MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THUẾ GTGT:

Một phần của tài liệu Bàn về công tác quản lí và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 34)

THUẾ GTGT:

Để phát huy có hiệu quả tác dụng của thuế GTGT cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng trên cơ sở kết hợp với kinh nghiệm của các nước và kết quả triển khai luật thuế GTGT (1/1/1999).

1. Về thuế suất thuế GTGT:

Thuế suất là linh hồn của thuế, là yếu tố quan trọng nhất của một chính sách thuế. Quy định mức thuế suất hợp lí sẽ kích thích sản xuất phát triển tăng thu ngân sách nhà nước, tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Việc quy định số lượng các mức thuế suất nhiều hay ít, cao hay thấp có tính quyết định đến thành công hay thất bại của một chính sách thuế. Nếu số lượng các mức thuế suất quá nhiều sẽ làm cho chính sách thuế phức tạp khó quản lí, dễ bị vận dụng tuỳ tiện, dễ bị lợi dụng để lách thuế, trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước nhưng lại có ưu điểm thể hiện được khả năng điều tiết linh hoạt của Nhà nước. Trái lại, nếu số lượng các mức thuế suất quá ít, Nhà nước khó thực hiện được những chính sách xã hội dễ bị phản ứng, nhưng lại có ưu điểm dễ áp dụng hạn chế tình trạng thất thu thuế. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay để khắc phục những tác động không tốt đối với nền kinh tế – xã hội của thuế GTGT. Căn cứ vào kinh nghiệm của các nước: Pháp, Hungary, Singapore…. và thực tiễn nước ta thiết nghĩ chỉ nên quy định một mức thuế suất chung chung nhất áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Tuy nhiên để giảm số lượng thuế suất xuống còn 2 mức thì phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Một là: Xác định mức thuế suất phải đảm bảo không làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của ngân sách nhà nước, đồng thời phải nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Hai là: Mức thuế suất phải bảo hộ được sản xuất trong nước do phải giảm thuế nhập khẩu vào năm 2006 theo hiệp định AFTA.

- Ba là: Mức thuế suất phải đảm bảo công bằng quyền lợi và nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp, đảm bảo ổn định thị trường trong nước, không có tác động lớn về giá cả và không ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhân dân.

Theo quy định của chính sách thuế GTGT ở nước ta hiện nay có 2 phương pháp tính thuế GTGT. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nền kinh tế phát triển chưa cao. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa, nhỏ chưa thực hiện chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn còn nhiều không đáp ứng được yêu cầu tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thì việc áp dụng đồng thời 2 phương pháp tính thuế GTGT là cần thiết. Song, trên thực tế khi triển khai thực hiện luật thuế GTGT cho thấy sự tồn tại 2 phương pháp tính thuế GTGT là bất cập. Vậy tôi kiến nghị chính sách thuế GTGT ở nước ta chỉ nên quy định một phương pháp tính thuế duy nhất, đó là phương pháp khấu trừ.

3. Về tổ chức thực hiện thuế GTGT:

Để chính sách thuế GTGT thực sự đi vào đời sống kinh tế – xã hội một cách hữu hiệu, trong công tác thuế cần thực hiện đồng bộ và nghiêm túc các biện pháp sau:

- Chú trọng thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thuế và trang bị phương tiện hiện đại cần thiết đáp ứng yêu cầu của công tác quản lí thu thuế GTGT. Đây là khâu quan trọng quyết định tính thực thi, tính hiệu quả của chính sách thuế GTGT, bởi việc quản lí thu thuế GTGT rất phức tạp nên nếu trình độ nghiệp vụ chuyên môn chỉ cán bộ thuế hay phương tiện quản lí lạc hậu sẽ không thể quản lí tốt thuế GTGT làm gia tăng hiện tượng trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, nếu thuế GTGT được quản lí tốt sẽ có tác dụng thúc động thực hiện nghiêm túc công tác sổ sách, chứng từ hóa đơn, giúp khắc phục được tình trạng thất thu thuế.

- Đẩy mạnh hơn công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế GTGT đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội để mọi người hiểu rõ bản chất và nắm được ưu điểm của thuế GTGT, tránh những hiểu lầm, nhận thức không đúng, gây ngộ nhận do không hiểu biết về thuế GTGT tạo nên khe hở cho kẻ khác lợi dụng, gây bất an cho nhân dân, qua đó khuyến khích mọi người an tâm đầu tư vốn để giúp nền kinh tế có thêm lượng vốn cần thiết cho nhu cầu phát triển.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế, thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các biện pháp kinh tế, nghiệp vụ và hành chính trong công tác hành thu thuế GTGT nhằm ngăn chạn, hạn chế tình trạng hoá đơn chứng từ, hợp đồng giả, khống, thiếu độ tin cậy để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước, thị trường biến động, cơ cấu lao động xã hội bị xáo trộn.

Kết luận

Thuế GTGT là một loại thuế quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách nhà nước. Thuế GTGT đã khắc phục được một số nhược điểm của thuế doanh thu, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, đặc biệt là khuyến khích đẩy mạnh đối với xuất khẩu, trên cơ sở qui mô sản xuất ngày càng tăng trưởng mà dẫn đến hiệu quả tích cực là tăng thu ngân sách nhà nước.

Thuế GTGT ra đời đã góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, luật thuế này còn rất mới mẻ và còn nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Trong phạm vi tiểu luận này, tôi đã nêu ra một số thực trạng và giải pháp nhằm để hoàn thiện hơn công tác thuế, góp phần đảm bảo và tăng cường cho ngân sách nhà nước.

Với kiến thức cơ bản đã được học và với tài liệu tham khảo, tôi hi vọng bài viết này sẽ đem đến cho người đọc hiểu rõ thêm về thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy tôi mong được nhận được sự góp ý của thầy, cô và các bạn.

Tài liệu tham khảo

1. Kế toán tài chính

- Nguyễn Văn Công -

2. Thuế GTGT và mô hình áp dụng tại Việt Nam - Nguyễn Xuân Nhật -

3. Thông tư “ Hướng dẫn thi hành ” NĐ số 79/2000/ NĐ - CP ngày 29/2/2000

4. Giáo trình thuế Nhà nước

- Trần Quỳnh Châu - 5. Kinh tế phát triển

6. Thông tư số 185/1998/ TT – BTC

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I : NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ GTGT 2

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bàn về công tác quản lí và tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 34)