NGHỆ THUẬT MIÊU tả CHIẾN TRANH QUA TRẬN XÍCH BÍCH TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” của LA QUÁN TRUNG
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ CHIẾN TRANH QUA TRẬN XÍCH BÍCH TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” CỦA LA QUÁN TRUNG MỤC LỤC Mục lục 2 Dẫn luận 3 Chương 1: “Trận Xích Bích”-từ lịch sử đế văn học 5 1.1. Trận Xích Bích trong lịch sử Trung Quốc 5 1.2. Trận Xích Bích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung 8 Chương 2: Kỹ thuật huấn luyện, diễn tập quân đội 12 2.1. Kỹ thuật bố trí đội hình quân sự 12 2.2. Phương pháp luyện tập thủy chiến 15 Chương 3: Các chiến lược, sách lược quân sự 17 3.1. Ngoại giao 17 3.2. Tâm lý 19 3.3. Gián điệp 22 3.4. Hỏa công 23 3.5. Bại chiến 24 Chương 4: Vai trò của các nhân vật trong trận đánh 26 4.1. Nhân vật Khổng Minh 26 4.2. Nhân vật Chu Du 29 4.3. Nhân vật Tào Tháo 33 4.4. Các nhân vật khác 36 Chương 5: Ảnh hưởng của trận Xích Bích 38 5.1. Trong thơ văn 38 5.2. Trong các lĩnh vực khác 45 Chương 6: Kết luận 47 Danh mục tài liệu tham khảo 48 1 DẪN LUẬN “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” HÌNH TƯỢNG HÓA CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ Trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, cùng với Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử, Tây Du Ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa là bốn bộ tiểu thuyết lớn mệnh danh là “ Kỳ thư”. Gọi là “Kỳ thư” vì mỗi tiểu thuyết nêu trên đều là một bộ bách khoa toàn thư đề cập đến nhiều vấn đề khác ngoài văn học nghệ thuật như chính trị, văn hóa,tôn giáo, xã hội… Theo tác giả Phùng hoán Minh- Những mưu lược nổi tiếng trong Tam quốc, NXB Công an Nhân dân, Tam Quốc Diễn Nghĩa nhìn tổng quan bao gồm bốn tầng diện: Một là tầng ngoài lịch sử, Tam Quốc Diễn Nghĩa thuộc thể loại tiều thuyết giảng sử (cách phân loại của Lỗ Tấn) nội dung tai hiện lại bức tranh lịch sử giai đoạn tam quốc phân chia trong lịch sử Trung Hoa. Hai là tầng văn học, không thể bỏ qua giá trị văn chương quan trọng của tác phẩm này đã đóng góp lớn cho nền văn học Trung Quốc nói riêng cũng như văn học thế giới nói chung. Ba là tầng văn hóa hẹp, trong các hình tượng nhân vật của Tam Quốc Diễn Nghĩa, có chứa đựng ý thức dân tộc rõ ràng và đăc trưng chủ yếu của người Trung Hoa. Bốn là tầng sâu triết học, trong Tam Quốc Diễn Nghĩa tác giả đã đư ra những mưu lược và phương pháp xử thế giàu tính trí tuệ của các nhân vật. Trong tầng diện thứ tư nêu trên, Tam Quốc Diễn Nghĩa đã tập hợp những mưu lược xoay quanh hạt nhân “Chính trị” là chủ yếu và dễ nhận biết nhất. Cụ thể, Tam Quốc Diễn Nghĩa đã đề cập đến năm phương diện lớn trong lĩnh vực chính trị: Thể chế chính trị Tư tưởng luân lý chính trị Đấu tranh quyền lực chính trị Đấu tranh quân sự Đấu tranh ngoại giao Trong đó về thể chế chính trị tác giả không nêu đơn thuần thể chế chính trị của các tập đoàn quyền lực phong kiến, mà miêu tả hiện tượng phổ biến là sự suy thoái trầm trọng trong tố chất người lãnh đạo, đồng thời vạch ra nhưng được mất trong các phe phái chính trị. Đề tài “Nghệ thuật miêu tả chiến tranh qua trận Xích Bích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung” lấy cơ sở hình tượng hóa triết học chính trị vì những lý do sau đây: Thứ nhất là mối quan hệ giữa chính trị và quân sự có tính gắn bó mật thiết, tác động hữu cơ lẫn nhau. 2 Thứ hai, trận Xích Bích tuy miêu tả chiến tranh nhưng dung lượng nội dung phác họa toàn cảnh trận chiến không nhiều và sắc nét, cái không khí hoành tráng sôi động chưa phải là phông nền chủ đạo, là đỉnh điểm trong trận chiến. Mục tiêu quan trọng mà tác giả đưa đến là toàn bộ những đấu tranh chính trị dẫn tới kết quả cuộc chiến và thành bại của những phe phái, nhân vật. Tóm lại, nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung trong trận Xích Bích là biểu hiện đỉnh cao của nghệ thuật chính trị- quân sự mà chúng ta cần khai thác, tìm hiểu. 3 CHƯƠNG 1 “TRẬN XÍCH BÍCH”- TỪ LỊCH SỬ ĐẾN VĂN HỌC 1.1. Trận Xích Bích trong lịch sử Trung Quốc: 1.1.1. Vấn đề địa danh “ Xích Bích”: Khu vực có khả năng xảy ra trận Xích Bích (khúc sông kéo dài từ Hoàng Châu xuống thành phố Xích Bích) Vị trí chính xác của trận Xích Bích đã gây tranh cãi cả trong công chúng và giới học giả từ rất lâu nhưng chưa bao giờ đi đến được một kết luận cuối cùng, một phần xuất phát từ việc Trường Giang đã thay đổi dòng chảy có từ thời nhà Tùy và nhà Đường dẫn đến nhiều địa danh lịch sử không còn nằm ở vị trí cũ của nó. Theo sử liệu thì bại quân của Tào Tháo rút về phía Bắc dọc theo Trường Giang, chứng tỏ chắc chắn rằng địa điểm trận Xích Bích nằm ở đâu đó trên bờ Nam Trường Giang. Cũng theo sử liệu thì liên quân Tôn-Lưu đã ngược dòng Trường Giang từ Phàn Khẩu và Hán Khẩu (Trường Giang chảy xuôi ra Đông Hải theo hướng Đông) chứng tỏ Xích Bích phải nằm ở phía Tây của Phàn Khẩu 1. Một địa điểm khác từng được coi là Xích Bích đó là núi Xích Bích ở Hoàng Châu, đôi khi còn được gọi là "Xích Bích của Tô Đông Pha" hay "Văn Xích Bích". Cái tên này xuất phát từ hai bài Xích Bích phú của Tô Thức làm vào thế kỷ 11. 2. Phổ Kì, hay thành phố Xích Bích ngày nay, vốn nằm đối diện với Ô Lâm, được nhiều học giả cho là địa điểm có khả năng lớn gần với vị trí của Xích Bích, vì vậy nó còn có tên khác là "Vũ Xích Bích". Tại đây có một vách đá trên đó có đề chữ khẳng định vị trí trận đánh, các chữ này được cho là có niên đại khoảng giữa thời nhà Đường và nhà Tống, tức là ít nhất đã có 1.000 năm tuổi. 3. Một giả thuyết khác cho rằng Xích Bích nằm ở bờ Nam Trường Giang, ở hạ lưu của thành phố Xích Bích, dựa theo tác phẩm địa lý Thủy kinh chú xuất bản thời nhà Thanh. 4. Một giả thuyết lại cho rằng Xích Bích là tên gọi phần lãnh địa thuộc bờ nam Trường Giang, còn địa phận bờ bắc Trường Giang là Ô Lâm 5. Thành phố Vũ Hán (tại hợp lưu của Trường Giang và Hán Thủy) cũng được coi là một khả năng cho Xích Bích. Theo giả thuyết này thì trận Xích Bích đã diễn ra ngay ở phần hợp lưu. 1.1.2. Những ghi chép trong chính sử : Trận Xích Bích là một trận đánh lớn vào cuối thời Đông Hán có tính chất quyết định đến cục diện chia ba thời Tam Quốc. Trận đánh diễn ra vào mùa Đông năm Kiến An thứ 13 ( tức năm 208) giữa liên quân Tôn Quyền-Lưu Bị với đội quân lấy danh nghĩa triều đình của Tào Tháo. Năm 208, Tào Tháo dẫn đại quân nam chiến. Trong khi đó Lưu Biểu đau ốm còn quân đội Kinh Châu thì mệt mỏi sau những xung đột với lực luợng của Tôn Quyền. Thêm vào đó là sự tranh giành quyền thừa kế của hai con trai Lưu Biểu là Lưu 4 Kì và Lưu Tông. Kết quả là Lưu Kì bị truất quyền thừa kế quyền kiểm soát Kinh Châu thuộc về Lưu Tông Tào Tháo lập tức chớp lấy cơ hội tấn công Kinh Châu. Lưu Tông đầu hàng nhanh chóng và Tào Tháo kiểm soát được Giang Lăng, đồng thời tăng cuờng được một lực luợng thủy quân mạnh và giàu kinh nghiệm chiến đấu ở Kinh Châu. Lưu Bị một phải chạy xuống phía Nam cùng rất nhiều nạn dân Kinh Châu, lực luợng này sớm bị đội quân tinh nhuệ của Tào Tháo đuổi kịp và đánh bại tại Truờng Bản. Lưu Bị cùng tàn quân rút về Hạ Khẩu và bắt liên lạc với sứ thần của Tôn Quyền là Lỗ Túc. Theo một số sử liệu thì Lỗ Túc đã khuyên Lưu Bị rút quân xa hơn về phía Đông tới Phàn Khẩu. Theo một thuyết khác thì Lưu Kì sau đó hợp quân với Lưu Bị tại Giang Hạ còn quân sư của Lưu Bị là Gia Cát Luợng đuợc phái tới Sài Tang để thuơng luợng với Tôn Quyền về một liên minh chống lại Tào Tháo. Truớc khi liên minh Tôn – Lưu đuợc thành lập Tào Tháo đã gửi một bức thư cho Tôn Quyền trong đó nói tới việc Tào Tháo đang thống lĩnh 80 vạn binh mã và đề nghị Tôn Quyền đầu hàng. Triều thần Đông Ngô lúc này chia làm hai phe chủ hàng và chủ chiến, phe chủ hàng do Trương Chiêu đứng đầu, phe chủ chiến do Chu Du, nguời chỉ huy quân đội của Tôn Quyền, cùng Lỗ Túc, Gia Cát Luợng lại đề nghị Tôn lập một liên minh chống Tào với Lưu Bị. Cuối cùng Tôn Quyền đã nghiêng về phe chủ chiến, ông cử Chu Du, Trình Phổ cùng Lỗ Túc dẫn 30.000 binh mã ra mặt trận, liên minh với Lưu Bị chống quân Tào. Giai đoạn đụng độ ban đầu tại Xích Bích Thủy quân Tôn-Lưu ngược dòng Trường Giang từ Hán Khẩu-Phàn Khẩu tới Xích Bích, tại đây họ chạm trán với tiền quân của Tào Tháo. Vốn bị hành hạ bởi bệnh dịch và sự suy giảm về tinh thần cũng như sức chiến đấu do cuộc hành quân kéo dài từ Bắc xuống Nam, quân Tào không thể giành được lợi thế trong những trận giao tranh nhỏ ban đầu và buộc phải lui về đóng quân ở Ô Lâm. Để giảm sự tròng trành của thuyền chiến ( làm quân Tào vốn không quen với thủy chiến thường xuyên rơi vào trạng thái say sóng), Tào Tháo ra lệnh dùng xích sắt nối nhiều thuyền lại với nhau. Quan sát động thái này của Tào, tướng Hoàng Cái bên phía Đông Ngô đã kiến nghị Chu Du dùng kế trá hàng và được Chu Du tán đồng. Việc gửi thư trá hàng của Hoàng Cái lập tức được Tào Tháo tin theo. Việc trá hàng thuận lợi, Hoàng Cái chuẩn bị một đội thuyền để bơi sang đánh úp vào thủy trại Tào. Giai đoạn thủy chiến Khi đội “hàng binh” của Hoàng Cái đến giữa sông thì các hỏa thuyền bắt đầu được châm lửa và chúng theo gió Đông Nam lao thẳng vào hạm đội của Tào. Trong điều kiện gió lớn và bị xích vào nhau, các thuyền chiến của Tào Tháo nhanh chóng bắt lửa khiến một số lớn binh mã chết cháy trên thuyền hoặc chết đuối dưới sông. 5 Giai đoạn tháo chạy của Tào Tháo về hướng Hoa Dung Trong lúc quân Tào Tháo đang hoảng hốt thì liên quân Tôn-Lưu do Chu Du dẫn đầu đã chiếm lĩnh trận địa và chia cắt lực lượng của Tào Tháo, buộc ông ta phải ra lệnh rút lui sau khi phá hủy một số phần lớn thuyền chiến còn lại. Tào Tháo cùng bại binh rút lui về phía đường cái Hoa Dung xuyên qua vùng đầm lầy lớn phía Bắc hồ Động Đình. Trong điều kiện mưa nặng hạt khiến đuờng rút lui càng trở nên lầy lội, Tào Tháo phải ra lệnh cho binh lính, kể cả những nguời bị thuơng, vác theo các bó cỏ để lấp đuờng. Khó khăn cho quân Tào càng trầm trọng khi Chu Du và Lưu Bị không ngừng đuổi theo họ cho tới tận Nam Quận. Cuối cùng thiệt hại nặng nề khiến Tào Tháo phải bỏ miền Nam rút về Nghiệp Quận, để lại Từ Hoảng và Tào Nhân giữ Giang Lăng, Nhạc Tiến giữ Tuơng Duơng và Mãn Sủng giữ Đương Dương. Sau trận Xích Bích, Tào Tháo không bao giờ còn hội đủ một đội thủy binh lớn để tiêu diệt hai đối thủ ở phuơng Nam. Kết quả này của trận Xích Bích đã buớc đầu định hình cho thế chân vạc thời Tam Quốc của ba nuớc Tào Ngụy – Thục Hán – Đông Ngô và vì thế nó đuợc coi là trận đánh có ý nghĩa lớn trong lịch sử Trung Quốc. 1.2. “Trận Xích Bích” trong “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung: 1.2.1. Vị trí trận đánh: Hồi 43- hồi 50 tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa- La Quán Trung, cuối thời kỳ đầu đối kháng giữa Lưu Bị và Tào Tháo, mở đầu giai đoạn tranh chấp vùng Kinh Châu giữa Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị. 1.2.2. tóm tắt các sự kiện chính: Hồi 43 Tào Tháo xua quân xuống phương nam, gửi hịch dụ hàng Đông Ngô. Nội bộ tập đoàn Đông Ngô phân chia thành 2 phái chủ hòa – chủ chiến. Đang lúc Tôn Quyền phân vân thì Lỗ Túc đưa Gia Cát Lượng đến Đông Ngô.Tuy vấp phải sự phản đối của hàng ngũ mưu sĩ Đông Ngô nhưng cuối cùng Khổng Minh cũng làm lay động được ý chí của Tôn Quyền. Hồi 44 Theo lời di huấn của Quốc Thái,Tôn Quyền bèn trưng cầu ý kiến Chu Du. Khổng Minh dùng kế khích tướng khiến Chu Du quyết tâm kháng Tào.Thấy Khổng Minh túc trí đa mưu, Chu Du sai Gia Cát Cẩn thuyết phục Khổng Minh nhưng không thành. Được lệnh của Tôn Quyền, Chu Du đem 5 vạn quân đến cửu sông Tam Giang đóng trại. Hồi 45 Không chiêu mộ được Khổng Minh, Chu Du toan bày kế dụ Khổng Minh đoạt lương Tào ở Tụ Thiết hòng ám haị y. Khổng Minh cao kế dùng lời nói khích khiến Chu Du mắc mẹo phản đòn. Sau đó Chu Du toan mời Lưu Bị sang Đông Ngô để loại trừ, may nhờ Quan Vũ theo hộ vệ nên sự việc thất bại. Thoát kế hiểm của Chu Du, Lưu Bị từ biệt Khổng Minh về Phàn Khẩu. Bấy giờ, Chu Du chém sứ giả, Tào Tháo đem quân đánh Chu 6 Du song thất bại. Tào Tháo bèn sai Sái Mạo, Trương Doãn lập thủy trại lớn để luyện quân thủy. Sau lần Chu Du do thám, Tào tháo sai Tưởng Cán sang dụ hang Chu Du. Chu Du mượn tay Tưởng Cán đưa thư hàng giả của Sái, Trương khiến Tào Tháo mắc mưu chém tướng. Hồi 46 Hay Khổng Minh biết mình dụng kế phản gián, Chu Du bèn buộc Khổng Minh nộp 10 vạn tên để xử tội y theo quân luật. Đoán được sắp có sương mù, Khổng Minh nhờ Lỗ Túc chuẩn bi thuyền cỏ sang thủy trại Tào Tháo đánh động .Tào Tháo khôn ngoan bắn tên chi chít vào trên bó cỏ. Sau đó Khổng Minh và Chu Du cùng đưa ra kế sách đánh hỏa công chống Tào. Trong khi đó phía Tào, Tuân Du hiến kế đưa Sái Trung, Sái Hòa sang trá hàng. Cả Chu Du lẫn Khổng Minh đều đoán được kế gian, nhưng Chu Du vẫn thu chúng làm phản gián. Mặt khác Chu Du lại nhờ Hoàng Cái y kế khổ nhục sang hàng Tào. Hồi 47 Hoàng Cái ngỏ kế nhờ Hám Trạch gửi thư cho Tào Tháo. Tào Tháo gian hùng không tin, Hám Trạch dùng lời ứng phó khiến Tào Tháo mắc kế. Dù đắc ý nhưng Tào Tháo vẫn nghi ngại bèn sai Tưởng Cán sang thăm dò. Chu Du giam lỏng Tưởng Cán, cố ý giúp Cán gặp Bàng Thống. Theo lời tiến cử của Tưởng Cán, Bàng Thống gặp Tào Tháo hiến kế dùng xích sắt ghép thuyền lại. Hồi 48 Bàng Thống trở về, lại bị Từ Thứ vạch trần kế liên hoàn, ông giúp Từ Thứ phao tin Bắc loạn để y lánh quân, giữ ải Tản Quan để tránh nạn sau này. Về phần Tào Tháo sau khi được kế của Bàng Thống đâm ra tự mãn bày tiệc rượu, ngâm thơ, lại chẳng nghe lời các mưu sĩ. Sau đó Tào Tháo điểm quân tiến công, Chu Du nghênh chiến .Nhận thấy gió thổi ngược bơ Nam, Chu Du tức đến thổ huyết. Hồi 49 Chu Du thổ huyết, lâm bệnh ,Khổng Minh lại đề nghị chữa căn bệnh “thiếu gió đông” của Chu Du bằng cách dựng đàn thất tinh để cầu gió. Ngày 22/11 gió đông nam nổi lên, Chu Du khiếp sợ Khổng Minh có tài bèn sai Đinh Phụng, Từ Thịnh đến giết Khổng Minh. Khổng Minh đoán trước sự tình đã dặn Lưu Bị cử Triệu Vân chờ ở sông đưa y về Hạ Khẩu. Khổng Minh về Hạ Khẩu lại cắt cử các tướng chặn đường lui của Tào Tháo. Về phần Chu Du, y cử Hoàng Cái lấy hỏa thuyền giả thuyền lương đến thẳng núi Xích Bích. Thuyền được gió, bốc cháy lan ra thuyền bè bên Tào, quân Tào thất bại. Hồi 50 7 Thua trận ở Tam Giang, Xích Bích, Tào Tháo rút lui về đường Ô Lâm. Chu Du bố trí Cam Minh, Lã Mông, Lãng Thống chặn Tào Tháo ở Ô Lâm. Quân Tào từ Hợp Phì tiếp ứng cũng bị Tôn Quyền chặn đánh. Bị Lục Tích, Thái Sử Từ đánh bừa vào, Tào Tháo phải chạy ra Di Lăng. Tại phía tây Ô Lâm, Tào Tháo bị Triệu Vân đánh úp chạy về Nam Di Lăng, qua hang Hồ Lô. Khổng Minh bố trí Trương Phi phục kích Tào tháo tại hang Hồ Lô, Tào Tháo rút về hẻm Hoa Dung. Quan Vũ chờ sẵn ở đường Hoa Dung, Tào Tháo lấy ân tình xưa xin Quan Vũ tha cho đường sống, rồi lại rút về Nam Quận, hội quân với Tào Nhân, sau đó cử Tào Nhân trấn thủ Nam Quận, bản thân rút về phương bắc. 8 CHƯƠNG 2 KỸ THUẬT HUẤN LUYỆN- DIỄN TẬP QUÂN ĐỘI Kỹ thuật huấn luyện- diễn tập quân đội trong chiến tranh là điều kiện quan trọng quyết định tài năng huấn luyện quân sự của người chủ tướng cũng như sự thắng bại giữa các bên tham chiến.Là một tác phẩm kinh điển của thể loại tiểu thuyết giảng sử, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đã phác họa lại một giai đoạn lịch sử đầy những cuộc chiến khốc liệt, hào hùng. Trong đó, để phô diễn sinh động cái hồn của thời đại trong tác phẩm, tác giả đã không ngừng tái hiện kỹ thuật diễn tập quân đội trong quân sự qua nhiều nhân vật cũng như trong nhiều trận đánh.Chính kỹ thuật quân sự tài tình này là hình thái đầu tiên và cũng là hình thái dễ nhận biết nhất trong thủ pháp miêu tả chiến tranh của La Quán Trung.Là một cuộc chiến hoành tráng , là một sự kiện trọng yếu ảnh hưởng mạnh mẽ đến nội bộ toàn bộ tác phẩm, trận Xích Bích cũng không nằm ngoài nguyên tắc trên.Nhìn chung, kỹ thuật huấn luyện- diễn tập quân đội trong trận Xích Bích biểu hiện cụ thể ở hai phương diện, đó là kỹ thuật bố trí đội hình quân sự và phương pháp luyện tập thủy chiến. 2.1 Kỹ thuật bố trí đôi hình quân sự : Theo thống kê của người viết từ hồi 43 đến hồi 50 của tiểu thuyết, tác giả La Quán Trung có 7 lần miêu tả tường tận việc bố trí đội hình quân sự của ba nhân vật chủ chốt: Chu Du, Tào Tháo và Khổng Minh. Trong tổng số 7 lần bố trí nói trên nhân vật Chu Du đã trực tiếp thực hiện đến 5 lần phân phối nhân sự. Lần thứ nhất, là lúc Tôn Quyền phong Chu Du làm đô đốc, Trình Phổ làm phó đô đốc,Lỗ Túc làm tán quân hiệu úy .Ngay sau đó, Chu Du đã làm lễ truyền hịch dụ tướng nhưng đồng thời phân bố quân lực ra cửa sông Tam Giang đóng quân “…Hàn Đương, Hoàng Cái làm tiền bộ tiên phong; Tưởng Khâm, Chu Thái làm đội thứ hai; Lạc Thống, Phan, Chương làm đội thứ ba; Thái Sử Từ, Lã Mông làm đội thứ tư; Lục Tốn, Đổng Tập làm đội thứ năm; Lã Phạm; Chu Trị đi tuần phòng cả bốn mặt, và đốc thúc quan quân thủy lục…” Lần thứ hai, là khi sứ quan của Tào Tháo sang gửi thư sang Chu Du, Chu Du đã chém sứ giả rồi gửi đầu cho Tào Tháo, rồi y đem quân đánh trận đầu với quân Tào. “…Cam Ninh làm tiên phong, Hoàn Đương làm tả dực , Tưởng Khâm làm hữu dực , Chu Du đi tiếp ứng…” Lần thứ ba , là lúc Khổng Minh cầu được gió đông nam, “…Từ Thịnh đi đường thủy, Đinh Phụng đi đường bộ, cùng đến cả đàn Thất Tinh ở núi Nam Bình…”để giết Khổng Minh Lần thứ tư,là lúc Chu Du cử các tướng chặn đường lui quân của Tào Tháo . Cuối cùng là đoạn bước vào cuộc chiến thực sự ,Chu Du sai “…Hoàng Cái chuẩn bị hỏa thuyền một mặt mang thư hẹn Tào Tháo đêm nay đến hàng; một mặt điều bốn đội thuyền theo Hoàng Cái tiếp ứng . Đội nhất là Hoàn Đương , đội nhì là Chu Thái , đội ba là Tưởng Khâm , đội tư là Trần Võ…Chu Du cùng với Trình Phổ 9 ngồi trên chiếc thuyền to đốc chiến ; Từ Thịnh, Đinh Phụng làm tả hữu hộ vệ. Còn Lỗ Túc , Hám Trạch và bọn mưu sĩ ở nhà giữ trại …” Thủ pháp tường thuật công tác bố trí quân vụ của Chu Du đã diễn tả được bản lĩnh quân sự ở nhân vật này.Là tướng lĩnh được đánh giá cao trong tập đoàn Ngô Tôn, Chu Du thật sự đã không ngừng phát huy năng lực của mình vào trận đánhlịch sử, có liên quan đến mệnh hệ của tập đoàn Ngô Tôn, nâng vị trí của Chu Du thành nhân vật trọng tâm của giai đoạn truyện. Bên cạnh đó, kỹ thuật bố trí đội hình quân sự của Chu Du đã phần nào lột tả được tính cách, lập trường tư tưởng cũng như những thủ đoạn chính trị mà La Quán Trung cố gắng khắc họa ở nhân vật. Nói như trên, không có nghĩa là Chu Du tài năng hơn Tào Tháo. Tuy không thể hiện toàn vẹn bản chất và tài năng thực của mình trong diễn biến truyện cũng như không giành được thắng lợi cuối cùng, nhưng điều đó không khẳng định rằng kỹ thuật điều quân khiển tướng của Tào Tháo là kém.Trong giai đoạn diễn biến trận đánh, tuy Tào Tháo chỉ duy nhất một lần tổ chức điều khiển các tướng dưới quyề, đó chính là lúc sau khi Tào Tháo uống rượu ngâm thơ. “Quân thủy và quân bộ đều chia làm năm hiệu cờ. Quân thủy, tướng trung quân cờ vàng là Mao Giới, Vu Cấm; tướng tiền quân cờ đỏ là Trương Cáp; tướng hậu quân cờ đen là Lã Kiền; tướng tả quân cờ xanh là Văn Sính; tướng hữu quân cờ trắng là Lã Thông. Quân mã bộ thì Từ Hoảng làm tướng tiền quân, cờ đỏ; Lý Điển làm tướng hậu quân, cờ đen; Nhạc Tiến làm tướng tả quân, cờ xanh; Hạ hầu Uyên làm tướng hữu quân, cờ trắng; Hạ Hầu Đôn, Tào Hồng thì tiếp ứng cả hai đường thủy lục; Hứa Chử, Trương Liêu hộ vệ và đi lại đốc chiến.” Nếu như La Quán Trung miêu tả công tác phân phối nhân lực của Chu Du như một tướng lĩnh có dư tài năng quân sự, sự gan dạ, và cũng không thiếu cái ngông vốn có của người trẻ tuổi, thì tác giả lại tinh tế diễn tả bản lĩnh,sự khôn ngoan,cẩn trọng của một lão tướng nổi tiếng gian hùng.với ưu thế về số đông quân sự,Tào Tháo không hề để phí phạm một quân một tốt nào trong công cuộc nam chinh của mình.Tào Tháo phân chia cụ thể các toán quân,chỉ đạo rõ công việc chính cũng như chú thích cờ hiệu của các tướng chỉ huy công việc bố trí công phu và tỉ mỉ như thế thì chỉ có những ai đã thấm nhuần binh thư và các thủ pháp điều hành quân sự mới cò thể làm nên. Nếu như công tác diễn tập của Chu Du và Tào Tháo là những diễn tập điển hình cho kĩ thuật diễn tập quân đội phong kiến thì ở Gia Cát Lượng kĩ năng phân chia nhiệm vụ cho các tướng lĩnh trong tập đoàn Lưu Bị sau khi trốn về Phàn Khẩu là tiêu biểu cho cách đánh linh hoạt và hiện đai. Trong Tam quốc diễn nghĩa,tập đoàn Lưu Bị đại diện cho chí hướng và nguyện vọng của nhân dân nên phương pháp đánh cũng rất nhân dân.Trong khi Chu Du chặn đánh Tào Tháo ở các đường lộ lớn,thì Khổng Minh lại bắt bí Tào Tháo trong những con đường tắt hẻm núi,hang động…Điều đó phản ánh sâu sắc lối đánh du kích trong chiến tranh nhân dân.Điểu đó vừa bao hàm yếu tố khách quan vì sự suy yếu lực lượng của tập đoàn Lưu Bị bấy giờ nhưng cũng là sự 10 [...]... Tam Quốc Diễn Nghĩa là một quyển Bách khoa toàn thư về khoa học chính trị, có nhiều giá trị áp dụng thực tiễn vào cuộc sống hàng ngày cũng như trong các lĩnh vực đối trị Riêng đoạn trích từ hồi 43 đến hồi 50 là đỉnh điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật miêu tả chiến tranh của La Quán Trung, nó tập hợp mọi tinh hoa trong nghệ thuật quân sự- chính trị La Quán Trung dương như dành mọi tâm lực để tập trung. .. Sâm, "Đại chiến Xích Bích" sẽ được tái hiện trên sân khấu Opera Bắc Kinh Đạo diễn của vở opera "Đại chiến Xích Bích" là Zhang Jigang, trợ lý của đạo diễn Trương Nghệ Mưu trong lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh ngày 8/8/2008 vừa rồi Đây hứa hẹn là vở opera hoành tráng nhất trên sân khấu nhạc kịch ở Bắc Kinh 5.2.3 Trong sân khấu cải lương, hát bội: Nhiều điển tích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung như... đây là đoạn trích có sự xuất hiện của hầu như toàn bộ những nhân vật cốt lõi trong toan thiên tiều thuyết Đối với nghệ thuật miêu tả chiến tranh đây là đại biều nổi bật nhất Đối vối Tam Quốc Diễn Nghĩa đây là một trong những đoạn có giá trị quyết định tính hấp dẫn, tính nghệ thuật sâu sắc 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Claudine Salmon; Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc ở Châu Á (Từ thế kỷ 2 3 4 5... ý đồ của mình hiến cho tào Tháo Phải nói trong nghệ thuật vận dụng gián điệp, ChuDu là một bậc thầy Bởi lẽ mọi ý đồ dụng gián xuất phát đều phục vụ cho Tào nhưng cuối cùng đều ngược lại làm lợi cho Du 3.4 Hỏa công: Một vấn đề cần làm rõ, trong mọi thủ thuật, mưu lược diễn ra trong quá trình tiến triển các sự kiện của trận Xích Bích đều nhắm tới một mục tiêu cuối cùng, đó là chiến thuật hỏa công Trong. .. này tập trung hướng vào tâm lý của các bên, tìm cách áp đảo hoặc hóa giải những chiến lược thâm sâu của đối phương Thứ nhất là ở nhân vật Khổng Minh Khổng Minh trong Tam Quốc Diễn Nghĩa là chân dung đại diện cho trí tuệ siêu phàm của nhân dân Trí tuệ ấy được khắc họa sâu sắc và đậm nét ở mọi thồi điểm , nhất là trong các sự kiện lớn nắm trong diễn biến nội dung tác phẩm , trong đó có trận Xích Bích Với... đương sống 18 CHƯƠNG 4 VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN VẬT TRONG TRẬN ĐÁNH 4.1 Nhân vật Khổng Minh: 4.1.1 Mục tiêu chiến lược rõ ràng, luôn giành thế chủ động Trong bối cảnh diễn ra trận Xích Bích, cũng như trong toàn bộ tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa, Khổng Minh luôn xác định Tào Tháo chính là kẻ thủ chính thức của tâp đoàn Lưu Thục Thứ nhất, vì Tào tháo luôn hướng mũi tiến công tâp trung vào quân Lưu Bị Thứ hai,... cần thấy Chu Du khéo dùng nghệt thuật đấu tranh tâm lý để đạt được mục đích nắm bắt nội tình phía Tào thông qua Tưởng cán, hai aanh em họ Sái, Hám Trạch, Bàng Thống, cũnh như võ đoáan được tâm ý Khổng Minh qua Lỗ Túc 3.3 Gián điệp: Trận Xích Bích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa tập trung thể hiện nhữngthủ thật giao tranh bao gốm các hoạt động chính thức lẫn không chính thức mà thuật dùng gián điệp là tiêu... nữa, đáng nói trong hoạt động ngoại giao cón có việc Tưởng Cán hai lần sang phá Chu Du, Hám Trạch đưa thư trá hàng giùm Hoàng Cái, cũng như Bàng Thống hiến kế ghép thuyền cho Tào Tháo La Quán Trung hết thảy mọi khả năng trí tuệ của nhân vật vào hoạt động ngoại giao một cách tỉ mỉ 3.2 Tâm lý: Như đã trình bày trong phần dẫn luận, trận Xích Bích được miêu tả chủ yếu qua những mưu lược tài tình của các tuyến...chủ quan trong ý đồ tác giả muốn khắc họa bản chất nhân dân vào tập đoàn Lưu Bị mà nhân dân ủng hộ 2.2 Phương pháp luyện tập thủy chiến “ Mặt bộ cầm quân tài Tử Kính,ra sông đánh thủy có Chu Du ” Tuy xét về mặt luyện thủy Chu Du la nhân vật nổi bật ,nhưng trong miêu tả của La Quán Trung thì hồi 43 đến hồi 50,phép luyện tập thủy chiến được dề cập chủ yếu bên phe Tào Tháo Đó là điều rất dễ hiểu,nhưng trong. .. mà 16 không chú ý đến những biến đổi cục bộ trong khí tượng, phần vì thái độ chủ quan nên chuốc lấy thất bại “Hành hỏa tất hữu nhân, nhân tất tố cựu” , Đánh hỏa công ngoài yếu tố thời cơ cần có sự tham gia của điều kiện vật chất và tướng lĩnh chủ quản Trong trận Xích Bích của Tam Quốc Diễn Nghĩa, nhân tố này được miêu tả hế sức rỏ nét: “…Hoàng Cái cầm đao vẫy một cái, các thuyền mé trước nhất tề đốt . NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ CHIẾN TRANH QUA TRẬN XÍCH BÍCH TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” CỦA LA QUÁN TRUNG MỤC LỤC Mục lục 2 Dẫn luận 3 Chương 1: Trận Xích Bích -từ. 5 1.1. Trận Xích Bích trong lịch sử Trung Quốc 5 1.2. Trận Xích Bích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung 8 Chương 2: Kỹ thuật huấn luyện, diễn tập