1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội

62 815 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 502 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội

Trang 1

Danh mục bảng biểu và các ký hiệu viết tắt

* Các ký hiệu viết tắt trong chuyên đề :

DA Dự án

TĐ: Thẩm định

ĐT: Đầu t

* Danh mục bảng biểu :

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng thông mại cổ phần Bắc á chi nhánh Hà Nội từ năm 2001 - 2004 trang 34.Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Bắc á - chi nhánh Hà Nội từ năm

2002 - 2004 trang 36.Bảng 3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cổ phần Bắc á - chi nhánh Hà Nội trang 37

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Có một nhà kinh tế học đã nói rằng : “ Nếu đầu tư - bạn có ít nhất 50% cơhội thành công, không đầu tư - không bao giờ bạn có cơ hội thành công ” Nóinhư vậy nhà kinh tế muốn nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của côngcuộc đầu tư Đặc biệt, trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nền kinh tế thế giớiđang có những chuyển biến mạnh mẽ, các nguồn lực chủ yếu tập trung vào cáchoạt động đầu tư nhất là đầu tư trung và dài hạn dưới các hình thức dự án

Có thể nói, đầu tư theo các dự án là một trong những phương thức “bỏ vốn”được đánh giá có chất lượng nhất mà các nhà đầu tư trên thế giới đã tổng kết vàđược coi là cách thức chủ yếu khi quyết định đầu tư đối với mọi công trình Tuynhiên, việc đầu tư chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi có sự đánh giá (thẩm định)chính xác các khía cạnh của dự án Nhưng thẩm định như thế nào, bằng phươngpháp nào và dựa theo những tiêu thức nào là tốt nhất, hợp lý nhất, nhìn nhậnchính xác chất lượng của dự án đầu tư lại là một vấn đề không đơn giản Bởi vậynghiên cứu về thẩm định dự án đầu tư luôn thu hút sự quan tâm không những củacác nhà đầu tư, các chủ dự án mà đó còn là vấn đề của các nhà tài trợ, các ngânhàng, các tổ chức tín dụng …Thực tiễn tại Việt Nam hiện nay, hàng loạt các dự

án đầu tư được hình thành trong khi các nguồn lực của nền kinh tế còn nhiều hạnhẹp, để lựa chọn được những dự án đầu tư phù hợp có chất lượng thì vấn đềthẩm định dự án đầu tư lại càng là một vấn đề cấp thiết

Ý thức được điều đó cùng với những bài học thực tiễn rút ra trong thời gian thựctập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội, em xin mạnh

dạn chọn đề tài : “Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự

án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội.” với

mục đích được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển chung của chinhánh

Đối tượng nghiên cứu và phân tích là những số liệu thống kê về hoạt độngkinh doanh, các dự án đầu tư tại chi nhánh trong những năm gần đây Căn cứ vàonhững thống kê này để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu đồng thời đưa ra hướng giảiquyết tốt nhất Hy vọng rằng chuyên đề này sẽ có ý nghĩa không chỉ với chi

Trang 3

nhánh mà còn góp phần vào sự phát triển chung của công tác thẩm định dự ánđầu tư cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương :

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư

trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao

công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chinhánh Hà Nội

Để có được thành quả này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoaNgân hàng trường Học Viện Ngân Hàng, các cô chú, các anh chị tại Ngân hàngBắc Á -Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá thực tập này Đặc biệt, em xinbày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - thạc sĩ Lê Kim Thạch, người đã cungcấp cho em nhiều tài liệu quý giá và cô giáo - thạc sĩ Vũ Thanh Hà người đãhướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này

Với kinh nghiệm thực tế ít ỏi và vốn kiến thức còn hạn hẹp của mình, em rấtmong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 6

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ TĐDAĐT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Tổng quan về dự án đầu tư 6

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 6

1.1.2 Nội dung của một dự án đầu tư 8

1.1.2.1.Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư 8

1.1.2.2 Nghiên cứu về phương diện thị trường 9

1.1.2.3.Nghiên cứu phương diện kỹ thuật-công nghệ của dự án 10

1.1.2.4.Nghiên cứu phương diện quản trị nhân lực của dự án 11

1.1.2.5.Nghiên cứu phương diện tài chính của dự án 12

1.1.2.6.Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của dự án 13

1.1.3.Vai trò của dự án đầu tư 13

1.2.Một số vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư 14

1.2.1.Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 14

1.2.3.Nội dung thẩm định dự án đầu tư 16

1.2.3.2 Thẩm định về phương diện thị trường của dự án 17

1.2.3.3 Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án 17

1.2.3.4 Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án 18

1.2.3.5 Thẩm định phương diện tài chính của dự án 18

1.2.3.6.Thẩm định phương diện kinh tế- xã hội của dự án 25

1.2.3.7 Đánh giá kết luận chung về dự án 26

1.2.4 Sự cần thiết hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án ĐT 27

1.2.4.1 Quan niệm về thẩm định và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 27

CHƯƠNG 2 32

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TĐDAĐT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 32

2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á -chi nhánh Hà Nội 32

2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển của Ngân hàng cổ phần Bắc Á - Hà Nội 32

2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cổ phần Bắc Á - chi nhánh Hà Nội 33

2.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á -chi nhánh Hà Nội 39

Trang 5

2.2.1 Quy trỡnh thẩm định dự ỏn đầu tư tại Ngõn hàng cổ phần Bắc Á-chi

nhỏnh Hà Nội 39

2.2.2 Minh họa cụ thể về công tác thẩm định dự án đầu t tại Ngân h ng cổ àng cổ phần Bắc Á chi nhánh H Nội.àng cổ .42

2.3 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu t tại Ngân h ng cổ phần Bắc Á - àng cổ chi nhánh H Nội.àng cổ .48

2.3.1 Những kết quả đạt đợc 48

2.3.2 Những mặt hạn chế: 49

2.3.3 Nguyên nhân 50

CHƯƠNG 3 53

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CễNG TÁC TĐDAĐT TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN BẮC Á CHI NHÁNH HÀ NỘI 53

3.1 Những định hớng của Ngân h ng cổ phần Bắc Á - chi nhánh H Nội trongàng cổ àng cổ công tác thẩm định DAĐT thời gian tới 53

3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lợng công tác thẩm định dự án đầu t tại Ngân h ng cổ phần Bắc Á - chi nhánh H Nội.àng cổ àng cổ .54

3.2.1 Nhóm giải pháp về nội dung và phơng pháp thẩm định 54

3.2.2 Nhóm giải pháp về chính sách nhân sự 56

3.2.3 Nhóm giải pháp về trang thiết bị, thông tin 57

3.2.4 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý điều hành 58

3.2.5 Giải phỏp ứng dụng Marketing Ngõn hàng 58

3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp đề ra 59

KẾT LUẬN 62

Trang 6

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ TĐDAĐT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới và Việt Nam trong những thập niên gầnđây đã khẳng định vai trò của ĐT đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nóichung và từng doanh nghiệp nói riêng Đầu tư cho tương lai đóng vai trò thenchốt, quyết định vận hội kinh tế của các quốc gia, sự tồn tại và phát triển của cácdoanh nghiệp Thực tiễn đã chứng minh rằng, muốn tối đa hoá hiệu quả của ĐTthì trước khi ra quyết định ĐT nhất thiết phải có DAĐT Nói khác đi, ĐT phảiđựơc tiến hành trên cơ sở các DA được soạn thảo và xem xét một cách kỹ lưỡng

Vì vậy, ĐT theo DA trở thành xu thế phổ biến trong nền kinh tế thị trường Tuynhiên, hiện nay có khá nhiều quan niệm khác nhau về DAĐT (Investmentproject) Dự án đầu tư được xem xét dưới nhiều giác độ khác nhau Theo thờigian, quan niệm về DAĐT ngày càng được hoàn thiện và phát triển

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì: “DAĐT là một tập hợpcác hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sởcác nguồn lực nhất định ”

Ngân hàng thế giới (World Bank) thì cho rằng: “ DAĐT là tổng thể cácchính sách, hoạt động và chi phí liên quan đến nhau được hoạch định nhằm đạtđược những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định ”

Theo nghị định số 88/CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ thì: “ DA là tậphợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hoặcyêu cầu nào đó ”

Dưới giác độ ngân hàng, quyết định sửa đổi và bổ sung quy định 127 củaThống đốc ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ ra rằng: ” DAĐT,phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc DAĐT, phản ánh phục vụ đờisống mà khách hàng gửi đến tổ chức tín dụng là một tập hợp những đề xuất,

Trang 7

trong đó có nhu cầu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn và cách thức trả nợ vaytrong một khoảng thời gian xác định ”

Cho dù đựơc xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì các DAĐT cũng bao gồmcác thành phần chính sau :

- Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện DAĐT Những mục tiêu nàycần được biểu hiện bằng kết quả cụ thể như tạo nguồn thu cho ngân sách, giảiquyết việc làm cho người lao động, mang lại lợi nhuận cho chủ ĐT …

- Các hoạt động của DA phải cụ thể, có hệ thống và kế hoạch

- Thời gian và các nguồn lực cần thiết cho DA Tổng hợp các nguồn lựcnày chính là vốn ĐT cần cho DA Mỗi DA bao giờ cũng được xây dựng và thựchiện trong một sự giới hạn về thời gian và nguồn lực nhất định vì vậy, không thể

có những DA phải “thực hiện với bất kỳ giá nào”

DAĐT được xây dựng và phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai đoạnkhác nhau Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa có mối quan hệđộc lập tương đối với nhau tạo thành chu trình DA Đối với chủ ĐT và nhà tàitrợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn của chu trình DA là rất quan trọng Dướiđây là một cách phân loại chu trình của DA phổ biến nhất và được nhiều ngườiquan tâm

Sơ đồ chu trình dự án đầu tư:

quả

-Sử dụng chưa hết công suất-Sử dụng công suất ở mức cao nhất-Công suất giảm dần và thanh lý

Trang 8

1.1.2 Nội dung của một dự án đầu tư

1.1.2.1.Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư

Ta đã biết, DAĐT là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một côngcuộc ĐT sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, làm tiền đề cho các quyết định

ĐT và hoạt động tài trợ Tuỳ theo từng DA cụ thể để nghiên cứu, xác định những

cơ sở về sự cần thiết phải tiến hành ĐT theo DA đó Tuy nhiên, do hoạt động ĐTmang tính phức tạp, có liên quan, ảnh hưởng và chịu sự chi phối của rất nhiềuyếu tố, trong đó đặc biệt là tình hình kinh tế của mỗi vùng, mỗi khu vực và mỗiquốc gia Vì vậy, có thể nói rằng, tình hình kinh tế tổng quát là cơ sở chủ yếunhất để nghiên cứu sự cần thiết phải thực hiện các DAĐT Khi nghiên cứu tìnhhình kinh tế tổng quát có liên quan đến DAĐT ta cần xem xét các khía cạnh sauchủ yếu sau :

- Thực trạng điều kiện tự nhiên vùng DA : tức là đi xem xét và phân tích

vị trí, đặc điểm tự nhiên của vùng DA Đồng thời, nhìn nhận và đánh giá đượccác điểm chung và cá biệt của điều kiện tự nhiên, qua đó thấy được những thuậnlợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với DA

- Thực trạng lao động và dân số vùng DA và vùng phụ cận : đây là yếu tố

có liên quan, ảnh hưởng đến nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, dịch

vụ do DA tạo ra, đồng thời tác động đến nguồn lao động cung cấp cho DA

- Thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế trong vùng DA : được phảnánh qua hàng loạt các thông số và chỉ tiêu đặc trưng như : quy mô của sản xuất,cấu trúc các ngành nghề kinh tế -kỹ thuật trong vùng DA, các chỉ số phát triểnkinh tế trong vùng …Nắm rõ thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế vùng, từ

đó giúp khẳng định về mục tiêu, quy mô sản xuất của DA, đồng thời tìm khảnăng cung ứng nguồn lực cho thực hiện DA và phạm vi giới hạn của DA

- Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội vùng DA và vùng phụ cận : phântích các yếu tố này để tìm ra sự đồng nhất giữa mục tiêu DA và mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội –kinh tế vùng Sự đồng nhất nêu trên tạo ra cho DA tiến hànhđược thuận lợi vì đi đúng mục tiêu chung và do đó được đón nhận các điều kiệnthực hiện DA từ các thể chế, chính sách, các quy định của Nhà nước, của ngành

và địa phương trong việc huy động về nguồn lực

Trang 9

- Cập nhật các cơ chế, chính sách mới về phát triển kinh tế - xã hội nóichung : sự phát triển kinh tế - xã hội luôn diễn ra sôi động và đa dạng, có lúctheo một quy luật, có lúc không, có lúc nằm trong dự kiến của nhà quản lý, cólúc vượt ra ngoài tạo ra những sự kiện có thể là cơ hội cho nhà ĐT nhưng cũng

có thể là rủi ro mà nhà ĐT phải hứmg chịu và đối phó Vì thế, các chính sách,chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước, ngành, địa phương cầnphải được tiếp cận và cập nhật như: các luật lệ liên quan đến ĐT, các luật vềthuế, thương mại, các quy định về tài chính…

- Các khía cạnh kinh tế đối ngoại: đây là các yếu tố liên quan về khía cạnh

cơ hội hoặc hạn chế liên quan đến việc cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.Cần chú ý đặc biệt đến quan hệ đa phương - “kinh tế mở” hiện nay và coi trọngnhân tố thị trường và cạnh tranh

Trên đây là những yếu tố cơ bản tác động đến DAĐT Nghiên cứu các vấn

đề trên sẽ giúp tìm ra câu trả lời vì sao phải thực hiện DAĐT Để nghiên cứu cácvấn đề trên cần sử dụng nhiều nguồn số liệu thông tin Có thể thu thập các sốliệu thông tin đó trong các “Niên giám thống kê” của Trung Ương và của cáctỉnh, các báo cáo hàng năm của các bộ, ngành, địa phương về kinh tế và sản xuất,các thông tin đại chúng qua báo, đài, truyền hình, hệ thống thông tin quản lý(Management Information System- MIS) qua mạng Internet…

1.1.2.2 Nghiên cứu về phương diện thị trường

Thị trường là đối tượng trực tiếp của sản xuất - là một trong các nhân tốquyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của DA Vì vậy, việc nghiên cứu

và phân tích thị trường là một khâu quan trọng trong việc xây dựng DA nóichung Mục đích chủ yếu của phân tích thị trường là nhằm:

- Giúp phát hiện ra quan hệ cung cầu, về khả năng cung ứng nguyên liệu

vµ tiêu thụ sản phẩm của DA trong quá khứ, hiện tại và tương lai

- Tìm ra các giải pháp về cung ứng nguyên liệu cũng như tiêu thụ sảnphẩm

- Tìm ra các giải pháp cạnh tranh thị trường sản phẩm của DA: về chấtlượng sản phẩm, thị hiếu, giá cả, đặc thù sản phẩm …

Trang 10

- Xây dựng được các biện pháp khuyến thi và tiếp thị cần thiết giúp choviệc tiêu thụ sản phẩm của DA

Tóm lại: phân tích sản phẩm và thị trường cho ta kết quả có nên ĐT haykhông? Nếu ĐT thì nên ĐT vào sản phẩm nào và điều kiện nào về sản phẩm vàthị trường để ĐT có hiệu quả nhất ?Nội dung chủ yếu của phân tích sản phẩm vàthị trường bao gồm:

- Đánh giá nhu cầu thị trường hiện tại: tức là xem xét vấn đề tiêu thụ sảnphẩm, sự chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường hiện tại

- Đánh giá và dự báo nhu cầu thị trường tương lai: là việc xem xét toàndiện khả năng tiêu thụ sản phẩm trong tương lai về: số lượng, loại hình thị hiếu,tính ổn định về sức mua, xu hướng giá cả, đối thủ cạnh tranh…

- Xem xét sự tiêu thụ sản phẩm cạnh tranh

1.1.2.3.Nghiên cứu phương diện kỹ thuật-công nghệ của dự án

Kỹ thuật- công nghệ là những yếu tố đặc trưng của một DA công nghiệp nóichung, là một khâu nguồn lực đầu vào tối quan trọng của DA Kỹ thuật và côngnghệ được trang bị tốt và tổ chức tốt sẽ là cơ sở thành công của DA Vì vậy,phân tích kỹ thuật-công nghệ là một trong những yêu cầu quan trọng của quản lýDAĐT nói chung và là một trong những tiền đề quan trọng cho việc phân tích vềmặt kinh tế -tài chính của DA Không có số liệu của phân tích kỹ thuật thì khôngthể phân tích về mặt kinh tế tài chính Quyết định đúng đắn trong thẩm định kỹthuật –công nghệ có tác dụng to lớn trong việc tiết kiệm các nguồn lực và tranhthủ được các cơ hội để tăng thêm nguồn lực

Mục đích chính của việc nghiên cứu kỹ thuật công nghệ của DA là đánh giáđược nhu cầu về mặt kỹ thuật -công nghệ được sử dụng cho DAĐT, tìm ranhững dấu hiệu thuận lợi để khai thác tối đa hoặc dấu hiệu không thuận lợi vềmặt kỹ thuật -công nghệ để cho phép loại trừ ngay từ đầu, giảm thiểu các tổn thấttrong thực hiện các DA Đồng thời tìm ra những khâu quan trọng về trang bị kỹthuật công nghệ để đưa ra những giải pháp kỹ thuật-công nghệ phù hợp, nhằm cóđịnh hướng ĐT đúng đắn và có hiệu quả nhất

Trang 11

Tuỳ thuộc vào từng loại DA cụ thể mà nội dung nghiên cứu kỹ thuật-côngnghệ có nội dung và mức độ phức tạp khác nhau Tuy nhiên, những nội dung cơbản cần tập trung nghiên cứu bao gồm các vấn đề chính sau:

- Phân tích quan hệ của kỹ thuật -công nghệ với sản phẩm DA

- Lựa chọn hình thức ĐT

- Xác định công suất của DA

- Lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất sẽ sử dụng trong DA

- Xem xét sử dụng nguồn lực đầu vào

- Lựa chọn và xác định số lượng máy móc thiết bị

- Xác định nguyên vật liệu đầu vào

- Xem xét cơ sở hạ tầng liên quan DA

- Xem xét khía cạnh vị trí, địa điểm DA

- Xem xét khía cạnh môi trường và xử lý thải

1.1.2.4.Nghiên cứu phương diện quản trị nhân lực của dự án

Tổ chức quản trị DA hình thành dần dần trong suốt quá trình hình thành

DA, từ khi bắt đầu nhận dạng DA Trong suốt quá trình soạn thảo, triển khaithực hiện DA vẫn còn nhiều khả năng phải thay đổi tổ chức, nhân sự cho phùhợp với tình hình thực tế, nhất là đối với DA có thời hạn ĐT kéo dài Vì vậy,nghiên cứu tổ chức quản trị nhân lực cho DA bao gồm nghiên cứu sơ đồ tổ chức

bộ máy, phân rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các cấp lãnh đạo điềuhành, thực hiện, bố trí và đạo tạo cán bộ công nhân Sức mạnh của tổ chức bộmáy phụ thuộc rất nhiều vào những con người cụ thể đảm trách các chức vụtrong bộ máy đó Bố trí mô hình tổ chức bộ máy là cơ sở để xác định số lượng vàchất lượng cán bộ, công nhân, từ đó tính toán tổng quỹ tiền lương Vì vậy cầnphân tích, xác định một cách cụ thể số lượng lao động cho DA Mặt khác, cầnnghiên cứu kỹ thị trường lao động, gắn nhu cầu kỹ thuật và quản lý của DA chophù hợp với khả năng về nguồn nhân lực được cung cấp cho DA Nếu hai vấn đềnày không hoà hợp được với nhau thì DA không nên thực hiện Bên cạnh đó,phân tích đánh giá về quản trị nhân lực của DA cần phải xem xét, dự kiến kếhoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động làm việc trong DA Đốivới vấn đề sử dụng các chuyên gia, cần tuân thủ các nguyên tắc : chỉ sử dụng các

Trang 12

chuyên gia nước ngoài ở những khâu, công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao màlao động trong nước không đảm đương nổi.

1.1.2.5.Nghiên cứu phương diện tài chính của dự án

Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn, nên quyết định ĐT trước hết và thườngxuyên là quyết định tài chính Tức là xem xét khả năng và hiệu quả sử dụng tàichính trong việc thực hiện DAĐT Nếu DA có thể khả thi ở một số phương diệnnhưng không khả thi ở phương diện tài chính thì sẽ không thể thực hiện trên thực

tế Điều đó khẳng định tầm quan trọng của việc TĐ, đánh giá về phương diện tàichính của DA

Mục đích chủ yếu của việc TĐ, đánh giá về mặt tài chính của DAĐT lànhằm: kiểm tra nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thựchiện có hiệu quả các DAĐT, đồng thời kiểm tra tình hình kết quả và hiệu quảhoạt động của DA để đánh giá khả năng sinh lời của vốn ĐT, thời gian hoàn vốn,

độ rủi ro của DA …Để đạt được mục tiêu nêu trên cần tiến hành TĐ phươngdiện tài chính thông qua các nội dung chủ yếu sau:

- Xác định tổng vốn ĐT và nguồn vốn, bao gồm: vốn ĐT hình thành tài sản

cố định, tài sản lưu động …Đặc biệt, thời điểm tài trợ của nguồn vốn cần đượcđảm bảo để việc thực hiện DA diễn ra theo đúng kế hoạch đã định Nếu nguồncung ứng chậm có thể sẽ làm cho quá trình thực hiện ĐT bị ngưng trệ Ngượclại, sẽ gây ra lãng phí ứ đọng vốn

- Nghiên cứu giá thành sản phẩm DA: đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp,phản ánh tình hình sản xuất-kinh doanh của DA và cũng là chỉ tiêu gốc để tínhtoán các chỉ tiêu khác

- Nghiên cứu doanh thu của DA: đây là một trong những cơ sở quan trọng

để xác định kết quả tài chính (lãi-lỗ) của DA Thông thường DA bao gồm cácloại doanh thu như: doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chính, sảnphẩm phụ; doanh thu từ việc thực hiện các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài;doanh thu từ bán phế liệu, thanh lý tài sản cố định; doanh thu khác …

- Lập bảng cân đối tài chính theo thời gian: trên cơ sở nghiên cứu chi phíđầu tư và doanh thu DA, cần lập bảng cân đối tài chính theo thời gian làm cơ sởcho việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả DA về mặt tài chính

Trang 13

- Nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu của DA, bao gồm: tổnghiện giá lợi nhuận thuần - NPV; tỷ lệ thu hồi nội bộ - IRR; thời gian hoàn vốn;điểm hoà vốn; độ nhạy DA …

1.1.2.6.Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của dự án

Hiệu quả của một DA được phản ánh qua hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả củachúng, bao gồm: hiệu quả về mặt kinh tế tài chính và hiệu quả về kinh tế xã hội

do DA mang lại Xem xét lợi ích về mặt tài chính là đứng trên quan điểm củanhà ĐT (tầm vi mô), còn xem xét lợi ích kinh tế xã hội là đứng trên quan điểmcủa toàn xã hội (tầm vĩ mô) Mục tiêu chính của nhà ĐT là tối đa hoá lợi nhuận,còn mục tiêu chính của xã hội là tối đa hoá phúc lợi xã hội Nghiên cứu kinh tế

xã hội của DAĐT không thể tách rời nghiên cứu tài chính Do đó, nghiên cứu tàichính phải tiến hành trước, làm cơ sở cho nghiên cứu kinh tế xã hội

Thông thường, hiệu quả kinh tế xã hội của DA được đánh giá bằng hệ thốngcác chỉ tiêu đặc trưng về mặt kinh tế xã hội của DA đó, bao gồm:

- Gia tăng thu nhập quốc dân, nâng cao mức sống dân cư

- Tăng thu ngoại tệ, tiết kiệm ngoại tệ

- Tạo việc làm mới cho cộng đồng

- Đào tạo tay nghề mới, nâng cao học vấn dân trí

- Góp phần cải thiện điều kiện môi trường

1.1.3.Vai trò của dự án đầu tư

Dự án đầu tư là tài liệu được tính toán và phân tích đánh giá một cách toàndiện và có hệ thống về kinh tế - kỹ thuật - tài chính - môi trường …cho mục đích

ĐT Vì vậy, DAĐT là nền tảng để tiến hành việc ĐT một cách có căn cứ khoahọc, có bài bản và đảm bảo tính pháp lý của việc ĐT Hay nói một cách khác,DAĐT là cơ sở đem lại cho công cuộc ĐT kết quả như mong muốn Nó tạo cơ sởvật chất kỹ thuật, nguồn lực mới và là một phương tiện chuyển dịch và phát triển

cơ cấu kinh tế, giải quyết mối quan hệ cung cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thịtrường, cân đối mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội, góp phầnkhông ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân, cảitiến bộ mặt kinh tế xã hội Từ đó ta có thể thấy, DAĐT có vai trò vô cùng to lớn

và được thể hiện cụ thể như sau:

Trang 14

- Đối với chủ đầu tư: DA là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư.

DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ

về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý…Do đó, chủ ĐT sẽyên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện DA vì có khả năng mang lại lợinhuận cao và ít rủi ro Mặt khác, vốn ĐT của một DA thường rất lớn, chính vìvậy ngoài phần vốn tự có, các nhà ĐT còn cần đến phần vốn vay Ngân hàng.DAĐT là một phương tiện rất quan trọng giúp chủ ĐT thuyết phục Ngân hànghoặc các tổ chức tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn DAĐT cũng là cơ sở đểchủ ĐT xây dựng kế hoạch ĐT, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện

ĐT Bên cạnh đó DA còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồnđọng vướng mắc trong quá trình thực hiện ĐT, khai thác công trình

- Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét,

phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép ĐT Vốn ngân sách Nhà nước sử dụng để

ĐT phát triển theo kế hoạch thông qua các DA, các công trình, kết cấu hạ tầngkinh tế -xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, các DAĐT quantrọng của quốc gia trong từng thời kỳ…DA sẽ đươc phê duyệt, cấp giấy phép ĐTkhi mục tiêu của DA phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hộicủa đất nước, khi hoạt động của các DA không gây ảnh hưởng đến môi trường

và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội Mặt khác, nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranhchấp giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện thì DA là một trong những

cơ sở pháp lý để giải quyết

- Đối với các nhà tài trợ: Khi tiếp nhận DA xin tài trợ vốn của chủ ĐT thì

họ sẽ sem xét các nội dung cụ thể của DA đặc biệt là về mặt kinh tế - tài chính,

để đi đến quyết định có nên ĐT hay không DA chỉ được ĐT vốn nếu có tính khảthi theo quan điểm của nhà tài trợ Ngược lại khi chấp nhận ĐT thì DA là cơ sở

để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay theo mức độ hoàn thành

kế kế hoạch ĐT đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn vay

1.2.Một số vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư

1.2.1.Khái niệm thẩm định dự án đầu tư

Hoạt động ĐT có rất nhiều đặc điểm và rất phức tạp về mặt kỹ thuật, bêncạnh đó lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bất định Do vậy trước khi ra

Trang 15

quyết định ĐT hoặc chấp thuận DAĐT, các cấp có thẩm quyền cần đánh giá lạitoàn diện nội dung DA xem DA có thực sự đem lại lợi nhuận hay không, có đápứng được các mục tiêu phát triển của quốc gia hay không, có thực sự xứng đángđược tài trợ hay không…Chính vì vậy mà đối với mỗi DA, từ khi lập xong đếnkhi thực hiện phải được TĐ qua nhiều cấp: Nhà nước, nhà ĐT, nhà tài trợ…Quátrình xem xét DA nhằm đạt được các mục tiêu đó gọi là TĐDAĐT Đứng dướimỗi giác độ, lại có những quan điểm khác nhau về TĐDAĐT, nhưng hiểu mộtcách chung nhất thì:

- TĐDAĐT là việc tiến hành nghiên cứu phân tích một cách khách quan,khoa học và toàn diện tất cả các nội dung cơ bản của DA, đặt trong mối tươngquan với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội nhằm đánh giá tính hợp lý, tínhhiệu quả và tính khả thi của DA để từ đó ra các quyết định ĐT và triển khai thựchiện DA

1.2.2 Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư

Hoạt động TĐDAĐT là khâu cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị ĐT nhưnglại là khâu then chốt để ra quyết định ĐT và do đó quyết định sự thành công haythất bại của DA Mục đích của TĐDA là giúp các chủ ĐT, các cơ quan tham giahoạt động ĐT lựa chọn được phương án ĐT tốt nhất, quyết định ĐT đúng hướng,đạt hiệu quả tài chính và lợi ích kinh tế-xã hội Xuất phát từ quan điểm và mụctiêu khác nhau, các chủ thể sẽ có cách tiếp cận TĐDA không giống nhau, và do

đó, kết quả TĐ cũng có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi chủ thể

- Đối với chủ đầu tư: việc TĐ được thực hiện độc lập với quá trình soạn

thảo DA sẽ cho phép chủ ĐT nhìn nhận lại DA của mình một cách khách quanhơn, từ đó thấy được những thiếu sót trong quá trình soạn thảo để bổ sung kịpthời

- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: mục đích TĐ là nhằm đánh giá

được tính phù hợp của DA đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, củađịa phương và của cả nước trên các mặt : mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệuquả Đồng thời, việc TĐ giúp xác định tính lợi hại và sự tác động của DA khi đivào hoạt động Có thể nói, TĐDAĐT là một công cụ, một phương thức hữu hiệugiúp Nhà nước có thể thực hiện được chức năng quản lý vĩ mô của mình

Trang 16

- Đối với các Ngân hàng thương mại: Ngân hàng TĐDA nhằm mục đích

tìm ra những khách hàng có đủ tiêu chuẩn về pháp lý cũng như tài chính đểquyết định có ĐT vốn hay không Bên cạnh đó, thông qua TĐ chi tiết ngân hàngthương mại có thể phát hiện ra những thiếu sót, bất hợp lý trong các luận cứ vàtính toán của DA, từ đó cùng với chủ ĐT tìm ra những phương hướng và biệnpháp giải quyết kịp thời, đảm bảo tính khả thi của DA Ngoài ra, thông qua TĐcác nội dung của DA, nhất là trên khía cạnh tài chính, ngân hàng thương mại cóthể tính toán được tổng vốn ĐT, doanh thu và chi phí hàng năm của DA cũngnhư các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như NPV, NFV, IRR, thời gianhoàn vốn …Những chỉ tiêu này là cơ sở để ngân hàng tính toán số vốn cho vay,khả năng trả nợ của DA, đảm bảo cung cấp vốn kịp thời cho chủ ĐT, đồng thời

có thể thu nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn cho ngân hàng

1.2.3.Nội dung thẩm định dự án đầu tư.

1.2.3.1.Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu của dự án đầu tư

Mỗi một DA, đánh giá được sự cần thiết phải ĐT và những mục tiêu mà DAcần đạt được là mối quan tâm hàng đầu của người TĐ Cụ thể, người làm côngtác TĐ cần phải nắm bắt được những nội dung chủ yếu sau đây:

- Sự ra đời của DA có phù hợp và đáp ứng được những mục tiêu phát triểncủa ngành, của địa phương, của đất nước hay không ?

- Khi DA đi vào hoạt động sẽ góp phần vào sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp như thế nào? Xét về mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội thì DA sẽđem lại những gì, ngân hàng và chủ ĐT sẽ có lợi gì?

- Quan hệ cung cầu trên thị trường về sản phẩm hàng hoá cùng loại ở hiệntại và dự đoán trong tương lai sẽ như thế nào? Khi sản phẩm, hàng hoá của DA

ra đời thì khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ ra sao, nó sẽ chiếm lĩnh đượcbao nhiêu thị phần?

Nhìn một cách tổng thể, các DA có rất nhiều mục tiêu khác nhau cần phảiđạt được Tuy nhiên, đối với một DA sản xuất kinh doanh thì mục tiêu quantrọng nhất là tối đa hoá lợi nhuận từ đồng vốn ĐT Bên cạnh đó, DA còn có thểgiải quyết nhiều mục tiêu khác như tăng cường khả năng cạnh tranh của sảnphẩm, mở rộng thị phần, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo sản

Trang 17

phẩm thay thế nhập khẩu, xuất khẩu tăng thu ngoại tệ hoặc đem lại những lợi íchkinh tế xã hội khác…

1.2.3.2 Thẩm định về phương diện thị trường của dự án.

Thị trường là nơi khởi đầu của mọi phương án sản xuất, kinh doanh đồngthời là nơi cuối cùng khẳng định chất lượng thực sự của một DA Trong nền kinh

tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là rất lớn, khả năng tiêu thụsản phẩm, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị phần quyết định trực tiếp đến sựthành bại của DA Do đó, TĐ thị trường của DA là một nội dung hết sức cầnthiết Mục đích TĐ thị trường là đánh giá mức độ tham gia và khả năng cạnhtranh của sản phẩm trên thị trường mà DA có thể đạt được Trên cơ sở nhữngnghiên cứu về thị trường như quy mô tiêu thụ hiện tại, tình hình cạnh tranh …cán bộ TĐ sẽ khẳng định được về khả năng tiêu thụ của sản phẩm, chiến lược giá

cả, chiến lược phân phối sản phẩm và chiến lược khuyến thị của DA Nội dung

TĐ thị trường bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Thẩm định về lựa chọn sản phẩm và dịch vụ cho DA

- Xác định khu vực thị trường và thị hiếu của khách hàng

- Phân tích tình hình cạnh tranh sản phẩm trong tương lai trên thị trường vàchỉ ra những lợi thế cạnh tranh của DA

- Cần lưu ý đối với các sản phẩm dự kiến xuất khẩu

1.2.3.3 Thẩm định về phương diện kỹ thuật của dự án

Đảm bảo kỹ thuật cho một DA là một nội dung quan trọng, quá trìnhnghiên cứu trong điều kiện nhất định về vốn, về thị trường, về điều kiện xã hộicho phép lựa chọn công nghệ và trang thiết bị, nguyên liệu phù hợp, lựa chọn địađiểm xây dựng của DA tối ưu, chẳng những thoả mãn các yêu cầu kinh tế kỹthuật DA đề ra mà còn tránh gây ô nhiễm môi trường và thuận lợi trong việc tiêuthụ sản phẩm Đối với ngân hàng việc phân tích kỹ thuật lại là một vấn đề khónhất vì nó đề cập đến rất nhiều chỉ tiêu nhiều khi vượt ra ngoài sự hiểu biết củacán bộ TĐ và quan trọng hơn cả nó quyết định đến chất lượng sản phẩm Chính

vì vậy mà cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm đến việc TĐDA trên phươngdiện kỹ thuật, việc TĐDA này dựa trên các nội dung chính sau đây :

- Thẩm định về địa điểm xây dựng dự án

Trang 18

- Thẩm định về quy mô công suất của dự án

- Thẩm định về công nghệ và trang thiết bị

- Thẩm định về việc đảm bảo cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và các yếu

tố đầu vào khác

- Thẩm định về quy mô, giải pháp xây dựng và tiến độ thực hiện DA

1.2.3.4 Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án

Con người và bộ máy tổ chức hoạt động của nó là những yếu tố quan trọngquyết định sự thành công của kinh doanh Bởi vậy tính khả thi của DA phụ thuộcrất nhiều vào công tác tổ chức điều hành, vào việc xác định chức năng, nhiệm vụ

và mối quan hệ tác nghiệp giữa các bộ phận chức năng Ngoài ra còn phụ thuộcvào số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân sự xác định cho DA Chính vì vậy, bất

cứ một luận chứng kinh tế kỹ thuật nào cũng phải được nghiên cứu nghiêm túcnội dung tổ chức quản trị và nhân sự bao gồm:

- Thẩm định hình thức kinh doanh

- Thẩm định cơ chế điều hành

- Thẩm định bộ máy và cơ cấu nhân sự

1.2.3.5 Thẩm định phương diện tài chính của dự án

ĐT là một hoạt động sử dụng một lượng vốn tương đối lớn và trong mộtkhoảng thời gian tương đối lâu dài, chính vì vậy vấn đề TĐ phương diện tàichính của DA rất được chủ ĐT và Ngân hàng tài trợ vốn đặc biệt quan tâm Việcxác định được tiến độ bỏ vốn cho DA giúp quá trình điều hành vốn của Ngânhàng được thuận lợi trong khâu lập kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn, đồngthời giúp Ngân hàng theo dõi tốt hơn các hoạt động của DA, qua đó đánh giáđược hiệu quả của những đồng vốn đã bỏ ra Kết quả TĐ tài chính DA là mộtcăn cứ quan trọng để các nhà quản trị Ngân hàng đưa ra quyết định có nên ĐTcho DA hay không Thông thường, Ngân hàng tiến hành TĐ tài chính DAĐT vớicác nội dung chính sau đây:

*Xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án:

Việc xác định đúng đắn tổng mức vốn ĐT của DA có ý nghĩa quan trọngđối với Ngân hàng để tránh hai khuynh hướng: vốn dự trù quá thấp sẽ làm tănghiệu quả giả tạo của DA nhưng không khả thi khi đưa vào thực hiện và do đó gây

Trang 19

lãng phí vốn, khuynh hướng thứ hai là vốn dự trù quá cao gây lãng phí vốn vàgiảm hiệu quả tài chính tính toán của DA

Tổng vốn ĐT của một DA là tập hợp toàn bộ các khoản chi phí hợp lý gópphần hình thành nên DA và đảm bảo cho DA sẵn sàng đi vào hoạt động Vốn ĐTcho DA thông thường chia làm ba phần: vốn cố định, vốn lưu động, và vốn ĐT

Xác định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án:

Một DAĐT có thể sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau, do đó sau khixem xét tổng mức vốn ĐT của DA, Ngân hàng cũng cần xem xét các nguồn tàitrợ cho DA, bao gồm: nguồn vốn tự có của chủ ĐT, nguồn vốn từ Ngân sáchNhà nước, nguồn vốn vay hoặc liên doanh với các nhà ĐT nước ngoài, nguồnvốn huy động trực tiếp thông qua phát hành trái phiếu…Để đảm bảo tiến độ thựchiện ĐT của DA vừa tránh ứ đọng vốn, các nguồn tài trợ cần được xem xétkhông chỉ về mặt số lượng mà cả về thời điểm có thể nhận được nguồn tài trợ đó.Mỗi nguồn vốn của DA phải có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn Trên cơ sở tổngmức vốn ĐT được duyệt cán bộ TĐ rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tàitrợ cho DA, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn từ kết quả phântích tình hình tài chính của chủ ĐT, để đánh giá khả năng tham gia nguồn vốncủa chủ ĐT Cân đối giữa nhu cầu vốn ĐT và khả năng tham gia tài trợ của cácnguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện DA Sau khicân đối các nguồn vốn khả thi với nhu cầu vốn, Ngân hàng xác định được số vốncần tài trợ và kế hoạch ĐT của mình vào DA

* Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án:

Đây là vấn đề quan trọng mà cả chủ ĐT và Ngân hàng đều quan tâm vì nó

là nhân tố phản ánh được DA lỗ hay lãi Việc xác định chi phí sản xuất, doanhthu, lợi nhuận phải tính riêng cho từng năm hoạt động của cả đời DA

Trang 20

- Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm của DA bao gồm: chi phí vềnguyên vật liệu, các bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài…và các khoản khác.Người TĐ cần đi sâu kiểm tra tính đầy đủ của các yếu tố chi phí trong giá thànhsản phẩm Các định mức sản xuất, mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vịsản phẩm, đơn giá có hợp lý hay không ? Trên cơ sở đó, so sánh với các DA đã

và đang hoạt động cũng như kinh nghiệm đã tích luỹ được của cán bộ TĐ trongquá trình công tác

- Việc xác định doanh thu hàng năm của DA gồm: doanh thu từ sản phẩmchính, sản phẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài và cáckhoản thu khác Sau khi xác định được nguồn thu và nguồn chi trong kỳ, Ngânhàng phải xác định được dòng tiền ròng của DA theo công thức :

NCF i = B i – C i

Trong đó : Bi là các nguồn thu nhập năm thứ (i)

Ci là các nguồn chi năm thứ (i)

NCFi là dòng tiền ròng hàng năm của dự án năm thứ (i)

Trên cơ sở doanh thu và chi phí hàng năm sẽ tính được lợi nhuận hàngnăm của DA Lợi nhuận ròng được tính theo công thức sau đây :

Thu nhập chịu Doanh thu Chi phí hợp Thu nhập

thuế trong kỳ = trong kỳ - lý trong kỳ + khác trong kỳ

Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế trong kỳ x thuế suất thuế TNDN Lợi nhuận ròng = Thu nhập chịu thuế - thuế thu nhập

Kỳ tính thuế ở đây là năm dương lịch hoặc năm tài chính

*Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án:

Có hai phương pháp TĐ các chỉ tiêu tài chính, đó là phương pháp phân tíchtài chính giản đơn và phân tích tài chính theo nguyên tắc hiện tại hoá các dòngtiền (Actualisation) Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, cán

bộ TĐ cần nắm được cả hai phương pháp phân tích này để có thể tiến hành TĐmột cách linh hoạt Về lý thuyết cũng như trong thực tiễn người ta thường sửdụng các chỉ tiêu tài chính sau đây:

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (Net Present Value – NPV) :

Trang 21

Giá trị hiện tại ròng hay hiện giá thu nhập thuần của một DAĐT là số chênhlệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giátrị hiện tại của vốn ĐT, nó được tính theo công thức sau đây:

n n

NPV =  B i  (1r) -i - C i  (1r) -i i0 i0

Trong đó : NPV- là giá trị hiện tại

Bi- là thu nhập năm thứ (i) của dự án

Ci- là chi phí năm thứ (i) của dự án

r- là lãi suất (tỷ lệ chiết khấu của

n- l àng cæ số năm của đời dự án

i – là năm thứ (i) của dự án

Như vậy, NPV cho biết quy mô tiền lời của DA sau khi đã hoàn chỉnh vốn

ĐT Khi tính toán chỉ tiêu này phải dựa trên cơ sở xác định giá trị hiện tại, tức làphải chiết khấu các dòng tiền xảy ra vào các năm khác nhau của đời DA

Nếu NPV = 0 nghĩa là các luồng tiền của DA chỉ vừa đủ để hoàn vốn ĐT vàcung cấp 1 tỷ lệ lãi suất yêu cầu cho khoản vốn đó

Nếu NPV > 0 nghĩa là DA tạo ra nhiều tiền hơn lượng cần thiết để trả nợ vàcung cấp 1 lãi suất yêu cầu của nhà ĐT Số tiền vượt quá đó là thuộc về nhà ĐT

Vì thế, khi thực hiện một DA có NPV > 0 thì Ngân hàng sẽ dễ dàng chấp nhậncho vay

Nếu NPV < 0 nghĩa là DA không có hiệu quả về mặt tài chính, cần phảiđược sửa đổi, bổ sung

Chỉ tiêu NPV chỉ được dùng để lựa chọn phương án ĐT về mặt tài chính.Trong trường hợp có nhiều DA loại trừ nhau thì DA nào có NPV lớn nhất sẽđược lựa chọn Ưu điểm chính của chỉ tiêu NPV là cho biết quy mô về mặt địnhlượng số tiền lãi ròng có thể thu được từ DA, đây là chỉ tiêu mà các nhà ĐT quantâm nhất Tuy nhiên, nhược điểm chính của chỉ tiêu này là không đưa ra quyếtđịnh chính xác đối với các phương án có quy mô khác nhau, tuổi thọ khác nhau.Ngoài ra, chỉ tiêu này phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, lãi suất chiết khấu càngnhỏ thì NPV càng lớn Do đó, để đạt hiệu quả lớn nhất thì cán bộ TĐ cần xácđịnh thu, chi một cách chính xác và lựa chọn lãi suất chiết khấu sao cho sát, đúng

Trang 22

- Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal rate of return – IRR):

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ đo lường tỷ lệ hoàn vốn ĐT của một DA Về mặt kỹthuật tính toán, IRR của một DA là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suấtchiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi của DA về mặt bằng hiện tại thìtổng thu sẽ cân bằng với tổng chi (hay NPV = 0)

Có một số phương pháp tính IRR như sau :

+ Sử dụng chương trình ECXEL thuộc phần mềm Microsoft Office

+ Dùng phương pháp đồ thị : lập hệ trục toạ độ, trục hoành biểu diễn các giátrị của tỷ suất chiết khấu r, trục tung biểu diễn các giá trị NPV tương ứng Nốicác toạ độ điểm tìm được ta sẽ được một đường cong Đường cong này cắt trụchoành tại một điểm, tại đó NPV = 0 và r = IRR Phương pháp này đòi hỏi phải vẽrất chính xác

+ Xác định bằng phương pháp nội suy:

Chọn một lãi suất chiết khấu r1 để tính được giá trị NPV1 > 0 và gần 0

Chọn một lãi suất chiết khấu r2 để tính được giá trị NPV 2 < 0 và gần 0

Điều kiện : r2 > r1 và r2 – r1 < 5% (chênh lệch này càng nhỏ thì giá trị IRR tínhđược càng chính xác)

Giá trị gần đúng của IRR được tính theo công thức sau đây:

NPV1

IRR = r 1 + (r 1 + r 2 ) x NPV 1 – NPV 2

-Từ kết quả của IRR tính được ở trên ta rút ra kết luận TĐ như sau :

Trường hợp: IRR dự án < IRR định mức: DA không đạt hiệu quả tài chínhcần phải được sửa đổi bổ sung

Trường hợp: IRR dự án > IRR định mức: DA có hiệu quả tài chính, tỷ suấtthu hồi vốn nội bộ càng lớn thì hiệu quả tài chính của DA càng cao, DA cànghấp dẫn

Trường hợp: IRR dự án = IRR định mức: DA hoà vốn, các khoản thu nhập

từ DA chỉ đủ để hoàn trả phần vốn gốc và lãi ĐT ban đầu

Khi sử dụng phương pháp IRR để đánh giá DA, cán bộ TĐ cần phân biệtcác trường hợp sau:

Trang 23

Đối với các DAĐT là độc lập nhau, thì DAĐT được lựa chọn là DA có IRR

DA có khả năng thanh toán

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không dễ dàng tính đượcgiá trị IRR chính xác Mặt khác, phương pháp IRR không đề cập tới độ lớn, quy

mô của DAĐT và không giả định đúng tỷ lệ tái ĐT

- Chỉ tiêu lợi ích – chi phí : Benefit-Cost Ratio (B/C):

B/C là tỷ số lợi ích và chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thuđược và chi phí bỏ ra Lợi ích và chi phí của DA có thể tính về thời điểm hiện tạihoặc thời điểm tương lai Chỉ tiêu này thường được xác định theo công thức sauđây :

-Trong đó : Bi-là doanh thu năm thứ (i)

Ci-là chi phí năm thứ (i)

PV(B)-là giá trị hiện tại các khoản thu

PV(C ) –là giá trị hiện tại các khoản chi

Về thực chất, chỉ tiêu này và chỉ tiêu NPV tương đối tương đồng, nếu NPV >0thì B/C >1 hay DA được chấp thuận và ngược lại

- Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án (T):

Trang 24

Thời gian hoàn vốn của một DAĐT là thời gian cần thiết để thu hồi đủ vốn

ĐT ban đàu hay là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròng của

DA bù đắp được chi phí vốn của nó Thời gian thu hồi vốn giản đơn được xácđinh như sau:

- Theo phương pháp cộng dồn :

T

(W  D) i  Iv 0 i1

Trong đó: T –là năm thu hồi vốn đầu tư

(W + D)i –là lợi nhuận ròng và khấu hao năm i

Iv0 –là tổng vốn đầu tư ban đầu

- Theo phương pháp trừ dần, vốn ĐT ban đầu được trừ bằng các khoản thuhồi hàng năm cho tới 0:

Iv t – (W + D) t  0

Nhược điểm của các phương pháp trên là không tính đến giá trị thời giancủa tiền, yếu tố rủi ro đối với các nguồn tiền tương lai của DA không được xemxét, đánh giá, không cho biết thu nhập to lớn của DA sau khi hoàn vốn, do đóchưa phản ánh chính xác hiệu quả ĐT của DA Để khắc phục hạn chế này, người

ta xác định chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có tính đến yếu tố chiết khấu

- Xác định điểm hoà vốn của dự án đầu tư:

Khả năng sinh lời và độ an toàn của DAĐT thường được thể hiện qua chỉtiêu điểm hoà vốn Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp cáckhoản chi phí đã bỏ ra, tức là tại đó: tổng doanh thu = tổng chi phí, DA không cólãi nhưng cũng không bị lỗ Nếu biểu diễn trên đồ thị, điểm hoà vốn là giao điểmcủa đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí Theo phương phápđại số, điểm hoà vốn được xác định như sau:

f

X = p-v

-Trong đó : X –là sản lượng hoà vốn

p- là giá bán một sản phẩm v- là biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm

Trang 25

độ an toàn của DA càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn, DA càng khả thi

* Thẩm định rủi ro dự án : Việc tính toán khả năng tài chính của DA như

đã giới thiệu ở trên chỉ đúng trong trường hợp DA không bị ảnh hưởng bởi mộtloạt các rủi ro có thể xảy ra Vì vậy việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro

có thể xảy ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dựkiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu Rủi ro có thể dokhách quan hoặc chủ quan: do cơ chế chính sách, xây dựng, hoàn tất, thị trường,thu thập thanh toán, cung cấp, kĩ thuật và vận hành, môi trường và xã hội, kinh tế

vĩ mô…

Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này

có thể do chủ ĐT phải thực hiện - đối với những vấn đề thuộc phạm vi điềuchỉnh, trách nhiệm của chủ ĐT, hoặc do Ngân hàng phối hợp với chủ ĐT cùngthực hiện - đối với những vấn đề mà Ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc

có thể can thiệp Tuỳ theo những DA cụ thể với những đặc điểm khác nhau màcán bộ TĐ cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm vớiviệc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó Ngânhàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để ĐTDA

Kết luận: Khi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA, ta

thấy rằng mỗi chỉ tiêu đều có những ưu nhược, điểm nhất định Vì vậy, khi ápdụng cán bộ TĐ cần hết sức linh hoạt để tránh quyết định ĐT sai lầm, hoặckhông thu hồi được vốn hoặc bỏ lỡ các cơ hội ĐT có hiệu quả Thông thường,các quyết định ĐT hay tài trợ được đưa ra trên cơ sở sử dụng một tập hợp các chỉtiêu đánh giá hiệu quả của DA và kinh nghiệm của cán bộ TĐ

1.2.3.6.Thẩm định phương diện kinh tế- xã hội của dự án

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhànước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động ĐT nhất thiếtphải được xem xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội Trong thực tế, đánh giá hiệu

Trang 26

quả kinh tế- xã hội là một vấn đề hết sức và phức tạp Nhưng có thể TĐ vềphương diện này theo một số khía cạnh như: hiệu quả giá trị gia tăng, khả năngtạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, mức độ đóng góp cho Ngânsách Nhà nước, góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên vậtliệu, góp phần phát triển kinh tế địa phương, tăng cường kết cấu hạ tầng từng địaphương, phát triển các dịch vụ thương mại, dịch vụ tại địa phương Để phân tíchlợi ích kinh tế - xã hội của DAĐT, cán bộ TĐ cần bắt đầu phân tích từ mục tiêucủa DA, sau đó phân tích các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật để thấy được lợi ích kinhtế- xã hội mang lại cho Nhà nước Nội dung nghiên cứu về kinh tế- xã hội baogồm:

- Phân tích các chỉ tiêu định lượng, bao gồm: mức độ thu hút lao động của

DA, đóng góp của DA vào Ngân sách Nhà nước …

- Phân tích các chỉ tiêu định lượng, bao gồm: thúc đẩy phát triển kinh tếngành và liên ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nơi xâydựng DA …

- Các ảnh hưởng kinh tế- xã hội khác: mức độ ảnh hưởng của DA đối vớimôi trường, môi sinh về các mặt: bầu không khí nơi sản xuất, xử lý chất thải,tiếng ồn, mỹ quan toàn cảnh khu vực, sức khoẻ của người dân

Trong các DAĐT nói chung đều phản ánh cả lợi ích riêng của chủ ĐTDA

và lợi ích kinh tế- xã hội của nó Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có DA manglại lợi ích kinh tế xã hội lớn nhưng tính khả thi về mặt tài chính của DA khôngđạt được, trong trường hợp đó, các cấp thẩm quyền nên có sự đề xuất cho hưởngchế độ ưu đãi trong ĐT như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng tàinguyên, tiền thuê đất, mặt nước…với giá ưu đãi để chủ ĐT trang trải được chiphí và có lãi, đồng thời xã hội cũng thu được lợi ích từ công cuộc ĐT

1.2.3.7 Đánh giá kết luận chung về dự án

Sau khi đã TĐ đầy đủ trên mọi phương diện, tiến hành đúc kết các vấn đềtrọng tâm nhằm nêu bật được mục tiêu của DAĐT, đặt ra thứ tự ưu tiên về cácchỉ tiêu và quan điểm khi lựa chọn DA đó, cán bộ TĐ sẽ đi đến kết luận về khảnăng có thể thực hiện DA đó và khả năng tài trợ cho DA, cán bộ TĐ lập tờ trìnhcho lãnh đạo Ngân hàng theo mẫu quy định đồng thời đưa ra ý kiến, đề nghị của

Trang 27

mình là có cho vay hay không, mức cho vay và thời gian cho vay…Lãnh đạoNgân hàng sẽ ra quyết định cuối cùng về việc có tài trợ cho DA hay không.

1.2.4 Sự cần thiết hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định dự án ĐT.

1.2.4.1 Quan niệm về thẩm định và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư

TĐDAĐT là công cụ trợ giúp các nhà quản trị Ngân hàng ra quyết định tàitrợ cho DA Khi quyết định ĐT cho DA tức là quyết định bỏ vốn ĐT dài hạnnhằm tăng năng lực sản xuất của chủ ĐT và thu lợi nhuận cho Ngân hàng Nếukhông tiến hành TĐDA trước khi ra quyết định ĐT thì rất có thể dẫn đến quyếtđịnh ĐT sai lầm, gây hậu quả nghiêm trọng mà không ai khác là chủ ĐT vàNgân hàng là người đầu tiên phải gánh chịu Điều đó cho thấy vai trò củaTĐDAĐT là rất quan trọng trong đó chất lượng TĐDA là yếu tố cốt lõi, quyếtđịnh DA có thành công hay không

Chất lượng của công tác TĐDAĐT chính là việc cán bộ TĐ rút ra kết luậnmột cách chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, nhữngrủi ro có thể xảy ra của DA để quyết định cho vay hoặc không cho vay đối vớimột DAĐT của doanh nghiệp Nếu chấp thuận cho vay thì đối với DAĐT đóNgân hàng sẽ cho vay với số tiền là bao nhiêu, thời gian cho vay là bao lâu,phương tức giải ngân và hình thức thu nợ là như thế nào…để tạo điều kiện chodoanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất Mặc dù công tác TĐ trong thời gian qua

đã góp phần không nhỏ đưa lại những kết quả rất lớn cho nền kinh tế, nhưng vẫncòn có những tồn tại chưa thể đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường

có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Vì vậy, tiếp tục nâng cao chất lượng côngtác TĐDAĐT là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tếtrong thời kỳ đổi mới

Hiện nay, một số chủ ĐT khi đã có định hướng ĐT họ thường tiến hànhthuê các cơ quan tư vấn để cùng phối hợp xây dựng DA Do các chuyên gia tưvấn có nhiều năm kinh nghiệm nên các DA họ lập ra đảm bảo được những yêucầu cơ bản đó là tính khoa học, tính thực tiễn và tính thống nhất Tuy nhiên, mộtDAĐT dù được soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu vẫn chứa đựng ý kiến chủ quan củanhà ĐT và tất yếu mắc phải những sai sót nhất định trong việc nhìn nhận, đánh

Trang 28

giá các vấn đề của DA Những sai sót này nếu không được phát hiện và điềuchỉnh kịp thời sẽ gây ra những thiệt hại khôn lường khi đưa DA vào triển khai vànhất là khi đưa vào vận hành, khai thác Chính vì vậy, trước khi tài trợ vốn cho

DA, Ngân hàng thương mại nhất thiết phải tiến hành công tác TĐ để có thể nắmbắt một cách cụ thể và rõ ràng tất cả vấn đề liên quan đến DA Như vậy,TĐDAĐT là một hoạt động vô cùng cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng tronghoạt động cho vay của Ngân hàng

Trong điều kiện các nguồn lực xã hội còn khan hiếm và có hạn như ở nước

ta, để đảm bảo các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra đòihỏi phải sử dụng các nguồn lực hạn chế trên một cách hợp lý nhất Các kế hoạch

ĐT cùng DA sẽ được đưa vào nhằm sắp xếp các nguồn lực theo các mục tiêu đãđịnh Để xác định được các nguồn lực này có được sử dụng một cách hợp lýmang lại hiệu quả như đã định không thì chỉ có thể thông qua công tác xây dựng

và TĐDA Đặc biệt là quá trình TĐ để đưa đến quyết định ĐT hay sửa đổi quyếtđịnh hoặc hoàn toàn bác bỏ là một khâu rất quan trọng trong chu kỳ của DA Dovậy, nâng cao chất lượng của quá trình TĐ luôn là vấn đề hết sức cần thiết

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của cácdoanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển thì điều cốt lõi là phải quản lý, sử dụngvốn một cách có hiệu quả nhất Chính việc xây dựng và TĐDA sẽ đảm bảo đượcmục tiêu này, vì quá trình này sẽ cho doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa lợi ích

và chi phí trong các phương án kinh doanh, hoặc có thể chỉ ra rằng nên tổ chứclại sản xuất, cải tiến quá trình quản lý, thay đổi thiết bị công nghệ, nâng cao năngsuất lao động, hạ giá thành sản phẩm…Đặc biệt, trong điều kiện của nước ta hiệnnay, phần lớn các doang nghiệp còn thiếu vốn, công nghệ trang thiết bị còn lạchậu, cũ kỹ thì việc lựa chọn, xác định phương án, chiến lược kinh doanh hay mộtchương trình hành động đúng đắn, đó là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng liênquan đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần một lượng vốn rấtlớn Nếu chỉ dựa vào việc huy động nguồn vốn trong nước thì khó có thể đảmbảo được mục tiêu trên Nếu chất lượng của quá trình TĐ được nâng cao như :đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian, thủ tục, chất lượng xây dựng và TĐDA theo

Trang 29

yêu cầu của các chương trình hợp tác của các tổ chức quốc tế…sẽ góp phần thuhút vốn ĐT nước ngoài bằng các con đường như : viện trợ, vay ODA, quỹ hợptác ĐT, ĐT hợp tác nước ngoài, hợp tác liên doanh…có như vậy mới đảm bảođựơc nguồn vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Như vây, nâng cao chất lượng TĐDAĐT là vấn đề cấp thiết không chỉ củanhà ĐT mà đó còn là mối quan tâm đặc biệt của các Ngân hàng và của cả nềnkinh tế

1.2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư

Chất lượng TĐDAĐT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thông thường có thểphân thành hai nhóm nhân tố cơ bản đó là : nhóm nhân tố chủ quan và nhómnhân tố khách quan

a Nhóm nhân tố chủ quan: là những nhân tố thuộc về phía Ngân hàng, vì

thế Ngân hàng có thể chủ động kiểm soát, điều chỉnh được công tác TĐ để cóhiệu quả cao nhất Các nhân tố chủ quan bao gồm :

- Con người: Đây là nhân tố được xem là cơ bản và quan trọng nhất, vìtrong công tác TĐDAĐT tại các Ngân hàng, cán bộ TĐ là người trực tiếp TĐ các

DA Chất lượng TĐ có đạt được hay không, trình tự TĐ có đầy đủ hay khôngphụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ Có thể hiểu đây là sự am hiểu vềquy trình, nắm chắc nội dung, kỹ thuật chủ yếu khi xem xét DA của cán bộ Bêncạnh đó, để cho các phân tích được xác thực, yêu cầu đặt ra cho các cán bộ làphải có sự hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực khác ngoài Ngân hàng Đó là nhữngkiến thức về kinh tế chính trị, pháp luật …Bên cạnh trình độ và kinh nghiệm, vấn

đề đạo đức nghề nghiệp cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm

-Thông tin: TĐDAĐT được tiến hành trên cơ sở các thông tin thu thập từnhiều nguồn Vì thế thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho việc TĐ được thànhcông Cán bộ TĐ của Ngân hàng có thể khai thác thông tin TĐ từ các nguồnnhư: các thông tin thực tế từ DA và doanh nghiệp xin vay vốn, thông tin từ cácvăn bản pháp lý, các quy định, các tiêu chuẩn…do Nhà nước ban hành, thông tin

từ các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia và các phương tiện thông tin đạichúng, thông tin qua mạng Internet… Việc thu thập các thông tin đúng, đủ,chính xác sẽ tạo điều kiện cho cán bộ TĐ đánh giá chính xác về DA và doanh

Trang 30

nghiệp, trên cơ sở đó ra quyết định đúng đắn, đảm bảo hoạt động tài trợ củaNgân hàng

- Phương pháp TĐ: Với nguồn thông tin đã thu thập được, do mỗi DA cómột đặc trưng nhất định nên cán bộ TĐ phải lựa chọn, đưa ra được phương pháp

TĐ thống nhất và phù hợp Làm được điều đó sẽ đảm bảo cho Ngân hàng hoạtđộng có hiệu quả và thành công

- Công tác tổ chức điều hành: TĐDAĐT là tập hợp nhiều hoạt động có liênquan chặt chẽ với nhau Công tác TĐ bao gồm cả ba giai đoạn : trước, trong vàsau khi cho vay nên việc phân cấp điều hành là rất cần thiết để các bước đượcthực hiện một cách hợp lý và khoa học Mặt khác, phương thức điều hành hợp lýcủa ban lãnh đạo sẽ là cơ sở phát huy năng lực của cán bộ TĐ Việc phân địnhquyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận sẽ giúp cho việc TĐ được chính xác,khách quan và dễ dàng hơn

- Ứng dụng khoa học công nghệ: Hiện nay, trong các Ngân hàng, việc lưutrữ và xử lý thông tin hầu hết được thực hiện trên máy tính Đồng thời, hệ thốngmạng cũng giúp Ngân hàng thuận lợi hơn trong việc thu thập và xử lý thông tin.Nhờ đó, công tác TĐ được tiến hành dễ dàng hơn, giảm được rủi ro do sai sóttrong tính toán, tiết kiệm thời gian tạo hiệu quả cao trong TĐ

b Nhân tố khách quan: Đây là những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát

của Ngân hàng, vì thế Ngân hàng sẽ phải tìm cách khắc phục và thích nghi, baogồm các nhân tố sau:

- Chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển của Nhà nước: Các DAĐTphát triển là các DA thường sử dụng nguồn lực của đất nước để đạt được nhữngmục tiêu xác định của chủ đầu tư cũng như của xã hội Nhà nước bao giờ cũngthể hiện sự quan tâm của mình đến lĩnh vưc này vì nó ảnh hưởng tới sự phát triểnchung của nền kinh tế xã hội Sự quan tâm đó thể hiện qua công tác quản lý củaNhà nước với các DAĐT Một DAĐT, nhất là các DA có quy mô lớn đều cầnphải có sư phê duyệt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Vì vậy, khiNgân hàng TĐDA không thể đi ngược lại với chiến lược chung của quốc gia -Tính xác thực của thông tin doanh nghiệp: Dù trình độ cán bộ TĐ có tốtđến đâu cũng khó có thể đi sâu và nắm vững được tình nội bộ của doanh nghiệp.Như vây, chất lượng của việc TĐ khách hàng bị hạn chế Do đó, việc cung cấp

Trang 31

thông tin đúng, đủ, chính xác của doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ TĐđánh giá chính xác doanh nghiệp Có thể nói, sự hợp tác và năng lực thực sự củadoanh nghiệp là một sự đảm bảo tốt cho Ngân hàng TĐDAĐT

- Những biến động của thị trường và môi trường: Một DAĐT thường cótuổi thọ khá dài Do đó, nhận định của Ngân hàng có thể bị sai lệch do yếu tốmôi trường, thị trường thay đổi làm cho xuất hiện hoặc hình thành các loại rủi rotiềm ẩn từ trước Nếu không có biện pháp chống đỡ, dự phòng từ trước thì Ngânhàng có thể gặp rủi ro rất lớn Mặt khác, những biến động của thị trường rất phứctạp, vượt ra ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới DA và đươngnhiên Ngân hàng rất khó có thể thu hồi vốn và có lãi như dự kiến Vấn đề đặt ra

là doanh nghiệp cũng như Ngân hàng phải có những phương pháp tích cực dựbáo về thị trường thật tốt nhằm giảm thiểu rủi ro Đặc biệt với các DA vay vốnbằng ngoại tệ, công tác TĐ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính chất quốc

tế, nhất là biến động về chính trị và tài chính làm cho tiền tệ và giá cả thế giớimất tính ổn định Hơn nữa nó còn bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý ngoại tệcủa Nhà nước

Ngày đăng: 24/11/2012, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Giáo trình Tài trợ dự án - Học Viện Ngân Hàng - NXB Thống Kê Khác
2. Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp - Trờng Đại học KTQD, khoa Ngân hàng Tài chính - NXB Giáo dục Khác
3. Quản trị DAĐT - NXB Thống kê Hà nội Khác
4. Lập và quản lý DAĐT - trờng ĐH KTQD, khoa Thống kê - NXB Giáo dục Khác
5. Nghiệp vụ Ngân hàng thơng mại - David Cox - NXB Quốc gia Khác
6. Hệ thống hóa văn bản pháp luật về Ngân hàng - NXB Pháp lý Khác
7. Các báo cáo thường niên của Ngân hàng cổ phần Bắc Á – chi nhánh Hà Nội trong các năm 2001, 2002, 2003, 2004 Khác
10. Các báo: Thời báo Kinh tế, Đầu t Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ chu trình dự án đầu tư: - Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ chu trình dự án đầu tư: (Trang 7)
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng cổ phần Bắc Á chi nhánh - Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội
Bảng 1 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng cổ phần Bắc Á chi nhánh (Trang 34)
Bảng 2: Tỡnh hỡnh sử dụng vốn của Ngõn hàng Bắc Á-chi nhỏnh Hà Nội từ năm 2002-2004 - Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội
Bảng 2 Tỡnh hỡnh sử dụng vốn của Ngõn hàng Bắc Á-chi nhỏnh Hà Nội từ năm 2002-2004 (Trang 36)
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Hà Nội từ - Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội
Bảng 2 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Bắc Á- chi nhánh Hà Nội từ (Trang 36)
Bảng 3: Tỡnh hỡnh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngõn hàng cổ phần Bắc Á - chi nhỏnh Hà Nội - Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội
Bảng 3 Tỡnh hỡnh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngõn hàng cổ phần Bắc Á - chi nhỏnh Hà Nội (Trang 37)
8 .Cọc ván thép ván hình 100 600 600 - Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội
8 Cọc ván thép ván hình 100 600 600 (Trang 44)
+ Hồ sơ liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh - Giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á- chi nhánh Hà Nội
s ơ liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w