SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT
Năm:…….. Chứng từ Diễn giải Số thuế đầu vào được khấu trừ Số thuế đầu ra Số thuế được giảm Số thuế phải nộp Số đã nộp Số còn phải nộp STT Ngày A B C 1 2 3 4 5 6 Cộng
SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT
Năm:…….. Chứng từ Diễn giải Số thuế phải nộp Số thuế được giảm Số thuế thực phải nộp Số đã nộp Số còn phải nộp STT Ngày A B C 1 2 3 4 5
Cộng
SỔ CHI TIẾT THUẾ GTGT
Năm:……..
Chứng từ Diễn giải Số tiền
Số liệu Ngày tháng Thuế GTGT được hoàn lại Thuế GTGT đã hoàn lại A B C 1 2 1. Số dư đầu kỳ x 2. Số phát sinh Cộng số phát sinh 3. Số dư cuối kỳ x PHẦN II: NHỮNG NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I. NHẬN XÉT:
Việc ban hành và thực thi thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu đã phần nào khắc phục được những nhược điểm của thuế doanh thu, kích thích sản xuất phát triển đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của nước ta phù hợp với sự phát triển của thị trường, đáp ứng được nhu cầu hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài cũng như của các nhà đầu tư trong nước, thúc đẩy công tác hạch toán kế toán chứng từ hoá đơn của các doanh nghiệp, nâng cao công tác quản lý thu thuế lâu dài và ngày càng tăng cho ngân sách nhà nước.
Sau gần 4 năm thực hiện thuế GTGT thay thế thuế doanh thu đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế – xã hội nước ta, đó là:
- Khuyến khích hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, kích thích phát triển hàng hoá xuất khẩu, giải quyết nhu cầu lao động càng tăng của xã hội.
- Thúc đẩy hoạt động đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ hiện đại.
- Thuế GTGT có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc đánh thuế vào hàng nhập khẩu. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh của các nhà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước, bảo hộ được thị trường tiêu thụ hàng hoá nội địa, kích thích sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới khi buộc phải cắt giảm thuế suất nhập khẩu, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường thực hiện công tác hạch toán kế toán.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tiêu cực trên, thuế GTGT phát sinh không ít những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế xã hội nước ta, đó là:
- Khi áp dụng thuế GTGT thì giá của hàng hoá, dịch vụ nhìn chung có xu hướng tăng lên. Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do sự không am hiểu hoặc cố tình không hiểu về thuế GTGT. Bởi lẽ, việc thực hiện thuế doanh thu trải quan một thời gian khá dài, đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Mặc dù, thuế doanh thu là một loại thuế gián thu song được tính chung vào trong giá bán hàng hoá, dịch vụ, cho nên người tiêu dùng khó nhận biết được chính mình là người chịu thuế, còn các doanh nghiệp bán hàng chỉ là người thu hộ thuế cho Nhà nước, mà họ luôn có cảm nhận đây là một khoản thuế đánh vào các doanh nghiệp. Do vậy, khi áp dụng thuế GTGT thay thế cho thuế doanh thu, mặc dù nó cũng là một loại thuế gián thu đánh vào người tiêu dùng, song cơ chế hạch toán thay đổi, có nghĩa là thuế GTGT được tách biệt ra khỏi giá bán hàng hoá, dịch vụ, điều này dẫn đến khi mua hàng người tiêu dùng thấy rõ khoản thuế mà mình phải nộp cho ngân sách nhà nước nên tâm lý chung họ cảm giác mình phải chịu thêm một loại thuế mới mà trước đây khi mua hàng tiêu dùng họ không chịu và đóng góp. Lợi dụng yếu tố này các doanh nghiệp đã nâng giá bán hàng hoá, dịch vụ lên để trục lợi. Điều này có
khả năng làm gia tăng lạm phát, thu hẹp thị trường tiêu dùng, hạn chế khả năng đầu tư vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Do đó, nguồn vốn đầu tư bị giảm sút làm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp do thiếu hụt vốn, quy mô của các doanh nghiệp bị thu hẹp làm cho cơ cấu nền kinh tế bị biến động, chuyển dịch mất cân đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế có khả năng suy giảm.
- Số thu thuế GTGT trong ngân sách nhà nước, so với doanh thu trước đây có khuynh hướng giảm. Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng cân đối ngân sách nhà nước vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.
- Tình trạng trốn thuế ngày càng trở nên phổ biến, nghiêm trọng và ngày càng tinh vi. Việc không ít đơn vị lập hai hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn, hợp đồng kinh tế: một để sử dụng nội bộ, một để kê khai thuế không còn là chuyện lạ, kinh doanh không giấy phép hoặc ngoài nội dung giấy phép, không kê khai doanh số phát sinh… cũng thường xuyên xảy ra. Việc xuất hiện các hoá đơn giá khống về tình trạng các doanh nghiệp khi mua hàng không có hoá đơn, đã mua hoá đơn ngoài, tự ý ghi số luôn, giá cả để tránh thuế đầu vào, đồng thời hợp thức hoá hàng hoá đầu vào để được khấu trừ thuế GTGT kết hợp với việc kìm hãm thuế GTGT đầu ra thấp hơn để không nộp thuế, không những thế có những trường hợp còn được hoàn lại thuế. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý của cán bộ thuế, làm đơn xin tạm ngưng kinh doanh, hoặc xin giải thể, dùng hoá đơn GTGT mua được bán cho các doanh nghiệp khác, thực chất vẫn hoạt động thông đồng với cán bộ để kinh doanh, trốn thuế.
Sở dĩ có những tác động tiêu cực là vì thuế GTGT là một loại thuế mới, xa lạ với dân chúng, rất phức tạp trong công tác quản lý thu nộp thuế. Cộng vào đó là chính sách thuế GTGT ở nước ta còn chứa đựng những quy định bất cập. Đó là việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (PPI) so với phương pháp trực tiếp (PPL) là cơ hội, mang tính ưu đãi và khuyến khích cho người nộp thuế hơn thể hiện qua Điều 9 luật thuế GTGT quy định về phương pháp tính thuế GTGT và điều 12 về đăng ký nộp thuế. Thế nhưng điều tưởng như rất hợp lý để làm hàm chứa một nghịch lý là: trong nhiều trường hợp người thực hiện luôn đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn và số sách kế toán lại phải nộp thuế cao hơn những người không thực hiện đủ. Điều này thể hiện như sau :
- Thuế GTGT 1 là số thuế GTGT phải nộp theo PP1 - Thuế GTGT 2 là số thuế GTGT phải nộp theo PP2 - Thuế GTGT là số thuế GTGT đã nộp đầu vào - Thuế GTGT là số thuế GTGT đã nộp đầu ra
- TSv là thuế suất GTGT đầu vào - TSr là thuế suất GTGT đầu ra
Để đơn giản, ta giả sử lượng hàng doanh nghiệp mua vào bằng lượng hàng bán ra trong kỳ, hoặc nguyên liệu mua vào trong kỳ dùng cho sản xuất hết và không tồn kho Giả sử nữa là tất cả các thương vụ mua vào bán ra đều được tính và nộp thuế GTGT đầy đủ – từ các giả định trên ta có các tính toán sau :
Thuế GTGT = Tổng giá mua x TSv Thuế GTGT = Tổng giá bán x TSr
Theo luật thì với PP1 ta có: TGTGT 1 = TGTGTr – TGTGTv = Tổng giá bán x TSr – Tổng giá mua x TSv
mà Tổng giá bán = Tổng giá mua + Tổng GTGT ( GTGT ) nên TGTGT1 = Tổng giá mua ( TSr – TSv ) + GTGT x TSr
TSr – TSv = ∆TS là chênh lệch thuế suất giữa đầu ra và đầu vào, viết lại ta có:
TGTGT 1 = Tổng giá mua x ATS + GTGT xTSr Với phương pháp 2 ta có :
TGTGT1 = TGTGT2 + Tổng giá mua x ∆TS
Trong các trường hợp sau, sự so sánh tương quan giữa hai phương pháp có sự khác biệt :
∆TS = 0 : không có sự chênh lệch giữa thuế suất đầu vào và đầu ra thì kết quả tính toán giữa 2 phương pháp là như nhau.
∆TS < 0 : Thuế suất đầu vào lớn hơn thuế suất đầu ra, doanh nghiệp được tính thuế theo PP1 lợi hơn PP2, phù hợp vói tinh thần của luật.
∆TS > 0 : Thuế suất đầu ra lớn hơn thuế suất đầu vào doanh nghiệp được tính thuế theo PP2 lợi hơn PP1, ngược với tinh thần của luật.
Theo biểu thuế GTGT hiện hành, thuế suất GTGT phần nguyên liệu cho sản xuất thường thấp như: phân bón, thuốc trừ sâu, sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chế biến, hải sản, thực phẩm, tươi sống… có mức thuế suát thấp cao hơn. Vì vậy nhiều trường hợp ∆TS > 0 và
tính thuế theo PP2 có lợi cho doanh nghiệp hơn PP1. Như vậy, những doanh nghiệp không đảm bảo chế độ sổ sách có lợi hơn những đơn vị chấp hành.