1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT HÀ TIỆN QUA VỞ KỊCH “LÃO HÀ TIỆN” CỦA MOLIERE VÀ TIỂU THUYẾT “EUGENIE GRANDET” CỦA H.BALZAC

56 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT HÀ TIỆN QUA VỞ KỊCH “LÃO HÀ TIỆN” CỦA MOLIERE VÀ TIỂU THUYẾT “EUGENIE GRANDET” CỦA H.BALZAC

Trang 1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGÀNH NGỮ VĂN NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

HÀ TIỆN QUA VỞ KỊCH “LÃO HÀ TIỆN” CỦA MOLIERE VÀ TIỂU

THUYẾT “EUGENIE GRANDET” CỦA

H.BALZAC

Trang 2

SV HÀ TỐ UYÊN LỚP ĐH4C2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÀNH NGỮ VĂN NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT HÀ TIỆN QUA VỞ KỊCH

“LÃO HÀ TIỆN” CỦA MOLIERE VÀ TIỂU THUYẾT “EUGENIE

GRANDET” CỦA H.BALZAC

Giảng viên hướng dẫn Ths Phùng Hoài Ngọc

LONG XUYÊN 5/ 2007

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại Học An Giang đã tạo mọi điều kiện để

em hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Ngữ văn, đặc biệt thầy Phùng Hoài Ngọc đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp ĐH4C2 đã quan tâm giúp đỡ, sưu tầm tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn

ĐẦU……… 1

Trang 3

TIỆN” – NHÂN VẬT QUEN THUỘC TRONG

VĂN HỌC TÂY ÂU

1 Nhân vật Euclion trong vở “Cái nồi” của

Plaute 21 21

2 Nhân vật Sailock trong “Người lái buôn thành

Chương 3: MOLIERE XÂY DỰNG TÍNH CÁCH HÀ TIỆN

BALZAC XÂY DỰNG NHÂN VẬT HÀ

TIỆN 30

Trang 4

1 Điểm giống nhau giữa hai nhân vật H’Arpagon (Moliere)

và 30

lão Grandet (H.Balzac)

2 Điểm khác nhau giữa hai nhân

Moliere và Balzac là hai trong số những tác gia có đóng góp đáng kể cho nền văn học thế giới Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họ đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng sâu sắc

Molier được coi là người đã sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp thế kỉ XVII và đưa nó tới đỉnh cao xán lạn St Beuve đã nhận xét : “Nếu có một đại hội các thiên tài văn học cổ kim trên thế giới thì người đại diện cho văn học Pháp phải

là Moliere” Và không phải ngẫu nhiên mà “trong 209 tác giả được Balzac nhắc tới trong tác phẩm của mình, Moliere đứng đầu với 240 lần” (Theo

J.Belatre) Mặc dù sinh ra trong một gia đình tư sản hầu cận nhà vua, có một cuộc sống khá vất vả và khó khăn nhưng bằng tài năng và lòng yêu thích nghệ thuật đặc biệt là kịch, ông đã sáng tạo nên những tác phẩm để đời Trong những tác phẩm của ông chất hài kịch rất đậm nét Thông qua tiếng cười để phê phán, đả kích thói xấu xa của giai cấp quí tộc, tăng lữ, phong kiến Pháp, thể hiện quan điểm của ông trước hiện thực xã hội Những thăng trầm và trải nghiệm trong cuộc sống đã là chất liệu và cảm hứng để Molier kiến tạo ra những tác phẩm hài kịch đặc sắc

Balzac, một nhà văn “thư kí của thời đại”, một nhà văn hiện thực xuất sắc của Pháp thế kỉ XIX Trong sự đa dạng và phong phú các tác phẩm của Balzac, ta vẫn nhận ra được sự kế thừa và phát triển từ những bậc tiền bối trước, đăc biệt có cả Molier Hai tác phẩm, một là vở hài kịch “Lão hà tiện” của Moliere và một là tiểu thuyết hiện thực “Eugenie Grandet” của Balzac có

Trang 5

những điểm tương đồng nhau trong cách xây dựng nhân vật hà tiện, tuy nhiên cũng có những nét khá độc đáo mang phong cách riêng đã góp phần tạo nên

sự thành công không nhỏ của hai tác phẩm này Tên của hai nhân vật

H’Arpagon và lão Grandet đã trở thành những danh từ được sử dụng khá quen thuộc và phổ biến trong dân gian đặc biệt là ở Việt Nam, dùng để chỉ những người giàu có nhưng keo kiệt và có phần tàn nhẫn

Với đôi chút kiến thức đã học được cùng với sự yêu thích hai tác phẩm “Lão

hà tiện” và “Eugenie Grandet”, tôi xin mạnh dạn viết nên những cảm nhận về cách xây dựng nhân vật hà tiện Rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của bộ môn Ngữ văn và bạn đồng môn để luận văn này càng phong phú và hoàn thiện hơn

2 Lịch sử vấn đề

Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cả hai tác phẩm “Lão

hà tiện” của Moliere và “Eugenie Grandet” của Balzac, điển hình như Đặng Anh Đào với “Ônôre đờ Banzac và một thế giới bước đi” (NXB Trẻ – 2002),

Đỗ Đức Dục với chủ nghĩa phê phán trong văn học Phương Tây (NXBKHXH – 1981), Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm với văn học lãng mạn và hiện thực phê phán TK XIX, gần đây là cuốn “Honore De Balzac- Lão Goriot” (NXB ĐHQGHN 2001) giới thiệu và nghiên cứu do Lê Huy Bắc biên soạn, Văn học Phương Tây giản yếu-Nguyễn Minh Chính (NXB ĐHQGTPHCM), Văn học Phương Tây nhiều tác giả biên soạn (NXB GD 2002), Giới thiệu về Moliere

và Lão hà tiện – Đỗ Đức Hiểu (NXB ĐH – TH chuyên nghiệp Hà Nội 1978), Giới thiệu Moliere–Nguyễn Minh Chính (VHPT- NXBGD 2002) Nhìn chung các công trình này đã nghiên cứu khá sâu về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm trên cũng như giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Moliere và Balzac Tuy nhiên việc đi vào phân tích, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật hà tiện thì hầu như chưa có một công trình cụ thể, chuyên biệt

Luận văn này xin mạnh dạn nghiên cứu một vấn đề cũng khá mới mẻ và hấp dẫn nhưng cũng không phải là đơn giản nên chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Để hoàn thành luận văn người viết dựa vào một số tài liệu của các tác giả kể trên và những tài liệu liên quan đến hai tác giả Moliere và Balzac (được liệt kê ở danh mục Tài liệu tham khảo)

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn trong một tác phẩm

không phải là việc đơn giản Nó đòi hỏi người tìm hiểu phải đọc kĩ, phân tích văn bản, chọn lọc dữ liệu và đặc biệt phải có cách nhìn nhận tinh tế từng chi tiết miêu tả nhân vật (hành động, lời nói, tính cách) và đặc biệt là mối quan

hệ giữa nhân vật tìm hiểu nghiên cứu với các nhân vật khác, qua đó thấy được tư tưởng của nhà văn gửi gắm trong nhân vật

Trang 6

Luận văn này cố gắng tìm ra cách xây dựng nhân vật, đặc biệt là hai nhân vật

hà tiện H’Arpagon trong vở hài kịch “Lão hà tiện” của Moliere và lão

Grandet trong tiểu thuyết hiện thực “Eugenie Grandet” của Balzac, một phần nào đó là tìm ra sự giống và khác nhau trong cách xây dựng hai nhân vật này của hai nhà văn Từ đó tìm hiểu cách nhìn của mỗi nhà văn trong việc xây dựng nhân vật hà tiện, thái độ với xã hội đương thời, giá trị của tác phẩm đối với nền văn học Pháp ở trong hai thế kỉ XVII và thế kỉ XIX nói riêng và nền văn học thế giới nói chung

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong một tác phẩm văn học có ít hoặc nhiều nhân vật, mỗi nhân vật đều có vai trò khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau Bên cạnh hàng loạt nhân vật phụ còn có nhân vật chính, nhân vật thể hiện quan điểm tư tưởng của nhà văn Nhưng đôi khi, không hẳn nhân vật chính mới thể hiện điều đó mà nhân vật phụ có vai trò khá quan trọng, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của nhà văn ví như lão Grandet chẳng hạn

Trong luận văn này, đối tượng chính là vở hài kịch Lão hà tiện của Moliere và tiểu thuyết hiện thực Eugenie Grandet của Balzac Do vậy để tìm hiểu nghệ

thuật xây dựng nhân vật hà tiện người viết đi sâu vào tìm hiểu hai nhân vật H’Arpagon và lão Grandet

5 Đóng góp của luận văn

Việc nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật hà tiện qua hai tác phẩm trên giúp ta nhận ra được một phần nào đó sự vận động và phát triển của văn học Đặt nó vào trong sự tương quan với những nhân vật hà tiện của nhiều tác phẩm văn học ở một số nước giúp ta nhận ra được hành trình của những nhân vật hà tiện ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam Qua nghiên cứu xây dựng nhân vật hà tiện giúp người đọc nhận thấy được bộ mặt của xã hội Pháp thế kỉ XVII và thế kỉ XIX, thấy được sự ảnh hưởng giữa các nhà văn trong quá trình sáng tác Và có lẽ giúp ta hiểu được rõ hơn tại sao lại có những biệt danh đựơc đặt cho nhiều người H’Arpagon hay lão Grandet

Ta cũng thấy được sự khác biệt trong việc xây dựng nhân vật hài kịch và một nhân vật tiểu thuyết hiện thực ở hai thế kỉ cách xa nhau

Việc nghiên cứu tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật hà tiện có thể đã có nhiều người nghiên cứu nhưng hy vọng luận văn này giúp người đọc tự mình tìm được cái nhìn mới mẻ hơn, thấy được một cách đầy đủ hơn trong sự so sánh đối chiếu hai tác phẩm trong hai thế kỉ khác nhau thuộc hai giai đoạn văn học khác nhau Đây chỉ là nỗ lực nhỏ bé trong quá trình tìm hiểu giá trị nội dung và nghê thuật của hai tác phẩm lão hà tiện của Moliere và Eugenie

Grandet của Balzac

Trang 7

6 Phương pháp nghiên cứu

Chủ yếu là phương pháp khảo sát và phân tích tư liệu, tổng hợp và phân loại

1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Moliere

1.2 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác cùa Balzac

2 So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hài kịch cổ điển Pháp và trong văn học Phương Tây thế kỉ XIX

2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học cổ điển Pháp thế kỉ XVII 2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học hiện thực phương Tây thế

3 H’Arpagon trong vở kịch “Lão hà tiện” (Moliere)

4 Lão Grandet trong tiểu thuyết “Eugenie Grandet” (Balzac)

Trang 8

2.2 Lão Grandet nhân vật hà tiện

3 Cách nhìn của mỗi nhà văn đối với nhân vật hà tiện

và đưa nó tới đỉnh cao xán lạn, với tư cách là nhà văn chiến sĩ đã đấu tranh đến cùng cho những lý tưởng xã hội tiến bộ, với tư cách là người nghệ sĩ ưu tú

đã kết tinh được những truyền thống tốt đẹp của nhân dân và dân tộc Pháp Chủ nghĩa cổ điển Pháp với Moliere đã chuyển mạnh hơn và rộng rãi hơn về phía cuộc sống hiện thực muôn hình muôn vẻ và luôn luôn sôi động, trong đó quần chúng lao động đang tiến lên đảm nhiệm một vai trò mới Mấy trăm năm đã trôi qua nhưng tiếng cười của Moliere không lúc nào vắng mặt trên sân khấu tiến bộ của Pháp và thế giới Một số sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Moliere đã đi vào cuộc sống, gắn chặt với nó và đẩy mạnh nó lên Với văn học hiện đại Việt Nam, lịch sử kịch nói Việt Nam, hài kịch Moliere cũng có những đóng góp đáng kể

A.Jean Baptiste Pocelin sinh tại Paris trong một gia đình tư sản hầu cận nhà vua Khoảng năm 1636–1639, ông được dạy dỗ chu đáo ở trường trung học Clecmon nổi tiếng Trong thời gian này, ông tỏ ra đặc biệt yêu thích văn

chương, trung thành với triết học và chịu ảnh hưởng của Gassandy Cha ông định cho học luật và thừa kế chức vụ hầu cận nhà vua trong cung đình nhưng Moliere lại chọn sân khấu gán bó với một thứ nghề nghiệp thấp hèn vào thời

đó Năm 1643, ông làm quen với nữ diễn viên Madelen Beja và cùng với anh

em nhà Beja xây dựng nên đoàn kịch chứ danh Mặc dù thiếu những điều kiện

cơ bản để diễn xuất như kịch bản và diễn viên tốt nhưng với sự cố gắng hết sức họ vẫn không thu được kết quả đáng kể gì Đoàn kịch tan rã vào năm

1645 Cuối năm đó, Pocelin đã đổi tên là Moliere và quyết định cùng anh em Beja về các tỉnh nhỏ

Trang 9

Suốt 15 năm trời (1643–1658) khó khăn, thiếu thốn Moliere và các bạn của ông đi lang thang khắp nước Pháp Dọc đường sáp nhập với đoàn kịch khác Đoàn kịch của ông đã đi qua và biểu diễn ở nhiều nơi trên đất Pháp… 15 năm lưu lạc giang hồ chính là thời gian chuẩn bị cho Moliere một sự nghiệp sáng tác lớn Nó giúp cho ông hiểu biết và tích lũy thêm nhiều kiến thức thực tế trong cuộc sống Giúp mở rộng mối quan hệ với những gánh hát , học tập và cạnh tranh với họ Cũng chính là thử thách để ông nhìn nhận khả năng thực

sự, thể hiện tài năng nghệ thuật của bản thân Moliere–người diễn viên, người đạo diễn, người sáng tác kịch bản, người lãnh đạo đoàn kịch- đã trưởng thành lên sau một quãng thời gian dài gian khổ, khó khăn

Từ năm 1650, Moliere đã trở thành người đứng đầu đoàn kịch và đã có điều kiện xây dựng dần một số tiết mục sân khấu đặc sắc Ông bắt đầu viết những kịch hề và hài kịch trong đó có vận dụng những kinh nghiệm của kịch mặt nạ Italia về kĩ thuật, về hành động về tính cách Những vở kịch đầu tay của

Moliere: Chàng ngốc (1655), Ghen (1656) đã báo hiệu một tài năng xuất sắc

Thành công của đoàn kịch vang đến tận thủ đô Paris Năm 1658, đoàn được

vua vời về thủ đô Chính nơi này Moliere đã cho ra mắt vở kịch hề Thầy thuốc si tình Với sự hấp dẫn của nó thì đoàn kịch Moliere đã chinh phục được

triều đình và họ được ở lại Paris, được dành cho rạp hát của triều đình là

Peautit Buorbon để biểu diễn Sau một năm hoạt động vừa diễn vở cũ đồng thời tuyển thêm diễn viên mới Năm 1659 Moliere đã mạnh dạn đưa lên sân

khấu vở kịch Những ả kiểu cách rởm Với ý nghĩa phê phán rõ nét của nó thì

ông đã vấp phải sự căm ghét của bọn quý tộc phong kiến, cho dù đối tượng

mà ông nói tới chỉ là những bọn quý tộc giả mà thôi Từ đây cuộc đời Moliere chuyển sang một trang mới, một giai đoạn mới – giai đoạn đấu tranh xây dựng một nền sân khấu dân tộc hiện thực tiến bộ Những tác phẩm của ông bắt đầu hướng vào bọn quý tộc nhà thờ, chế độ chuyên chế Có lẽ vậy mà ông đã phải đấu tranh không ngừng để chống lại sự phản ứng quyết liệt điên cuồng của chúng Đồng thời cũng phải với những tác gia, những diễn viên kình địch không ngớt lên án ông là không tôn trọng qui tắc cổ điển, báng bổ tôn giáo, vi phạm những qui tắc hợp thức và làm hại sân khấu thẩm mĩ Chính những gian nan thử thách này đã tô luyện tài năng và khả năng sáng tạo của Moliere, ông

đã trở thành nhà sáng tác vĩ đại, nhà nghệ sĩ lão luyện, nhà tổ chức và giáo dục có tài

Năm 1662, cho diễn vở Trường học làm vợ lên án quan điểm phong kiến vô

nhân đạo, trái tự nhiên nhưng vô hiệu quả trong việc giáo dục phụ nữ Vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ bọn phản động và cả những thành viên của rạp Oten de Buocgeaunhe Duy nhất Boileau là vẫn nhiệt tình bênh vực Moliere Không dừng lại ở đó Moliere tiếp tục công kích bằng viết thêm hai vở kịch

Trang 10

ngắn : Phê bình trường học làm vợ và Kịch ứng tác ở Verseil (1663) vẽ nên

bức tranh châm biếm về các nhà phê bình và giễu cợt một số điển hình xã hội Trong giai đoạn 1664–1666, ông viết ba vở hài kịch lớn với những tư tưởng

triết học và xã hội phong phú : Tartuffe (1664), Don Juan (1665) và Anh ghét đời (1666) Đây là những đòn trí mạng công kích vào nhà thờ, giai cấp quí tộc

và xã hội Pháp cuối thế kỉ XVII Những thế lực phản động núp dưới bóng của triều đình và được cái ô này che chở đã lập tức la ó và hùa nhau tìm mọi cách

đe dọa, hành hung Moliere Đây là giai đoạn đấu tranh căng thẳng của

Moliere

Sau đó, đời hoạt động của Moliere bớt sôi động hơn với những vở hài kịch

như: Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), Những bà thông thái(1672), Người bệnh tưởng (1673)…

Ngày 17.2.1673, trong đêm diễn thứ tư vở Người bệnh tưởng, đóng vai nhân

vật chính Molire đã kiệt sức trên sân khấu, được đưa ngay về nhà và chỉ hơn một giờ sau thì ông đã ra đi Vốn thù ghét Moliere nên nhà thờ đã ngăn cản việc mai táng ông theo nghi thức tôn giáo Vợ ông phải phục xuống chân vua, hết lời cầu khẩn mới được phép chôn ông vào lúc đêm khuya ở nghĩa trang của nhà thờ

Đời hoạt động nghệ thuật của Moliere là cuộc đời, một mặt thì kiên trì rèn luyện trong thực tế vĩ đại của nhân dân, một mặt thì đấu tranh không khoan nhượng với lực lượng xã hội đen tối, cống hiến trọn ven cho nghệ thuật chân chính Chỉ riêng cuộc đời ấy cũng khiến Moliere trở nên bất hủ

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Sự nghiệp sáng tác của Moliere có thể chia ra làm bốn giai đoạn:

Giai đoạn 1645–1658 bao gồm những sáng tác thời kì nhà văn cùng đoàn kịch của ông đi diễn lang thang khắp các tỉnh Đây là giai đoạn chuẩn bị cho tài

năng với các vở kịch như Thằng ngốc (1655), Ghen (1656)…và nhiều vở kịch

nay đã thất lạc

Giai đoạn 1659–1663 là giai đoạn nhà văn bắt đầu nổi tiếng Vở Những bà kiểu cách rởm (1659) làm náo động kịch trường, chế giễu những ả con cái gia

đình thị dân nhưng lại thích ăn nói, sinh hoạt, yêu đương theo kiểu quí tộc

Sau vở Trường học làm chồng (1661) nêu lên cuộc đấu tranh giữa hai quan

điểm về hôn nhân và gia đình, giáo dục con cái, là vở Trường học làm

vợ (1662) phê phán thói ngu dân, áp chế sặc mùi phong kiến trong việc giáo dục phụ nữ Bị công kích mạnh mẽ, Moliere đáp lại bằng hai vở kịch Phê bình trường học làm vợ (1663) và kịch ứng tác ở Vecxay (1663)

Giai đoạn 1664 – 1666 là giai đoạn xuất hiện nhiều vở kicỵ kiệt tác chĩa mũi nhọn về phía các thế lực đang thống trị Tartuffe (Tartuffe,1664) vừa ra mắt

đã bị cấm đoán, bị lên án là chế giễu những người sùng đạo, báng bổ tôn

giáo Don Juan, 1665 lấy tên nhân vật chính, một nhân vật vừa có tư tưởng tự

Trang 11

do vô thần, vừa là hiện thân của bọn quí tộc hết thời tham tàn, phóng đãng và

hết sức trơ trẽn Đến Anh ghét đời (1666) nhà văn phê phán toàn bộ xã hội

thượng lưu bằng cách lựa chọn nhân vật trung tâm Aleeste là một anh ghét đời, dưới mắt anh tất cả đều giả dối, ích kỉ và phản trắc

Giai đoạn 1667–1673, nhà văn chuyển hướng, chĩa mũi nhọn vào giai cấp tư

sản qua các vở Lão hà tiện (1668) với nhân vật H’Arpagon cho vay nặng lãi

và keo kiệt, vở Trưởng giả học làm sang (1670) với nhân vật Juocdan muốn học đòi quí tộc và vở Người bệnh tưởng (1673) với nhân vật lão Argan mắc

chứng bệnh tưởng tượng làm cho khán giả cười nôn ruột

Vở kịch “Lão hà tiện”

Moliere đã để lại cho đời sau nhiều nhân vật bất hủ, những nhân vật quen thuộc trong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ hàng ngày của dân chúng

“H’Arpagon” là trong những nhân vật ấy Một Hacpgon có nghĩa là một người

hà tiện, keo bẩn và tàn ác đến mức mất cả tính người H’Arpagon là nhân vật

chính của vở hài kịch Lão hà tiện (1668)

H’Arpagon là một người làm giàu bằng nghề cho vay nặng lãi, lão góa

vợ có một con trai và một con gái, lão rất giàu có nên có cả gia nhân đày tớ và

xe ngựa Song lão không muốn chi tiêu cho ai, cho bất cứ việc gì Con trai lão, ngược lại là một tay phá gia chi tử Đối với kẻ ăn người ở lão quỵt tiền công, lão luôn luôn nghi hoặc cho họ ăn cắp, lão khám xét rất khả ố Đối với ngựa kéo xe thì lão cắt giảm phần ăn Các con đã đến tuổi dựng vợ gả chồng thì lão định lấy cho con trai một bá góa vợ lắm của, ép duyên con gái với một ông già chỉ vì một lí do duy nhất ông ta không đòi của hồi môn Lão hết sức gia

trưởng, nếu con trai không nghe lời lão dọa sẽ truất quyền thừa kế và từ bỏ nếu con gái không chịu lấy người mà lão đã quyết định, lão sẽ cho vào nhà tu kín

Để làm giàu, H’Arpagon cho vay lãi nặng chưa từng thấy, lão gán những đồ đạc vứt đi, gãy hỏng vào số tiền cho vay Con trai vốn là tay ăn chơi, một hôm liều đi vay lãi để chi tiêu, lãi bao nhiêu cũng chịu Người cho vay thì đưa ra những điều kiện hết sức khắc nghiệt Gặp nhau, với vỡ lẽ là hai cha con, người cho vay và kẻ đi vay Thế là diễn ra một trận sỉ vả nhau vô cùng bi đát Đồng tiền đã làm mờ mắt H’Arpagon

Con trai yêu một cô gái tên là Marianee, nhà nghèo, nết na Tình cờ thế nào H’Arpagon cũng tha thiết yêu cô này H’Arpagon dùng mánh khóe rất

bỉ ổi để con trai phải thú nhận và nhường Marianee cho mình Thế là lại xảy

ra một trạn đụng độ giữa hai cha con, đầy bi kịch

Kết cục, nhờ cậu đầy tớ ranh mãnh La Fleser ăn trộm và giấu cái tráp vàng của lão H’Arpagon chôn ở ngoài vườn giữ làm “con tin”, H’Arpagon đành chịu cho con trai lấy Marianee và con gái lấy Valère Còn lão, lão lấy lại cái tráp vàng yêu quí của lão

Trang 12

1.2 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của H.Balzac

1.2.1 Cuộc đời

Honoré de Balzac là nhà văn hiện thực lớn nhất của Pháp và Tây Âu thế kỉ XIX, là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” (Engels), người “đã mang cả xã hội trong đầu”, bậc “tiến sĩ khoa học xuất sắc” vì những hiểu biết sâu xa của ông với “những quan hệ thực tại” (Marx)

Ông sinh ngày 20.5.1799 tại Tours Cha là nông dân, mẹ là người buôn dạ Học trường dòng nhưng Balzac rất mê đọc sách, đọc những tác phẩm của những nhà văn Ánh sáng như Diderot, Rousseau…vào trường luật, ông vẫn theo các giáo trình văn–sử-triết ở đại học Sorbonne Ra trường, ông không đi làm luật sư mà theo đuổi con đường văn chương Chính vì vậy, cha ông đã bắt buộc ông trong hai năm phải chứng tỏ tài năng văn chương của mình Và ông lao vào sáng tác trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn và thiếu thốn trên một gác xép lụp sụp nhưng đó lại là dịp để ông tiếp xúc với cuộc sống của những người nghèo khổ Ông đã từng nói: “Tôi cảm thấy như mình đang mặc chiếc

áo rách rưới của họ, mang những đôi giày thủng đế của họ”, “chỉ có những tâm hồn bị người đời không hiểu và những người nghèo là biết quan sát vì tất thảy đều làm họ mếch lòng và vì sự quan sát là do một nỗi đau khổ Trí nhớ chỉ ghi kĩ những gì là đau thương”

Vở kịch đầu tay bị thất bại nhưng ông không thất vọng Ông chuyển sang viết tiểu thuyết đen, tiểu thuyết phiêu lưu để kiếm sống Rồi thấy không thể sống bằng ngòi bút ông chuyển sang kinh doanh xuất bản, mở nhà in, đúc chữ… Cuối cùng thua lỗ, ông phải bán cả nhà in

Có thể nói, trong mười năm đầu bước vào đời ông gặp phải đầy những thất bại chua cay nhưng đó lại là mười năm tích lũy vốn sống, rèn luyện tay nghề “tôi

có được một khả năng quan sát mạnh mẽ là vì tôi đã bị quăng vào đủ loại nghề nghiệp”, “tôi sống một cuộc đời lao động say mê Lao động là tất cả đối với tôi” Balzac có một khả năng làm việc phi thường Hàng ngày ông thường làm việc từ 12 giờ khuya đến 8 giờ tối ngày hôm sau chỉ nghỉ 4-5 tiếng đồng

hồ mỗi ngày Hàng chục tác phẩm ra đời trong một năm là thành quả của sự lao động miệt mài và không mệt mỏi của ông

Ông bắt đầu nổi tiếng năm 30 tuổi với tác phẩm: Những người Chouans(1829)

miêu tả cuộc nổi loạn của giai cấp quí tộc và sự thắng lợi của lực lượng dân

chủ Rồi hàng loạt tác phẩm xuất sắc khác lần lượt ra đời:Gobseck (1830) khắc họa hình ảnh người cho vay nặng lãi, Miếng da lừa(1831) nói về những

con người có mơ ước về một cuộc sống giàu sang nhưng bị tan vỡ, tiểu thuyết

hiện thực Eugenie Grandet (1832) phơi bày tấn bi kịch về sự băng hoại của

đồng tiền đối với con người…

Balzac mắc bệnh tim lại uống rất nhiều cafè do vậy nghỉ ngơi là rất cần thiết nhưng ngược lại thời gian nghỉ ngơi đối với ông lại quá ít ỏi Năm 1847 cảm

Trang 13

thấy sức khỏe đã suy giảm và ông đã cố gắng hoàn thành ước vọng cuối

cùng kết hôn với bà Hanska

Đầu năm 1850, dù bệnh nặng nhưng ông vẫn đến Ukraine để cử hành hôn lễ Sau khi trở về Paris chân tay ông đã bị sưng phù, đùi bị hoại tử và ông từ trần vào ngày 18.8.1850 khi mới 51 tuổi, ra đi trong sự cô đơn giống như nhiều như nhân vật của ông

Ông được chôn ở nghĩa địa Piteur Lasezer giữa những ngày Paris mưa gió Ông ra đi nhưng tên tuổi và sự nghiệp của ông đã trở thành một kho tư liệu vô vùng quí giá cho nhiều ngành khoa học xã hội và người đời vẫn luôn nhắc tới ông “Bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”

1.2.2 Sự nghiệp sáng tác

Balzac không phải là một thần đồng văn học ngay từ lúc nhỏ mà với ông “thiên tài là một dự cố gắng liên tục” Có lẽ vì vậy đến năm 30 tuổi trải qua hơn 10 năm sáng tác vẫn chưa thành công

Năm 1820, ông cho ra mắt vở kịch Cromwell nhưng nó không để lại

ấn tượng gì như một số nhận xét vừa khô khan lại vô vị “tác giả làm việc gì cũng được trừ đeo đuổi văn chương”

Giai đoạn 1818–1828 viết gần mười tiểu thuyết nhưng chưa thành công, chưa đánh dấu được tên tuổi của mình Đây là giai đoạn Balzac đang dò đường

Tác phẩm Những người Chouans được hoàn thành năm 1829 là tác phẩm mở đầu cho cả bộ Tấn trò đời vĩ đại

Giai đoạn 1829–1835 giai đoạn đầu trong việc sáng tác tấn trò đời lúc đầu ông dự định viết 143 tác phẩm nhưng cuối cùng chỉ mới hoàn thành được

97 tác phẩm Tấn trò đời “cung cấp một bộ lịch sử hiện thực tuyệt vời của xã

hội Pháp, đặc biệt là xã hội thượng lưu Paris” (Engels) Balzac tự nhận mình

là người thư kí trung thành của thời đại là vậy

Sau đây là những tác phẩm cơ bản trong “Tấn trò đời”:

Phần I : Khảo luận phong tục

3 Những cảnh đời Paris

Xazazin (1831), Nữ công tước De Langie (1834), Cô gái mắt vàng (1835), Faxino Can (1836), Những viên chức (1837), Nhà ngân hàng Nucingen

Trang 14

(1838), Vinh và nhục của người kĩ nữ I (1839), Mặt trái của lịch sử hiện đại (1842), Một tay buôn bán (1845), Ông anh họ Pon (1847)…

4 Những cảnh đời chính trị

Một giai đoạn của thời kì khủng bố (1830), Maccar (1841), Đại biểu ở Acxi (1847)…

5 Những cảnh đời nhà binh

Những người Chouans (1829), Mối đam mê nơi sa mạc…

6 Những cảnh đời nông thôn

Người thầy thuốc ở nông thôn (1833), Người cha xứ nông thôn I (1838), Người cha xứ ở nông thôn II (1839)…

Phần II : Khảo luận triết học

Thuốc trường sinh (1830), Kiệt tác chưa ai biết tới (1831), Miếng da lừa (1831), Quán đỏ (1831), Gia đình Manara (1832), Louis Lambe (1833), Đi tìm cái tuyệt đối (1834), Menmot quy thiện (1835), Đứa con bị nguyền rủa (1836), Maximilia Đoni (1839)…

Phần III : Khảo luận phân tích

Sinh lí học hôn nhân (1829), Những nỗi phiền hà của cuộc sống vợ

chồng (1845)

Tấn trò đời là bức tranh về xã hội Pháp thế kỉ XIX Bức tranh trung

tâm Tấn trò đời đã diễn tả “đúng như là sự thật, như là cuộc sống” qua động

lực chủ yếu chi phối xã hội tư sản là đồng tiền Quá trình tích lũy đẫm máu của giai cấp tư sản, con đường tư sản hóa của giai cấp quí tộc Pháp, sự tha hóa của con người trước sức mạnh đồng tiền, số phận bi thảm của những “con người bé nhỏ” trong xã hội tư sản Pháp

Với bộ Tấn trò đời, Balzac đã đặt nền tảng cho văn học hiện thực, đề

ra những nguyên tắc mĩ học của chủ nghĩa hiện thực, xây dựng nhân vật theo nguyên tắc điển hình trong hoàn cảnh điển hình… khiến cho cuộc sống hiện ra phong phú và sinh động “thực hơn cuộc sống thực” dưới con mắt của nhiều

người Tấn trò đời đó là một pho biên niên gần như từng năm một của lịch sử

xã hội Pháp thời đó, một bộ bách khoa toàn thư, một hệ thống “huyền thoại”

Tiểu thuyết Eugenie Grandet :

Tiểu thuyết xoay quanh bộ ba nhân vật Eugenie–Lão Grandet–

Charles, là một tiểu thuyết hiện thực nhưng còn vương vấn chút lãng mạn của Balzac Ở đây ta bắt gặp hình ảnh lão Grandet lúc đầu chỉ là một người thợ đóng thùng ở một thị trấn nhỏ của nước Pháp – thị trấn Saumur, nhờ gặp được vận vay mà phất lên sau cách mạng 1789 Với số vốn có được cũng kha khá, lão dần dần biết cách làm cho đồng tiền của lão sinh sôi nảy nở Lão mua “giá

rẻ như cho” những cánh đồng nho tài sản đấu giá được Lão buôn vàng, đầu

cơ tích trữ rượu vang và kết quả là đã trở thành một tay tư sản giàu sụ nhưng lại là một người hết sức keo kiệt Vợ, Eugenie con gái duy nhất của lão, mụ

Trang 15

Nanon người quản gia tâm đắc và ngay bản thân lão là nơi để thực hành chính sách tiết kiệm đến keo kiệt của lão Lão nắm giữ tay hòm chìa khóa trong nhà, hàng ngày đích thân phát từng mẩu bánh mì, từng viên đường cho vợ và con

Cruchot và Des Grassins là hai gia đình có thế lực ở Saumur thường tới lui bợ đỡ lão, hòng giành nhau cô con gái để kế thừa gia tài kếch xù mà lão Grandet đã dày công vun đắp Nhưng lão thì không bao giờ nghĩ đến hạnh phúc của con gái

Em trai Grandet ở Paris bị phá sản, trước khi tự tử đã gửi con trai là Charles về Saumur nhờ lão cưu mang nhưng lão đã vội tống khứ Charles đi

Ấn Độ để rảnh nợ và giữ nợ cho y để sau này y tự trả Trong thời gian ngắn ở lại nhà bác, tình cảm giữa Charles và Eugenie đã nảy nở thành tình yêu Biết

là Charles phải sang Ấn Độ nơi mảnh đất xa xôi, Eugenie đã giấu cha đem số vàng mình dành dụm được trao cho Charles làm vốn kinh doanh Khi Grandet biết chuyện thì đã nhảy lồng lên và giam ngay con gái vào buồng kín chỉ cho uống nước lã và bánh mì lạt Bà Grandet vì đau buồn mà mất Sợ vợ chết con đòi gia tài lão liền giảng hòa với con Sau khi lão mất thì chỉ còn Eugenie sống bơ vơ với hy vọng là sẽ đón nhận được tình yêu của Charles khi anh ta từ

Ấn Độ trở về

Sau bảy năm sống ở Ấn Độ, Charles đã kiếm được một số tiền

lớn nhưng đã thay đổi bản tính Trên đường về Paris hắn đã đính hôn với một

cô gái quí tộc nhưng xấu xí nhằm kiếm chân trong xã hội thượng lưu đang là mốt thời đó và quên hẳn mối tình đầu với Eugenie Tuy bị phụ bạc nhưng Eugenie vẫn đem tiền lên Paris trả nợ cho hắn, rồi sau đó kết hôn với một người mà cô không hề yêu Năm 33 tuổi thì Eugenie đã phải sống cuộc đời góa bụa

Tiểu thuyết Eugenie Grandet là một trong những tiểu thuyết thành công của Balzac, tác phẩm đã tạo nên một điển hình keo kiệt, bủn xỉn – lão Grandet Tác giả đã phơi bày thói tham lam, keo bẩn lại hám tiền, xem tiền như là mạng sống của giai cấp tư sản Grandet tạo nên một hình tượng rất thật

và hết sức sinh động về giai cấp tư sản với sự sùng bái tiền bạc như một thứ tôn giáo Tác phẩm phơi bày sức mạnh nghiệt ngã của đồng tiền, chính nó đã hủy hoại tâm hồn con người, giết chết những tình cảm thiêng liêng nhất và có thể biến chất con người Quá trình Grandet làm giàu cũng là quá trình phất lên của giai cấp tư sản sau đại cách mạng Pháp 1789, đó cũng là quá trình tích lũy tiền tư bản trong điều kiện lịch sử mới

2 So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học cổ điển Pháp thế

kỉ XVII và trong văn học phương Tây thế kỉ XIX

2.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học cổ điển Pháp thế kỉ XVII

Trang 16

Văn học cổ điển Pháp ra đời vào đầu thế kỉ XVII và phát triển rực rỡ vào nửa sau thế kỉ, là một đóng góp quan trọng vào kho tàng lịch sử văn học thế giới

Một mặt văn học cổ điển tiếp tục truyền thống văn học thời Phục

Hưng, ca ngợi tự nhiên, lí trí và nghệ thuật cổ đại Hy Lạp, La Mã, phê phán quyết liệt thế giới quan phong kiến, trước hết là triết học kinh viện – một triết học kìm hãm con người trong ngu dốt và nô lệ mặt khác, do sự phát triển của giai cấp tư sản đóng vai trò tích cực lúc bấy giờ, nhờ sự phát triển của khoa học và triết học duy vật, Văn học cổ điển có những nét độc đáo mà từ mấy thế

kỉ nay nhiều nhà lý luận đã tìm cách xác định nhưng chưa đi đến thống nhất Văn học cổ điển phản ánh tương đối trung thực xã hội, đầy mâu thuẫn

và tàn ác của nước Pháp dưới triều đại Louis 13 Nó biểu hiện những tình cảm

và khát vọng tự do, dân chủ của nhân dân Nó là tiếng nói khỏe mạnh, trong sáng của một dân tộc mới thống nhất và đang lớn mạnh Những đặc trưng dân tộc tự do dân chủ này mang lai cho văn học cổ điển sức sống vui tươi, niềm tin vững vàng và những nét hiện thực sâu sắc

Quan niệm về cái đẹp của chủ nghĩa cổ điển bắt nguồn từ hoàn cảnh đặc biệt của nước Pháp mới dược thống nhất và đầy hứa hẹn tự do dân chủ, ánh sáng Từ đó nó cũng nảy sinh một lí trí trong sáng, khỏe mạnh: cách bố trí cân đối hợp lí, cân đối, sáng sủa, khúc triết, văn phong trong sáng, mạch lạc

âm điệu nhịp nhàng Lí trí con người được ca ngợi như là thước đo giá trị của mọi tư tưởng tình cảm và tư tưởng Văn học cổ điển ca ngợi tự nhiên và phản đối tất cả những gì giả tạo, cực đoan, đầy dục vọng mờ ám Đặc biệt trong hài kịch của Moliere và La Fontaine còn chịu ảnh hưởng của triết học duy vật Gassendy, người tiêu biểu cho luồng tư tưởng tự do hồi thế kỉ XVII Họ sống gần gũi với nhân dân, có lương tri khỏe mạnh và trong sáng Chủ nghĩa cổ điển đã gắn bó chặt chẽ với truyền thống dân tộc, đưa văn học dân tộc Pháp lên một bước đường mới, nó góp phần tích cực vào việc xây dựng quốc gia thống nhất, chống lại cường quyền và áp bức Vừa chống lại cung đình vừa chịu ảnh hưởng của cung đình đó là những mâu thuẫn cơ bản của văn học cổ điển Pháp thế kỉ XVII Chịu ảnh hưởng tiêu cực của triết học duy lí

Descartes, các nhà văn cổ điển trong khi xây dựng tính cách nhân vật không nhận thức được rõ ệt hoàn cảnh lịch sử quy định một phần tính cách hân vật,

họ tưởng rằng lí trí con người có khả năng khôi phục tự nhiên xã hội đưa loài người đến tự do, hạnh phúc

Hài kịch là một trong những thể loại thành công nhất và phát triển nhất của văn học cổ điển Pháp Để phục vụ cho việc nghiên cứu tìm hiểu đề tài, luận văn này xin đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hài kịch cổ điển Pháp

Trang 17

Hài kịch là kịch dùng hình thức gây cười để chế giễu hoặc đả kích những thói xấu, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội Ở Châu Âu, trước chủ nghĩa cổ điển hài kịch chỉ những tác phẩm ngược với bi kịch và nhất thiết phải

có một kết cục vui vẻ (có hậu), các nhân vật hài kịch thường thuộc về tầng lớp thấp kém Trong nhiều hệ thi pháp hài kịch được xác định như một thể loại bậc thấp (đối lập với thể loại bậc cao là bi kịch) Ở Văn học thế kỉ Ánh sáng, tương quan đó bị phá vỡ bởi việc thừa nhận kịch bậc giữa, tức là kịch thị dân

Ở thế kỉ XIX và nhất là thế kỉ XX, hài kịch là thể loại rất tự do và đa dạng

Ở các nhân vật hài kịch, phẩm chất bên trong không tương xứng với vị trí thân phận của nó và do vậy nó đáng là nạn nhân của tiếng cười Tiếng cười

hạ uy tín của nhân vật ấy và bằng cách này tiếng cười thể hiện sứ mệnh lí tưởng của mình Phạm vi của hài kịch rất rộng, từ châm biếm chính trị đến hài hước vui nhộn nhẹ nhàng Tuy nhiên ở loại hài kịch có nội dung xã hội sâu sắc thì sự đồng cảm sẽ lấn át tiếng cười và hài kịch sẽ biến thành chính kịch Các tính cách trong hài kịch thường được miêu tả một cách đậm nét, cận cảnh, trạng thái tĩnh của tính cách và những nét gây cười của nó sẽ được nhấn mạnh

Có rất nhiều thể loại hài kịch như hài kịch tính cách, hài kịch phong tục, … Những hài kịch Cổ điển thường kết hợp với chất hài của tính cách (ví dụ như hài kịch của Moliere)

Aristophan được người ta gọi là cha đẻ của hài kịch bởi lẽ ông là

người đầu tiên sáng tạo ra hài kịch châm biếm xã hội chính trị Ở Văn học Hy Lạp và La Mã cổ đại, trung tâm của hài kịch thường là những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư Ở thời trung đại Châu Âu yếu tố tiếng cười mang màu sắc hội cải trang dân gian và thâm nhập vào các thể loại tôn giáo Ở Châu Âu có sự phân biệt những kiểu hài kịch khá bền vững; hài kịch bác học thế kỉ XVI và hài kịch mặt nạ ở Italia đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của sân khấu Châu Âu Hài kịch tình yêu của Shakespeare nổi bật ở sự phong phú về tâm trạng đã thể hiện tư tưởng chủ đạo thời Phục Hưng về quyền lực tự nhiên đối với tình cảm con người, đan dệt chất hài với chất xúc động làm cho cái hài tiếp cận cái bi Trong tác phẩm của mình Shakespeare đã kết hợp đồng thời cái kì quái đáng cười với niềm vui sướng với vẻ đẹp của nhiều tính cách Còn Moliere đã tổng hợp các trò hài hước dân gian với “hài hước bác học” thời Phục Hưng Hài kịch thế kỉ Ánh sáng kết hợp sự chế giễu cay độc với sự vui nhộn và nhạy cảm của các nhân vật chính diện

Những khả năng nghệ thuật mới của hài kịch như nâng cao việc thể hiện tâm lí, xây dựng tính cách phức tạp hơn, được bộc lộ ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trong loại hài kịch tư tưởng của Bernard Shaw và hài kịch tâm trạng của Shekhov Ở thế kỉ XX, nét nổi bật ở hài kịch là sự đa dạng của những biến thức thể loại : hài kịch tố cáo xã hội của Brest, Ecexi…thủ pháp thể hiện cũng rất đa dạng

Trang 18

Kế tục và phát huy mạnh mẽ kịch hề dân gian Pháp Trước Moliere cho đến 30 năm đầu thế kỉ XVII, trên sân khấu Pháp chưa có hài kịch, kịch hề dân gian vẫn là phổ biến Nhưng kịch hề không phát triển được một phần do

sự thô sơ, ấu trĩ về tư tưởng và nghệ thuật, một phần do không được dư luận

xã hội tôn trọng, khuyến khích Sau đó gần giữa thế kỉ, nhiều nhà soạn kịch kể

cả Corneil và Racine đều có viết hài kịch nhưng những hài kịch này vừa ít ỏi vừa chưa được chú ý xây dựng nên chưa làm ảnh hưởng gì đến vị trí của kịch

hề Chỉ từ Moliere trở đi, hài kịch Pháp mới chính thức ra đời và trở thành vũ khí đấu tranh Vì nó đã kết hợp được ý nghĩa xã hội rộng lớn với cái cười thâm thúy, những truyền thống của kịch hề dân gian với những sáng tạo gắn liền với thời đại

Moliere đã sáng tạo ra hài kịch cổ điển Pháp Với Moliere hài kịch đã đạt được tới một trình độ rất cao đủ tư cách đứng ngang hàng với bất cứ một thể loại sáng tạo nào khác Chịu những ảnh hưởng của những tư tưởng triết học lớn, tham gia tích cực vào việc dựng lên bộ mặt văn hóa, văn nghệ có tính dân tộc Pháp dưới sự lãnh đạo tập trung của Nhà nước dân chủ chuyên chế Pháp, sáng tạo theo đường lối phương châm chung của những nhà cổ điển chủ nghĩa mà ông thường tiếp xúc, đáp ứng được nhu cầu thẩm mĩ của thời đại Moliere đã cống hiến cho chủ nghĩa cổ điển bằng những sản phẩm riêng của mình–những hài kịch cổ điển ưu tú được đông đảo công chúng Pháp thế kỉ XVII và ngày nay hâm mộ Moliere từng xác định “nhiệm vụ của hài kịch là miêu tả, nói chung những thói xấu của con người và chủ yếu là của con người thế kỉ chúng ta” (Kịch ứng diễn ở Verseille), “thể hiện trong lòng chủ nghĩa

cổ điển một cuộc cải cách về hài kịch trên cơ sở chủ nghĩa hiện thực”

(Mokouski) Nếu các cổ điển chủ nghĩa chạy theo “cái như thực” mà bỏ rơi

“cái thực” thì “Moliere là nhà hiện thực có ý thức” (P.Daix)

Như vậy đến Moliere thì hài kịch cổ điển Pháp mới thực sự phát triển

với những tác phẩm nổi tiếng: Tartuffe, Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng…

Moliere là người có đóng góp quan trọng trong phát triển văn học Pháp thế kỉ XVII

Một bộ phận quan trong trong gia tài hài kịch của Moliere là những hài kịch tính cách Những hài kịch này phản ánh xu hướng đi vào lòng người, mô

tả tâm lí, nghiên cứu tự nhiên của chủ nghĩa cổ điển nói chung Để làm rõ các tính cách khiến chúng điển hình trong khuôn khổ của sân khấu cổ điển,

Moliere đã chọn con đường riêng Ông tập trung cao độ vào tính cách nhân vật, thậm chí vào nét cơ bản trong tính cách nhân vật Ông tước bỏ những chi tiết phụ, rắc rối, đối lập không lợi cho sự chú ý theo dõi và xây dựng tính cách Trong hài kịch tính cách của Moliere chỉ còn thấy hiện lên một tính cách

cụ thể, dễ nhận, dễ phân biệt mỗi nhân vật là hiện thân của một tính cách nhất

Trang 19

định, hoặc đạo đức giả hoặc hà tiện hoặc thông thái rởm…Những tính cách khác, nếu có đều phải lùi xuống hàng dưới nhằm phục vụ cho tính cách chủ yếu Đặc điểm của những tính cách này là tính hài kịch bộc lộ ở óc chủ quan ngộ nhận và cố chấp Nhân vật hài kịch có những sai lầm những tật xấu hiển nhiên, không nguy hiểm chết người nhưng không sao tránh khỏi thất bại

nhưng nhân vật ấy lại tin rằng mình nghĩ và làm đúng, mình nắm lẽ phải, mình sẽ thắng và khăng khăng không chịu thừa nhận thực tế khách quan Đầu

óc đầy ảo tưởng, nhân vật trở nên hài hước lố bịch, đáng bị chê cười

Để khắc rõ tính cách và cũng để tăng cường tính hài kịch, Moliere thường hay dùng một biện pháp khá quen thuộc: cường điệu tính cách, đẩy tính cách lên sát ranh giới của sự phi lí, khó tin, không giống như thật Nhưng nghệ thuật cường điệu của Moliere hoàn toàn không phải là sự phóng đại tùy hứng, chủ quan mà vẫn gắn bó chặt chẽ với hiện thực, có cơ sở hiện thực chắc chắn nên có sức mạnh và được thừa nhận

Tính cách nhân vật mà ông xây dựng là mô tả những con người cụ thể của thời đại mình Nhân danh lí trí và tự nhiên, tiếng cười Moliere chĩa mũi nhọn vào cái phi lí và cái trái tự nhiên trong đời sống hiện thực, trong hài kịch của ông ta thấy có hai loại nhân vật : nhân vật mang nội dung lí trí và nhân vật đánh mất lí trí Loại thứ nhất thì sáng suốt, loại thứ hai thì lầm lạc Hégel đưa

ra nhận xét “Nhân vật hài kịch của Moliere thành đối tượng để cho người ngoài cười…Gã Tartuffe của Moliere khi bị vạch mặt là tên gian ác thật sự, chẳng có gì là vui hết” (Mỹ học- Hégel) Những nhân vật hài kịch này là những nhân vật mà người ta cười về họ (khác với nhân vật hài kịch của

Shakespeare là ta cười với họ)

Tiếng cười của Moliere hướng vào rất nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội đang dần tư sản hóa lúc đó, sau khi ném hàng loạt tác phẩm đánh vào phong kiến và nhà thờ, Moliere đã hướng tiếng cười của mình sang đối tượng mới : giai cấp tư sản, ông ghét nhất ở giai cấp tư sản hai điều : học đòi quí tộc và keo kiệt, hám tiền “Trong tất cả hài kịch ngày xưa bao giờ người ta cũng thấy một đầy tớ làm hề để cù khán giả, trong tất cả vở kịch ngày nay của chúng ta, bao giờ cũng phải có một hầu tước lố bịch để mua vui thiên hạ” (Kịch ứng tác ở Verseille) Thay đổi về chất trong hài kịch, Moliere đã hướng ngòi bút tới ba đối tượng chính là: quí tộc, tăng lữ, tư sản

Bên cạnh bi kịch, thơ ngụ ngôn…, hài kịch là một trong những thể loại phát triển nhất của nền văn học Pháp thế kỉ XVII Moliere đã khẳng định vai trò của mình trong nền văn học Pháp nói riêng và văn học thế giới nói chung

2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn học hiện thực Phương Tây thế kỉ

XIX

Trang 20

Trong văn học Phương Tây và trong văn học thế giới nói chung, chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một phương pháp sáng tác vừa là một trào lưu văn học có vai trò và vị trí trất quan trọng Một mặt, trên dòng văn học hiện thực phát triển qua các thời đại, văn học hiện thực phê phán đã xuất hiện như đỉnh cao nhất của thời đại Tư bản chủ nghĩa, trước khi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời kể từ những năm ba mươi của thế kỉ XIX Và khi nó sinh

ra ở Phương Tây vào lúc giai cấp tư sản bước lên vị trí thống trị, rồi trải qua

ba giai đoạn phát triển từ hình thái hiện đại, chủ nghĩa hiện thực phê phán ngày càng trở nên phổ biến khi chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống toàn thế giới và cho tới nay nó đã cung cấp cho kho tàng văn học loài người hàng loạt những tác gia và tác phẩm xuất sắc, hết sức đa dạng Đặc biệt thể loại tiểu thuyết

Văn học hiện thực phê phán xuất hiện sau năm 1820 dưới thời Trung Hưng phát triển mạnh mẽ đến những năm 60 và có thể chia làm hai thời kì trước và sau năm 1848 Sau cuộc cách mạng tháng 7 năm 1830, chính quyền thuộc về giai cấp đại tư sản mà Marx gọi là “quí tộc tài chính” Đồng tiền thống trị trong mọi lĩnh vực xã hội với quyền lực và sức mạnh tha hóa của nó Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra và giai cấp công nhân dần trưởng thành

đã dẫn đến cuộc cách mạng tháng 6 năm 1846 Giai đoạn trước năm 1848 là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học hiện thực với những nhà văn ưu tú : Stendhal, Balzac, Meerimer

Theo qui luật phát triển chung của nghệ thuật, một nền nghệ thuật mới, tiến bộ bao hàm cả yếu tố kế thừa (với di sản tốt đẹp) cả yếu tố phủ định với những hiện tượng lỗi thời trong cuộc sống nghệ thuật Là bước đường phát triển chính của văn học, chủ nghĩa hiện thực thế kỉ XIX kế thừa những truyền thống ưu tú của quá khứ Chủ nghĩa cổ điển thiên về cái chung, cái phổ biến khi xây dựng nhân vật Chủ nghĩa lãng mạn đề cao cái cá thể được nâng tới mức phi thường, ngoại lệ điển hình hiện thực chủ nghĩa, tính khái quát cao với tính cá thể sâu sắc Tính cách nhân vật tiêu biểu cho những lực lượng xã hội nhất định, tính cách hình thành, hoạt động và phát triển trong những hoàn cảnh xã hội nhất định Khác và hơn hẳn chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực đặt nhân vật trong hoàn cảnh của mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp, hoàn cảnh này quyết định sự vận động, diễn biến của tính cách, một sự vận động không cơ giới mà theo logic nội tại của bản thân tính cách Các nghệ sĩ hiện thực lớn, sự phân tích sâu sắc, rộng rãi về mặt xã hội kết hợp với sự phân tích tinh vi về mặt tâm lí Nhân vật được thể hiện với tất

cả tính đa dạng, phong phú của đời sống nội tâm vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, chịu sự chi phối của hoàn cảnh vừa có tính độc lập bên trong Cảm xúc, suy nghĩ, cách xử sự của nhân vật phù hợp với các đặc điểm trong tính cách

Trang 21

xã hội của họ với qui luật nội tại của họ, những điều này được cấu thành bởi các quan hệ xã hội của xứ sở và thời đại họ

Một đặc điểm nổi bật hơn cả so với nền văn học trước chủ nghĩa hiện thực phê phán đã xây dựng được điển hình “Ngoài sự chính xác của các chi tiết ra còn phải nói đến sự thể hiện chính xác những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình” Nhà văn lãng mạn trong khi miêu tả hình tượng, không chú ý đầy đủ đến những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong khi dùng những biện pháp nghệ thuật để nhấn mạnh sự đối lập của các mâu thuẫn, họ không chú trọng nghiên cứu quan hệ hiện thực và quan hệ biện chứng phức tạp của thế giới khách quan Nhân vật lãng mạn thường được nhà văn đưa vào những hoàn cảnh hoang đường, hư ảo

Về phương diện miêu tả những tính cách điển hình, các nhà hiện thực

cố gắng bảo vệ tỷ lệ của hoàn cảnh sống thực, miêu tả nhân vật trong sự liên

hệ phức tạp và trong mối quan hệ cụ thể lịch sử, trong sự phát triển của nó Tính cách của các nhân vật đều hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh điển hình

Các nhà văn đã dần dần từ bỏ tính chất ước lệ lãng mạn mà thừa nhận tính chất bất khả chiến thắng của những qui luật khách quan quyết định số phận và tính cách của các nhân vật

Trong khi miêu tả một cách chân thực cuộc sống, các nhà hiện thực thế

kỉ XIX đã lên tiếng phê phán, tố cáo xã hội tư sản Balzac lên án đồng tiền trong xã hội đó , lên án giai cấp tư sản đã biến tất cả những quan hệ tình cảm, gia đình…thành ra “những quan hệ tiền nong đơn thuần” Đíckenx đập mạnh vào tính chất giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản Anh và tố cáo tội ác của bọn giàu có

Các nhà văn hiện thực phê phán bằng những hình tượng nghệ thuật, ở mức độ này hay mức độ khác đều có nói đến thực chất của xã hội tư sản Các nhà văn hiện thực đi sâu vào phân tích tâm lí nhân vật dựa vào nghiên cứu thực tại khách quan, lựa chọn chi tiết chân thực, đồng thời tôn trọng những điều kiện lịch sử cụ thể và quan tâm đến sự phát triển lịch sử mới đạt được những nhân vật hết sức sinh động, có chiều sâu, những nhân vật hiện thực rất điển hình mà cũng có cá tính sắc nét, tính cách được hình thành

và biến chuyển của hoàn cảnh thực tại khách quan Đó là những Julien Sorel,

Mathindez de la Maule De Renant trong Đỏ và đen của Standhal, hay những Grandet, Gobsecs, Nucingen, Goriot, De Rastignac, Vaut’rin… trong bộ Tấn trò đời của H.Balzac

Hơn bất kì thể loại văn học nào, tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa với khả năng, tham vọng và cũng là nhiệm vụ của nó là mô tả toàn bộ cuộc đời, phản ánh tổng số đời sống xã hội, không thể không đạt tới khách quan hóa, điển hình hóa, tới nhân vật điển hình Mà thực sự trong văn học hiện thực, chủ

Trang 22

nghĩa hiện thực chỉ xuất hiện khi nghệ thuật văn học đạt tới một trình độ điển hình hóa nhất định, đi từ những điển hình tâm lí tiến dần lên những điển hình

xã hội ngày càng hoàn chỉnh Bước đầu ở thời Phục Hưng với những nhân vật kịch hay tiểu thuyết nổi tiếng của Shakespeare, Cesvantes, Rabelais…mới đạt điển hình tâm lí tức là những nhân vật tiêu biểu cho một hạng người có chung một đặc điểm nhất định về tâm lí, về tính cách, không kể đến nguồn gốc xã hội của họ Chẳng hạn như tâm lí của một tên phản bội, của một con người cả tin, một kẻ mơ mộng, một gã tham lam keo kiệt hay tâm lí của một tên bạo chúa, của một đứa con bội bạc, một thanh niên si tình, một con người dũng cảm hào hiệp…Rồi qua thời kì cổ điển, thời kì Ánh sáng với ý thức về đấu tranh xã hội, về giai cấp và đấu tranh giai cấp dần dần nảy nở, sự điển hình hóa ngày càng được nâng cao, vượt qua trình độ điển hình tâm lí đơn thuần để tiến lên ở thế kỉ XIX những điển hình xã hộ tương đối hoàn chỉnh, tức là những nhân vật tiêu biểu cho lực lượng xã hội, những tầng lớp giai cấp xã hội nhất định quan hệ với nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, ngày càng rõ nét và

có ý thức

Cố nhiên không phải ở thời đại Phục Hưng Shakespaere,

Cesvantes không đạt tới điển hình xã hội ở một mức độ nhất định và ở một nhân vật nào đó, nhưng điều đó có thể là tự phát, chưa phải do ý thức về giai cấp xã hội mà có

Chương 2 : “HÀ TIỆN”- NHÂN VẬT QUEN THUỘC TRONG VĂN HỌC

TÂY ÂU

1 Nhân vật Euclion trong vở “Cái nồi” của Plaute (nhà viết kịch La Mã

cổ đại)

Cái nồi là vở hài kịch bằng thơ của nhà thơ Plaute, được trình diễn vào

khoảng năm 195 trước công nguyên

Nội dung vở nói về một nhân vật hết sức là keo kiệt, có thể nói tính keo kiệt của hắn ta là sự kế thừa của truyền thống gia đình qua mấy đời

Mở đầu bằng một cảnh tự ngôn giáo đầu: Vị thần La (thần thổ địa, thần giữ của) ở nhà Euclion kể cho khán giả nghe, ông nội của Euclion có chôn một kho vàng trong nhà và giao cho thần gìn giữ bảo quản, trông coi Tính lão keo kiệt quá mức cho nên đến khi chết cũng chẳng muốn cho con trai kho vàng đó Con trai của lão, bố của Euclion lại còn keo kiệt hơn ông nội nữa, nên đối xử với thần La rất tồi tệ, chẳng thèm để ý tới và dâng lễ vật cũng không ra gì nữa Thần La tức giận nên đã trả thù không nói cho hắn biết kho vàng ở đâu Đến Euclion cũng vậy, thần La chẳng được đối xử tốt hơn Tuy nhiên con gái của hắn là Phedrie đối xử với thần La rất thành kính Vì thế để trả ơn người con gái nghèo đó, thần La đã cho Euclion kho vàng để Phedrie

Trang 23

nhờ đó sẽ dễ dàng lấy chồng vì có của hồi môn lớn Nhưng Phedrie lại gặp chuyện không may Trong đêm hội Sorex, một thanh niên quí tộc tên là

Lyconide đã say sưa quá trớn đến nỗi cưỡng hiếp Phedrie, khiến cô này có mang Trong khi Phedrie lại hoàn toàn không biết kẻ đã xúc phạm mình là ai, tông tích thế nào và Euclion cũng không hề biết tới những chuyện lôi thôi mà con gái mình mắc phải Lúc này thần La hứa sẽ giúp đỡ Phedrie bằng cách sẽ sai khiến Mégadore – cậu của Lyconide một thương nhân góa vợ, chán ghét thói xa hoa, đua đòi đến xin cưới Phedrie, để từ đó Lyconide có thể biết

chuyện, thay đổi được tình hình và cứu Phedrie dễ dàng

Sau cảnh tự ngôn giáo đầu là 5 hồi kịch liên tiếp thể hiện tính cách hà tiện của Euclion và câu chuyện nhân duyên từ Megdore–Phedrie đến

Lyconide–Phedrie Từ khi có cái nồi vàng trong tay, lão Euclion ngày đêm lo ngại, sợ sệt lũ đầy tớ của mình, lão lúc nào cũng có thể nghi ngờ hết đứa nọ đến đứa kia sợ chúng dòm ngó và biết chỗ lão chôn vàng Khi Megadore đến gặp Euclion để “ăn hỏi” thì lão ta lại nghĩ là đến để tìm cách ăn cắp cái nồi vàng, được biết Megadore xin cưới con gái, không đòi của hồi môn thì lão mừng rỡ ra mặt và ưng thuận liền Thậm chí bữa tiệc cưới cũng do Megadore gánh chịu hết mọi khoản kinh phí từ việc mua sắm đến cử cả đầu bếp sang nấu nướng Lão quyết trong bữa tiệc chỉ uống nước lã đề phòng Megadore dùng

kế chuốc cho hắn say để cướp đoạt nồi vàng

Euclion không chỉ keo kiệt mà còn rất đa nghi nữa Trong khi mọi người lo chuẩn bị cho bữa tiệc cưới thì Euclion đem nồi vàng từ nhà ra giấu ở đền thờ thần thiện tâm và khấn thần che chở, giữ gìn cho nồi vàng Không ngờ Strobile, đầy tớ của Mégadore–Lyconide được Megadore sai bám sát ông bố

vợ để tìm hiểu tính khí liệu bề đối xử, nghe được lời cầu khấn bí mật ấy Ra khỏi đền, Euclion bắt gặp Strobile, lão tra hỏi vặn vẹo đủ đường rồi cẩn thận hơn nữa lão lại đem nồi vàng đi giấu chỗ khác Strobile theo dõi sát và lấy được nồi vàng Euclion mất nồi vàng, mất trí, kêu gào, la hét…Lyconide sau

vụ xúc phạm Phedrie hối hận nói thật với mẹ-chị của megadore và xin cưới Phedrie Sau khi thu xếp xong với ông cậu, Lýconide đến gặp Euclion thú tội

và xin cưới Câu chuyện giữa hai người được tác giả viết rất khéo, tạo

ra một kiểu “ông nói gà bà nói vịt”

Suốt câu chuyện Euclion cứ tưởng là Lyconide thú tội đã ăn cắp vàng Cho đến cuối lão với vỡ lẽ ra cái chuyện lôi thôi rắc rối ấy là chuyện xin cưới Hồi V của vở kịch, bí mật một số đoạn cuối chỉ biết Strobile kể lại với cậu chủ Lyconide việc hắn vớ được một nồi vàng với ý định dùng số vàng dâng cậu chủ để chuộc lại quyền tự do, thoát khỏi kiếp sống nô lệ Kết thúc

vở kịch Euclion cho con gái nồi vàng và đôi Lyconide–Phedrie lấy nhau Còn Euclion nhận ra mình đã tự làm khổ mình quá nhiều, quyết từ nay từ bỏ lối sống keo kiệt để sống một cuộc đời nhẹ nhõm thư thái hơn

Trang 24

Theo một cách phân chia ước lệ, Cái nồi là hài kịch tính cách Vở

kịch phản ánh tình trạng suy đồi, phong hóa trong đời sống ở La Mã, tâm lý sùng bái của cải tích lũy, keo kiệt đã làm cho con người méo mó, nghèo nàn

đi và trở thành nô lệ một cách kỳ cục cho của cải

Nghệ thuật cười tập trung vào việc cường điệu tính cách của nhân vật chính, tạo ra sự đối lập, mâu thuẫn hài kịch in đậm trong vở hài kịch

Euclion không những keo kiệt mà còn có rất nhiều thói xấu, có lẽ chính bệnh keo kiệt đã đẻ ra bao nhiêu thói xấu của lão Lão nghi ngờ tất cả mọi người mặc dù những người bên cạnh ông không hề xấu như ông nghĩ Vì nồi vàng mà lão không hề để ý đến con gái mình phải trải qua những rắc rối trong chuyện tình cảm, phải khổ đau như thế nào Nhưng người đọc cũng vui mừng khi tới cuối tác phẩm Euclion đã nhận ra keo kiệt có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của mình và người thân

Đây thực sự là một vở kịch hết sức có ý nghĩa, nó giúp người đọc hiểu hơn về con người và những tính cách của con người trong cuộc sống, tự rút ra cho mình những bài học đạo đức để hoàn thiện tính cách mỗi người

2 Nhân vật Sailock trong “Người thương nhân thành Venise” của

Shakespeare

Chiếm một vị trí đặc biệt trong hài kịch của Shekespeare Tác giả kết thúc vở kịch bằng tiếng cười chào mừng thắng lợi Mặc dầu vậy, hình ảnh của Sailock với tâm địa độc ác, tàn nhẫn của hắn vẫn ám ảnh tâm hồn người xem,

đè nặng lên họ không phải chỉ như một ác mộng thoáng qua mà như một mối

đe dọa khủng khiếp

Câu chuyện kể lại như sau: Antonio là một thương gia giàu có và nổi tiếng hào hiệp ở Venise Để giúp bạn là Baxanio đến xứ Benmont và cầu hôn nàng Porcia, Antonio vì không sẵn tiền mặt đành phải đến vay Sailock, một gã

Do Thái chuyên cho vay nặng lãi nổi tiếng là keo kiệt và tàn nhẫn

Sailock xưa nay vẫn căm ghét Antonio đã làm hắn thua thiệt rất nhiều (chàng sẵn sàng cho vay không lấy lãi hoặc giúp đỡ tiền nong một cách hào phóng), hơn nữa chàng từng làm nhục hắn, nhổ nước bọt vào hắn, xúc phạm đến cả dòng giống hắn Hắn thuận cho Antonio vay với điều kiện, nếu đến kì hạn mà chàng không trả đủ tiền thì chàng phải cho hắn xẻo ½ livrơ thịt trên người chàng, xẻo ở chỗ nào mà hắn thích

Chuyện xảy ra theo y như dự kiến của hắn, Antonio không có tiền trả

nợ Hắn bèn kiện ra tòa Ở phiên tòa, mọi người đều khuyên hắn nên có lòng thương người nhưng hắn khăng khăng đòi phải thi hành cam kết, nghĩa là phải

để hắn xẻo thịt Antonio Phiên tòa bế tắc trong im lặng ngột ngạt Giữa lúc đó Baxanio về Chàng nghe tin Antonio lâm nạn nên vội vàng từ giã Porcia, giờ đây đã là vợ mới cưới của chàng – để về Venizo cứu bạn Chàng ném trả tiền cho Sailock– hắn từ chối Chàng bèn cho hắn gấp đôi và có thể trả hắn gấp

Trang 25

mười lần để không còn dính dấp gì với hắn Nhưng Sailock vẫn khăng khăng

từ chối tiền Phiên tòa lại bế tắc

Bỗng xuất hiện một luật sư khôi ngô tuấn tú, theo sau một viên thư kí cũng tuấn tú, khôi ngô Sau khi khuyên bảo Sailock nên có lòng khoan dung

và bị hắn bác bỏ, luật sư đề nghị tòa cho Sailock thi hành bản cam kết của đôi bên, nghĩa là hắn được quyền xẻo ½ livrơ thịt của Antonio nhưng tuyệt đối không được làm đổ dù chỉ là một giọt máu của chàng Sailock ngớ ra trước điều kiện đó, hắn không tính hết mọi nhẽ nên đành chịu từ bỏ ý muốn trả thù, chỉ xin được trả đủ món nợ mà Antonio đã vay hắn Luật sư viện dẫn pháp luật của Venise và đề nghị tòa chiểu theo luật trừng phạt đích đáng kẻ đã bằng lời nói và bằng hành động đe dọa đến tính mạng và tài sản của một công dân, hơn nữa lại là một công dân cao quí, là Antonio Tòa tuyên án tống giam

Sailock, tịch thu toàn bộ tài sản của hắn

Baxanio mời luật sư và các bạn đến Benmont để mừng thắng lợi và dự tiệc cưới dở dang (vì có phiên tòa này) của chàng Giữa tiệc vui mọi người mới vỡ lẽ rằng luật sư khôi ngô và tài giỏi nọ chẳng phải ai khác mà chính là nàng Porcia xinh đẹp cải trang

Khi viết vở hài kịch này Shakespeare muốn hướng sự chú ý vào nhân vật “chàng thương gia thành Venise”, nhân vật mà ông nhằm đề cao và ca ngợi Đó là Antonio, con người trọng nghĩa khinh tài Chính vì lẽ đó mà chàng trở nên nổi tiếng và được nhiều người kính trọng Chàng sẵn sàng đem tài sản

và cả tính mạng của mình ra giúp bạn Chàng quí trọng tình yêu, tình bạn, tình người nói chung hơn là đồng tiền

Tuy nhiên quá trình sáng tạo đã dẫn dắt nhà văn còn phải tập trung vào làm nổi bật hai nhân vật nữa : Porcia và Sailock Đây là hai nhân vật đối lập nhau kịch liệt Họ đại diện cho hai quan niệm sống trái ngược nhau hoàn toàn Nếu như Porcia là một người đại diện cho chủ nghĩa nhân văn thì Sailock đại diện cho thế giới phản nhân văn

Một con người keo kiệt đến hết cả tình người, tình thương đối với hắn

là một khái niệm hoàn toàn mơ hồ và xa lạ Hắn không một có một chút tình người, có lẽ vậy thế giới loài người không thuộc về hắn mà ngược lại với lịch

sử tiến hóa hắn thuộc thế giới loài quỉ dữ Shakespeare đã hơn một lần gọi đích danh hắn là quỉ ác

Một số nhà phê bình cho rằng với việc xây dựng nhân vật Sailock như vậy, Shakespeare đã bộc lộ tư tưởng bài Do Thái của ông Đây chưa hẳn là một nhận định đúng, không ở đâu trong vở hài kịch này quyền làm người của người Do Thái lại được khẳng định rõ ràng đến thế, hùng hồn đến thế : “ta là một người Do Thái Vậy người Do Thái không có mắt à ? Người Do Thái không có mặt mũi, tay chân như một giáo dân Cơ đốc à ? Về mùa hè nó không

Trang 26

cảm thấy nóng à ? Nó cũng cảm thấy rét trong mùa đông à ? Khi các người đâm chúng ta, chúng ta không chảy máu sao ?…”

Như vậy trong vở hài kịch này nhân vật Sailock được xây dựng với những tính cách không những bỉ ổi, keo kiệt, không một chút tình thương, lại còn là một người đen tối, một con quỉ ác Cho vay nặng lãi, nhưng lấy lãi cũng hết sức đặc biệt

Vở kịch kết thúc, người xem được một trận cười hả hê, thoải mái và vô cùng nhẹ nhõm, Sailock đã bị chừng trị, còn những người tốt như Antonio và Porcia…thì chiến thắng và được sống trong hạnh phúc của tình yêu, tình bạn, tình người cao thượng đẹp đẽ Đó có lẽ là ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình

3 H’Arpagon trong vở kịch “Lão hà tiện” của Moliere

H’Arpagon, nhân vật chính trong vở hài kịch Lão hà tiện nổi tiếng

của Moliere, được xây dựng với nét tính cách nổi bật là thói hà tiện Lão

không chỉ keo kiệt, hà tiện mà còn mắc bệnh hám vàng Mọi thứ tình cảm thân thiết đều đã bị đánh rơi để đổi lấy lòng ham muốn hám vàng

H’Arpagon là một người làm giàu bằng nghề cho vay nặng lãi, lão góa

vợ có một con trai và một con gái, lão rất giàu có nên có cả gia nhân đày tớ và

xe ngựa Song lão không muốn chi tiêu cho ai, cho bất cứ việc gì Con trai lão, ngược lại là một tay “phá gia chi tử” Đối với kẻ ăn người ở, lão quỵt tiền công, luôn luôn nghi hoặc cho họ ăn cắp, khám xét rất khả ố Đối với ngựa kéo xe, thì lão cắt bớt khẩu phần ăn Các con đến tuổi dựng vợ gả chồng, lão định lấy cho con trai một bá góa vợ lắm của, ép duyên con gái với một ông già chỉ vì một lí do duy nhất ông ta “không đòi của hồi môn” Lão hết sức gia trưởng, nếu con trai không nghe lời thì lão sẽ từ bỏ và truất quyền thừa kế Nếu con gái không chịu lấy người mà lão đã lựa chọn thì lão dọa sẽ cho vào nhà tu kín

Để làm giàu, H’Arpagon cho vay lãi nặng chưa từng thấy, gán những

đồ đạc vứt đi, gãy hỏng vào số tiền cho vay Con trai vốn là tay ăn chơi, một hôm liều đi vay lãi để chi tiêu, lãi bao nhiêu cũng chịu Người cho vay thì đưa

ra những điều kiện hết sức khắc nghiệt Gặp nhau, với vỡ lẽ là hai cha con, người cho vay và kẻ đi vay

Cả cuộc đời H’Arpagon chỉ biết đến tiền vàng, không thèm quan tâm đến thứ khác Lão sẵn sàng đổi tình cha con, tình yêu với Mariane để lấy tráp vàng

Kết thúc vở kịch chúng ta cười và phê phán H’Arpagon nhiều hơn là thông cảm và thương xót H’Arpagon keo kiệt, hà tiện một cách lộ liễu, trơ trẽn Thói keo kiệt của H’Arpagon không có tính chất tiêu biểu cao, có thể bắt gặp ỡ rất nhiều người, nhiều nơi Đó là một trong những thói hư tật xấu của

Trang 27

con người mà mỗi người chúng ta cần nên tránh H’Arpagon mang tính chất nguyên phiến và bất động

4 Lão Grandet trong tiểu thuyết “Eugenie Grandet” của Balzac

Grandet một nhân vật phụ, đặt cạnh những nhân vật chính “nhân vật

vỡ mộng” trong tiểu thuyết hiện thực của H.Balzac Được xây dựng thành công không kém những nhân vật chính

Grandet giàu có nhưng hà tiện và khôn ngoan Ở Grandet, mọi biểu hiện của tính hà tiện đều được che giấu bởi lối sống giản dị từ trong cách ăn mặc tới sinh hoạt, giao lưu với bạn làm ăn… Quá trình làm giàu của Grandet gắn liền với lịch sử nước Pháp thế kỉ XIX Cách mạng 1789 đã mang lại cơ hội làm giàu cho Grandet cũng như rất nhiều tư sản khác Nhờ vậy, lão đã có trong tay nhiều đồn điền, trang trại, nhà tu và rất nhiều cơ hội làm ăn béo bở Lão là một người biết làm ăn tính toán Vợ và con gái cũng phải sống trong thói tằn tiện của lão, mặc dù họ không đến nỗi phải thiếu thốn Gia sản của Grandet ngày càng tăng với những bao vàng chất đống Người em đang vỡ nợ

ở Paris, cháu trai (Charles) phải về Saumur lãnh nạn Lão không cứu giúp em

và đẩy thằng cháu sang Ấn Độ Lão tìm cách kéo dài thời gian trả nợ cho em trai, sau này Charles về sẽ tự trả Dù sao ở lão vẫn còn chút danh dự dòng họ Grandet

Bà Grandet vì đau buồn mà mất Sợ vợ chết con đòi gia tài lão liền giảng hòa với con Sau khi lão mất thì chỉ còn Eugenie sống bơ vơ với hy vọng là sẽ đón nhận được tình yêu của Charles khi anh ta từ Ấn Độ trở về Grandet là nhân vật được xây dựng theo phương pháp điển hình trong hoàn cảnh điển hình Lão tiêu biểu cho giai cấp tư sản Pháp thế kỉ XIX

Kết thúc tiểu thuyết chúng ta thấy cảm thông và thương cho số phận Grandet, một người vì hà tiện, ham vàng mà đã mất dần những bản chất tốt đẹp của con người

5 Nhận xét

Ai trong mỗi chúng ta cũng cần phải dành dụm để tồn tại trong cuộc sống Tiết kiệm trong lĩnh vực nào cũng hết sức cần thiết, ai cũng phải tiết kiệm Nhưng không phải ai cũng hiểu và thực hiện tiết kiệm một cách đúng đắn Có người không thể tiết kiệm được, họ luôn có một quan niệm “ trời sinh voi trời sinh cỏ” nghĩa là không việc gì phải tiết kiệm, của cải hết ắt nó sẽ có Còn một số người lại tiết kiệm một cách thái quá, quá mức và lúc này tiết kiệm không còn theo đúng nghĩa của nó nữa Những người như vậy gọi là hà tiện, keo kiệt, bủn xỉn…Họ đặc biệt coi trọng của cải, đôi khi còn hơn cả tình cảm gia đình và tính mạng của họ Dân gian thường có câu “tiết kiệm từng đồng”,

“chín xu đổi lấy một hào” hoàn toàn đúng với những người này Họ không dám tiêu pha, chỉ muốn dành dụm nên trở thành riết róng, bủn xỉn Có rất nhiều từ đồng nghĩa với từ hà tiện chẳng hạn như keo kiệt, bủn xỉn, Trùm Sò,

Trang 28

lão Grandet hay H’Arpagon…tùy thuộc từng mức độ và quan niệm mỗi

người Hà tiện đối với một số người là phương châm sống, là mục đích sống Nhìn lại hành trình của các nhân vật hà tiện từ văn học thế giới tới văn học dân gian Việt Nam, biểu hiện của tính cách hà tiện vô cùng đa dạng và phong phú Ngay từ thời La Mã cổ đại đã có Euclion, một con người không những keo kiệt mà còn thiếu tình người Được kế thừa đức tính “keo kiệt” từ đời ông nội tới đời cha, có thể gọi một câu là đức tính “cha truyền con nối”, keo kiệt tới mức quí trọng tiền bạc hơn tình cảm Đối với Euclion, một việc duy nhất

có ý nghĩa và cần phải làm đó chính là chăm sóc và bảo vệ cho toàn vẹn nồi vàng thân yêu, giấu làm sao cho kĩ Có lúc do lòng nghi ngờ quá cao,

bản thân lão giữ cũng không yên tâm nữa, mà phải cậy nhờ tới thần linh, thế nhưng quá keo kiệt nên đối xử ngay với thần La cũng chẳng ra gì Lão keo kiệt sinh ra nghi ngờ, mọi hành động của người khác đều làm hắn chú ý Mégadore tới cầu hôn con gái lão thế nhưng dưới con mắt “đa nghi” của lão thì Mégadore sang chỉ để dò la tin tức về chỗ cất vàng mà thôi Trong bữa tiệc cưới lão dự định sẽ không uống rượu vì sợ con rể đầu độc để chiếm nồi vàng Ngày hạnh phúc của con, lão cũng không hề quan tâm mà chỉ bận tâm làm sao giấu nồi vàng cho kĩ Được tác giả xây dựng dưới góc độ một nhân vật hài kịch, Euclion đã mang đến cho người xem những tiếng cười thoải mái đằng sau đó là sự chế giễu những thói xấu xa, keo kiệt, lạnh nhạt của lão Người đọc vui mừng khi kết thúc câu chuyện, Euclion đã nhận ra tác hại của tính cách mình đối với những người thân và ngay cả đối với chính bản thân Tác giả dường như muốn hướng con người làm theo những điều tốt đẹp, điều thiện, sống thì phải có ích cho mọi người, sống vì mọi người Lòng tham của con người thì vô hạn “lòng tham vô đáy”, nó thuộc về bản năng nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết kìm chế nó như thế nào mà thôi Cuộc sống thì luôn vận động và phát triển, con người cũng phải thay đổi theo Không chỉ dừng lại ở nhân vật Euclion, với chức năng phản ánh cuộc sống, các tác gia văn học cũng không ngừng sáng tạo trong việc xây dựng nhân vật, đặc biệt sự thay đổi trong nhân vật hà tiện

Euclion chỉ dừng lại là một người keo kiệt, thiếu tình thương nhưng chưa đến nỗi tàn nhẫn Đến văn học Phục Hưng ta bắt gặp một hình ảnh khác sinh động hơn, gắn liền với bản chất của tầng lớp trên Không ai khác ngoài Sailock trong “ Người lái buôn thành Venise” (Shakespeare) Trong tác phẩm này không phải Sailock là nhân vật chính, Shakespeare đã xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau Nếu như Porcia, Baxanio, Antonio là những nhân vật được ca ngợi bởi đức tính tốt đẹp, quí báu như tài giỏi, hào hiệp, giàu tình thương, sống hết mình vì tình yêu, tình bạn và tình người Thì Sailock lại đặt trong sự tương phản đối lập với ba nhân vật trên Có lẽ kế thừa tính keo kiệt từ Euclion nhưng Sailock còn phát triển cao hơn Keo kiệt vẫn chưa đủ khi nhận

Ngày đăng: 25/04/2014, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w