Tại Việt Nam, vấn đề ATSH tại các PNX ở các cơ sở y tế trên cả nƣớc rất đƣợc quan tâm. Bộ Y tế đã thành lập Ban tƣ vấn ATSH có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất quy hoạch, chiến lƣợc phát triển PXN ATSH các cấp độ của ngành Y tế trong cả nƣớc, danh mục các TNGB đƣợc XN tại PXN, các quy định sử dụng, đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu VSV. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến ATSH mới đƣợc thực hiện ở quy mô nhỏ và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bệnh mắc phải của nhân viên y tế nói chung.
Nghiên cứu của Phạm Bích Ngân và Võ Quang Đức [19] đã chỉ ra có 51% CBXN chƣa hài lòng với môi trƣờng làm việc hiện tại và có 57% cho biết không yên tâm làm việc. Tỷ lệ ngƣời mắc 1 bệnh là 3,6%, mắc 2 bệnh là 0,9%. Tuổi đời và tuổi nghề càng cao càng dễ mắc nhiều bệnh. Điều này cho thấy môi trƣờng làm việc độc hại không ảnh hƣởng tới cơ thể tức thời mà nó đƣợc tích lũy từ ngày này qua ngày khác. Tính chất căng thẳng của công việc và môi trƣờng độc hại cũng có ảnh hƣởng nhiều tới sức khỏe chung của ngƣời lao động. Trong các bệnh mà CBXN mắc phải, bệnh về răng hàm mặt chiếm tỷ lệ cao nhất (64,5%), bệnh về mắt cũng chiếm tỷ lệ cao (35,1%) và đã trở thành 1 đặc trƣng nghề nghiệp đặc biệt đối với bộ phận vi sinh phải soi kính hiển vi nhiều. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác, kể cả nghề lắp ráp điện tử là nghề phải tập trung hoạt động mắt liên tục. Bệnh về tai mũi họng (22,1%) và bệnh phụ khoa (13,4%) chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các ngành nghề khác.
Năm 2004, Lê Văn Trung, Nguyễn Đình Trung và cộng sự [24] đã nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp và bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp. Tỷ lệ gặp tai nạn chọc kim vào tay khi điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS là 10,4%, bắn
22
dịch sinh học bệnh nhân lên da là 19,0%, bắn dịch sinh học lên niêm mạc (thƣờng là niêm mạc mắt) là 16,1%.
Khi tìm hiểu các cơ sở y tế cấp huyện, Khúc Xuyền và cộng sự, 2003 [31] cho biết các cơ sở y tế cấp huyện còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Nghiêm trọng nhất là sự ô nhiễm không khí vùng làm việc 68,2% vị trí lao động bị ô nhiễm nấm mốc, có nơi cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đến 96 lần và 62,5% vị trí làm việc bị ô nhiễm vi khuẩn, có nhiều nơi cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép trên 2 lần. Tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B ở nhân viên y tế có HbsAg là 13,1%, cao hơn nhóm nhân viên phục vụ tại bệnh viện (12%) nhƣng chƣa thấy có sự khác biệt rõ rệt. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Việt cho thấy tỷ lệ mắc viêm gan B của nhân viên y tế ít phụ thuộc vào phƣơng tiện bảo hộ cá nhân, trình độ nhận thức về bệnh tật mà phụ thuộc nhiều vào điều kiện tiếp xúc nghề nghiệp [30].
Năm 2004, tác giả Lê Thị Hồng Hạnh và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình trạng nhiễm VSV tại 40 phòng phẫu thuật ở một số tỉnh miền Trung và xác định các nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm trùng sau phẫu thuật [13]. Kết quả cho thấy không khí trong các phòng phẫu thuật không đạt tiêu chuẩn sạch, quá trình khử khuẩn không khí của phòng phẫu thuật chƣa đạt yêu cầu. Các phòng phẫu thuật mới xây hay sửa chữa có mức độ ô nhiễm không khí không cải thiện hơn so với các phòng phẫu thuật cũ. Tất cả các thiết bị và con ngƣời trong phòng phẫu thuật đều bị nhiễm VSV nặng: bề mặt, vật dụng (94%), nguồn nƣớc (60%), tay phẫu thuật viên (71%), tay y tá thay băng (89%), dụng cụ đồ dùng đã khử khuẩn (39%) và vết phẫu thuật của bệnh nhân nhiễm 88%. Nguyên nhân của việc nhiễm khuẩn này là do các quy trình khử khuẩn chƣa đƣợc giám sát, nhân viên chƣa tuân thủ chặt chẽ các quy trình khử khuẩn và do trang thiết bị còn thiếu thốn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đinh Hữu Dung và cộng sự tại một số cơ sở y tế cho thấy [9], chƣa có bệnh viện nào thực hiện đúng những quy định của Bộ Y tế về phân loại, bao bì đựng và vận chuyển chất thải rắn; chỉ có 2 trong 3 bệnh viện có lò đốt đảm bảo công suất và kỹ thuật, đốt chất thải lâm sàng bệnh viện, có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoạt động có hiệu quả. Hiểu biết về nguy cơ quản lý chất thải y tế của CB, nhân viên của cả 6 bệnh viện còn hạn chế.
Theo chủ trƣơng và kế hoạch tăng cƣờng năng lực cho mạng lƣới YTDP của Bộ Y tế, công tác ATSH tại các cơ sở y tế đã đƣợc quan tâm hơn. Kết quả khảo sát năm 2004 của tác giả Nguyễn Anh Dũng [10] tại 28 PXN VSV của TTYTDP các tỉnh thành phía
23
bắc cho thấy việc thiết kế và bố trí PXN đảm bảo độ thông thoáng chiếm 82,1%; tƣờng, trần nhà và sàn nhà đƣợc làm trống trơn, nhẵn, đúng yêu cầu chiếm 92,8%. Tuy nhiên, vẫn còn 57,1% số TT thải nƣớc chƣa đƣợc khử khuẩn. Nội quy ra vào PXN chƣa đƣợc thực hiện nghiêm, hệ thống biển báo chƣa đƣợc chú ý lắp đặt đúng yêu cầu (89,3%). Việc dùng kính bảo vệ mắt chƣa đƣợc quan tâm (50%), còn ăn uống và dùng hóa mỹ phẩm trong PXN (67,9%). Thƣờng quy PXN chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc: hút pipet bằng miệng (25%), chƣa ghi lại và thuyết minh các bƣớc khử trùng các chất bị đổ (71,4%), chƣa làm tốt việc khai báo và xử lý những bất trắc xảy ra trong PXN (50%). Có 75% số CB giám sát công tác an toàn chƣa đƣợc đào tạo, 42,9% số PXN chƣa đảm bảo các nhân viên nắm đƣợc các thao tác an toàn. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đề cập đến vấn đề ATSH. Tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực nên mới chỉ khảo sát việc thực hiện một số thƣờng quy đảm bảo ATSH trong PXN. Cần phải tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này nhằm đề xuất các giải pháp thực hiện ATSH một cách đồng bộ tại tất cả các PXN VSV nói riêng và PXN của các cơ sở y tế nói chung.
24
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU