MỐI QUAN hệ GIỮA HOÀN CẢNH và TÍNH CÁCH TRONG TIỂU THUYẾT EUGENIE GRANDET của HNORE DE BALZAC

28 2.5K 6
MỐI QUAN hệ GIỮA HOÀN CẢNH và TÍNH CÁCH TRONG TIỂU THUYẾT EUGENIE GRANDET của HNORE DE BALZAC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỐI QUAN HỆ GIỮA HOÀN CẢNH VÀ TÍNH CÁCH TRONG TIỂU THUYẾT EUGENIE GRANDET CỦA HNORE DE BALZAC.

MỐI QUAN HỆ GIỮA HOÀN CẢNH TÍNH CÁCH TRONG TIỂU THUYẾT EUGENIE GRANDET CỦA HNORE DE BALZAC . MỤC LỤC 1. Khái quát chung. 3 1.1. Tình hình xã hội Pháp thế kỉ XIX 3 1.2. Văn học hiện thực phê phán Pháp 4 1.2.1. Tình hình văn học Pháp 4 1.2.2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán. 5 2. Tác giả tác phẩm 6 2.1. Tác giả 6 2.2. Tác phẩm Eugenie Grandet 9 3. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh tính cách trong tiểu thuyết Eugenie Grandet Honore de Balzac 10 3.1. Tìm hiểu về thuật ngữ hoàn cảnh, tính cách, quan hệ giữa hoàn cảnhtính cách 10 3.1.Khái niệm hoàn cảnh tính cách. 11 3.1.1.Mối quan hệ giữa hoàn cảnh tính cách. 11 1 3.2. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh tính cách của các nhân vật trong tiểu thuyết Eugenie Grandet Honore de Balzac 12 3.2.1. Nhân vật Grandet. 12 3.2.2. Nhân vật Eugenie. 15 3.2.3.Nhân vật Charles 18 3.2.4 Các nhân vật phụ 21 4. Nghệ thuật xây dựng hoàn cảnh điển tính cách điển hình. 24 5. Kết luận. 26 NỘI DUNG 1. Khái quát chung. 1.1. Tình hình xã hội Pháp thế kỉ XIX. Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 đánh dấu sự sụp đổ của chế độ quân chủ nước Pháp. mở ra một thời kì phát triển ở nước Pháp nói riêng Châu Âu nói chung 2 với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Cuộc cách mạng Pháp mang lại những thay đổi lớn lao trong tất cả mọi lĩnh vực của xã hội Pháp. Phái Jacobanh kiên quyết đập tan mọi trở ngại phong kiến đã kiềm hãm sự phát triển mọi mặt nhằm thiết lập một nền chuyên chính cách mạng, đập tan phong trào phản cách mạng bảo vệ Tổ Quốc. Cuộc đảo chính ngày 27-7-1794 đã đưa tầng lớp tư sản mới làm giàu bằng cách đầu cơ tích trữ trong những năm cách mạng lên nắm chính quyền. Giai cấp tư sản phát triển mạnh có âm mưu đập tan bọn bảo hoàng phái Jacobanh ở trong nước đồng thời tiến hành chiến tranh chống liên minh phong kiến Châu Âu tiến tới xâm lược Châu Âu. Đến năm 1799, sau cuộc đảo chính, chính quyền về tay Napoleon, thiết lập chế độ tổng tài nền đế chế thứ nhất (1804-1814). Chính phủ Napoleon là một chính phủ tư sản, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. Sau khi nắm chính quyền Napoleon đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược và hầu hết các nước Châu Âu đều bị bắt dưới ách thống trị của đế quốc Pháp. Nhưng đến 1815, Napoleon bị đánh bại tại trận Waterloo, thiết lập liên minh đưa dòng họ Buorbons trở lại nắm chính quyền ở Pháp. Vua Louis XVIII lên ngôi, thiết lập nền Trùng Hưng (1815-1830). Năm 1830, cuộc cách mạng tháng Bảy đã làm sụp đổ dòng họ Buorbons, nhưng giai cấp tư sản đã lợi dụng cách mạng để thành lập nền quân chủ tháng Bảy (1830- 1848). Sau đó, giai cấp tư sản quay ra đối phó với nhân dân lao động, nhất là với phong trào công nhân phát triển mạnh từ những năm 30 trở đi. Họ thẳng tay đàn áp những cuộc nổi dậy ở Lyon (1831, 1834), Paris (1832,1834)…nhất là ngày đẫm máu tháng 6 năm 1848. Chính những cuộc đầu tranh của giai cấp công nhân trong thời gian đó đã dẫn đến cuộc cách mạng 1848: đó là trận giao chiến lớn đầu tiên giữa giai cấp…,cuộc đầu tranh nhằm duy trì hoặc thủ tiêu trật tự tư sản (Mác). Tháng chạp năm 1848, Louis Bonaparte trúng cử trong cuộc bầu cử nước cộng hòa. Tháng 11 năm 1852, thành lập Đế chế II, Louis Bonaparte lên ngôi hoàng đế, xưng là Napoleon III. Ngày 2 tháng 9 năm 1870, Napoleon III thua Phổ. Ngày 4 tháng 9, đế chế II sụp đổ, nền cộng hòa III được thiết lập. 1.2. Văn học hiện thực phê phán Pháp 1.2.1. Tình hình văn học Pháp 3 Sự biến động mọi mặt về chính trị, xã hội, văn hóa đã ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình văn học Pháp ở giai đoạn này. Sau những năm 1820, chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp ra đời. Đến thời kì nền Quân chủ tháng Bảy (1830-1848), nó càng phát triển mạnh mẽ. Các nhà văn hiện thực phê phán, bằng những hình tượng nghệ thuật, ở mức độ này hay khác đều nói đến thực chất của giai cấp tư sản: “Giai cấp tư sản đã biến phẩm cách con người thành một giá trị trao đổi tầm thường…, giai cấp tư sản đã xé toang bức màn tình cảm phủ lên những quan hệ gia đình thu hẹp những quan hệ ấy lại thành ra chỉ còn là những quan hệ tiền nong đơn thuần”. Cùng với những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhân dân lao động dưới nền Quân chủ tháng Bảy đã dẫn đến cuộc Cách mạng 1848, chủ nghĩa hiện thực Pháp phát triển rực rỡ. Sau Cách mạng 1848, xã hội Pháp bước một bước thụt lùi. Chủ nghĩa hiện thực phê phán không còn rực rỡ như trước có màu sắc mới. Vì thế chúng ta có thể lấy Cách mạng 1848 làm mốc chia nền văn học hiện thực phê phán Pháp ra làm hai giai đoạn: giai đoạn những năm 30-40 giai đoạn những năm 50-60 của thế kỉ XIX. Giai đoạn trước Cách mạng 1848: Lúc mới ra đời, chủ nghĩa hiện thực phê phán chưa tách hẳn chủ nghĩa lãng mạn tiến bộ. Các nhà văn hiện thực cùng với các nhà văn lãng mạn tiến bộ đấu tranh chống chủ nghĩa lãng mạn phản động chủ nghĩa cổ điển hậu sinh đang phát triển dưới thời Trung Hưng. Đến giai đoạn những năm 30-40 là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nền văn học hiện thực phê phán Pháp. Họ tiếp thu những truyền thống ưu tú của nền văn học Ánh sáng ở thế kỉ trước phát triển nó trong những điều kiện lịch sử bấy giờ. Trước hết, họ tiếp thu ở các nhà Ánh sáng tinh thần đấu tranh đối với những cái xấu xa của xã hội, yêu cầu giải phóng con người, ca ngợi tự do, đề cao lý trí. nhất là họ đã tiếp thu những quan điểm thẩm mỹ tiến bộ về những vấn đề: quan hệ giữa nghệ thuật hiện thực, mục đích của nghệ thuật, tính chất lịch sử của nghệ thuật. Trong lúc tiếp thu phát triển những truyền thống ưu tú của nền văn học Ánh sáng, các nhà văn hiện thực phê phán đã khắc phục được một số ảo tưởng của những nhà văn thế kỉ trước. Tuy nhiên họ vẫn chưa tìm ra được một cách giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn mới của xã hội. 4 Một số tác giả tiêu biểu: Stendhal, Balzac…. Giai đoạn sau Cách mạng 1848: Dòng hiện thực phê phán trong văn học Pháp đã chuyển biến nhiều. Nó không còn rực rỡ như những năm 1830-1840, sức mạnh tố cáo cũng yếu hơn bắt đầu có những mấm mống suy đồi. Flaubert là nhà văn tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán trong giai đoạn này. 1.2.2. Chủ nghĩa hiện thực phê phán Chủ nghĩa hiện thực phê phán ra đời phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định. Trong nửa sau những năm 20 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực mới xuất hiện thành một khuynh hướng văn học . Còn chủ nghĩa lãng mạn đã phát triển rực rỡ. Vì thế giữa chủ nghĩa lãng mạn chủ nghĩa hiện thực phê phán có những quan hệ mật thiết với nhau. Ở Pháp, các nhà hiện thực các nhà lãng mạn tiến bộ đấu tranh chống lại thứ văn học phản động dưới thời Trung Hưng, chủ yếu là chống lại những nhà văn cổ điển chủ nghĩa hậu sinh. Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX đạt đến mức cổ điển về nội dung phê phán toàn diện xã hội tư sản những chuẩn mực của nghệ thuật điển hình hóa. Chủ nghĩa hiện thực phê phán đã khai triển những mâu thuẫn của thực tế xã hội tư sản, đã ý thức khá sâu sắc những hiện tượng mâu thuẫn, động lực của sự phát triển xã hội phân tích được những mặt cốt yếu nhất của ý thức trật tự tư sản. Đặc điểm quan trọng của chủ nghĩa hiện thực phê phán là sự phản ánh thực tại một cách chân thực, cụ thể…nhờ khả năng quan sát của nhà văn, nhận biết được xã hội tự bộc lộ qua những mâu thuẫn, qua đấu tranh giai cấp, sáng tạo trên cơ sở những gợi ý của lịch sử. Chủ nghĩa hiện thực thừa nhận giá trị của thực tế khách quan. Trong khi quan sát thực tế, các nhà hiện thực đi sâu vào bản chất, phát hiện những mâu thuẫn trong hiện thực . Chủ nghĩa hiện thực phê phán xây dựng những điển hình Ngoài sự chính xác của các chi tiết ra, còn phải nói đến sự thể hiện chính xác những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình (Angghen). Nhà văn hiện thực chú ý đầy đủ đến những 5 hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chú trọng nghiên cứu những quan hệ hiện thực quan hệ biện chứng phức tạp của thế giới khách quan. Về phương diện miêu tả những tính cách điển hình, các nhà hiện thực cố gắng bảo vệ tỷ lệ của hoàn cảnh sống thực, miêu tả nhân vật trong sự liên hệ phức tạp trong những mối quan hệ cụ thể lịch sử, trong sự phát triển của nó. Chủ nghĩa hiện thực còn có tính chất tố cáo xã hội tư sản lúc bấy giờ. Mặc dù chủ nghĩa hiện thực có những bước tiến tiến bộ nhưng vẫn có những hạn chế. Các nhà hiên thực phê phán nêu lên được những mâu thuẫn của xã hội tư sản nhưng không biết xã hội ấy sẽ đi đến đâu. Ngay trong việc phát triển ấy họ cũng chưa thấy lực lượng nào là lực lượng sẽ tiêu diệt xã hội tư sản để xây dựng xã hội mới. Do đó các nhà văn hiên thực thường đi đến cách giải quyết hoặc chủ quan hoặc không tưởng đôi khi bế tắc. 2. Tác giả tác phẩm 2.1. Tác giả Honore De Balzac sinh ngày 20 tháng 5 năm 1799 tại thành Tours. Lên 8 tuổi, Balzac vào học trường Vangdom. Trong sáu năm liền (1807-1813), ông bị giam hãm trong bốn bức tường của cái trường dòng ấy với những kỷ luật hà khắc, những giáo điều khô khan. Trong khi Balzac chỉ thích đọc sách lịch sử các tác phẩm của các nhà Ánh sáng, giáo khoa, triết học… Năm 1814, Balzac theo cha lên Paris. Mặc dù say sưa với văn học, nhưng Balzac phải học luật theo ý muốn của bố mẹ. Trong ba năm (1816-1819), vừa học luật tập sự trong văn phòng của các viên đại tụng, công chứng, Balzac vừa theo dõi các lớp văn học ở trường đại học Sorbonne. Sau khi tốt nghiệp trường luật, Balzac bỏ hẳn con đường luật theo con đường văn chương. Để buộc Banlac phải theo con đường luật, bố ông bắt ông, nội trong hai năm phải chứng tỏ được tài năng của mình. Đó là hai năm đầu tiên trên bước đường sáng tác của nhà văn hào tương lai cũng là hai năm đầy gian khổ của Balzac. Ông làm việc ngày đêm trong sự thiếu thốn trên cái gác xép lụp xụp mà ông gọi là nấm mồ lộ thiên. Vở kịch Cromwell mà ông dồn nén để viết trong hai năm ấy hoàn toàn bị thất bại. Từ năm 1821-1825, Balzac quay ra viết những loại tiểu thuyết phiêu liêu, lịch sử 6 nhưng cũng không làm ông nổi danh. Balzac xoay sang kinh doanh, giai đoạn này ông làm công việc xuất bản, xây dựng nhà in, đúc chữ in, Nhưng rồi hoạt đông kinh doanh chỉ đem lại cho ông sự thua lỗ. Mười năm đầu tiên trên bước đường sự nghiệp của Balzac là mười năm thật bại chua chát. Nhưng đối với Balzac, mười năm ấy cũng là mười năm tích lũy thực tế, thâm nhập cuộc sống. Sự nghiệp sáng tác của Banzac bắt đầu từ 1829, khi xuất bản cuốn những người Chuans. Đến những năm 30-40, tiểu thuyết của Balzac phong phú về nhiều mặt. Là những năm rực rỡ trong quá trình sáng tác của tác giả. Năm 1842, Balzac tập hợp toàn bộ tác phẩm của mình thành một kho với nhan đề Tấn trò đời. Đến năm 1847, Balzac đã hoàn thành 97 tác phẩm, hơn hai phần ba dự kiến Tấn trò đời. Năm 1845 1849, ông ứng cử vào viện Hàn lâm nhưng không lần nào thành công. Ngày 14 tháng 3 năm 1850, ông kết hôn với bà Hanxka, một quý tộc Balan đã có quan hệ(chủ yếu qua thư từ) 18 năm nay. Ngày 21 tháng 8 năm 1850 ông mất sau khi trở về Paris. Sự nghiệp sáng tác Balzac là nhà văn hiện thực phê phán lớn nhất của Pháp của cả Tây Âu ở nửa đầu thế kỉ XIX. Căn cứ vào quá trình phát triển tư tưởng phương pháp sáng tác của Balzac, hoạt động văn chương của Balzac có thể chia làm bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (1821-1829). Giai đoạn thứ nhất, Balzac thiên về sáng tác những loại tiểu thuyết phiêu liêu lịch sử. Trong các tiểu thuyết thời kì này, Balzac còn nói đến tính tích cực của giai cấp tư sản, vì nhà văn chưa tách giai cấp tư sản ra khỏi đẳng cấp thứ 3, vẫn xem họ là thành phần của mặt trận chống phong kiến. Về phương pháp sáng tác, Balzac còn bị chủ nghĩa lãng mạn ràng buộc. Tác phẩm tiêu biểu là vở kịch Cromwell, Người nữ kế thừa của Birague, Jean- Louis, Nàng tiên cuối (1822), Bàn về con trưởng, Lịch sử vô tư về dòng Jesuites…(1824), Wann- Chlore, Cẩm nang của người tử tế (1825),… Đến Những người Chouans (1829) là tác phẩm đầu tiên làm cho tác giả nổi tiếng đánh dấu bước chuyển biến từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ hai. Trong Những người Chouans, ngoài xu hướng chống quý tộc như những tác phẩm trước kia, Balzac 7 bắt đầu phê phán giai cấp tư sản. Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa cũng chiếm ưu thế so với các tác phẩm trước. Giai đoạn thứ hai (1830-1835) Từ đầu những năm 30, Balzac trở thành nhà văn nổi tiếng nhất của nước Pháp. Giai đoạn này Balzac nổi tiếng với những tác phẩm chống giai cấp tư sản. Thái độ của nhà văn đối với nhân dân cũng đã thay đổi. Balzac khâm phục năng lực cách mạng của nhân dân, lòng dũng cảm hành động quên mình của họ trong những ngày Cách mạng tháng Bảy. Trong giai đoạn này, phương pháp hiện thực chủ nghĩa chiếm tuyệt đối trong tác phẩm của Balzac. Balzac đã kết hợp được việc phát hiện sâu sắc những mâu thuẫn của xã hội với việc tái hiện chính xác những tính cách tình huống sinh động. Trung tâm chú ý của nhà văn là nghiên cứu những chi tiết cụ thể của thực tế, nghiên cứu cái bản chất từ những hiện tượng này hay hiện tượng khác của cuộc sống, nhà văn cố gắng nhận thức tính quy luật của xã hội. Balzac cũng đã biết nhìn những mâu thuẫn của thực tế theo quan điểm lịch sử, tìm nguyên nhân, kết quả của nó. Tác giả gắn nhân vật với thực tế: tính cách của nhân vật được hình thành, phát triển biến đổi theo hoàn cảnh. Các sáng tác chính trong giai đoạn này: Gopseck (1830), Miếng da lừa (1831), Eugenie Grangdet (1833), Lão Goriot (1834), Balzac đã lên án quyền lực của đồng tiền: đồng tiền đã hủy hoại tâm hồn con người, đã gây ra những tấn bi kịch trong gia đình, đã biến những tình cảm thiêng liêng nhất thành ra món hàng mua bán. Giai đoạn thứ ba (1836-1848) Đây là giai đoạn cao nhất trong quá trình sáng tác của Balzac. Đây là thời kì ông xây dựng bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời. Thời kì này, tác phẩm của Balzac vạch trần sự liên minh vừa nảy sinh được củng cố giữa những tên tư sản bọn quý tộc, những kẻ cấu kết với nhau để chống lại quần chúng nhân dân. Giờ đây Balzac thấy có hai dân tộc trong xã hội bấy giờ: những kẻ giàu những người nghèo. Trong giai đoạn sáng tác này Balzac xây dựng đề cương bộ tiểu thuyết Tấn trò đời hoàn thành được 97 tác phẩm từ 1829 đến 1848. Với tên gọi này, Balzac nhấn mạnh rằng xã hội Pháp vào nửa đầu thế kỉ XIX là một hiện tượng đáng phê phán, tố 8 cáo, lên án. Tấn trò đời là một bức tranh tổng hợp mọi mặt của cuộc sống trong đó các lực lượng đấu tranh với nhau. Giai đoạn thứ tư (1848-1850) Giai đoạn này Balzac không viết được nhiều tác phẩm như trước, nhưng qua những bài bút kí, bài báo, thư từ, Balzac có một sự chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ. Trong bức thư ngỏ Lời công bố chính trị của lòng tin viết vào mùa xuân 1848, Balzac tự nhận mình đứng về phía Cộng hòa nêu lên những nỗi bất bình ngày càng tăng của nhân dân.Khi cách mạng nổ ra Bức thư lao động của ông phê phán đường lối chính trị của chính quyền lâm thời đối với giai cấp công nhân… Những năm cuối đời của mình, Balzac vẫn lao động không mệt mỏi định xây dựng một tác phẩm liên hoàn gồm nhiều vở kịch nhân dân. Vở kịch Vua ăn mày (mất bản thảo) là tác phẩm cuối cùng. 2.2. Tác phẩm Eugenie Grandet Vị trí của tác phẩm Eugenie Grandet trong Tấn trò đời Eugenie Grangdet ra đời năm 1833, thời kì đầu của nền Quân chủ tháng Bảy, thời kì đồng tiến tác oai tác quái. Đây là tác phẩm ưu tú nhất ở giai đoạn thứ hai trong quá trình sáng tác của Balzac cũng là một trong những tác phẩm ưu tú nhất của Tấn trò đời. Quyển sách đã làm cho Balzac nổi tiếng. Chính tác giả cũng lấy làm thỏa mãn sau khi viết xong cuốn tiểu thuyết này. Tác phẩm này nằm trong Những cảnh đời tỉnh lẻ thuộc phần Khảo luận phong tục của Tấn trò đời. Nội dung Trong thị trấn Saumur- một địa phương buồn, tẻ nhạt của nước Pháp, nổi lên một gã tư sản giàu có, keo kiệt: lão Grandet. Grandet có một cô con gái tên là Eugenie đã đến tuổi lấy chồng. Nhiều chàng trai trong vùng ngắp nghé tranh cưới Eugenie grangdet- cô con gái duy nhất có quyền thừa kế toàn bộ tài sản của ông cha giàu có. Sống với người cha keo kiệt luôn điều khiển chi phối mọi chi tiêu trong sinh hoạt gia đình, Eugenie người mẹ đã quen sống cuộc đời nhẫn nhục, âm thầm, bần hàn. Vào ngày sinh nhật của Eugenie , người em họ đến từ Paris tên là Charles đến đã xáo trộn cuộc sống êm đềm nhưng buồn tẻ của Eugenie của cả gia đình Grangdet. Cha 9 của Charles đã tự tử vì bị phá sản nên gửi con đến Samur nhờ Grangdet săm sóc hộ con trai mình. Bằng sự trẻ trung , đẹp trai, hào hoa cùng với những hương vị phóng khoáng thanh lịch mang dáng dấp Paris của Charles đã khiến Eugenie yêu chàng. cũng chính sự chân thành lòng nhân đạo của Eugenie đã khiến Charles xúc động. Họ yêu nhau trao nhau những lời ước hẹn kỷ vật. Nhưng rồi lão Grandet, cha của Eugenie muốn trốn tránh trách nhiệm nên đã tìm cách gửi Charles đến Ấn Độ làm ăn. Eugenie ở lại với một tình yêu chung thủy,cô đã chống lại bố mình, lão Grandet để giữ gìn kỷ vật của Charles. Bảy năm trôi qua, cha mẹ Eugenie lần lượt qua đời. Cô được thừa kế một tài sản đồ sộ nhưng vẫn sống cô đơn với người đầy tớ trung thành là mụ Nanon chờ đợi Charles. Nhưng Charles sang Ấn Độ đã trở thành một con người khác hoàn toàn lúc ban đàu, hắn làm giàu bằng cách buôn người. Charles đã quên lời hẹn ước xưa quyết định kết hôn với một tiểu thư quý tộc, có tiếng nhưng thiếu tiền mà Charles thì đang thừa tiền cần có địa vị. Charles gửi cho Eugenie một bức thư nói rõ dụng ý của mình yêu cầu cô trả lại kỷ vật của anh ta năm xưa đồng thời hoàn lại số tiến Eugenie đã đưa cho anh ta đi làm những năm trước với cả gốc lẫn lãi. Eugenie đau khổ hoàn toàn tuyệt vọng sau bảy năm chờ đợi. Cô nhận lời kết hôn trên danh nghĩa với chánh án De Bonfond cô đã giúp đỡ Charles trả nợ cho cha anh ta để có đủ điều kiện gia nhập vào hàng ngũ quý tộc. Chánh án De Bonfond đồng ý làm chồng hờ của Eugenie vì hôn ước đó được thỏa thuận: người nào chết trước thì người còn lại sẽ hưởng gia tài. Nhưng ông chánh án đang trên con đường danh vọng thì đột ngột qua đời. Eugenie đã giàu lại càng giàu hơn càng cô đơn. Eugenie đã dung tất cả tài sản của mình quãnh đời còn lại để làm từ thiện giúp đỡ mọi người. 3. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh tính cách trong tiểu thuyết Eugenie Grandet của Balzac. 3.1. Tìm hiểu về thuật ngữ hoàn cảnh, tính cách, quan hệ giữa hoàn cảnh tính cách. 3.1.1. Khái niệm hoàn cảnh tính cách. •Hoàn cảnh 10 [...]... hệ giữa hoàn cảnh tính cách − Là sự gắn kết giữa hoàn cảnh tính cách mà nếu hoàn cảnh thay đổi thì có thể tác động đến tính cách làm cho tính cách thay đổi hoặc là nếu tính cách thay đổi cũng sẽ tác động đến hoàn cảnh làm hoàn cảnh thay đổi − Hoàn cảnh góp phần tạo nên tính cách nhân vật đồng thời tính cách nhân vật hình thành, biến chuyển phù hợp với sự biến chuyển của thực tế khách quan Thế... theo hoàn cảnh Đó là văn học của khách quan 3.2 Mối quan hệ giữa hoàn cảnh tính cách của các nhân vật trong tiểu thuyết Eugenie Grandet Honore de Balzac 3.2.1 Nhân vật Grandet Eugenie Grandet là tác phẩm phản ánh một cách toàn diện xã hội Tư Sản Pháp, tố cáo không thương xót xã hội ấy Không những thế, nó còn làm sống lại cả một giai đoạn lịch sử của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX Qua những nhân vật của. .. sinh vật Cái riêng của Balzac là đã tạo nên tính kịch bằng cách làm cho tính kịch đọng lại ở các chi tiết chân thực Có thể nói nghệ thuật hiện thực của Balzac qua Eugenie 26 Grandet cũng như nhiều tác phẩm khác, không phải chỉ là nghệ thuật miêu tả mà là nghệ thuật nắm bắt được những quan hệ của con người bằng sự miêu tả hoàn cảnh nhân vật, mà trong đó hoàn cảnh đã chi phối tới tính cách nhân vật 27... 16 từ sự va chạm của hai tính cách mạnh như nhau do những dục vọng trái ngược nhau: sự keo kiệt ham muốn tất cả tình yêu cũng muốn gửi trao tất cả Tính cách của Eugenie phát triển trong một quá trình làm sáng tỏ mối liên hệ giữa con người đời sống xã hội, giữa tính cách hoàn cảnh, giữa tâm lý môi trường cuộc sống Nàng đem vàng cho Charles để giúp Charles qua cơn hoạn nạn lúc đó nàng nhận... việc xây dựng những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình Đó là hoàn cảnh sống thực của nhân vật với những mối quan hệ cụ thể qua trình phát triển tất yếu của lịch sử 3.2.2 Nhân vật Eugenie Trong tác phẩm đi liền với những nhân vật bị đồng tiền là biến chất như Grandet còn có nhân vật Eugenie Grandet- nạn nhân của đồng tiền Eugenie vốn thuộc loại thanh niên tầng lớp tiểu tư sản thân hình... hiện chặt chẽ với mỗi hoàn cảnh bên ngoài 11 − Nhân vật trong thơ văn chủ nghĩa lãng mạn thì tính cách chi phối hoàn cảnh Vì vậy mà tính cách luôn ở trạng thái tĩnh, không thay đổi Đây chính là văn học của chủ quan, của cái tôi cá nhân − Nhân vật trong thơ văn chủ nghĩa hiện thực thì tính cách nhân vật không vượt lên trên hoàn cảnh mà chịu sự chi phối của hoàn cảnh Vì vậy mà tính cách nhân vật luôn ở... của nó, đồng tiền lúc ấy có một sức nặng thật ghê gớm Gắn liền lối sống của Grandet với những đặc điểm tình hình lúc bấy giờ, Balzac đã xem cuộc cách mạng 1789- 1794 như một bước nhảy vọt trong quá trình phát triển của giai cấp tư sản cuộc cách mạng ấy đã đặt nền móng cho sự làm giàu của Grandet Chính điều ấy đã làm hình thành nên ở con người Grandet tính tham vàng, không phải chỉ riêng Grandet, ... logic của hiện thực, đã có phương pháp lịch sử sâu sắc trong sự miêu tả những sự kiện khách quan có liên hệ đến số phận của các nhân vật Các nhân vật đều hoạt động trong những hoàn cảnh điển hình, tính cách điển hình của các nhân vật ấy được hình thành phát triển gắn chặt với hoàn cảnh Trong lời nói đầu của bộ Tấn trò đời Balzac đã đưa ra một xuất phát điểm của ông, cũng là một sự lí luận vế tiểu thuyết. .. cụ thể Hoàn cảnh trong tác phẩm của Balzac tồn tại dưới hai dạng rộng hẹp khác nhau nhưng được lồng ghép vào nhau tùy theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn Hoàn cảnh rộng phản ánh bối cảnh lịch sử xã hội, chính trị của thời đại, là môi trường tạo thành cái khung cho bức tranh toàn bộ tác phẩm Ở Eugenie Balzac, Balzac đã lấy bối cảnh hiện thực là xã hội Pháp sau cuộc cách mạng với nhiều biến động và. .. mình, Balzac công kích toàn bộ giai cấp tư sản, một giai cấp mới phất lên sau cách mạng 1789 đang chi phối xã hội ấy mà điển hình là lão Grandet Khác với nhân vật trong văn học lãng mạn, nhân vật hiện thực không vượt lên hoàn cảnh mà chịu sự chi phối của hoàn cảnh Tính cách của họ hình thành, chuyển biến phù hợp với sự biến chuyển của thực tế khách quan Thế giới nội tâm được phơi bày có mối quan hệ . ngữ hoàn cảnh, tính cách, quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách 10 3.1.Khái niệm hoàn cảnh và tính cách. 11 3.1.1 .Mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách. . quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách trong tiểu thuyết Eugenie Grandet của Balzac. 3.1. Tìm hiểu về thuật ngữ hoàn cảnh, tính cách, quan hệ giữa hoàn cảnh

Ngày đăng: 18/02/2014, 00:54

Hình ảnh liên quan

1.1. Tình hình xã hội Pháp thế kỉ XIX 3 - MỐI QUAN hệ GIỮA HOÀN CẢNH và TÍNH CÁCH TRONG TIỂU THUYẾT EUGENIE GRANDET của HNORE DE BALZAC

1.1..

Tình hình xã hội Pháp thế kỉ XIX 3 Xem tại trang 1 của tài liệu.
4. Nghệ thuật xây dựng hoàn cảnh điển và tính cách điển hình. 24 - MỐI QUAN hệ GIỮA HOÀN CẢNH và TÍNH CÁCH TRONG TIỂU THUYẾT EUGENIE GRANDET của HNORE DE BALZAC

4..

Nghệ thuật xây dựng hoàn cảnh điển và tính cách điển hình. 24 Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan