đặc biệt trong 10 nămđổi mới và nhất là từ 1996 đến nay cơ cấu tổ chức và quản lý, mạng lưới hoạtđộng đã phát triển mạnh mẽ phù hợp với mô hình Tổng công ty nhà nước

* Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh:

Trong 10 năm đổi mới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã cóbước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiệnđại Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp

Trang 14

vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng,kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành Các sản phẩm mới như HomeBanking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan Những tiến

bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự pháttriển của BIDV trong 10 năm đổi mới

2.3.2 Giai đoạn đổi mới và hội nhập (2000 – 2007)

Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng Để tạo đượcnhững bước bứt phá trong xu thế mới, BIDV đã chủ động thực hiện nhiềubiện pháp cải cách, trong đó có việc triển khai Đề án Cơ cấu lại Sau 5 nămthực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực hiện các cải cách khác trongnăm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt độngcủa BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới Những thành quả đóđược thể hiện trên một số bình diện sau đây:

* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao:

Đến 30/6/2007, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt mộtquy mô hoạt động vào loại khá, với tổng tài sản đạt hơn 202.000 tỷ đồng, quy

mô hoạt động của NHĐT&PTVN tăng gấp 10 lần so với năm 1995

BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc

ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện cùng phát triển bền vững với hơn 20Tổng Công ty lớn BIDV đã và đang ngày càng nâng cao được uy tín về cungứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho lực lượng “chủ công” nàycủa nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của thương hiệu BIDV trong lĩnhvực phục vụ các dự án, chương trình lớn của đất nước Bên cạnh tăng cườngcác quan hệ hợp tác với các “quả đấm thép” của nền kinh tế, BIDV cũng đãchú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nềnkhách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành nghề

Trang 15

* Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn:

BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trong dư nợtín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượngkhách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh BIDVcũng tích chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dàihạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn BIDVcũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch

vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng

* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt:

BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinhdoanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế

Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế độc lập và công bố kếtquả báo cáo Năm 2006, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên thuê Tổ chức địnhhạng hàng đầu thế giới Moody’s thực hiện định hạng tín nhiệm cho BIDV vàđạt mức trần quốc gia Với sự tư vấn của Earns & Young, BIDV đã triển khaithực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo điều 7 Quyết định 493 phù hợp vớichuẩn mực quốc tế và được NHNN công nhận

* Đầu tư phát triển công nghệ thông tin:

Nhận thức công nghệ Thông tin hiện đại là nền tảng cho hoạt động của

một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh

cạnh tranh của BIDV trên thị trường, BIDV đã hiện đại hóa công nghệ bằng

việc hoàn thành triển khai dự án hiện đại hoá giai đoạn I, Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển đã xây dựng được nền móng công nghệ cơ bản cho một ngânhàng hiện đại đa năng, tạo ra bước phát triển mới về chất lượng dịch vụ, tiếntới trình độ của các ngân hàng trong khu vực BIDV đã gia tăng hơn 40 sảnphẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, thoả mãn được các nhu cầu củakhách hàng Bên cạnh đó, hiện đại hoá cũng mở ra những cơ hội mới chocông tác quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo hướngtập trung, minh bạch, hiệu quả và kịp thời

Trang 16

* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại:

Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ theo 4

khối chức năng: khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sựnghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổphần hoá Cùng với quá trình cơ cấu lại mô hình tổ chức, công tác quản lý hệthống cũng đã liên tục được củng cố, tăng cường, phù hợp với mô hình tổchức và yêu cầu phát triển mới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng

và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thốngvăn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho hoạt động ngân hàngtheo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế Đây là những tiền

đề quan trọng để hoạt động của của BIDV sớm bắt kịp thông lệ và nhanhchóng hội nhập

* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm:

Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, ương xứng với tầm vóc, quy mô và vị thế hoạt động của ngân hàng, trongnăm 2004 - 2005, BIDV đã thực hiện triển khai một cách bài bản quy hoạch

t-và có kế hoạch đầu tư hệ thống tháp Văn phòng BIDV với tổng diện tích sàntrên 600.000m2, vận hành dự án BIDV Tower tại 194 Trần Quang Khải, Hànội

Với mục tiêu phát triển mạng lưới, kênh phân phối để tăng trưởng hoạtđộng, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp cácsản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng định thư-ơng hiệu của ngân hàng Đến nay BIDV đã có 103 chi nhánh cấp 1 với gần

200 phòng giao dịch trên toàn quốc

Trang 17

* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của ngườilao động Bên cạnh việc tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt chongành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồnnhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập Toàn hệthống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tương đối đồng bộ, trảcông xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thờitạo ra môi trường làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích được sứcsáng tạo của các thành viên…

* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới

Song song với việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ truyền thống với cácđịnh chế tài chính, các tổ chức ngân hàng quốc tế, trong một vài năm trở lạiđây, BIDV đã bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác sang thị trường mới Các hoạtđộng thanh toán quốc tế cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể Liên tụctrong 5 năm từ 2001- 2005, BIDV đều được các ngân hàng lớn trên thế giới

trao tặng chứng nhận Chất lượng thanh toán qua SWIFT tốt nhất của

Citibank, HSBC, Bank of NewYork, Amex…

Từ năm 2002, BIDV trực tiếp quản lý, triển khai bán buôn các dự án tàichính nông thôn do WB uỷ nhiệm Trong quá trình quản lý các dự án này,BIDV đã được WB và các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá cao, liên tụctrong 2 năm 2004 - 2005, BIDV đã được nhận 3 giải thưởng: “Tài trợ pháttriển giảm nghèo”; “Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ” và “Phát triển kinh

tế địa phương”… Những giải thưởng Quốc tế này đã góp phần nâng cao đáng

kể hình ảnh của BIDV trong con mắt của các đối tác quốc tế

* Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV:

BIDV đã chủ động xây dựng Đề án cổ phần hóa BIDV, trình và đượcChính phủ chấp thuận Nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng việc pháthành 3.200 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2; minh bạch hóa hoạt động kinh

Trang 18

doanh với việc thực hiện và công bố kết quả kiểm toán quốc tế; Thực hiệnđịnh hạng tín nhiệm và đạt mức trần quốc gia do Moody’s đánh giá;…

* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn:

Được sự chấp thuận của Chính phủ, BIDV đang xây dựng đề án hìnhthành Tập đoàn Tài chính với 4 trụ cột là Ngân hàng – Bảo hiểm – Chứngkhoán – Đầu tư Tài chính trình Thủ tướng xem xét và quyết định

Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnViệt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùngtoàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh

tế xã hội của đất nước Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ

và tri thức, với hành trang truyền thống 50 năm phát triển, Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớnhơn trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có uy tín trong nước, trongkhu vực và vươn ra thế giới

III Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và cơ cấu sản xuất của BIDV.

1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí.

Ngày đăng: 18/02/2014, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w