ĐẶC điểm NGHỆ THUẬT THƠ 1975 2000
Trang 1MỤC LỤC
Mở đầu
Nội dung
1 Khái quát tình hình thơ ca 1975 - 2000
2 Đặc điểm nghệ thuật thơ 1975 - 2000
2.1 Thể loại
2.1.1 Sự trở lại của thơ văn xuôi và thơ ngắn
2.1.2 Sự trở lại của thể trường ca
2.2 Những biến đổi về ngôn ngữ, giọng điệu
2.3 Thơ mang hơi thở, nhịp điệu của đời sống hiện đạiKết luận
Trang 2MỞ ĐẦU
Chiến thắng mùa xuân năm 1975 của nhân dân ta là một sự kiện lịch sử có
ý nghĩa và tầm vóc quốc tế, những chiến công vĩ đại ấy đã đem lại hòa bình vàthống nhất Từ đây đất nước liền một giải, cả dân tộc cùng nhau hàn gắn vếtthương chiến tranh, xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc theo định hướng xãhội chủ nghĩa Được cổ vũ bởi chiến thắng vĩ đại nhân dân ta hào hứng xây dựngđất nước, gieo cấy lại trên những cánh đồng hoang đầy vết tích bom đạn của giặc
Mỹ Chiến thắng vẻ vang và sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa đã thổi vào vănhọc nói chung và thơ nói riêng cảm hứng lãng mạn Thơ chúng ta trong nhữngnăm ấy vừa tiếp tục cuộc trường chinh giành độc lập xây dựng đất nước, vừa mở
ra những hướng phát triển mới Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, thơ xâm nhậpsâu hơn vào bên trong của tâm hồn con người, các phương thức trong thơ cũng có
sự thay đổi Chính điều này đã giúp cho thơ Việt Nam vươn lên trong quá trìnhthừa kế và phát huy thơ theo tư duy hiện đại tạo ra những bước chuyển mới trênthi đàn dân tộc
Trang 3NỘI DUNG
1. Khái quát tình hình thơ ca Việt Nam giai đoạn 1975 - 2000
Những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc, sự vận động của tư duy thơbiểu hiện trên hai mạch chính Thứ nhất là sự nối tiếp cảm hứng sử thi như mộtquán tính nghệ thuật, sự xuất hiện thể loại trường ca có ý nghĩa như những khúcnhạc hoành tráng tổng kết cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Tuy nhiên đã có sựthay đổi trong cái nhìn nghệ thuật của các bản trường ca này so với thơ ca chống
Mỹ, tuy cùng mang âm hưởng hào hùng nhưng giờ đây số phận cá nhân đã đượcchú ý nhiều hơn, nhất là những số phận bi kịch của con người Hay nói khác đi,khi miêu tả sự lớn lao kỳ vĩ của Tổ quốc, các nhà thơ đồng thời hướng cái nhìnđầy quan tâm đến số phận cá nhân, thậm chí nhiều khi số phận đất nước đượcnhận diện thông qua nỗi đau cá nhân
Thứ hai trong những năm cuối thập kỷ 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ
XX, “thơ đời thường” xuất hiện nhiều hơn Trong những câu thơ đôi khi chất chứanhiều hoang mang, chán nản của các nhà thơ thể hiện rõ nét trong tác phẩm củamình
Bằng cái nhìn tỉnh táo và đầy màu sắc chiêm nghiệm, nhiều thi phẩm sauchiến tranh đã thể hiện một cách sâu sắc về những mặt trái của cuộc sống và cũngkhông né tránh khi nói về những bất công xã hội Cái nhìn nghệ thuật của thơ sau
1975 là một cái nhìn không còn mang màu sắc lý tưởng và lãng mạn, một cái nhìnthể hiện nhiều hơn về những thay đổi của xã hội Việt Nam thời kỳ tiền đổi mới
Công cuộc đổi mới khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại mở
ra trang sử mới cho đất nước nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng Các nhàthơ đã đón nhận sự đổi mới, đã dám nói thẳng, nói thật những điều mà trước đây
do nhiều nguyên nhân họ phải im lặng Bối cảnh lịch sử và văn hóa mới, cả mặtphải và mặt trái của nó khiến các nhà thơ không thể nhìn cuộc sống như trước đây
mà buộc họ phải thích ứng với những thay đổi với các mặt của cuộc sống, điều đó
Trang 4đã dẫn đến sự thay đổi của tư duy nghệ thuật thơ Biểu hiện đầu tiên của sự thayđổi về tư duy nghệ thuật là ý thức nhìn cuộc đời bằng cái nhìn tỉnh táo và thơ cagiai đoạn này đã bắt đầu tìm đến những vần thơ trúc trắc, mang tính đối thoại vàsáng tạo cao đồng thời có giọng điệu gần gũi với đời sống hằng ngày Sự nỗ lựckhám phá sự phong phú của cái tôi nhiều bí ẩn, phơi bày những bi kịch cá nhân.Đây chính là lý do khiến một số tác phẩm thơ sau 1975 mang đậm khát vọng tìmđến những hình thức ngôn từ mới lạ Sau năm 1975 thì công cuộc đổi mới đấtnước đã mở rộng cánh của giao lưu, hội nhập và thơ ca thời kỳ này đã tự tìm kiếmnhững mô hình nghệ thuật mới.
2 Đặc điểm nghệ thuật thơ 1975 - 2000
Thể loại
Các thể thơ trong thơ trữ tình giai đoạn 1975 - 2000 thường được sử dụng
là tự do, lục bát, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ nhưng chiếm ưu thế cao hơn là thể tự do.Theo thống kê của tiến sĩ Phạm Quốc Ca trong bài “Mấy nhận xét về thể thơ trongthơ trữ tình Việt Nam 1975 - 2000” thì thấy rằng trong tổng số 1.144 bài thơ đượclấy làm đối tượng nghiên cứu thì thơ tự do có đến 645 bài (56%) Điều đó phảnánh xu hướng tiếp tục tự do hóa về hình thức thơ, muốn giải phóng cho thơ khỏinhững ràng buộc của những qui tắc, luật lệ
Không những thế mà đa số các bài thơ 8 chữ sau 1975 đều ít nhiều bị biếnthể Có lẽ trong khi viết các nhà thơ phát hiện ra sự ràng buộc về số chữ và nhịpđiệu khá khuôn mẫu của nó ức chế sự thể hiện cảm xúc, nhịp điệu đều đặn quenthuộc đã cản trở việc thể hiện nhịp tâm hồn đang mở ra hết mọi biên độ cảm xúc
trước cuộc sống hối hả, xô bồ hiện nay Ví dụ như bài Trở lại Đông Hà của Lê Thị
Mây Về cơ bản bài thơ được viết theo thể 8 chữ nhưng có một số câu có đến 9, 10chữ như câu: “Tôi may cho người chiếc mũ trước trời xanh.”
Thể thơ lục bát cũng có sự đổi mới, nhiều bài thơ lục bát được bố trí theokiểu thơ tự do Để tạo sự lạ hóa, một số tác giả đã chia câu thơ thành nhiều dònghoặc một dòng thành 2, 3 câu:
Trang 5“Dập dềnh bóng núi Đèo ngang
Mình ta
trong tay.”
(Lục bát ở Đèo Ngang - Phạm Thị Ngọc Liên)
Đó là sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống Nếu trước đây thơtruyền thống gắn chặt với kĩ thuật gieo vần và nhịp điệu thơ thường êm ả, nhưngđến thời đoạn sau 1975, tính “điệu nói” được gia tăng thêm một mức nữa và cấutrúc thể loại dựa vào nhịp nhiều hơn vần Ngoài ra, giọng điệu thơ cũng trở nêngân guốc hơn, ngôn ngữ thơ không còn êm mượt mà trở nên trúc trắc, phong phú
và đa dạng hơn
Thơ Việt Nam trong ba thập niên 1975 - 2000 đã có một hành trình mới vớinhiều đổi mới đột biến cả về nội dung và hình thức Một trong số những thành tựunổi bật của thế hệ các nhà thơ hiện đại Việt Nam sau 1975 là họ đã có những bướcchuyển mới rất cơ bản về nội dung phản ánh, về nghệ thuật và thi pháp Thơ của
họ gần gũi với cuộc đời hơn, gần với thiên nhiên, gần gũi với tâm sự buồn vui củacon người hơn, thơ của họ nghiêng về phía những cá thể và là tiếng nói thân phận.Ngòi bút thơ của họ chủ động hơn, tìm tòi vươn tới bề sâu của những vỉa tầng còn
ẩn khuất của đời sống tâm trạng và tinh thần con người để khai thác và hướng tớinhững hiệu quả nghệ thuật mới Các nhà thơ sau 1975 không mấy khi phải gồngmình lên để nói những điều lớn lao, cũng viết về những cuộc chiến tranh đã điqua, nhưng thơ họ đã hướng tới những số phận, khắc hoạ được những nỗi đau mấtmát, nó thấm thía và lay động lòng người hơn trước Nỗi buồn được cảm thông vàchia sẻ trong thơ họ rất thật, nó mệt mỏi, nhức đau như chính cuộc đời vậy Đọcthơ họ, chúng ta có cảm giác vừa đi qua một cánh rừng rậm đặc trong bóng đêm
ẩm ướt của những câu thơ đang tuôn trào như một sự hối thúc ám ảnh Thơ của họnhư bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, suy ngẫm và ý tưởng -cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm Những day dứt của đời thường để lạikhông ít vết thương trong trái tim nhà thơ Sự thật khắc nghiệt mà họ phải nếm trải
Trang 6đã dội đập vào thơ họ đến tức ngực - làm thơ họ bừng tỉnh Đọc thơ họ, ta nhưđược tham dự vào những nỗi khổ đau và hy vọng đã làm nên gương mặt của mỗi
số phận
“Đổi mới thơ” không có nghĩa là tiến đến một thứ thơ không mang lại gìcho chúng ta ngoài sự mù mờ, rắc rối đến nỗi không cắt nghĩa nổi một cảm xúc,không khắc hoạ được một hình ảnh để từ đó xây dựng nên một cách sáng rõ vànhân bản hơn những hiện tượng nằm trong phạm trù ý thức và vô thức của mỗi cáthể sống Có nhà thơ đã chỉ ra rằng thơ ca phải là cuộc đối thoại của con người vớithời đại của họ và thơ ca là phương tiện để hiểu biết và chung sống giữa nhữngcon người thuộc các thế hệ khác nhau Thơ ca không bao giờ là hành trình đơnphương giữa những con người dù nó luôn phải tự dấn thân cô đơn trong sáng tạo
Thể thơ không chỉ gắn với nghệ thuật ngôn từ mà nó được xem như là sựbiểu hiện quan niệm thẩm mĩ đối với đời sống Thơ giai đoạn sau 1975 có sựphong phú về thể loại, phù hợp với thời đại bấy giờ Sau đây, chúng tôi đi vàonhững thể thơ đáng chú ý trong thơ ca 1975 - 2000
2.1.1 Sự trở lại của thơ văn xuôi và thơ ngắn
2.1.1.1 Thơ văn xuôi
Sau 1975, thơ văn xuôi được tiếp tục thể nghiệm Hình thức thơ văn xuôicũng là một trong nhiều biểu hiện cho thấy sự tiếp tục xâm lấn của văn xuôi vàođịa hạt thơ như là một đặc điểm của thơ hiện đại
Thơ văn xuôi giai đoạn này chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với các giai đoạntrước Sự xen kẽ các đoạn văn xuôi trong một bài thơ đã không còn là điều mới lạ,được thể hiện qua một số nhà thơ như: Trinh Đường, Thu Bồn, Thanh Thảo,Nguyễn Đức Mậu, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Quang Thiều, Đặng ĐìnhHưng…
Thơ văn xuôi trong giai đoạn này đã có những bước chuyển mình đáng kể.Nhiều tác phẩm đạt được những giá trị nghệ thuật nhất định và được người đọcchấp nhận, đặc biệt là trong sáng tác của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ
Trang 7Trong bài Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh đã cho ta thấy được sự hi
sinh gian khổ, lòng dũng cảm, kiên cường, đồng thời còn cho thấy được muôn mặttình cảm trong cuộc đời của người lính:
“Chúng tôi đầy rừng tắm giặt, hái rau, đào hầm, mơ mộng sống đời thường suốtcuộc đời chiến tranh, yêu đời lính yêu luôn gian khổ
Lính sáu chín, lính bảy hai, lính tái ngũ còn giữ nguyên chức vụ quân hàm, ríu rítgiọng nam, giọng bắc lính xe tăng đột phá, lính pháo binh cõng lửa ra song, làmsao anh quen làm sao anh nhớ hết?”
Thơ văn xuôi sau 1975 có một số bài độc đáo như: Thế giới đang tồn tại (Lê Hoài Nguyên), Em yêu anh như tháng giêng (Phạm Thị Ngọc Liên)…
“Tháng giêng trong tay em, tháng giêng rét ngọt, anh như gần rồi lại như xa Anhbên em như chiếc ghế trước hiên nhà, yên lặng đón em từng sang trong veo từngchiều mưa đổ…
Ôi tháng giêng tháng giêng Tháng lộng lẫy của cả mười hai tháng, tháng tiếng hátcủa loài chim ,tháng hạnh phúc của trăm thứ quả… Tháng giêng dài như sông,tháng giêng rộng như biển Tháng giêng chở những lời tha thiết nói rằng Em yêuanh, yêu anh…”
(Em yêu anh như tháng giêng - Phạm Thị Ngọc Liên)
Lời thơ tha thiết, rạo rực xúc cảm của tình yêu Một bức tranh thiên nhiêncủa tháng giêng rất đẹp Nhà thơ đã không ngần ngại bày tỏ tình yêu của mình.Lời thơ dài ra như để thỏa mãn cho tâm sự chất chứa của nhân vật trữ tình
Thơ văn xuôi đến với người đọc không chỉ đơn thuần là cảm xúc Nhiều bàithơ buộc người đọc phải suy nghĩ, trăn trở, xem dưới nhiều góc độ mới cảm nhận
hết ý nghĩa của nó Bài thơ Bài gọi cây và thế giới của Nguyễn Vĩnh Tiến là một
bài như thế Với hàng loạt hình ảnh phong phú, mới lạ, tác giả đã gửi gắm nhiều ýtưởng về thế giới
Có thể nói thơ văn xuôi đã có mặt trong sáng tác của hàng loạt các nhà thơchống Mỹ Hiện thực của một thời chiến trận, thông qua những hình ảnh người
Trang 8lính, người đọc không chỉ thấy sự hi sinh gian khổ, lòng dũng cảm ngoan cường
mà còn thấy dươc những suy nghĩ, trải nghiệm, tình cảm của cuộc đời người lính
“Chúng tôi có những kỷ niệm riêng, những bài học, những điều để nghĩ
Chúng tôi đầy rừng tắm giặt, hái rau, đào hầm mơ mộng sống đời thường suốtcuộc đời chiến tranh, yêu người lính yêu luôn gian khổ
Lính sáu chín, lính bảy hai, lính tái ngũ còn giữ nguyên chức vụ quân hàm, ríu rítgiọng nam, giọng bắc, lính xe tăng đột phá, lính pháo binh cõng lửa qua song, làmsao anh quên, làm sao anh nhớ hết.”
(Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh)
Những khó khăn, gian khổ, những ước mơ về một cuộc sống đời thường bình dị
đã được Hữu Thỉnh viết lên chân thực, cảm động
Chiến tranh đã đi qua nhưng nó vẫn ám ảnh, vẫn chưa là quá khứ trongcuộc đời của mỗi người lính đã từng tham gia trận mạc Những ký ức đau thương
và thực tế khắc nghiệt của chiến tranh luôn ám ảnh họ
“Hết phiên gác, Tội ngủ vùi trong võng Đom đóm rơi đầy giấc mơ của lính Tôiđang ngủ, đang mơ Tôi nào hay bên những gốc cây bầy mối đục mòn đêm trênnhững xác người
…
Chiến tranh lùi xa con đường mòn Trường Sơn bao giờ tôi trở lại? Đâu cái giếngnước hòa máu người tôi uống trong cơn khát, gốc cây rào rào bầy mối đục mònđêm Đâu măn ngôi mộ vô danh đắp bằng nỗi đau, nước mắt Nơi cánh rừng cónhiều đom đóm bay”
(Cánh rừng nhiều đom đóm bay - Nguyễn Đức Mậu)
Bằng những hình ảnh đau thương, cụ thể với không gian là một góc rừngTrường Sơn thời chống Mỹ, thời gian của cả quá khứ và hiện tại đã qua, đã xanhưng tất cả những nỗi đau vẫn ám ảnh họ mãi mãi khôn nguôi Những kỷ niệmxót thương về những người đồng đội đã hi sinh nằm lại chiến trường
“Hãy về cùng tôi, một người lính bình thường như bao người lính khác.ViệtNam, đồng đội tôi đã đổi bằng máu để giữ vẹn nguyên Người.”
Trang 9(Đất nước - Phạm Tiến Duật)
Để có thể diễn đạt những trạng thái tình cảm cụ thể, phức tạp thì các nhàthơ phải tìm kiếm một hình thức thơ văn xuôi là phù hợp nhất Không chỉ dừng lại
ở dung lượng phản ánh lớn mà thể thơ văn xuôi rất thích hợp khi đi vào miêu tảnhững trạng thái tình cảm tinh tế và nhiều sắc màu của tâm hồn con người Đề tàitình yêu là nguồn cảm hứng bất tận, nay các nhà thơ có thể thỏa sức thể hiện tìnhcảm nồng nàn của mình
“Khi em ngẩng đầu lên anh biết đêm đã xuống, gió thổi qua biển lớn và mưa rơitrên những vòm lá rậm
Khi em mỉm cười, anh biết những bông hoa nở cánh trong im lặng, lũ trẻ nhảy đàntrên phố sớm.”
(Vẫn là thơ viết về người đàn bà không có tên - Lưu Quang Vũ)
Sự trở lại của thơ văn xuôi 1975 - 2000 cho ta thấy mạch phát triển nối tiếp,sáng tạo và phong phú của nó trong con đường thơ Việt Nam
Trong thời đại ngày nay, hình thức tự sự, đặc biệt là tiểu thuyết đang hiệnlên như nhân vật chính trên sân khấu văn học thì ảnh hưởng của chất văn xuôi vàothơ là điều dễ hiểu Thơ văn xuôi thể hiện rõ dung lượng lớn, phản ánh những vấn
đề phức tạp của cuộc sống Chẳng hạn bài thơ Vẫn thơ tình viết về người đàn bà
không có tên của Lưu Quang Vũ:
“Khi em để tay lên chốt cửa, giọt ánh sáng chập chờn trong trí nhớ, anh thấy lạichiếu găng cũ quên nơi tủ áo,
Chuyến tàu dài đi qua thị trấn cũ, ở đó thằng bé trong anh chờ mong mùa hạ đến.Khi em tìm ngắm ngón tay anh, đáy thất vọng nẩy sinh dòng nhựa mới
Khi em nhắm mắt lại, anh biết những con ngựa hoang đang đi trên đồng cỏ
Khi em tựa xuống vai anh, lúa gặt về nóng rực, con gái con trai hát lưng đồi nắng,mật đỏ tràn lên suối đất thơm.”
Bài thơ cho chúng ta những cảm xúc da diết nồng nàn với những liên tưởng
và những ngôn ngữ giàu nhạc điệu
Trang 10Thơ văn xuôi không chỉ thể hiện ở hình thức mà nó còn có ý nghĩa nộidung và tư duy nghệ thuật, có thể thấy nó có dấu tích của tiểu thuyết, khi thơ ápsát vào những vui buồn của đời thường, sự phức tạp của các tình huống trữ tình,
sự biến hóa và vận động dang dở…
Như vậy, sự trở lại của thơ văn xuôi của văn học trong giai đoạn này đã gópphần không nhỏ về sự phong phú và đa dạng của thể loại đồng thời nó cũng mở ramột xu hướng mới cho văn học thời kì này Vậy tại sao lại có sự trở lại của thơvăn xuôi? Có ba lí do chính sau:
Thứ nhất, đây là thể loại cho phép nhà thơ triển khai tự do hơn những phứchợp cảm xúc của cá nhân Tức là nhà thơ có thể diễn tả rõ ràng, cụ thể cảm xúccủa mình hay của nhân vật trữ tình
Thứ hai, nó thể hiện sự giao thoa của các thể loại trong đó đáng kể nhất làảnh hưởng của chất tiểu thuyết (văn xuôi) vào thi ca
Thứ ba, thơ văn xuôi khiến cho giọng điệu không còn mượt mà êm ái nhưtrước mà trở nên thô ráp hơn, nhịp điệu thơ mang nhiều tính bất ngờ hơn.Chính vì thế nó làm cho quan niệm của các nhà thơ thay đổi, không phải có vần thìmới gọi là thơ, thơ văn xuôi có một dung lượng lớn cho phép nhà thơ thể hiệnđược những mặt phức tạp của cuộc sống
Vậy nên thơ văn xuôi trở lại sau năm 1975 không phải là một bước thụt lùitrong thơ ca Việt Nam mà nó là một sự tiếp nối để tiếp tục tìm tòi sáng tạo theohướng tự do hóa được mở ra từ phong trào thơ mới 1932 - 1945 với những thể
nghiệm của Nguyễn Xuân Sanh (Đất thơm), Phạm Văn Hạnh (Giọt sương hoa)…
2.1.1.2 Thơ ngắn
Thơ ngắn là một thể loại có hình thức khá mới lạ ở giai đoạn trước 1975,mỗi bài chỉ có từ 2 đến 3 câu thậm chí chỉ có một câu Chính vì thế nó rất phổ biếncho việc đăng tải báo chí và phù hợp với cách “đọc” thơ thời hiện đại Thơ ngắn
có những ưu thế riêng như: khắc sâu ấn tượng, đập vào cảm thức người đọc Thơngắn xuất hiện do hoàn cảnh xã hội lúc này, xã hội đổi mới thì văn học cũng đổi
Trang 11mới Sau 1975, thơ ngắn không là điều mới lạ trên các tờ báo mà còn rất phổ biến.Những bài thơ ngắn là những chiêm nghiệm suy nghĩ của các nhà thơ
Thơ trữ tình với hình thức thơ ngắn làm nên diện mạo chính của thơ ViệtNam từ xưa đến nay Sau 1975, thơ có xu hướng ngày càng ngắn lại Có bài côđúc lại thành hai câu, thậm chí một câu Nó phản ánh nhịp sống nhanh, hướng tớihiệu quả tức thì của lối sống đô thị hiện đại khi không còn lấy hiện thực để phảnánh, thơ giảm yếu tối kể Nhịp sống hiện đại đòi hỏi mọi thể loại phải ngắn đi đểphù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của bạn đọc Nguyễn Hoa đã nói lên tâm trạng kháphổ biến của các nhà thơ bấy giờ:
“Khát bài thơ ít chữHồn vía cả kiếp người”
(Khát)
Thơ giai đoạn này có xu hướng cô đọng hóa, xuất hiện hình thức thơ một
khổ ba câu, chẳng hạn bài Thoáng nghĩ về cỏ của Trương Nam Hương…
Sự phổ biến của thể loại thơ ngắn tạo nên một đặc điểm nổi bật của thơ cagiai đoạn này
2.1.2 Sự trở lại của trường ca
Trường ca xuất hiện từ lâu nhưng sau 1975 nó lại phát triển mạnh mẽ và nở
rộ Trước cách mạng tháng tám, Xuân Diệu cũng đã thành công qua hai tác phẩm
Ngọn quốc kì và Hội nghị non sông Trong thời chống Mỹ nổi bật là Thu Bồn với
bài Bài ca chim Chrao Sau năm 1975 nhu cầu viết trường ca xuất hiện ở nhiều
nhà thơ bởi trường ca có ưu điểm cho phép nhà thơ có điều kiện miêu tả, tái hiệnnhững vùng hiện thực rộng lớn qua độ dài của nó, hơn nữa trường ca thường dungnạp trong nó những yếu tố tự sự rõ nét, thông qua các sự kiện cũng như các biến
cố xảy ra trong đời sống để nhà thơ có thể trình bày những suy ngẫm của mình vềdân tộc, về con người Đặc biệt trong thể loại này, nhà thơ có thể sử dụng nhiềuthể thơ khác nhau tạo nên các cung bậc của cảm xúc, tạo dựng tiết tấu và hình ảnhthơ