Đánh giá thực trạng nhân lực, cơ sở vật chất, TTB, và hiện trạng sử dụng các

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp (Trang 58 - 63)

các TNGB của một số TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố.

4.1.1. Tổ chức, nhân lực, trình độ chuyên môn của CB tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố

Thực hiện Quyết định số 05/2006/QĐ-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng, tổ chức bộ máy cơ quan YTDP tuyến tỉnh đƣợc thống nhất từ tên gọi đến mô hình tổ chức các khoa phòng. Tùy theo điều kiện thực tế của địa phƣơng mà mỗi tỉnh/thành phố vận dụng Quyết định số 05/2006/QĐ-BYT để tổ chức các khoa phòng của TTYTDP theo nhiều cách khác nhau. Để thực hiện đƣợc một cách có hiệu quả các hoạt động chuyên môn, việc đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực cho công tác YTDP là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong thời điểm hiện nay [3]. Kết quả phân tích tại 61 TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố cho thấy số CB trung bình của mỗi TT là 55,2 CB, cao nhất là TTYTDP Thành phố Hồ Chí Minh với 173 CB, thấp nhất là TTYTDP tỉnh Đắk Nông (29 CB). Đây là số liệu sau khi các tỉnh đã tách riêng các TT phòng chống HIV/AIDS. Nhƣ vậy so với năm 2000, 2004, số lƣợng CB tại các TTYTDP tuyến tỉnh không thay đổi nhiều (số CB trung bình năm 2002 là 52,3, năm 2004 tại khu vực miền bắc là 50 + 18 ngƣời) [12], [16].

Phân tích nhân lực các TTYTDP tỉnh/thành phố căn cứ theo Thông tƣ liên tịch số 08/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 [5] cho thấy chỉ có 27,9% số TTYTDP đạt chỉ tiêu về số lƣợng CB. Số lƣợng CBXN tại các TTYTDP đạt chỉ tiêu cao nhất chiếm 63,9% so với các CB chuyên môn cũng nhƣ CB quản lý, hành chính (Biều đồ 3.1). Nhƣ vậy, hầu nhƣ các TTYTDP không đạt định mức biên chế theo phân loại CB, cả về chuyên môn, CBXN và CB quản lý, hành chính. Thiếu CB là một trong những khó khăn lớn của hầu hết các TTYTDP trong giai đoạn này.

Trƣớc đây, khi KXN chƣa đƣợc thống nhất, các công việc XN nằm rải rác ở các khoa, chƣa tập trung vào một đầu mối, các nguồn lực nhƣ CB, TTB, cơ sở vật chất và kinh phí bị phân tán, do đó việc chỉ đạo thống nhất chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, 61/61 TTYTDP đều đã thành lập KXN riêng, hoạt động XN có liên quan chặt chẽ đến công tác phòng chống dịch bệnh, và phục vụ yêu cầu các hoạt động chuyên môn thuộc lĩnh vực YTDP. Hầu hết các KXN đều đã thành lập PXN vi sinh (90,2%) và

52

huyết thanh, virus (85,2%) riêng. Một số TT chƣa có đủ điều kiện về nhân lực cũng nhƣ TTB nên ghép chung PXN vi sinh và huyết thanh, virus. Tuy vậy hầu hết các TT chƣa có đủ tất cả các PXN riêng biệt theo từng lĩnh vực nhƣ trong khuyến nghị của Bộ Y tế [2].

Biên chế trung bình cho 1 KXN tại TTYTDP tỉnh/thành phố là 9,5 + 3,4 CB. Các tỉnh/thành phố có số CB KXN cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (18), Hà Nội (16), Đà Nẵng (15), Lâm Đồng (10). Đây là các đơn vị thƣờng đƣợc đầu tƣ đầy đủ hơn về TTB và con ngƣời, các hình thức hoạt động chuyên môn XN cũng rộng hơn. TTYTDP tỉnh Phú Thọ, Lai Châu, Đắk Nông là các đơn vị có số CB tại KXN thấp nhất (4 CB). CB của KXN đƣợc phân bổ chủ yếu tại PXN vi sinh và hóa lý, độc chất, tuy nhiên hầu hết các TT thực hiện các XN VSV phục vụ cho công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, các XN VSV phục vụ cho hoạt động giám sát phòng chống dịch chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Trung bình mỗi TT có khoảng 5 CB làm vi sinh, chiếm 52% CB của KXN. Đối chiếu theo hƣớng dẫn của WHO hầu hết các TT có số lƣợng CB vi sinh đảm bảo thực hiện ATSH cấp độ 1 [68].

Mặc dù hệ thống YTDP đã có nhiều đóng góp trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân song hầu hết CB đang công tác trong hệ thống YTDP là các bác sĩ đa khoa, y sỹ, cử nhân y tế công cộng, có nhiều CB chuyển từ các ngành khác sang làm việc tại TTYTDP nên cũng chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhiệm vụ về chuyên môn kỹ thuật. Kết quả bảng 3.4 cho thấy tại các TTYTDP, số CB ngành Y chiếm đa số với tỷ lệ 64,9%, CB Dƣợc chiếm 5,2% và CB ngành khác chiếm 29,9%.

Đối với các CB ngành Y nói riêng, số CB có trình độ SĐH chiếm 16,1%, CB ĐH chiếm 29,7%. Tuy nhiên tỷ lệ CB cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ cao hơn (32,7%). Đặc biệt hầu hết các CB làm việc tại các TTYTDP này không phải là các CB đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành nhƣ Y học dự phòng, Y tế công cộng, vi sinh, dịch tễ… Chính vì vậy, các TT sẽ phải mất nhiều nguồn lực cho việc đào tạo lại và bổ sung thêm nhiều kiến thức chuyên ngành cho đội ngũ CB nhằm đảo bảo hiệu quả công việc.

Trình độ chuyên môn của CB tại KXN cũng tƣơng tự đối với PXN VSV. CBXN chủ yếu là trung cấp (28,7%), cử nhân sinh học/kỹ sƣ thực phẩm (14,8%) và y sỹ (5,2%). Số CB có trình độ bác sĩ rất thấp (7,5%). Tƣơng tự các nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu này cho thấy tình trạng thiếu bác sỹ vi sinh/bác sỹ tại các TTYTDP tỉnh/thành phố. Nếu tình trạng này kéo dài, các TT sẽ gặp những khó khăn nhất định trong công tác chuyên môn về XN, áp dụng các kỹ thuật mới phục vụ công tác chẩn

53

đoán, phát hiện bệnh/dịch. Chính vì vậy, ngoài việc cần bổ sung về số lƣợng thì cũng cần đảm bảo chất lƣợng của CBXN. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhu cầu về đào tạo chuyên môn cho CB KXN nói chung và CB làm việc trong lĩnh vực XN VSV nói riêng để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh/dịch mới nổi (SARS, Cúm A/H5N1…) cũng nhƣ đảm bảo công tác ATSH [15], [18].

4.1.2. TTB XN của PXN VSV tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố

TTB của KXN có rất nhiều loại phục vụ các hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến một số TTB XN đảm bảo cho công tác ATSH tại các PXN VSV. Các TTB này đƣợc đánh giá về tính sẵn có tại thời điểm nghiên cứu. Kết quả khảo sát tại 61 tỉnh thành cho thấy, các đơn vị này chƣa có đầy đủ các TTB thiết yếu đảm bảo việc thực hiện ATSH tại các PXN VSV, đặc biệt chỉ có 3,2% các PXN VK và 55,2% PXN có tủ ATSH, 45,9% các PXN VK có tủ nuôi cấy vi sinh. Có 45,7% PXN VK và 35,7% PXN virus có lò hấp ƣớt tiệt trùng. 57,6% PXN VK và 52,6% PXN virus có đèn tia cực tím (bảng 3.5).

Đối với các loại BHCN, hầu hết các PXN đều đƣợc trang bị đầy đủ quần áo (100%), găng tay (98,3%), khẩu trang (98,2%). Các TTB BHCN đặc chủng nhƣ bốt giày, mặt nạ phòng hộ chƣa đƣợc trang bị đầy đủ.

Hầu hết các PXN đều có thùng chứa rác thông thƣờng (rác sinh hoạt) 91,8%. 68,9% các PXN có thùng chứa rác y tế, 70,5% PXN có thùng chứa rác thải là vật sắc nhọn/thủy tinh và 65,6% có thùng chứa rác hóa chất.

Nhìn chung các TTB XN đảm bảo ATSH chƣa đƣợc các TT trang bị đầy đủ và không đồng bộ. Trong nghiên cứu của tác giả Goto, M và cộng sự tại Nhật Bản cho thấy 78% PXN VSV có tủ ATSH trong số 28 trƣờng hợp nhiễm bệnh lao tại PXN thì có tới 25 ca có liên quan đến việc thiếu tủ ATSH tại PXN. Hơn một nửa các trƣờng hợp tại nạn trong PXN có liên quan đến việc thiếu các dụng cụ đựng mẫubệnh phẩm [43]. Điều kiện làm việc không đảm bảo là một nguy cơ cho các CBXN khi làm việc. Nhƣ vậy song song với việc tăng cƣờng năng lực cho CB thì các TT cũng cần trang bị đầy đủ và đồng bộ các TTB đảm bảo việc thực hiện ATSH tại các PXN.

4.1.3. Khả năng thực hiện XN các TNGB tại các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố

Vấn đề lấy mẫu, XN các TNGB tại các PXN VSV liên quan chặt chẽ đến mức độ ATSH tại các PXN VSV của các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố. Kết quả khảo sát tại

54

61 TTYTDP tỉnh cho thấy hầu hết các tỉnh đều có khả năng lấy bệnh phẩm, chẩn đoán xác định đối với các VK đƣờng ruột gây dịch phổ biến là tả, lỵ, thƣơng hàn và E. coli. So với kết quả khảo sát năm 2004 [11] cho thấy khả năng XN của các tỉnh hầu nhƣ không đƣợc cải thiện so với những năm trƣớc, cụ thể tỷ lệ các TTYTDP có khả năng chẩn đoán xác định phẩy khuẩn tả chiếm 77,6% (năm 2004 là 91%), lỵ chiếm 79,3% (so với 93,1%), thƣơng hàn chiếm 84,5% (so với 95,5%) và E. coli chiếm 81% (so với 72,7%). Tuy nhiên đến thời điểm năm 2009, nhiều tỉnh đã từng xuất hiện dịch tả, nên khả năng xác định đƣợc phẩy khuẩn tả có lẽ sẽ cao hơn so với kết quả khảo sát này. Còn nhiều tỉnh chƣa lấy mẫu và chẩn đoán xác định đƣợc các VK hô hấp: liên cầu 58,6%, phế cầu 22,4%, H. influenza 15,5%, não mô cầu 22,4%, ho gà 3,4%. Các VK khác nhƣ than, dịch hạch, leptospira …cũng chỉ có một số ít TT có khả năng chẩn đoán xác định đƣợc. Hầu nhƣ các tỉnh chƣa triển khai các phƣơng pháp miễn dịch học và sinh học phân tử (bảng 3.8).

Các hoạt động XN virus gây bệnh tại các TTYTDP chủ yếu tập trung vào các virus Arbo (nhƣ Dengue, Viêm não Nhật Bản B), virus viêm gan B, tuy nhiên chỉ có một số tỉnh có thể chẩn đoán xác định các virus này với kỹ thuật chủ yếu là ELISA nhƣ: Dengue 46,6%, Viêm gan B 41,4%, Viêm não Nhật bản B 19%.

Đối với các virus phổ biến gây bệnh đƣờng ruột (Bại liệt, Rota) và đƣờng hô hấp (sởi, cúm, Rubella) các TTYTDP tuyến tỉnh chỉ có khả năng lấy bệnh phẩm, bảo quản và gửi lên tuyến trên. Nhƣng tỷ lệ các PXN có khả năng lấy bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển và gửi lên tuyến trên đối với các loại virus này cũng không cao, cụ thể; đối với virus cúm là 48,3%, virus bại liệt: 41,4%, virus sởi: 44,8%, virus Rubella 36,2%, virus đƣờng ruột 34,5% (bảng 3.9).

Mặc dù hàng năm các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur đều tổ chức các khóa huấn luyện về các kỹ thuật XN cơ bản và nâng cao nhƣng khả năng thực hiện XN VSV của các TTYTDP trong nghiên cứu này không thay đổi so với nghiên cứu năm 2004 [11]. Nguyên nhân có thể do do việc thành lập các TT phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh đòi hỏi các TTYTDP phải chia tách các cán bộ XN, bên cạnh đó việc luân chuyển cán bộ trong hệ thống YTDP, việc thiếu đồng bộ về cơ sở vật chất, TTB cũng là những yếu tố góp phần làm giảm khả năng triển khai các XN liên quan đến các TNGB.

Phục vụ cho các hoạt động XN VSV, các TTYTDP đều có khả năng sản xuất môi trƣờng nuôi cấy VK (100%), các Kít chẩn đoán đối với virus viêm gan B (83,1%), Dengue (69,5%), viêm não Nhật Bản (41,4%). Tỷ lệ này khác nhau ở các vùng do

55

những đặc điểm dịch tễ học đối với các BTN ở mỗi vùng khác nhau nên dành những ƣu tiên khác nhau.

Song song với việc nâng cấp các TTB XN cho các TTYTDP, Bộ Y tế đã xây dựng chuẩn quốc gia TTYTDP tuyến tỉnh trong đó quy định khả năng XN VSV đối với tuyến tỉnh. Để đáp ứng đƣợc các yêu cầu về nhiệm vụ trong thời gian tới cũng nhƣ thực hiện Chuẩn Quốc gia, các TTYTDP tuyến tỉnh cần xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ phù hợp, triển khai đồng bộ các XN theo quy định cũng nhƣ chuẩn hóa lại các PXN VSV nhằm đảm bảo hiệu quả công việc, chất lƣợng XN, cũng nhƣ thực hiện công tác ATSH. Cụ thể các TTYTDP tuyến tỉnh cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thiết lập lại cơ cấu tổ chức hệ thống các PXN riêng biệt theo từng lĩnh vực nhƣ trong khuyến nghị của Bộ Y tế, đặc biệt một số TT chƣa có đủ điều kiện về nhân lực cũng nhƣ TTB nên ghép chung PXN vi sinh và huyết thanh, virus.

- Đảm bảo số lƣợng CBXN tối thiểu, đảm bảo chất lƣợng CB đƣợc đánh giá theo trình độ chuyên môn: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều TT chƣa đủ số lƣợng CB (17/61 tỉnh), trong đó nếu xét theo chỉ tiêu CBXN có 39/61 tỉnh đạt chỉ tiêu và số lƣợng CBXN làm trong lĩnh vực VSV là 4,9 + 2,6. Con số này bao gồm cả các cán bộ làm vi sinh thực phẩm, sấy rửa dụng cụ hay sản xuất môi trƣờng. Hiện nay Bộ Y tế đã có kế hoạch thành lập các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, khi các tỉnh thực hiện mô hình này có khả năng sẽ làm giảm số lƣợng CBXN làm việc trong lĩnh vực vi sinh. Chính vì vậy các TTYTDP cần phải có kế hoạch đảm bảo đủ số lƣợng CBXN VSV và chất lƣợng CB có thể đảm nhiệm các công việc theo đúng chức năng và các yêu cầu về ATSH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cung cấp đầy đủ một số TTB thiết yếu nhƣ tủ ATSH, lò hấp ƣớt, thùng chứa rác thải y tế, rác thủy tinh…. Nhằm từng bƣớc thiết lập môi trƣờng làm việc thuận lợi và tiện nghi đảm bảo các yêu cầu về ATSH.

- Kết quả khảo sát khả năng thực hiện các XN trong nghiên cứu này áp dụng phƣơng pháp tự đánh giá của các PXN VSV. Tuy nhiên để xác đinh chính xác khả năng thực hiện của từng PXN VSV cần phải có tiêu chuẩn thực hiện và quy trình thẩm định thƣờng xuyên của các PXN tham chiếu tuyến trung ƣơng.

56

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp (Trang 58 - 63)