ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

Một phần của tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẩn phẩm ở Công ty gốm xây dựng Tam Đảo , Vĩnh Phúc (Trang 31 - 35)

1. Nhận xét chung

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển Công ty gốm xây dựng Tam Đảo từ chỗ chỉ là một là một xí nghiệp nhỏ có cơ sở kỹ thật, vật chất nghèo nàn. Hiện nay Công ty không ngừng lớn mạnh, cùng với 352 cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý kinh tế giỏi, công ty đã đạt được những thành công lớn trong hoạt động xản suất kinh doanh. Công ty đã cung cấp cho thị trưòng những sản phẩm có giá trị kinh tế đặc biệt góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị trí của mình trong nghành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Được như vậy là do công ty không ngừng cải tiến về mọi mặt sản xuất, quản lý

kinh tế...qua thời gian thực tập tại công tygốm xây dựng Tam Đảo tôi đã học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Được công ty quan tâm, củng cố hoàn thiện, nó thực sự trở thành công cụ quản lí và hạch toán của doanh nghiệp. Sau đây là nhận xét của tôi về công tác tổ chức hạch toán kế toán của công ty.

2.Ưu điểm :

- Bộ máy kế toán của công ty được bố trí sắp xếp gọn nhẹ, phân công công việc hợp lí phù hợp với đặc điểm quản lí sản xuất và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hạch toán cũng như trình độ của mỗi cán bộ kế toán.

- Kế toán công ty đã sử dụng các chứng từ ban đầu, sổ chi tiết, bảng kê theo đúng quy định của hình thức kế toán nhật ký chứng từ. - Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của

công ty được thực hiện nghiêm túc và khẩn trương, sự luân chuyển, sổ sách, số liệu và công việc, kiểm tra đối chiếu diễn ra thường xuyên ăn khớp và nhịp nhàng.

- Các thông tin đem lại từ bộ phận kế toán thường kịp thời với yêu cầu quản lý và kiểm tra của nội bộ công ty cũng như các cơ quan tổ chức bên ngoài. Song bên cạnh những ưu điểm đó kế toán của công ty nói chung và kế toán chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm nói riêng vẫn còn một số vấn đề cần phải xem xét và hoàn thiện hơn nữa

3. Nhược điểm:

Thứ nhất: Việc hoạch toán kế toán chi phí sản xuất của công ty chưa theo đủ, đúng trình tự, làm tắt và bỏ qua một số bảng biểu như nhật ký chứng từ số 1, số 2 vì vậy công tác kiểm tra đối chiếu khi có sai sót sẽ gặp khó khăn.

Thứ hai: trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế công ty có phát sinh cáckhoản thiệt hại trong sản xuất ( chủ yếu là sản phẩm hỏng) hiện nay các khoản chi phí này chưa được hạch toán và phân bổ cho những đối tượng thích hợp việc ngừng sản xuất bất thường tại công ty chưa được theo dõi để có biện pháp xử lý, công ty cần chú ý quan tâm đến vấn đề này để tăng thêm độ chính xác cho gía thành sản phẩm.

Thứ ba: việc hạch toán công cụ lao động nhỏ TK 6272 trong “ bảng phân bổ nguyên vật liệu và CCDC” là chưa đúng tính chất, nội dung của đối tượng chịu chi phí.

Thứ tư: Hình thức trình bày cột ghi có TK334 trong bảng phân bổ tiền lương chưa rõ ràng và cụ thể ( chi tiết) các khoản cần phải bổ sung.

II. Một số kiến nghị đề xuất :

Qua nhận xét trên ta nhận thấy sơ bộ thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty. Bên cạnh những mặt tích cực trong quá trình hạch toán sẽ không tránh khỏi những mặt chưa hoàn toàn hợp lý và chưa thật tối ưu. thời gian thực tập tìm hiểu ở công ty vơí lý thuyết đã được học ở trường tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhỏ sau đây:

Ý kiến 1: Việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất (bao gồm những thiệt hại ngừng sản xuất và thiệt hại nsanư phẩm hỏng)

Trong quá trình SXKD của công ty có phát sinh những khoản thiệt hại trong sản xuất mà chủ yếu là sản phẩm hỏng không đủ tiêu chuẩn chất lượng, còn thiệt hại ngừng sản xuất tại công ty ít khi có tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Nếu công ty theo dõi và hạch toán chi tiết được các khoản này sẽ đảm bảo mặt hiệu quả cho chi phí phát sinh vì đánh giá thiệt hại sản phẩm hỏng sau một quá trình sản xuất, công ty có thể rút ra kinh nghiệm và đưa ra biện pháp khắc phục để giảm bớt thiệt hại sản phẩm hỏng, có thể là bảo dưỡng máy móc thiết bị, giám sát chặt chẽ khâu kĩ thuật trong quá trình sản xuất. Mặt khác nếu công ty hạch toán thiệt hại trong sản xuất sẽ đảm bảo tính chính xác trong việc tính giá thành sản phẩm sản xuất ra. Theo ý kiến của bản thân, đối với thiệt hại về sản phẩn hỏng, cuối kì thống kê phân xưởng phải kết hợp với các bộ phận kĩ thuật để xác định số lượng sản phẩm hỏng trong kì, từ đó căn cứ vào định mức và giá thực tế của từng yếu tố để tính chi phí thiệt hại phát sinh trong kì-phần này hạch toán như sau :

Nợ TK152-NL,vật liệu( phế liệu thu hồi) Nợ TK138(8)-phải thu khác

Nợ TK111-tiền mặt

Nợ TK821-chi phí bất thường(nếu tính vào C/chi phí bất thường) Có TK154-chi phí SXKDDD

Ýkiến 2: Trước đây trong” bảng phân bổ NVL và CCDC” hạch toán CCDC(TK153) vào TK6272 chi phí vật liệu như sau:

Nợ TK6272: 8.420.000 Có TK153: 8.420.000

ở phần nhận xét ta đã nói hạch toán như vậy là chưa đúng tính chất, nội dung của đối tượng chịu chi phí mà phải hạch toán vào TK6273 chi phí dụng cụ sản xuất như sau:

Có TK153: 8.420.000

Ýkiến 3 : Về hình thức trình bày cột ghi có TK334 trong ” bảng phân bổ tiền lương” theo tôi nên làm rõ ràng và cụ thể như sau:(biểu số 11).

KẾT LUẬN

Do hạn chế về vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế của người viết nên tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót và non nớt trong cách viết .Nhưng đây sẽ là một lần tập dượt và ôn lại nhưng kiến thức mà tôi đã được học ở trên lớp. Những đánh giá thực trạng cũng như những giải pháp đưa ra nhằm khắc phục công tác kế toán CPSXvà giá thành sản phẩm ở công ty gốm xây dựng Tam Đảo không tránh khỏi những non nớt và hời hợt trong suy nghĩ .Tuy nhiên , đây thực sự là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và hiệu quả của tôi. Từ những thiếu sót trong lần tập dượt lần này

tôi hy vọng sễ tự rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho những lần sau.

Một phần của tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẩn phẩm ở Công ty gốm xây dựng Tam Đảo , Vĩnh Phúc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w