PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh tra là hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước, là một khâu, là một giai đoạn của quản lý nhà nước. Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu và phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước. Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Thực tiễn công tác thanh tra thời gian qua cho thấy, địa phương nào, ngành nào chú trọng đến công tác thanh tra thì địa phương đó, ngành đó thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, ít có khiếu nại, tố cáo; ngược lại nơi nào không chú trọng đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra thì nơi đó không thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu làm hoàn chỉnh quá trình quản lý của Nhà nước. Bên cạnh việc quản lý đất đai bằng các biện pháp hành chính, pháp luật đất đai ngày càng chú trọng đến việc quản lý đất đai bằng các biên pháp kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất đai thông qua việc quy định giá đất và các vấn đề tài chính về đất đai, thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất bên cạnh các hình thức nhà nước cho thuê đất, giao đất…..Trong đó, việc áp dụng rộng rãi cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất đã khắc phục tình trạng xin – cho, giảm thiểu tham nhũng, tiêu cực trong việc phân phối đất đai đảm bảo công bằng, bình đẳng trong sử dụng đất, góp phần tăng nguồn thu từ đất đai cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua đã gặp phải những vướng mắc, bộc lộ những bất cập và hạn chế. Thực trạng đó làm giảm hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, khiến mục đích đúng đắn của chính sách pháp luật đấu giá quyền sử dụng đất không đạt được gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân và gây thất thoát ngân sách nhà nước. Qua thực tiễn cho thấy, vấn đề vi phạm pháp luật liên quan đấu giá quyền sử dụng đất ngày càng phức tạp, các sai phạm ngày càng nhiều và đa dạng không chỉ bởi người dân mà còn cả các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý đất đai. Đặc biệt trong các năm gần đây, các sai phạm pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố và các huyện trực thuộc tỉnh ngày càng phức tạp, gây ồn ào trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến xã hội cần có sự vào cuộc của lực lượng thanh tra. Cụ thể trong thời gian năm 2016, Đoàn Thanh tra liên ngành tỉnh Phú Thọ báo cáo kết quả thanh tra về việc thanh tra việc thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng; việc đấu giá quyền sử dụng đất thuộc dự án cơ sở hạ tầng hai bên đường Nguyễn Tất Thành trên địa bàn phường Vân Cơ, Vân Phú, thành phố Việt Trì.Kết quả là trong số 188 ô đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất, có 164 ô đất đưa ra đấu giá năm 2010 khi chưa bồi thường, giải phóng xong mặt bằng là chưa đúng qui định tại Điều 5, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Điều 5, Quyết định số 877/2006/QĐ-UBND ngày 29/3/2006 của UBND tỉnh. Có 05 trường hợp là vợ, con của một số thành viên Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất thành phố Việt Trì thuộc đối tượng không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất (Phiên đấu giá ngày 02/7/2010 và ngày 16/10/2010) theo quy định tại Điều 30, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 quy định về bán đấu giá tài sản (Có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010). Trong 53 trường hợp đã được cấp giấy CNQSDĐ có 29 trường hợp được cấp giấy CNQSDĐ khi chưa đủ điều kiện (chưa có mặt bằng và không có biên bản giao đất tại thực địa) là chưa đúng qui định tại Điều 13, Quyết định số 877/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Giá bồi thường thực hiện theo mục đích sử dụng đất thu hồi là đất nông nghiệp, còn giá đất đấu giá là giá đất đã chuyển mục đích sử dụng thành đất ở và phải đầu tư cơ sở hạ tầng trước khi giao đất. Qua đó ta thấy công tác thanh tra đã góp phần không nhỏ vào việc phát hiện các sai phạm, các bất thường trong sử dụng và quản lý đất đai, giúp điều chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm đó. Mặt khác, công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất hiện nay trên địa tỉnh Phú Thọ chưa thực sự được đẩy mạnh và chú trọng . Cụ thể trong giai đoạn 2017-2019 trên địa bàn Tỉnh mới chỉ có hơn 10 cuộc thanh tra liên quan đến vấn đề này. Việc Thanh tra chấp hành pháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất tại Tỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ nhân lực còn hạn chế về số lượng và chất lượng, trách nhiệm bị chồng chéo. Các vi phạm pháp luật diễn ra phức tạp, công tác giải quyết các vấn đề tồn đọng còn gặp nhiều khó khăn do thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận bị giới hạn. Vì vậy, công tác triển khai thanh tra còn chậm so với các sự vụ diễn ra trên địa bàn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ “Thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện”, với ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tổng quan nghiên cứu Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại các thư viện, các website cho thấy, trong thời gian gần đây ở Việt Nam cũng đã có một số đề tài và bài viết nghiên cứu liên quan đến công tác thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất. Có thể nêu lên một số công trình chủ yếu sau đây. Nguyễn Vĩnh Diện (2006), Bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học đã phân tích một số vấn đề lý luận về thi hành pháp luật về đấu giá QSDĐ; đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về đấu giá QSDĐ ở thành phố Hà Nội từ năm 1995 đến năm 2006; nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân của đấu giá QSDĐ ở Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp trong đấu giá QSDĐ ở Hà Nội trong thời gian tới.
Trang 1NGUYỄN TRUNG THÀNH
THANH TRA CỦA THANH TRA TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Hà Nội - 2020
Trang 2NGUYỄN TRUNG THÀNH
THANH TRA CỦA THANH TRA TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS HỒ ĐÌNH BẢO
Hà Nội - 2020
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lýthuyết, kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Hồ Đình Bảo.
Các số liệu, bảng biểu và những kết quả trong khóa luận là trung thực, xuấtphát tự thực tiễn và kinh nghiệm hiện có, các thông tin trích dẫn trong luận văn nàyđều ghi rõ nguồn gốc
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Trung Thành
Trang 4Luận văn này đã được tôi thực hiện tại Thanh tra tỉnh Phú Thọ Để hoàn thànhluận văn này, tôi đã nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý rất nhiệttình của quý thầy cô, bạn bè và các cô, chú, anh, chị đồng nghiệp Tác giả xin bày tỏlòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng vàbiết ơn sâu sắc PGS.TS Hồ Đình Bảo đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,thời gian và tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đềtài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, quý thầy cô khoaQuản lý Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt cho em nhiều kiếnthức quý báu trong suốt thời gian qua
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể ban lãnh đạo và cán bộ Thanh tra tỉnh PhúThọ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tác giả hoànthành luận văn
Trân trọng cám ơn./.
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
1.1.1 Đấu giá quyền sử dụng đất 91.1.2 Chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện .9
1.2 Thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 11
1.2.1 Khái niệm và mục tiêu thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấphành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 111.2.2 Bộ máy thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật vềđấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 131.2.3 Nội dung thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật vềđấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 141.2.4 Hình thức và công cụ thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hànhpháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 141.2.5 Quy trình thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật vềđấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 151.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp
Trang 6TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 22
2.1 Khái quát về tỉnh Phú Thọ, Thanh tra tỉnh Phú Thọ và kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 22
2.1.1 Khái quát về tỉnh Phú Thọ 22
2.1.2 Giới thiệu về Thanh tra tỉnh Phú Thọ 23
2.1.3 Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 24
2.2 Thực trạng thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 25
2.2.1 Bộ máy thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 25
2.2.2 Nội dung thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 30
2.2.3 Hình thức và công cụ thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 39 2.2.4 Quy trình thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 43
2.3 Đánh giá công tác thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 52
2.3.1 Ưu điểm 52
2.3.2 Hạn chế 54
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 56
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA CỦA THANH TRA TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHẤP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 59 3.1 Định hướng hoàn thiện thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú
Trang 73.1.1 Mục tiêu thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật
về Đấu giá quyền sử dụng đất của ủy ban nhân dân cấp huyện đến năm 2025 59
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất của ủy ban nhân dân cấp huyện đến năm 2025 60
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 60
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 61
3.2.2 Hoàn thiện nội dung thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 63
3.2.3 Hoàn thiện hình thức và công cụ thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 64
3.2.4 Hoàn thiện quy trình thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 65
3.2.5 Giải pháp khác 66
3.3 Một số kiến nghị 66
3.3.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Phú Thọ 66
3.3.2 Kiến nghị với Thanh tra Chính phủ 67
KẾT LUẬN 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt
ĐGQSDĐ Đấu giá quyền sử dụng đất
Trang 10Bảng 2.1 Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Tho 31
Bảng 2.2 Nhân lực trong bộ máy thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành phấp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện .35
Bảng 2.3 Kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với nội dung số 1 41
Bảng 2.4 Kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ nội dung số 2 44
Bảng 2.5: Kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với nội dung số 3 45
Bảng 2.6: Kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với nội dung số 4 46
Bảng 2.7: Kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với nội dung số 5 48
Bảng 2.8: Kế hoạch thanh tra theo các hình thức thanh tra của Thanh tra tỉnh tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 50
Bảng 2.9: Các văn bản quy phạm pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất 52
Bảng 2.10: Các cuộc thanh tra theo quyết định thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành phấp luật về đấu giá quyền sử dụng đất với UBND cấp huyện 55
Bảng 2.11: Thời gian thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành phấp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 60
Bảng 2.12: Thời gian thanh tra thực tế của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành phấp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện 61
Bảng 2.13 : Tổng hợp kết quả thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện giai đoạn 2017-2019 62
BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1: Nhân lực của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành phấp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND huyện theo độ tuổi tính đến thời điểm 31/12/2019 36
Biểu đồ 2.2: Nhân lực của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành phấp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND huyện theo thâm niên công tác tính đến thời điểm 31/12/2019 36
Trang 12SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 2.1 Bộ máy thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với thanh tra việc chấp hành pháp luật
về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện 32
HỘP:
Hộp 2.1 Kết quả phỏng vấn sâu về bộ máy thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ
đối với việc chấp hành phấp luật về đấu giá quyền sử dụng đất củaUBND cấp huyện 38Hộp 2.2 Kết quả phỏng vấn sâu về nội dung thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ
đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất củaUBND cấp huyện 50Hộp 2.3 Kết quả phỏng vấn sâu về hình thức thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ
đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất củaUBND cấp huyện 51Hộp 2.4 Kết quả phỏng vấn sâu về công cụ thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ
đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất củaUBND cấp huyện 53Hộp 2.5 Kết quả phỏng vấn sâu về quy trình tiến hành thanh tra của Thanh tra tỉnh
Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đấtcủa UBND cấp huyện 66
Trang 13NGUYỄN TRUNG THÀNH
THANH TRA CỦA THANH TRA TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2020
Trang 14TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Lý do chọn đề tài
Thanh tra là hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước, làmột khâu, là một giai đoạn của quản lý nhà nước Thanh tra gắn liền vớiquản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu và phục vụ mục tiêu quản lý nhànước
Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhànước; phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiếnnghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòngngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức,
cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực,góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệlợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân
Mặt khác, công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về đấu giáquyền sử dụng đất hiện nay trên địa tỉnh Phú Thọ chưa thực sự được đẩymạnh và chú trọng Cụ thể trong giai đoạn 2017-2019 trên địa bàn Tỉnhmới chỉ có hơn 10 cuộc thanh tra liên quan đến vấn đề này
Việc Thanh tra chấp hành pháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất tạiTỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ nhân lực còn hạn chế về
số lượng và chất lượng, trách nhiệm bị chồng chéo Các vi phạm pháp luậtdiễn ra phức tạp, công tác giải quyết các vấn đề tồn đọng còn gặp nhiều khókhăn do thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận bị giớihạn Vì vậy, công tác triển khai thanh tra còn chậm so với các sự vụ diễn ratrên địa bàn
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi lựa chọn đề tài luận văn
thạc sĩ “Thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp
Trang 15huyện”, với ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Mục tiêu nghiên cứu
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh tra của thanh tra tỉnh đối với
việc chấp hành pháp luật về ĐGQSDĐ của UBND cấp huyện
- Phân tích được thực trạng thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọđối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất củaUBND cấp huyện giai đoạn , từ đó chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu vànguyên nhân của điểm yếu trong công tác này
- Đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra của Thanh tratỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đấtcủa UBND cấp huyện
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:.
Thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành phápluật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việcchấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyệnđược nghiên cứu bao gồm: bộ máy thanh tra, nội dung thanh tra, hìnhthức, công cụ thanh tra và quy trình thanh tra
+ Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
+ Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từnăm 2017-2019; Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 05/2020;Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2025
Kết cấu của Luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việcchấp hành pháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấphuyện
Trang 16Chương 2: Phân tích thực trạng thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọđối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy bannhân dân cấp huyện
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thanh tra của Thanh tra tỉnh PhúThọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủyban nhân dân cấp huyện
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA CỦA THANH TRA TỈNH ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Đấu giá quyền sử dụng đất và chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Đấu giá quyền sử dụng đất
ĐGQSDĐ được hiểu là hình thức mua bán công khai, được tổchức chặt chẽ theo những hình thức mà pháp luật quy định, do ngườibán đấu giá điều khiển nhằm bán được QSD đất với giá cao nhất dongười mua chấp nhận trên cơ sở cạnh tranh tự nguyện về giá cả; ngườimua được QSD đất là người trả giá cao nhất đối với QSD đất mang bánđấu giá
Chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất là quá trìnhhoạt động có mục đích, của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình tham gia quan hệ đấu giá quyền sử dụng đất, bằng hành vicủa mình để làm cho những quy định về đấu giá quyền sử dụng đất đivào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thểtham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất có 04 đặcđiểm:
Thứ nhất, thực hiện pháp luật về ĐGQSDĐ là làm cho các quyđịnh của pháp luật về ĐGQSDD đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực
tế hợp pháp của các chủ thể tham gia đấu giá được thực hiện trên thực tế,người bán sẽ bán được QSDĐ còn người mua sẽ mua được QSDĐ
Thứ hai, chủ thể THPL về ĐGQSDĐ bao gồm các cơ quan nhànước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia hoạt động này
Trang 18Thứ ba, THPL về ĐGQSDĐ được tiến hành theo các trình tự thủtục pháp luật quy định
Thứ tư, THPL về ĐGQSDĐ luôn mang tính khoa học và tính sángtạo
Trang 19Thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Khái niệm và mục tiêu thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Khái niệm thanh tra “Thanh tra nhà nước trong lĩnh vực ĐGQSDĐ là hoạt động của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xem xét một cách khách quan từ
đó đánh giá, xử lý các sai phạm theo trình tự, thủ tục do pháp luật quyđịnh đối với việc thực hiện chính sách pháp luật đất đai, việc thực hiệnnhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực
ĐGQSDĐ ”
Mục đích của thanh tra
Tăng cường công tác quản lý nhà nước thông qua hoạt động thanh tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
“Mục đích thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyềnbiện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạmpháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các quy địnhpháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệuquả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”
Các mục tiêu về công tác Thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấphành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của ủy ban nhân dân cấp huyện được
cụ thể hóa bằng các chỉ số sau:
- Số UBND huyện được thanh tra hàng năm
- Số UBND huyện được đánh giá là tuân thủ pháp luật về đấu giá quyền sửdụng đất sau khi tiến hành thanh tra
Bộ máy thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về
Trang 20đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thanh tra tỉnh Phú Thọ có Chánh Thanh tra, 3 Phó Chánh Thanh tra
và các thanh tra viên
Nội dung thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
- Thanh tra việc sử dụng quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất;việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư liên quan đến các dự
án đấu giá;
- Thanh tra trình tự lập, thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá,quyết định đấu giá quyền sử dụng đất; xây dựng và phê duyệt giá khởiđiểm của thửa đất đấu giá;
- Thanh tra việc chấp hành các quy định trong quá trình thực hiệnđấu giá (phiên đấu giá)
- Thanh tra việc phê duyệt kết quả đấu giá quyền sử dụng đất;
- Thanh tra việc thực hiện các khoản thu chi trong quá trình đấugiá; việc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đối với các thửa đất đấu giá
Hình thức và công cụ thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Quy trình thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THANH TRA CỦA THANH TRA
TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Trang 21Khái quát về tỉnh Phú Thọ, Thanh tra tỉnh Phú Thọ và kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Khái quát về tỉnh Phú Thọ
Giới thiệu về Thanh tra tỉnh Phú Thọ
Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Qua gần 02 năm triển khai và thi hành Luật Đấu giá tài sản, việc
tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ về cơ bản
đã đi vào nề nếp và đạt được những kết quả đáng kể, hoạt động đấu giátài sản đã từng bước nâng cao, góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhànước, góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong hoạt động bổtrợ tư pháp của tỉnh nhà, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong tiếntrình xây dựng một xã hội phát triển và hiên đại
Thực trạng thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Bộ máy thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Nội dung thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thanh tra nội dung số 1: Thanh tra việc sử dụng quỹ đất để đấu giá quyền
sử dụng đất; việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư liên quan đếncác dự án đấu giá
Thanh tra nội dung số 2: Thanh tra việc thực hiện Trình tự lập,thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá, quyết định đấu giá quyền sửdụng đất; xây dựng và phê duyệt giá khởi điểm của thửa đất đấu giá
Thanh tra nội dung số 3: Thanh tra việc chấp hành các quy địnhtrong quá trình thực hiện đấu giá (phiên đấu giá)
Trang 22Thanh tra nội dung số 4: Thanh tra việc Phê duyệt kết quả đấu giáquyền sử dụng đất
Thanh tra nội dung số 5: Thanh tra việc thực hiện các khoản thuchi trong quá trình đấu giá; việc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các thửa đất đấu giá
Hình thức và công cụ thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Quy trình thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Quy trình Thanh tra được thực hiện theo 03 bước: Chuẩn bị thanh tra;; tiếnhành thanh tra và kết thúc thanh tra cụ thể:
Chuẩn bị thanh traTiến hành thanh traKết thúc thanh tra
Đánh giá công tác thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Ưu điểm
Hạn chế
Nguyên nhân của hạn chế
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA CỦA THANH TRA TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHẤP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Định hướng hoàn thiện thanh tra của Thanh tra
Trang 23tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất của ủy ban nhân dân cấp huyện
Mục tiêu thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấphành pháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất của ủy ban nhân dân cấphuyện đến năm 2025
Phương hướng hoàn thiện thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọđối với việc chấp hành pháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất của ủyban nhân dân cấp huyện đến năm 2025
Một số giải pháp hoàn thiện thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Hoàn thiện bộ máy thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối vớiviệc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhândân cấp huyện
Hoàn thiện nội dung thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối vớiviệc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhândân cấp huyện
Hoàn thiện hình thức và công cụ thanh tra của Thanh tra tỉnhPhú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụngđất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trang 24Hoàn thiện quy trình thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối vớiviệc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhândân cấp huyện
Đánh giá tổng quan về các công trình đã nghiên cứu có liên quan về lĩnhvực thanh tra việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất đã đượcnghiên cứu trước đó để rút ra những vấn đề còn tồn tại và đưa ra định hướngnghiên cứu của đề tài
Khái quát về cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về thanh tra của Thanhtra tỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBNDcấp huyện và những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thanh tra đối với việc chấp hànhpháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Nghiên cứu, phân tích thực trạng thanh tra đối với việc chấp hành phápluật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện trong những năm vừaqua của Thanh tra tỉnh Phú Thọ, từ đó rút ra các nhận xét, đánh giá về những tồntại và hạn chế trong thực hiện công tác thanh tra quản lý đất đai, ĐGQSDĐ, qua
đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, tăng cường công tác thanh tra đối vớiviệc chấp hành pháp luật về ĐGQSDĐ của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnhPhú Thọ trong những năm tiếp theo
Trang 26Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích và đề xuất một số giải pháp đồng bộ,
có tính khả thi trên các mặt: Đổi mới phương pháp chỉ đạo thanh tra đối với việcchấp hành pháp luật về ĐGQSDĐ của UBND cấp huyện; hoàn thiện tổ chức bộmáy, biên chế cơ quan thanh tra tỉnh; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chođội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; tăng cường thanh tra đối với UBND cáchuyện; tăng cường công khai và xử lý các kết luận thanh tra; xây dựng chuẩn mựcchung về công tác thanh tra và đề xuất một số kiến nghị đối với Trung ương vàUBND tỉnh Phú Thọ về thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấphành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của ủy ban nhân dân cấp huyện trongthời gian tới./
Trang 27NGUYỄN TRUNG THÀNH
THANH TRA CỦA THANH TRA TỈNH PHÚ THỌ ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS HỒ ĐÌNH BẢO
Hà Nội - 2020
Trang 28PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thanh tra là hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước, làmột khâu, là một giai đoạn của quản lý nhà nước Thanh tra gắn liền vớiquản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu và phục vụ mục tiêu quản lý nhànước Thực hiện có hiệu lực và hiệu quả công tác thanh tra sẽ góp phầnquan trọng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chínhnhà nước; bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chínhnhà nước Thực tiễn công tác thanh tra thời gian qua cho thấy, địaphương nào, ngành nào chú trọng đến công tác thanh tra thì địaphương đó, ngành đó thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, ít cókhiếu nại, tố cáo; ngược lại nơi nào không chú trọng đúng mức đếncông tác thanh tra, kiểm tra thì nơi đó không thực hiện tốt nhiệm vụchính trị của mình
Thanh tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhànước; phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiếnnghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòngngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức,
cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực,góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệlợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cánhân
Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất đainói riêng không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểmtra, giám sát là một khâu làm hoàn chỉnh quá trình quản lý của Nhà nước.Bên cạnh việc quản lý đất đai bằng các biện pháp hành chính, pháp luậtđất đai ngày càng chú trọng đến việc quản lý đất đai bằng các biên pháp
Trang 29kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất đai thông qua việcquy định giá đất và các vấn đề tài chính về đất đai, thực hiện việc đấu giáquyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất bên cạnh các hình thứcnhà nước cho thuê đất, giao đất… Trong đó, việc áp dụng rộng rãi cơchế đấu giá quyền sử dụng đất đã khắc phục tình trạng xin – cho, giảmthiểu tham nhũng, tiêu cực trong việc phân phối đất đai đảm bảo côngbằng, bình đẳng trong sử dụng đất, góp phần tăng nguồn thu từ đất đaicho ngân sách Nhà nước Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được, thựctiễn thi hành các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất trong thờigian qua đã gặp phải những vướng mắc, bộc lộ những bất cập và hạn chế.Thực trạng đó làm giảm hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, khiến mụcđích đúng đắn của chính sách pháp luật đấu giá quyền sử dụng đất khôngđạt được gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân vàgây thất thoát ngân sách nhà nước.
Qua thực tiễn cho thấy, vấn đề vi phạm pháp luật liên quan đấu giáquyền sử dụng đất ngày càng phức tạp, các sai phạm ngày càng nhiều và đadạng không chỉ bởi người dân mà còn cả các cơ quan quản lý nhà nước, cơquan quản lý đất đai Đặc biệt trong các năm gần đây, các sai phạm phápluật về đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố và các huyện trực thuộc tỉnhngày càng phức tạp, gây ồn ào trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến xã hộicần có sự vào cuộc của lực lượng thanh tra Cụ thể trong thời gian năm
2016, Đoàn Thanh tra liên ngành tỉnh Phú Thọ báo cáo kết quả thanh tra vềviệc thanh tra việc thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng; việc đấu giáquyền sử dụng đất thuộc dự án cơ sở hạ tầng hai bên đường Nguyễn TấtThành trên địa bàn phường Vân Cơ, Vân Phú, thành phố Việt Trì.Kết quả làtrong số 188 ô đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất, có 164 ô đất đưa ra đấugiá năm 2010 khi chưa bồi thường, giải phóng xong mặt bằng là chưa đúngqui định tại Điều 5, Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 củaThủ tướng Chính phủ; Điều 5, Quyết định số 877/2006/QĐ-UBND ngày
Trang 3029/3/2006 của UBND tỉnh Có 05 trường hợp là vợ, con của một số thànhviên Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất thành phố Việt Trì thuộc đốitượng không được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất (Phiên đấu giá ngày02/7/2010 và ngày 16/10/2010) theo quy định tại Điều 30, Nghị định số17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 quy định về bán đấu giá tài sản (Có hiệulực kể từ ngày 01/7/2010) Trong 53 trường hợp đã được cấp giấyCNQSDĐ có 29 trường hợp được cấp giấy CNQSDĐ khi chưa đủ điều kiện(chưa có mặt bằng và không có biên bản giao đất tại thực địa) là chưa đúngqui định tại Điều 13, Quyết định số 877/QĐ-UBND của UBND tỉnh Giábồi thường thực hiện theo mục đích sử dụng đất thu hồi là đất nông nghiệp,còn giá đất đấu giá là giá đất đã chuyển mục đích sử dụng thành đất ở vàphải đầu tư cơ sở hạ tầng trước khi giao đất Qua đó ta thấy công tác thanhtra đã góp phần không nhỏ vào việc phát hiện các sai phạm, các bấtthường trong sử dụng và quản lý đất đai, giúp điều chỉnh và xử lý kịp thờicác sai phạm đó.
Mặt khác, công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về đấu giáquyền sử dụng đất hiện nay trên địa tỉnh Phú Thọ chưa thực sự được đẩymạnh và chú trọng Cụ thể trong giai đoạn 2017-2019 trên địa bàn Tỉnhmới chỉ có hơn 10 cuộc thanh tra liên quan đến vấn đề này
Việc Thanh tra chấp hành pháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất tạiTỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ nhân lực còn hạn chế về
số lượng và chất lượng, trách nhiệm bị chồng chéo Các vi phạm pháp luậtdiễn ra phức tạp, công tác giải quyết các vấn đề tồn đọng còn gặp nhiều khókhăn do thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận bị giớihạn Vì vậy, công tác triển khai thanh tra còn chậm so với các sự vụ diễn ratrên địa bàn
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi lựa chọn đề tài luận văn
thạc sĩ “Thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp
Trang 31huyện”, với ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2 Tổng quan nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu thực tế và tra cứu tại các thư viện, cácwebsite cho thấy, trong thời gian gần đây ở Việt Nam cũng đã có một số
đề tài và bài viết nghiên cứu liên quan đến công tác thanh tra về việcchấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất Có thể nêu lên một sốcông trình chủ yếu sau đây
Nguyễn Vĩnh Diện (2006), Bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địabàn Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học đã phân tích một sốvấn đề lý luận về thi hành pháp luật về đấu giá QSDĐ; đánh giá thựctrạng thi hành pháp luật về đấu giá QSDĐ ở thành phố Hà Nội từ năm
1995 đến năm 2006; nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại, khókhăn và nguyên nhân của đấu giá QSDĐ ở Hà Nội, từ đó đưa ra nhữnggiải pháp trong đấu giá QSDĐ ở Hà Nội trong thời gian tới
Trang 32Cao Thi Thu Trang (2014), Thi hành pháp luật về đấu giá quyền
sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Luận văn Thạc sĩ Luật họctrường Đại học Quốc gia Quốc Gia Hà Nội Luận văn đã phân tích chỉ ranhưng mặt đạt được, những bất cập hạn chế trong công tác đấu giáquyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Trên cơ sở đó, đưa raquan điểm, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của phápluật về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng
Nguyễn Duy Đức (2015), Đánh giá công tác đấu giá quyền sửdụng đất thuộc khu nhà ở sinh thái Vít Cốp - xã Tiền Phong - huyện MêLinh tỉnh Vĩnh Phúc (hiện nay là huyện Mê Linh - thành phố Hà Nội.Luận văn Thạc sĩ Luật học trường Đại học Quốc gia Quốc Gia HàNội.Trên cơ sở lý luận về thị trường bất động sản, về ĐGQSDĐ, định giáđất, tác giả đã đánh giá kết quả, chỉ ra những hạn chế của công tácĐGQSDĐ thuộc dự án khu nhà sinh thái Vít Cốp, từ đó đưa ra một sốkiến nghị, đề xuất đối với công tác ĐGQSDĐ, đặc biệt là ĐGQSDĐ các
dự án trong giai đoạn hiện nay
Ngoài ra còn có một số công trình khoa học khác được công bốtrên các sách, báo, tạp chí và các trang website như: Tạp chí Thanh tra,thời báo tài chính Việt Nam cũng đã đề cập tới những vấn đề có liênquan tới thanh tra về lĩnh vực đất đai
Nhìn chung các công trình, đề tài nghiên cứu và văn bản trên
đã có đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu về công tác thanh tra, kiểmtra Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu khác nhau nên các công trìnhnghiên cứu trên chưa đề cập cụ thể đến thanh tra đối với việc chấp hànhpháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất Đề tài tôi lựa chọn mặc dù cótính kế thừa, nhưng nó cũng thể hiện các quan điểm nghiên cứu độc lập
Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện” là mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Trang 333 Mục tiêu nghiên cứu
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thanh tra của thanh tra tỉnh đối với
việc chấp hành pháp luật về ĐGQSDĐ của UBND cấp huyện
Trang 34- Phân tích được thực trạng thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọđối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất củaUBND cấp huyện giai đoạn , từ đó chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu vànguyên nhân của điểm yếu trong công tác này.
- Đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra của Thanh tratỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đấtcủa UBND cấp huyện
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:.
Thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành phápluật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việcchấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyệnđược nghiên cứu bao gồm: bộ máy thanh tra, nội dung thanh tra, hìnhthức, công cụ thanh tra và quy trình thanh tra
+ Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
+ Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từnăm 2017-2019; Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 05/2020;Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến năm 2025
Trang 355 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu
5.2 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về đấu giáquyền sử dụng đất, về thanh tra cũng như các công trình nghiên cứu cóliên quan nhằm xác định khung nghiên cứu về thanh tra của Thanh tratỉnh đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất củaUBND cấp huyện Phương pháp được sử dụng ở bước này là phươngpháp tổng hợp
Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp về kết quả thanh tra cũng nhưviệc thực hiện thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấphành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBND cấp huyện từcác báo cáo của Thanh tra tỉnh Phú Thọ Phương pháp sử dụng ở bướcnày là phương pháp thống kê
Các nhân tố ảnh hưởng
đến thanh tra của Thanh
tra tỉnh đối với việc chấp
hành pháp luật về đấu
giá quyền sử dụng đất
của UBND cấp huyện
- Nhân tố thuộc về thanh
- Bộ máy thanh tra
- Nội dung thanh tra
- Hình thức và công cụ thanh tra
- Quy trình thanh tra
Mục tiêu thanh tra củaThanh tra tỉnh đối với việcchấp hành pháp luật về đấugiá quyền sử dụng đất củaUBND cấp huyện
1 Kịp thời ngăn chặn, xử lýcác hành vi vi phạm phápluật về đấu giá quyền sửdụng đất của UBND cấphuyện
2 Tăng cường công tâcquản lý nhà nước về đấu giáquyền sử dụng đất trên địabàn tỉnh
3 Tham mưu để hoànthiện các quy định củapháp luật về đấu giáquyền sử dụng đất
Trang 36Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn sâu lãnhđạo Thanh tra tỉnh Phú Thọ, công chức của các phòng nghiệp vụ củaThanh tra tỉnh các cá nhân là đối tượng thanh tra về công tác thanh tracủa Thanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giáquyền sử dụng đất của UBND cấp huyện
Bước 4: Xử lý dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được tiến hànhphân tích và đánh giá thực trạng thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọ đốivới việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của UBNDcấp huyện Phương pháp được sử dụng ở bước này là thống kê, so sánh,phân tích và tổng hợp
Bước 5: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra củaThanh tra tỉnh Phú Thọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giáquyền sử dụng đất của UBND cấp huyện Phương pháp được sử dụng
ở bước này là phương pháp phân tích và tổng hợp
5.3 Phương pháp thu thập số liệu
5.3.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin số liệu liên quan, cụ thể là: Các công trìnhnghiên cứu, bài báo của các tác giả có liên quan đến công tác thanh tratrong lĩnh vực đấu giá quyền sử dụng đất; các báo cáo số liệu liên quanđến tình hình sử dụng đất
- Thu thập số liệu chi tiết về công tác thanh tra việc chấp hànhpháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất qua các Báo cáo kết quả thanhtra của Đoàn thanh tra, Kết luận thanh tra tại 13 huyện thành, thị trên địabàn tỉnh Phú Thọ
- Thu thập số liệu về công tác thanh tra nói chung, thanh tra côngtác quản lý đất đai, đấu giá quyền sử dụng đất nói riêng ở các địa phương
khác tại trang web của Thanh tra Chính phủ (thanhtra.gov.vn); thu thập thông tin về các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác thanh tra
việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất thông qua các
Trang 37Tạp chí Thanh tra, Báo thanh tra, Viện khoa học Thanh tra…
5.3.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra số liệu sơ cấp thông qua câu hỏi phỏng vấn sâu đối với :
01 Chánh Thanh tra tỉnh; 03 Phó Chánh thanh tra tỉnh và 10 đồng chí làtrưởng, phó phòng chuyên môn cơ quan thanh tra tỉnh và 05 Chủ tịch Ủyban nhân dân huyện là đối tượng thanh tra
Trang 386 Kết cấu của Luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh tra của Thanh tra tỉnh đối với việcchấp hành pháp luật về Đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấphuyện
Chương 2: Phân tích thực trạng thanh tra của Thanh tra tỉnh Phú Thọđối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy bannhân dân cấp huyện
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thanh tra của Thanh tra tỉnh PhúThọ đối với việc chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủyban nhân dân cấp huyện
Trang 39CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA CỦA THANH TRA TỈNH ĐỐI VỚI VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT
VỀ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1 Đấu giá quyền sử dụng đất và chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1.1.1 Đấu giá quyền sử dụng đất
Theo từ điển kinh tế học hiện đại xuất bản năm 1999: Đấu giá làmột thị trường, trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho hàng hóa chứkhông phải đơn thuần tra giá người bán; thị trường đấu giá là một thịtrường có tổ chức, tại đó giá cả được điều chỉnh liên tục theo biến đổicủa cung và cầu
Dưới góc độ của quan hệ pháp luật dân sự, Bán đấu giá có thểhiểu là hình thức bán đặc biệt để người mua tự trả giá, không thấp hơngiá trị thấp nhất do người bán quy định Ai trả giá cao nhất sẽ đượcmua Bán đấu giá có thể được thực hiện dưới hình thức tất cả ngườimua được trả giá một lần thông qua hình thức bỏ phiếu kín hoặc nhữngngười mua được phép trả nhiều lần công khai trong một khoảng thờigian xác định
Theo đó, ĐGQSDĐ được hiểu là hình thức mua bán công khai,được tổ chức chặt chẽ theo những hình thức mà pháp luật quy định, dongười bán đấu giá điều khiển nhằm bán được QSD đất với giá cao nhất
do người mua chấp nhận trên cơ sở cạnh tranh tự nguyện về giá cả;người mua được QSD đất là người trả giá cao nhất đối với QSD đấtmang bán đấu giá
1.1.2 Chấp hành pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất
Trang 40của UBND cấp huyện
Chấp hành pháp luật là Nhận lấy trách nhiệm để thực hànhnhững điều mà pháp luật quy định Chấp hành pháp luật là một hìnhthức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ dopháp luật quy định cho mình bằng hành động tích cực
Cấp huyện là cấp chính quyền được thành lập để thực hiện chứcnăng quản lý của nhà nước theo địa bàn Đối với THPL về ĐGQSDĐ,đây là một quá trình hoạt động với nhiều trình tự, thủ tục như xác địnhgiá khởi điểm, thông báo, niêm yết, nộp phí, nộp tiền đặt trước, tổ chứcđiều hành cuộc đấu giá, phê duyệt kết quả đấu giá Có nhiều chủ thểtham gia với những vị trí và vai trò khác nhau như cá nhân, tổ chức, hộgia đình có QSDĐ đưa ra đấu giá, Nhà nước với tư cách là cơ quan quản
lý về đấu giá và là chủ thể có quyền sở hữu đối với đất đai, các chủ thể tổchức điều hành đấu giá như doanh nghiệp bán đấu giá, Trung tâm dịch vụbán đấu giá tài sản và các chủ thể tham gia đấu giá nhằm mua đượcQSDĐ phục vụ cho nhu cầu của mình như các cá nhân, tổ chức có nhu cầu
Để THPL về ĐGQSDĐ các chủ thể đã căn cứ vào các quy định của phápluật có liên quan như pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật về dân sự, phápluật về đất đai và các quy định khác của pháp luật để tổ chức và điều hànhcuộc đấu giá Chẳng hạn Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản căn cứ vàoNghị định 17/2010/NĐ-CP và Quyết định 216/2005/QĐ-TTg để điều hànhcuộc ĐGQSDĐ, căn cứ vào kết quả cuộc đấu giá, Chủ tịch UBND cấp cóthẩm quyền phê duyệt kết quả cuộc đấu giá Hoặc một số cán bộ, công chứcđược Nhà nước trao thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để
tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quá trình tổ chứcĐGQSDĐ Những trình tự, thủ tục trong quá trình hoạt động của các chủthể nói trên được pháp luật quy định cụ thể, trong quá trình thực hiện cácchủ thể phải nghiêm túc thực hiện
Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm: Chấp hành pháp luật