Xuất các giải pháp can thiệp đảm bảo ATSH tại các PXB VSV tuyến tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp (Trang 81 - 85)

Dựa trên các vấn đề đƣợc phát hiện, để từng bƣớc đảm bảo công tác ATSH tại các PXN VSV của các TTYTDP tuyến tỉnh/thành phố cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Giải pháp can thiệp nhằm từng bƣớc đảm bảo công tác ATSH dựa trên 4 yếu tố về quản lý, thiết kế/xây dựng, dảm bảo TTB an toàn và áp dụng kỹ thuật/thực hành tốt. Để thực hiện đƣợc các nội dung trên, cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ bao gồm:

1.1. Xây dựng và ban hành chính sách, quy định đảm bảo ATSH tại các PXN

Hiện nay Việt Nam đã có Luật phòng chống BTN, vấn đề ATSH tại PXN đã đƣợc đề cập tại Mục 4 Điều 24, 25 và 26 [13]. Điều 24, Luật Phòng chống các BTN có quy định: “PXN phải bảo đảm các điều kiện ATSH phù hợp với từng cấp độ và chỉ đƣợc tiến hành XN trong phạm vi chuyên môn sau khi đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về y tế cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ATSH” [13]. Để các điều khoản này đƣợc thực thi sớm và có hiệu quả Chính phủ, Bộ Y tế cần sớm xây dựng và ban hành các chính sách, hƣớng dẫn cụ thể hơn nhằm từng bƣớc thực hiện và thẩm định mức độ ATSH tại các PXN VSV của TTYTDP nói riêng và các PXN y tế nói chung. Cho đến nay, Việt Nam chƣa ban hành các đầy đủ các quy định liên quan đến việc đảm bảo ATSH tại PXN. Đây là những giải pháp căn bản để triển khai các hoạt động đảm bảo ATSH.

Năm 2008, Bộ Y tế đã Ban hành Chuẩn Quốc gia TTYTDP tuyến tỉnh theo Quyết định số 4696/QĐ-BYT [6]. Trong tiêu chuẩn về hoạt động XN đã quy định rõ về khả năng cũng nhƣ chất lƣợng các XN phải thực hiện đƣợc ở tuyến tỉnh. Đồng thời quy định các PXN VSV tuyến tỉnh phải đảm bảo ATSH ở cấp độ 2. Chính vì vậy để tạo môi trƣờng chính sách cho việc thực hiện ATSH tại các PXN, Bộ Y tế cần sớm ban hành quy định cũng nhƣ cơ chế thực hiện ATSH tại PXN đối với các đơn vị y tế nói chung và y tế dự phòng nói riêng. Gói giải pháp về chính sách là một giải pháp tổng thể, tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho tất cả các đơn vị có liên quan đến việc đảm bảo ATSH tại PXN trong giai đoạn hiện nay. Đây là chìa khóa chính cho các tỉnh triển khai các PXN đảm bảo ATSH.

75

1.2. Thiết lập cơ chế quản lý và thực hiện ATSH

- Cơ cấu tổ chức hệ thống các PXN tại TT: Hầu hết các TT chƣa có đủ tất cả các PXN riêng biệt theo từng lĩnh vực nhƣ trong khuyến nghị của Bộ Y tế, đặc biệt một số TT chƣa có đủ điều kiện về nhân lực cũng nhƣ TTB nên ghép chung PXN vi sinh và huyết thanh, virus.

- Đảm bảo số lƣợng CBXN tối thiểu, đảm bảo chất lƣợng CB đƣợc đánh giá theo trình độ chuyên môn. Đặc biệt Bộ Y tế đã có kế hoạch thành lập các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, khi các tỉnh thực hiện mô hình này có khả năng sẽ làm giảm số lƣợng CBXN làm việc trong lĩnh vực vi sinh. Chính vì vậy các TTYTDP cần phải có kế hoạch đảm bảo đủ số lƣợng CBXN VSV và chất lƣợng CB có thể đảm nhiệm các công việc theo đúng chức năng và các yêu cầu về ATSH.

- Có cán bộ quản lý chịu trách nhiệm về ATSH tại các PXN. Đại diện ban giám đốc hoặc KXN phụ trách về hoạt động này làm đầu mối lập kế hoạch, triển khai theo dõi việc thực hiện ATSH tại đơn vị.

- Mỗi PXN cần xây dựng các thƣờng quy kỹ thuật cũng nhƣ nội quy làm việc trong PXN nhằm từng bƣớc đảm bảo ATSH cũng nhƣ quản lý, theo dõi và đánh giá về chất lƣợng PXN theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO).

- Xây dựng mạng lƣới giám sát ATSH tại PXN: Nguy cơ phơi nhiễm với các tác nhân nhiễm trùng trong PXN là rất lớn, nhƣng rất khó đánh giá vì chƣa có hệ thống giám sát một cách hệ thống các bệnh nhiễm trùng liên quan tới PXN và đƣa ra cảnh báo cho các CB làm việc tại các PXN. Đánh giá nguy cơ tại các PXN bao gồm các nội dung .

+ Nhận biết các tác nhân nguy hiểm và đánh giá nguy cơ nhƣ: khả năng gây bệnh, mức độ nặng nhẹ, biện pháp phòng bệnh và hiệu quả điều trị.

+ Xác định loại tủ ATSH sử dụng cho phù hợp với TNGB nguy hiểm. Chú ý sự truyền VSV qua các hạt khí dung rất quan trọng, cần cân nhắc sử dụng loại tủ ATSH loại nào cho có hiệu quả.

+ Nhận biết sự nguy hiểm trong qúa trình làm việc ở PXN nhƣ: nồng độ tác nhân nhiễm trùng, lƣợng hỗn dịch VK, thiết bị, và quá trình thực hiện hình thành các hạt khí dung hay sử dụng các vật sắc nhọn. Nếu dùng động vật thí nghiệm có thể bị cào cắn hoặc tạo các hạt khí dung trong quá trình làm thí nghiệm.

76 + Đƣa ra các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm trong PXN.

+ Đánh giá sự thành thạo của CB về thực hành kỹ thuật và sử dụng thiết bị an toàn. CB cần đƣợc đào tạo và có kinh nghiệm làm việc với các TNGB, có khả năng đáp ứng với các tình huống khẩn cấp xảy ra. Đảm bảo có đủ khả năng làm việc an toàn trong PXN. Đảm bảo sử dụng các thiết bị đúng kỹ thuật và an toàn

+ Thông báo kết quả đánh giá nguy cơ nhiễm trùng trong PXN.

Việt Nam cần xây dựng hệ thống giám sát các BTN trong PXN VSV là cơ sở nâng cao năng lực của các đơn vị có liên quan đồng thời có cơ sở xây dựng chiến lƣợc giảm thiểu các nguy cơ cho các đối tƣợng đang làm việc tại các PXN.

1.3. Nâng cao năng lực và đảm bảo yêu cầu ATSH của các PXN VSV.

Từ năm 2004 đến nay, một số CBXN đang làm việc tại PXN của các TTYTDP tuyến tỉnh đƣợc giới thiệu về ATSH (khoảng 30 phút trong khóa đào tạo lại về XN tại Viện VSDTTƢ, trên thực tế họ chƣa hề qua các lớp đào tạo các kỹ thuật đảm bảo ATSH. Chính vì vậy, cần phải cung cấp đầy đủ các yếu tố để làm thay đổi hành vi cho CBXN thông qua các khóa đào tạo, các đợt giám sát hỗ trợ cũng nhƣ đánh giá thƣờng kỳ của các cơ quan có thẩm quyền và kỹ thuật nhƣ các Viện VSDT/Pasteur của trung ƣơng và khu vực.

Đào tạo: Sai sót do con ngƣời hoặc kỹ thuật không an toàn có thể gây tổn hại đến sự an toàn cho nhân viên PXN. Do đó, nhân viên PXN cần có ý thức về an toàn cũng nhƣ khả năng về nhận biết và kiểm soát các nguy hiểm PXN để phòng ngừa các tai nạn, sự cố và nhiễm trùng mắc phải. Vì vậy, việc thƣờng xuyên đào tạo về các biện pháp an toàn đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi các biện pháp đảm bảo ATSH. Các đối tƣợng cần nắm đƣợc các tiêu chuẩn này bao gồm toàn bộ các nhân viên làm việc trong PXN và cán bộ phụ trách ATSH PXN của TT. Chƣơng trình đào tạo ATSH bao gồm đào tạo cho học viên trong các Trƣờng ĐH, Cao đăng và Trung học Y tế đối với các hệ chuyên ngành Y, sinh học, kỹ thuật viên và đào tạo lại cho cán bộ đang làm việc tại các PXN VSV của TTYTDP tuyến tỉnh. Với mỗi đối tƣợng khác nhau cần phải xây dựng các chƣơng trình đào tạo khác nhau cho phù hợp. Đối với các chƣơng trình đào tạo lại cho các CB đang việc tại các PXN VSV tuyến tỉnh cần tập trung vào các nội dung sau:

77 + Nguy cơ hít phải (tức là tạo ra khí dung) khi sử dụng que cấy, cấy trên đĩa thạch, hút pipet, nhuộm tiêu bản, mở môi trƣờng, lấy mẫu máu/huyết thanh, ly tâm .v.v.

+ Nguy cơ nuốt phải khi thao tác mẫu, nhuộm tiêu bản và cấy.

+ Nguy cơ phơi nhiễm qua da khi sử dụng bơm tiêm và kim.

+ Bị cắn và cào khi thao tác với động vật.

+ Thao tác với máu và các bệnh phẩm tiềm tàng nguy hiểm khác.

+ Khử trùng và thải bỏ các vật liệu nhiễm trùng. - Các tiêu chuẩn thực hành đảm bảo ATSH trong PXN - Cách giải quyết các sự cố xảy ra trong PXN

- Quản lý chất thải của PXN, khử trùng PXN

- Quản lý sức khỏe của nhân viên làm việc trong PXN

Giám sát hỗ trợ kỹ thuật: là bƣớc không thể thiếu trong việc củng cố và duy trì các kỹ năng đảm bảo ATSH của các CB đang làm việc tại các PXN VSV. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ kỹ thuật chặt chẽ và kịp thời của các Viện Trung ƣơng và khu vực, công tác Chỉ đạo tuyến cần đƣợc đầy mạnh hơn nữa các hoat động giám sát, hỗ trợ và tƣ vấn kịp thời những vấn đề kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu ATSH PXN.

Kiểm tra, thẩm định, và đánh giá tiêu chuẩn về ATSH của PXN: Hầu hết việc CBXN gặp phải các nguy cơ khi làm việc trong PXN là do thiếu nhận thức của con ngƣời, thiếu TTB bảo hộ và môi trƣờng, điều kiện làm việc không đảm bảo. Nhiều sai sót xảy ra trong PXN không những gây nguy hại cho CBXN mà còn có thể gây nguy hại cho bệnh nhân và ảnh hƣởng đến tỷ lệ mắc, chết tại cộng đồng. Vấn đề này có thể ngăn chặn đƣợc nếu thực hiện tốt việc đảm bảo ATSH trong PXN. Để làm tốt đƣợc việc này cần phải xây dựng hệ thống đánh giá chất lƣợng hay mức độ ATSH PXN theo tiêu chuẩn quốc gia/quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc kiểm tra, đánh giá và thẩm định các tiêu chuẩn về ATSH là hình thức duy trì thực hiện ATSH tại các TTYTDP. Bộ Y tế cần giao nhiệm vụ kiểm tra đánh giá lại các PXN định kỳ cho các Khoa ATSH của các Viện đầu ngành về YTDP. Cần gắn kết việc đánh giá, thẩm định về ATSH với quá trình xây dựng và thực hiện Chuẩn Quốc gia TTYTDP tuyến tỉnh/thành.

78

Song song với việc thẩm định về ATSH, cần phải xây dựng chƣơng trình/giải pháp thẩm định khả năng thực hiện các xét nghiệm của các TTYTDP tuyến tỉnh thông qua các hình thức gửi mẫu, gửi phiếu thẩm định theo thƣờng quy.

Để từng bước thực hiện ATSH tại các PXN VSV, các TTYTDP tuyến tỉnh cần:

- Chủ động xây dựng và thực hiện việc quản lý PXN VSV theo các quy trình kỹ thuật, nội quy làm việc trong PXN;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực cho đơn vị;

- Đầu tƣ các TTB thiết yếu, thực hiện việc quản lý chất thải PXN, xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải của PXN riêng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho cộng đồng.

- Thƣờng xuyên giám sát và đánh giá việc thực hiện ATSH tại đơn vị. Lồng ghép các hoạt động này trong các hoạt động thực hiện Chuẩn quốc gia TTYTDP tuyến tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ an toàn sinh học phòng thí nghiệm tại một số trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp can thiệp (Trang 81 - 85)