ĐẶC ĐIỂM TÁC PHẨM TỰ SỰ QUA TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ CỦA LÍ LAN
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1 Tự sự và tác phẩm tự sự 1
1.2 Đặc điểm của tác phẩm tự sự 3
1.2.1 Tác phẩm tự sự là gì? 3
1.2.2 Đặc điểm tác phẩm tự sự 3
1.2.3 Các thể loại của tác phẩm tự sự 7
1.2.4 Các thể loại kí tự sự 11
2 Đặc điểm của tác phẩm tự sự qua Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan 14
2.1 Vài nét về Tiểu thuyết đàn bà và tác giả Lý Lan 14
2.1.1 Tác giả Lý Lan 14
2.2 Đặc điểm của tác phẩm tự sự qua Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan 18
2.2.1 Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó thông qua việc kể về một câu chuyện, một sự kiện, hệ thống sự kiện từ phía người khác 18
2.2.2 Tác phẩm tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách rộng lớn, bao quát 21
2.2.3 Lời văn trong tác phẩm tự sự 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
1 Tự sự và tác phẩm tự sự
1.1 Tự sự là gì?
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của lý luận văn học thế kỷ
XX chính là việc hoàn thiện và phát triển lý thuyết về tự sự Đó là mối quan tâm lớn, một vấn đề thu hút sự nghiên cứu của nhiều trường phái: chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, trường phái Praha, trường phái Tân Aristote, triết học phân tích, ký hiệu học, hậu cấu trúc chủ nghĩa… Lý thuyết về tự sự tỏ ra vô cùng thực dụng, không chỉ trong nghiên cứu văn học, mà còn cung cấp những công cụ cơ bản nhất để đi sâu vào nghiên cứu các lĩnh vực điện ảnh, giao tiếp, phương tiện truyền thông, nghiên cứu văn hóa…
Trang 2Vậy tự sự là gì?
Xoay quanh khái niệm tự sự có rất nhiều ý kiến khác nhau TheoJ.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mĩ thì: "Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào mộttrật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có được ý nghĩa Tự sự là cách tạo nghĩa cho sựkiện, biến cố" Jonathan Culler, một nhân vật quan trọng của lý thuyết cấu trúcluận cũng nói: "Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật"
Trần Đình Sử trong giáo trình Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử
cho rằng: “Bản chất của tự sự ngày nay được hiểu là một sự truyền đạt thông tin,
là quá trình phát ra đơn phương trong quá trình giao tiếp, văn bản tự sự là cụmthông tin được phát ra, và tự sự có thể thực hiện bằng nhiều phương thức, conđường Hội họa, hình thức kí hiệu ghi chép tối sơ của loài người, có thể miêu tảđối tượng săn bắt, chỉ ra bộ phận phải bắn trúng, kế hoạch vây bắt Điêu khắc,phục sức, kiến trúc đều là phương tiện tự sự Trong văn học, tự sự có trong thơ,trong kịch, chứ không chỉ là trong truyện ngắn, tiểu thuyết, ngụ ngôn như mộtphương thức tạo nghĩa và truyền thông tin Tự sự nằm trong bản chất của conngười, bởi con người là một động vật biết tự sự Tuy vậy, trong các hình thức tự
sự, chỉ có tự sự văn học là phức tạp nhất, đáng để nghiên cứu nhất, làm thành đốitượng chủ yếu của tự sự học”
Theo giáo trình Lí luận văn học phần Tác phẩm văn học của Lê Tiến Dũng
thì khái niệm tự sự được hiểu theo 2 nghĩa
Nghĩa thứ nhất, tự sự là một trong ba phương pháp miêu tả trong văn học,
mà ở đó thiên về miêu tả sự kiện, kể chuyện Phương thức này được dùng chủ yếutrong các tác phẩm tự sự như trong tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, truyệnthơ, kí sự, phóng sự…
Nghĩa thứ hai, tự sự là một loại văn học bên cạnh các loại trữ tình và kịch.Loại tác phẩm này chủ yếu dùng phương thức tự sự để miêu tả Các tác phẩm loại
này được gọi là tác phẩm tự sự Các tác phẩm như Truyền kì mạn lục của Nguyễn
Trang 3Dữ, tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, truyện ngắn Thủy nguyệt của
Y Kawabata, truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, phóng sự Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng… đều là
1.2.2 Đặc điểm tác phẩm tự sự
* Đặc điểm thứ nhất: Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách
quan của nó thông qua việc kể về một câu chuyện, một sự kiện, hệ thống sự kiện từ phía người khác.
Trang 4Các nhà lí luận từ Aristote đến Lessing, Hégel, Biélinxki đều cho rằng tác
phẩm tự sự đưa ra một bức tranh khách quan về thế giới Trong Nghệ thuật thơ ca,
Aristote cho rằng thế giới của tác phẩm tự sự là thế giới tồn tại bên ngoài ngườitrần thuật, không phụ thuộc vào ý muốn và tình cảm của họ Ở đây, nhà văn dườngnhư đứng bên ngoài để kể lại Tất cả những sự việc của đời sống được nhà văn kểlại như một đối tượng khách quan ở bên ngoài mình Chính vì vậy, tác phẩm tự sựmang tính khách quan
Ðể có cái nhìn khách quan, tác phẩm tự sự tập trung phản ánh đời sống quacác sự kiện, hệ thống sự kiện Như để bộc lộ cái tàn ác của gã tư sản, NguyễnCông Hoan đặt y trong hoàn cảnh con chó của y bị người ăn mày đánh gãy răng,
thế là y quyết định lấy ô tô đuổi theo cán chết người ăn mày ( Răng con chó nhà
tư sản).Vì vậy, nhiều nhà lí luận khẳng định tính sự kiện có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng và là đặc điểm hàng đầu của tác phẩm tự sự Các biến cố, sự kiện này
có thể là những biến cố, sự kiện bên ngoài, tức là phần tồn tại vật chất với các việclàm, hành động cụ thể có thể thấy được, cũng có thể là những biến cố, sự kiện bêntrong bao gồm tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ nhưng những biến cố, sự kiện nàykhông được biểu hiện trực tiếp mà được xem như một đối tượng để đem ra phântích, nhận biết
Như vậy, tác phẩm tự sự tái hiện toàn bộ thế giới bao gồm những sự kiện bênngoài và bên trong của con người nhưng đều xem chúng như là những sự kiệnkhác nhau về đời sống con người, xã hội
* Đặc điểm thứ hai, tác phẩm tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một
cách rộng lớn, bao quát.
Tác phẩm tự sự miêu tả cuộc sống qua các sự kiện, hệ thống sự kiện mà sựkiện là sản phẩm của mối quan hệ giữa con người với con người, con người vàmôi trường xung quanh Do đó, tác phẩm tự sự mở ra một phạm vi hết sức rộng
Trang 5lớn trong việc miêu tả hiện thực khách quan, được thể hiện trong nhiều mối quan
hệ
Trong tác phẩm tự sự, không gian và thời gian không bị hạn chế Nhà văn cóthể thể hiện những vùng đất khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình tronghiện tại, có thể lướt qua hoặc tập trung miêu tả một mặt nào đó mà mình cho làquan trọng Nó có thể kể về một khoảnh khắc hoặc một sự kiện dài 10, 20, 50 nămtrong một không gian nhất định hoặc ở nhiều vùng đất khác nhau Trong các tiểuthuyết của Quỳnh Dao là những ví dụ rõ nhất, các nhân vật trong đó có khi hồi cố
về những khoảng xa xưa, hay phiêu du đến những vùng đất mới lạ
Từ những đặc điểm trên, nhân vật tự sự cũng được khắc họa đầy đặn, nhiềumặt nhất; có thể được triển khai sâu rộng trong nhiều mối quan hệ đa dạng vàphong phú Nhân vật thường có số phận, con đường đi và quá trình phát triển quanhiều giai đoạn khác nhau So với các loại nhân vật khác, nhân vật trong tác phẩm
tự sự được khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình đến nội tâm, cả quá khứ, hiện tại và trong
xu thế phát triển Tóm lại, nhân vật tự sự được miêu tả nhiều mặt, toàn diện vàsinh động, nhiều màu sắc thẩm mĩ
Do tính chất phản ánh rộng lớn và bao quát, hệ thống chi tiết trong tác phẩm
tự sự cũng phong phú và đa dạng, mang chất văn xuôi Ở đây, có thể bắt gặpnhững chi tiết về chân dung, ngoại hình, tâm sinh lí, phong tục, tập quán, đồ vật,đời sống lao động sản xuất, tôn giáo, chính trị bao gồm những chi tiết có thực,tưởng tượng, hoang đường hơn tất cả mọi loại tác phẩm khác
* Đặc điểm thứ ba, lời văn trong tác phẩm tự sự
Lời văn trong tác phẩm tự sự chủ yếu là lời kể của người kể chuyện.
Nó có thể được viết bằng văn vần hoặc văn xuôi nhưng bao giờ cũng hướng người
đọc đến đối tượng mà nó miêu tả Trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh
Châu người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất - xưng tôi, đồng thời là nhân vật chínhcủa truyện Người kể chuyện xuất hiện với tư cách một nghệ sĩ nhiếp ảnh đã kể lại
Trang 6câu chuyện về chuyến đi công tác của mình “ …Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh của một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa
và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”
Lời kể tái hiện các sự kiện, các biến cố, các nhân vật, nghĩa là kể lại tất cảthế giới nghệ thuật của tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp diễn tả sự dồn nén sự kiện để
thể hiện một sự thật: “Sạ đi rồi, cuộc sống ở bản Hua Tát như buồn tẻ hơn Các vụ đánh lộn không còn ác liệt như trước Phụ nữ cũng ít ngoại tình Không còn có những tiệc xoè thâu đêm suốt sáng Nụ cười ít hơn Thậm chí đến cả chim chóc bay qua bầu trời Hua Tát vỗ cánh cũng như uể oải Người ta trở nên cau có, công việc đè lên vai họ nặng nề hơn trước Cho đến lúc ấy, người ta mới thấy nhớ Sạ, mới thấy Sạ đi là điều đáng tiếc.” (Những ngọn gió Hua Tát)
Lời kể tái hiện lại lời nói của nhân vật Lời nói của nhân vật trongtác phẩm tự sự là một bộ phận của văn tự sự, do đó nó thường được giải thích, cắtnghĩa trước khi nhân vật phát biểu Ðiều này khác với tác phẩm kịch và tác phẩm
trữ tình Chẳng hạn như “Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói” (Mẹ điên – Vương Hằng Tích); “Nhìn thấy cảnh tượng đó, Yoko xúc động nói” (Vĩnh biệt Tugumi – Banana Yoshimoto); “Chợt Phương xoay người lại, áp lưng vào cửa, nhìn thẳng vào Kiên nói” (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh)…
* Đặc điểm thứ tư, tác phẩm tự sự luôn luôn có hình tượng người
trần thuật
Trang 7Hình tượng người trần thuật có thể là tác giả nhưng không nên đồng nhấtngười trần thuật với tác giả Người trần thuật có thể xuất hiện dưới nhiều hình
thức: khi thì nhân danh chính bản thân mình mà kể chuyện với ngôi thứ nhất (Lão Hạc – Nam Cao), khi thì tác giả ẩn mình sau những nhân vật (Bức tranh – Nguyễn
Minh Châu)có khi là một giọng trần thuật của ai đó không lộ diện nhưng người
đọc vẫn nhận ra thái độ, tình cảm, tư tưởng (Những Người khốn khổ, Tắt đèn, Con nhà nghèo)
Nhưng dù dưới hình thức nào, người trần thuật cũng làm nhiệm vụ tườngthuật, kể chuyện để phân tích, nghiên cứu, khêu gợi, bình luận, cắt nghĩa nhữngquan hệ phức tạp giữa nhân vật và nhân vật, giữa nhân vật và hoàn cảnh Trongtác phẩm tự sự, hình tượng người trần thuật giữ một vai trò hết sức quan trọng vàluôn luôn muốn hướng dẫn, gợi ý cho người đọc nên hiểu nhân vật, hoàncảnh thế này hoặc thế khác
1.2.3 Các thể loại của tác phẩm tự sự
Phạm vi của tác phẩm tự sự hết sức rộng lớn và có thể được phân loại ở nhiềugóc độ khác nhau Chúng ta chỉ tìm hiểu một số thể loại phổ biến trong đời sốnghiện nay: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn
* Tiểu thuyết.
Tiểu thuyết là thể loại lớn nhất trong loại tác phẩm tự sự, đặc biệtphát triển mạnh mẽ trong thời kì cận và hiện đại Ngay từ thế kỉ XIX, tiểu thuyếtđược coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ” Ðây là thể loại không bịgiới hạn về dung lượng phản ánh hiện thực, cả về không gian cũng như thời gian.Qua tiểu thuyết, người đọc có thể hiểu được một giai đoạn lịch sử với nhiều sựkiện, nhiều cảnh ngộ, địa điểm, tình huống mà khó có thể loại nào có thể đạtđược Các yếu tố khác của tác phẩm văn học, từ đề tài, chủ đề, nhân vật, kếtcấu cũng chịu sự chi phối của đặc điểm này
Trang 8Tuy nhiên, dung lượng hiện thực chưa phải là đặc điểm duy nhất và cơ bảnnhất của tiểu thuyết mà chính là sự miêu tả cuộc sống từ góc độ đời tư Tùy theotừng giai đoạn phát triển khác nhau, yếu tố đời tư và yếu tố lịch sử, dân tộc có thểkết hợp với nhau nhưng nếu yếu tố lịch sử dân tộc phát triển, tác phẩm sẽ gần vớianh hùng ca; chất đời tư phát triển, tác phẩm sẽ đậm đà chất tiểu thuyết hơn Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống trong tính chất văn xuôi Nó thể hiện cuộcsống như một thực tại cùng thời và hấp thu vào bản thân mọi yếu tố ngổn ngang,
bề bộn của cuộc đời bao gồm những bi - hài; cao cả - thấp hèn; vĩ đại - tầmthường, lớn - nhỏ…Chính dung lượng phản ánh hiện thực rộng lớn giúp nhà vănmiêu tả nhân vật và hoàn cảnh một cách đầy đủ, toàn diện, tỉ mỉ từ những trạngthái tâm hồn cũng như những mối quan hệ đa dạng, phức tạp khác Tiểu thuyết là thể loại đa dạng về mặt thẩm mĩ, có khả năng tổng hợp và thuhút vào bản thân nó những đặc trưng và sắc thái thẩm mĩ của nhiều loại hình nghệthuật khác "Ðức tính căn bản của tiểu thuyết là ăn được mọi thứ, nó đồng hóa mọiloại tác phẩm khác vào mình" (Ph Mác xô- Nhà nghiên cứu tiểu thuyết Pháp) Trải dài qua các thời kì văn học, cả thế giới đã có một kho tiểu thuyết
đồ sộ cùng các tác giả nổi tiếng Tiểu thuyết phương Tây trải qua nhiều thời kỳ vớirất nhiều những tác phẩm lớn: thời kỳ đầu với những tiểu thuyết hiệp sĩ kiểu như
Tristan và Yseult; thời Phục hưng với Don Quijote của S Cervantes, Gargantua và Pantagruel của F Rabelais Đặc biệt đến thế kỷ XIX, tiểu thuyết phương Tây
thực sự nở rộ và phát triển đến trọn vẹn với các tác phẩm của H Stendhal, H.Balzac, W Thackeray, C Dickens, N Gogol, F Dostoevsky, L Tolstoi
Ở Phương Đông, tiểu thuyết xuất hiện khá sớm, từ thế kỷ III – IX đờiNgụy Tấn ở Trung Quốc đã có những truyện “chí quái”, “chí nhân” ghi chép lạinhững truyện truyền kỳ trong dân gian Đến thời Minh – Thanh, tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc phát triển rực rỡ với những tác phẩm lừng danh: Tam
Trang 9quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
Ở Việt Nam tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn Mở đầu là những sáng tác văn
xuôi cổ điển “có tính chất mầm mống tiểu thuyết” như : Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục (thế kỷ XIV,XV), Thánh Tông di thảo (thế kỷ XV), Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn
phái xuất hiện với tầm vóc tiểu thuyết Tuy vậy, vẫn phải chờ đến thế kỷ XX mới
xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết đúng nghĩa : Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật, các tác phẩm tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh ,Nhất Linh, Hoàng Đạo, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, TôHoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Đình Thi
* Truyện vừa.
Truyện vừa là thể loại tự sự cỡ trung bình, xét về dung lượng, đứng giữa tiểu
thuyết và truyện ngắn Những truyện vừa đăc sắc như là : Vĩnh biệt Gunxary, Con tàu trắng của T.Aimatov; Tarat Bunba của N.Gogol; Khatgi Murat của L.Tolstoi;
cho là truyện vừa
Ðiều phân biệt trước hết giữa truyện vừa và tiểu thuyết chủ yếu là dunglượng hiện thực, biểu hiện ở số lượng nhân vật, khuôn khổ cốt truyện và ngay cả ở
số trang, thường một truyện vừa từ 150 trang trở lại Tuy nhiên, điều cần chú ý làtruyện vừa trần thuật cô đọng và súc tích hơn tiểu thuyết Nếu như tiểu thuyếtnặng về miêu tả thì truyện vừa chú ý nhiều hơn đến yếu tố thuật vì vậy dung lượngthường ngắn hơn Như vậy, giữa truyện vừa và tiểu thuyết, ngoài dung lượng hiện
Trang 10thực được thể hiện còn có sự khác nhau ở nguyên tắc tái hiện hiện thực nữa.
Một số tác phẩm truyện vừa gần đây : Thuê bao quý khách của Hương Thị, tác phẩm đoạt giải văn học tuổi 20 lần IV, 2010 Tập truyện Sơn Nam (gồm 4
Người viết truyện ngắn luôn luôn chú ý vào một vấn đề cơ bản với sự tỉ mỉ,chi tiết, loại bỏ những gì thiếu súc tích Maugham cho rằng: “Truyện ngắn cầnphải viết sao cho người ta không thể bổ sung thêm vào đó chút gì cũng không thểrút bớt ra chút gì”
Do dung lượng ngắn, nhân vật của truyện ngắn thường không nhiều và cuộcđời của nhân vật cũng thường chỉ được miêu tả như một khoảnh khắc, mảnh nhỏnhưng lại có ý nghĩa trong cả cuộc đời nhân vật nên nhịp điệu truyện ngắn khẩntrương, gấp rút, có nhiều yếu tố bất ngờ, chuyển đoạn đột ngột trong giới thiệu, bốcục, kết thúc câu chuyện Nhưng cũng có nhiều truyện ngắn không chỉ miêu tả
một khoảnh khắc mà miêu tả cả một cuộc đời như Chí Phèo của Nam Cao, Nhà
mẹ Lê của Thạch Lam.
Guy de Maupassant (Pháp), O Hery (Mỹ) và Anton PavlovichChekhov (Nga) được xem là ba nhà văn viết truyện ngắn hay nhất mọi thời đại
Một số truyện ngắn nổi tiếng như: Bố của Simon, Huyết thù của Maupassant; Thuốc, Cố hương của Lỗ Tấn; Chiếc lá cuối cùng của O.Henry; Thủy nguyệt của
Trang 11Y Kawabata; Một con người ra đời của M Gorki; Tướng về hưu, Không có vua
của Nguyễn Huy Thiệp…
1.2.4 Các thể loại kí tự sự
Kí là một thể loại văn học dùng để ghi lại sự việc, cảm xúc ý nghĩ Kí chủyếu là những hình thức ghi chép linh hoạt và bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của tác giảtrong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những
sự kiện và con người có thật trong cuộc sống, với nguyên tắc tôn trọng tính xácthực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả Kí được xem là một biến thểcủa loại tự sự
Tính xác thực là đặc trưng quan trọng nhất và có tính nguyên tắc của kí Kítái hiện những con người thật, những sự việc thật trong đời sống, hay nói như B.Polevoi: “Ký có địa chỉ chính xác của nó”
Viết kí không có nghĩa là chỉ chép lấy, ghi lấy các sự kiện, con người, mà ởđây nhà văn cũng phải chọn lọc sắp xếp, tưởng tượng, liên tưởng…nghĩa là phải
hư cấu Nhưng do yêu cầu về tính xác thực nên hư cấu ở kí rất hạn chế ở kí hầunhư không được “bịa” ra, bởi nếu bịa thì kí sẽ mất tính xác thực và do đó cũng mấttính chân thực và sức hấp dẫn của nó Trong thực tế khi viết kí, đôi khi nhà văncũng có hư cấu thêm, phải tưởng tượng thêm những cảnh, người, “thêm thắt” chút
ít, miễn là không vi phạm tính xác thực của nó Hư cấu chủ yếu là sự tô đâm, làm
rõ những chi tiết có thật xong còn mờ nhạt, bớt đi những sự kiện rườm rà, thừathải… Hư cấu chủ yếu ở chỗ chọn lọc và sắp xếp các sự kiện, các yếu tố một cách
có nghệ thuật Vượt qua phạm vi tính xác thực thì có hấp dẫn đến đâu cũng sụp đỗhoàn toàn
Kí là một thể loại nhanh nhạy, kịp thời, linh hoạt, do đó nó mang tính chiếnđấu và tính thời sự cao Bằng con mắt của hiện tại suy xét, đánh giá quá khứ, hồi
kí vẫn là hướng đến những người, việc hôm qua, để nói với người để ngày hômnay, kí đi vào những vấn đề hiện tại, phân phui mổ xẻ phân tích nhằm hướng đến
Trang 12sự phủ định hay khẳng định, biểu dương hay phê phán, do đó kí có tính chiến đấucao
Kí cơ bản là khác với truyện (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết)
ở chỗ trong tác phẩm ký không có một xung đột thống nhất, phần khai triển củatác phẩm chủ yếu mang tính miêu tả, tường thuật Đề tài và chủ đề của tác phẩmcũng khác biệt với truyện, nó thường không phản ánh vấn đề sự hình thành tínhcách của cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái dân
sự như kinh tế, xã hội, chính trị, và trạng thái tinh thần như đạo đức của chính môitrường xã hội
Những sáng tác văn học thuộc thể kí là một bộ phận không thể tách rời củacác nền văn học trên thế giới nói chung và văn học dân tộc nói riêng Tuy nhiên,việc thừa nhận thuộc tính văn học của những tác phẩm ký nhất định đôi lúc cònphụ thuộc vào quan niệm đương thời ở từng nền văn học về cái gọi là tính văn họcCác đặc điểm về văn phong, ngôn từ nghệ thuật của những tác phẩm kí phản ánhthuộc tính văn học của thể loại, bên cạnh sự gần gũi với văn học trong những nộidung mà tác phẩm kí đề cập
Ngoài những tác phẩm kí được sáng tác trong nguồn trực tiếp của văn học ,
có những tác phẩm kí đến từ những ghi chép lịch sử như Sử kí của Tư Mã Thiên, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi Có tác phẩm kí đến từ những tác phẩm
chính trị xuất sắc như những bút kí chính luận của Nguyễn Ái Quốc Có tác phẩm
kí được sáng tạo từ những yêu cầu của hoạt động báo chí như một số tạp văn của
Lỗ Tấn, tiêu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố và gần đây của Lưu Quý Kỳ, ThépMới, Hồng Hà…
Loại kí tự sự bao gồm các thể kí như : kí sự, phóng sự, truyện kí, du kí, hồi
kí, kí sự lịch sử… Ở đây chúng ta tìm hiểu một số thể loại chính như:
* Kí sự: là một thể của ký thiên về tự sự, thường ghi chép các sự kiện, hay kểlại một câu chuyện khi nó mới xảy ra Kí sự có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương
Trang 13đối hoàn chỉnh, cũng là loại thể có yếu tố trữ tình và chính luận, nhưng khuynhhướng của tác giả được toát ra từ tình thế và hành động Yếu tố phi cốt truyện củanhững loại ký này không nhiều Ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phongtrào, một giai đoạn Tác phẩm kí sự cũng cấu tạo theo phương thức kết cấu thôngthường của một tác phẩm nghệ thuật: mở đầu và phát triển sự kiện, sự biến pháttriển đến cao độ - hoặc căng thẳng nhất - và kết thúc Kí sự là bức tranh toàn cảnhtrong đó sự việc và con người đan chéo, những gương mặt của nhân vật không thật
rõ nét Những tác phẩm kí sự có giá trị là Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Kí
sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải, Kí
sự miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân…
*Phóng sự: là một thể kí nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào vànóng hổi, không chỉ đưa tin mà còn dựng lại hiện trường cho mọi người quan sát,đánh giá, do đó nó nghiêng hẳn về phía tự sự, miêu tả, tái hiện sự thật Ở phươngTây đề ra công thức 6W cho phóng sự (What: cái gì đã xảy ra, Where: xảy ra ởđâu, When: xảy ra khi nào, Who: xảy ra với ai, Which: xảy ra thế nào, Why: tạisao lại xảy ra) Tuy nhiên, thật ra đây là những tiêu chuẩn đề ra cho phương thứcluận cứ trong một thiên phóng sự Nội dung chủ yếu của phóng sự lại thiên về vấn
đề mà người viết muốn đề xuất và giải quyết Do đó phóng sự, mặc dù có chất liệu
chủ yếu là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố; Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng; Ngoại ô và ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp… là những thiên phóng sự đặc sắc.
*Truyện kí là một thể loại trung gian giữa truyện và kí đặc điểm của truyện
kí là khắc họa một số tính cách qua một số tính cách qua một cốt truyện nhưng vẫngiữ được tính xác thực của sự việc và con người Sức hấp dẫn của truyện kí là tínhtiểu thuyết hóa của nó về những con người thực, việc thực chứ không dừng lại ởtiểu sử, chân dung
Trang 14Các truyện kí nổi tiếng như: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Sống như anh của Trần Đình Vân, Can Lịch của Hồ Phương…
2 Đặc điểm của tác phẩm tự sự qua Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan
2.1 Vài nét về Tiểu thuyết đàn bà và tác giả Lý Lan
2.1.1 Tác giả Lý Lan
Lý Lan là một nhà văn, một dịch giả nổi tiếng của văn học Việt Namđương đại Lý Lan sinh ngày 16 tháng 07 năm 1957 tại thị xã Thủ Dầu Một, tỉnhBình Dương Quê mẹ ở Lái Thiêu, Bình Dương Quê cha ở huyện Triều Dương,thành phố Sáu Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc Thời thơ ấu nhà văn Lý Lansống ở quê mẹ (tám năm) và sau khi mẹ mất thì Lý Lan cùng gia đình mình đếnsinh sống ở Chợ Lớn, Sài Gòn cho đến nay
Lý Lan học năm đầu tiểu học ở một trường làng, học nửa năm tiếp ởtrường Trung Chánh và những năm còn lại Lý Lan học ở trường Chợ Quán LýLan tốt nghiệp tại trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh và cô học caohọc ngành Anh văn tại trường Đại học Wake Forest, Mỹ
Từ năm 1980 Lý Lan bắt đầu dạy ở trường Trung học Cần Giuộc tỉnhLong An, đến năm 1984 Lý Lan chuyển sang dạy ở trường Trung học HùngVương và sau đó, năm 1991 chuyển qua dạy tại trường Trung học Lê HồngPhong, thành phố Hồ Chí Minh một vài năm Đến năm 1995 Lý Lan chuyển sangdạy ở Đại học Văn Lang Năm 1997 Lý Lan nghỉ dạy học
Lý Lan lập gia đình với một người Mỹ và hiện nay sống ở hai nơi: ChợLớn và Bellingham (tiểu bang Washington, Mỹ)
Truyện ngắn đầu tay của Lý Lan là Chàng nghệ sĩ in trên báo Tuổi Trẻ
và được giải thưởng (năm 1978) Lý Lan tiếp tục sáng tác thơ, truyện ngắn, tùybút, tiểu thuyết… và trở thành một dịch giả tên tuổi với bộ truyện Harry Potter của
J K Rowling
Trang 15Các tác phẩm đã xuất bản gồm: Nơi bình yên chim hót (NXB Cà Mau,
Cà Mau, 1986); Chút lãng mạn trong mưa (NXB trẻ, TP HCM, 1987); Hội lồng đèn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1991); Chiêm bao thấy núi (NXB Trẻ, TP HCM, 1991); Truyện (in chung với Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Hải Chí, NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1992); Những người lớn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1992); Mưa chuồn chuồn (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1993); Chân dung người Hoa (NXB Văn hóa, Hà Nội, 1994); Đất khách (NXB Văn Nghệ, TP HCM 1995); Lệ Mai (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998); Thơ (in chung với Thanh Nguyên và Lưu Thị Lương, NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998); Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1998); Khi nhà văn khóc (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999); Dặm đường lang thang (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 1999); Dị mộng (NXB Trẻ,
TP HCM, 2000); Quán bạn (in chung với Thanh Nguyên, Lưu Thị Lương và Chim Trắng, NXB Trẻ, TP HCM, 2001); Một góc phố Tàu (NXB Văn học, Hà Nội, 2001); Ba người và ba con vật (NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2002); Là mình (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2005); Người đàn bà kể chuyện ( NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2006); Miên man tùy bút (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2007); Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (NXB Trẻ, TP HCM, 2008); Tiểu thuyết đàn bà (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2008); Hồi xuân (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2009).
Mang trong mình hai dòng máu Việt – Hoa, lại kết hôn với một giáo
sư người Mỹ, Lý Lan có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, chị viết văntrong tâm thế của một người có hai quê hương, “hiểu sâu sắc về sự cọ xát văn hóadiễn ra trong tâm lý con người, và hiểu được vai trò của người phụ nữ trong cuộchội nhập và bảo tồn bản sắc vẫn đồng thời diễn ra thầm lặng trong nhiều ngõngách của thế giới.” (Nhà văn Trần Thùy Mai)
Lý Lan được những nhà phê bình nhận xét là một cây bút có sức sángtạo đa dạng, thông minh, một cây bút có tài, có tâm; văn phong “bình dân”, “quầnchúng”, ngồn ngộn những sự kiện đời thường, giản dị, sắc sảo và đầy cuốn hút…
2.1.2 Tiểu thuyết đàn bà
Trang 16“Tiểu thuyết đàn bà” (NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2008) là một tiểu
thuyết gồm mười bảy chương, dài khoảng 210 trang viết về những nỗi niềm vàthân phận của những người đàn bà trong cùng một dòng họ
Tác phẩm chủ yếu xoay quanh ba nhân vật, ba thân phận đàn bà: Thoa, Liễu,Không Bé Câu chuyện bắt đầu từ những trang viết của Thoa, một nhà văn đã xuấtbản được bảy cuốn sách và đang ấp ủ một tác phẩm về đàn bà lồng trong câuchuyện lịch sử dòng họ mình Nhưng trong quá trình làm việc, Thoa bị khuấyđộng bởi những cơn ác mộng, những kỉ niệm ùa về trong tâm trí Thoa nhớ lại nhà
tù Côn Đảo và tiếng gọi của tình yêu bên kia bức tường Tiếng gọi và những ảoảnh mơ hồ, cơn đau đầu, sự mệt mỏi đã làm cho Thoa không còn tập trung để viếtnữa Lúc đang viết cuốn tiểu thuyết, Thoa gặp cảnh cậu Hai phải nằm viện vàmuốn gặp chị, em họ Thoa là Liễu mất tích, đứa cháu gái là Không Bé cứ gọi điệnliên tục hỏi thăm tin tức của mẹ mình Tất cả các sự kiện đó làm Thoa suy nghĩ, lolắng và cố gắng tìm ra cách giải quyết từng vấn đề Thoa hiện lên là một ngườiphụ nữ mạnh mẽ, đã từng tham gia hoạt động cách mạng, bị tù đày ở Côn Đảo,Thoa bảo vệ và làm chỗ dựa cho Liễu và Không Bé
Liễu được tác giả dựng lên là một nhân vật hiền lành và nhẫn nhịn, làmột cô giáo trường làng, dạy dỗ trẻ nhỏ Nhưng Liễu không có một cuộc sống giađình hạnh phúc Mới cưới chồng về đã bị mẹ chồng coi như là một người đàn bà
hư hỏng, ngoại tình Liễu bị chồng đánh đập và phải chia tay chồng Liễu có haingười con, một đứa con trai thì bà nội nuôi, còn Liễu nuôi đứa con gái tên làKhông Bé Liễu dành hết tình yêu thương cho đứa con gái nhỏ bé của mình Đếnngày Liễu rời quê hương sang Mỹ sống với con thì không may bị tai nạn và dẫnđến cuộc tìm kiếm của Thoa và Không Bé
Không Bé là một đứa con gái hiếu thảo với mẹ, yêu thương chồng,luôn luôn cố gắng để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn Những tưởng Không Bé
sẽ có được hạnh phúc của mình Nhưng cô phải đối mặt với sự cô đơn, lạc lõngnơi xứ người và những khác biệt về văn hóa với Ted, người chồng ngoại quốc