Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc nhất của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia trong Số đỏ
của Vũ Trọng Phụng? Nghệ thuật đó được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích?
Vào bài mới:
Cùng viết về đề tài người nông dân, đã có những nhà văn thành công vang dội trong nền văn xuôi
hiện đại Việt Nam như Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Ngô Tất Tố với Tắt đèn,… Đây
thực sự là những thử thách to lớn đối với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao. Nhưng với ý
thức khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có và bằng tài năng của mình, Nam
Cao đã vượt qua những thử thách đó một cách xuất sắc. Từ những nguyên mẫu ở quê hương nhà văn, kết hợp với năng lực hư cấu của một nghệ sỹ tài năng, Nam Cao đã đóng góp vào kho tàng văn học dân
tộc một kiệt tác – Chí Phèo. Để tìm hiểu nét độc đáo của tác phẩm cũng như tài năng nghệ thuật của Nam Cao, chúng ta cùng nhau đi vào đọc – hiểu tác phẩm Chí Phèo của ông.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hs đọc Tiểu dẫn – SGK
Phần Tiểu dẫn giới thiệu những gì về tác phẩm? (khái
quát những khái niệm, vấn đề lí luận văn học cơ bản)
Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu truyện ngắn này?
(Gv giúp Hs nắm khái quát ý nghĩa của hoàn cảnh sáng tác:
I – TIỂU DẪN
1. Hoàn cảnh sáng tác: trên cơ sở những người thật, việc thật ở làng
đó là những sự việc, sự kiện xảy ra trong một thời gian, không gian có liên quan với nhau và ảnh hưởng tới việc hình
thành, sáng tác nên một tác phẩm nghệ thuật. Do đó, hoàn
cảnh sáng tác là một trong những yếu tố sẽ qui định đề tài,
chủ đề, nội dung, nhân vật, bút pháp,… của tác phẩm ấy.
Gắn với tác phẩm này, qua hoàn cảnh sáng tác ta thấy được
ảnh hưởng sâu sắc, sự gắn bó máu thịt giữa nhà văn Nam Cao với mảnh đất quê hương của ông. Hơn nữa, chính hoàn cảnh sáng tác này mà Nam Cao lấy đề tài người nông dân làm đối
tượng chính trong truyện ngắn Chí Phèo, chứ không phải là
đề tài về người trí thức. Qua tư tưởng, chủ đề, bút pháp, nhân vật… mà nhà văn xây dựng nên ở tác phẩm này, người đọc mới thấy được tinh thần nhân đạo ở tác giả và hiểu được vì sao Nam Cao lại là một trong số những nhà văn sớm đi theo cách mạng – điều mà không phải nhà văn nào cũng dễ dàng giác ngộ.
→ Từ đó Gv hướng Hs khi tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của
một tác phẩm nào phải “đọc” cho ra những ý nghĩa liên quan đến việc tìm hiểu tác phẩm đó.)
TPVH là sản phẩm tinh thần của nhà văn. Đặt tên cho “đứa con tinh thần”, nhà văn luôn kín đáo thể hiện những dụng ý nghệ thuật nhất định. Hãy cho biết những tên gọi khác nhau của TP “Chí Phèo” và thử lí giải vì sao Nam Cao không giữ những tên gọi ban đầu?
(Trong câu hỏi nêu trên, Gv đã có dụng ý khái quát về ý
nghĩa của nhan đề TPVH và sử dụng câu hỏi nêu vấn đề.
Nhan đề là nơi nói lên một cách cô đọng, hàm súc, gợi hình
nhất nội dung, tư tưởng của toàn bộ TP. Do đó, tác giả văn học luôn đắn đo, trăn trở để tìm kiếm một nhan đề phù hợp nhất, đắc địa nhất cho sản phẩm tinh thần của mình.
→ Hs nên chú ý và suy nghĩ về những nhan đề của TPVH để giúp hiểu sâu hơn, khám phá ra điều gì đó lí thú trong TP.)
Đại Hoàng – quê hương nhà văn.
2. Nhan đề truyện:
Cái lò gạch cũ: chi tiết nghệ thuật
đặc sắc trong tác phẩm, thể hiện sự luẩn quẩn, bế tắc trong cuộc đời, số phận người nông dân bị tha hoá trước Cách mạng Nhan đề này phù hợp với nội dung của TP nhưng thiên về cái nhìn hiện thực, ảm đạm, bi quan.
Xác định bố cục của đoạn trích?
(Kiểm tra việc đọc văn bản ở nhà của HS và kết hợp củng cố
kiến thức về khái niệm bố cục của TPVH. Gv cho Hs hiểu bố
cục là chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương đoạn, các bộ phận
của TP theo một trình tự nhất định. Đó là sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn với nhau.
→ SGK Ngữ văn đã phân chia sẵn bố cục của đoạn trích bằng cách đánh số gồm 6 phần rõ rệt. Hs tìm và tóm tắt lại nội dung chính của từng phần là nắm được bố cục của TP.)
Tóm tắt lại TP theo cuộc đời của nhân vật Chí Phèo?
Qua bố cục của truyện ngắn, nhận xét gì về cách xây dựng
kết cấu TP “Chí Phèo” của Nam Cao?
(Gv giúp Hs nắm được khái niệm kết cấu và phân biệt nó với
bố cục. Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của
TP. Bố cục chỉ là một phương diện của kết cấu. Kết cấu bao
hàm cả sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của TP. Ngoài bố cục, kết cấu bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của TP; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện … sao cho toàn bộ TP thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật. Do đó, kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề tư tưởng của TP, triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện, cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, … Qua đó, kết cấu bộc lộ
Nxb đặt): dựa vào mối tình giữa Chí Phèo và thị Nở, mang tính giật gân, gây sự tò mò của độc giả nhằm mục đích thương mại mà không gắn với tư tưởng, chủ đề của TP.
Chí Phèo: nhan đề do Nam Cao
đổi, lấy tên nhân vật chính của TP → nhan đề khái quát, súc tích và đầy đủ nhất về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
3. Bố cục
Phần 1: Chí Phèo say rượu, vừa
đi vừa chửi
Phần 2: Cuộc đời Chí Phèo trước khi ở tù
Phần 3: Chí Phèo ở tù về, đến nhà Bá Kiến rạch mặt ăn vạ
Phần 4: Chí Phèo thức tỉnh, sống trong tình yêu của Thị Nở
Phần 5: Chí Phèo bị cự tuyệt, đi đòi lương thiện, giết Bá Kiến và tự giết mình
Phần 6: Sau cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo
→ Kết cấu: đảo lộn thời gian, kết
nhận thức, tài năng và phong cách của nhà văn.
→ Từ đó, Hs thấy được ý nghĩa quan trọng của việc tìm hiểu
kết cấu của một TPVH và tự xác định kết cấu của truyện
ngắn Chí Phèo: kết cấu đảo lộn thời gian, kết cấu tâm lí. Đưa ra kiểu kết cấu tâm lí, Gv phải giúp Hs hiểu rõ hơn kiểu kết
cấu này: Lối miêu tả tâm lí nhân vật bằng khắc hoạ tâm trạng đã đưa đến kiểu kết cấu tâm lí này. Tâm trạng của nhân vật biến đổi không ngừng theo từng hoàn cảnh khác nhau nên nhà văn phải miêu tả bước phát triển liên tục, tất yếu của tâm trạng nhân vật, tạo thành cả một quá trình diễn biến tâm lý rất phức tạp. Đó là lối kết cấu tâm lý chứ không phải lối kết cấu theo sự kiện, chương hồi. Gắn với nhân vật Chí Phèo, ta thấy cả một quá trình diễn biến tâm lý phức tạp của nhân vật từ đầu tới cuối tác phẩm: chìm trong vũng lầy tội lỗi, tha hoá, biến chất → sống trong tình yêu, thức tỉnh, khao khát, hi vọng → thất vọng, đau đớn, căm thù → vùng dậy quyết liệt, dữ dội và tự sát,…)
Liệt kê những nhân vật xuất hiện trong TP? Đâu là những nhân vật chính? Hình tượng trung tâm của TP là nhân vật nào?
(Hs nắm được thế nào là nhân vật và kiểu nhân vật trong TP:
nhân vật chính, hình tượng nhân vật trung tâm của TP,… Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện, giữ vị trí
trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của TP. Chí Phèo và bá Kiến là 2 nhân vật chính của TP này.
Hình tượng nghệ thuật là các khách thể đời sống được nghệ
sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những TP nghệ thuật. Nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người – nhân vật – với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị biểu hiện những nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại
người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Trong TP này, hình tượng nhân vật trung tâm để lại nhiều ấn tượng độc đáo, sâu sắc, làm cho nhà văn và người đọc day dứt, trăn trở là hình tượng nhân vật Chí Phèo.
→ Hướng Hs tập trung vào tìm hiểu nhân vật Chí Phèo trong mối quan hệ với các nhân vật khác trong TP.)
Cuộc đời của Chí Phèo có thể chia làm mấy giai đoạn? Từ đó cảm nhận gì về nỗi khổ của con người này? Số phận của Chí Phèo tiêu biểu cho ai trong xã hội lúc bấy giờ?
(Giúp HS nắm được sự kiện quan trọng, có tính chất bước
ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo; từ đó khái quát nỗi khổ của
Chí Phèo thành khái niệm bi kịch – bi kịch điển hình của
người nông dân. Gv giải thích khi nào người ta rơi vào bi kịch: đó là một trạng thái tâm lí, là nỗi đau khổ nảy sinh từ
mâu thuẫn không giải quyết được giữa ước mơ, khát vọng cao đẹp với hiện thực tăm tối, nghiệt ngã; mà nỗi đau khổ này con người tự ý thức được nhưng không thể nào thoát khỏi, vứt bỏ nó…).
Dựa vào cuộc đời Chí Phèo, hãy khái quát những bi kịch chủ yếu của Chí Phèo?
(Gv có thể dùng sơ đồ cuộc đời Chí Phèo và cho Hs tự phát hiện ra 2 bi kịch lớn nhất của Chí Phèo: (1) bi kịch của con người lương thiện bị tha hoá – (2) bi kịch của sự thức tỉnh và bị cự tuyệt làm người.)
Tiếp theo, Gv đưa cho Hs khái niệm nhân vật điển hình (tham khảo phần Tri thức đọc – hiểu – SGK/tr.189): là hình
tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo được miêu tả sinh động, hấp dẫn bằng phương pháp điển hình hoá, vừa có cá tính sắc nét, vừa phản ánh được một số mặt bản chất của đời sống xã
hội, thể hiện tính xã hội của con người. Đó là những tính
Vậy hoàn cảnh điển hình để nảy sinh tính cách điển hình ở
nhân vật Chí Phèo là hoàn cảnh nào? (Đó là xã hội phong kiến Việt Nam thối nát, tăm tối trước Cách mạng tháng Tám…).
Ở đây, Gv gắn với đề tài người nông dân – một trong 2 đề tài chính của Nam Cao. Nhắc cho Hs hiểu đề tài: chỉ loại các
hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học; là phương diện khách quan của nội dung TP.)
→ Từ khái niệm nhân vật điển hình như trên, Hs có thể tự
phát hiện tính điển hình của hình tượng nhân vật Chí Phèo: mang bi kịch điển hình của người nông dân trước Cách mạng – vấn đề trọng tâm nhất để đọc – hiểu TP này.
→ Đến đây, Gv mới xong bước định hướng, dẫn dắt Hs tìm hiểu những đề mục quan trọng nhất khi đọc – hiểu TP.
Trước khi ở tù Chí Phèo là người như thế nào?
Sau khi ở tù về Chí Phèo hiện ra với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nào?
(Gv cung cấp cho Hs khái niệm chi tiết nghệ thuật và chỉ ra
ý nghĩa của việc tìm hiểu yếu tố LLVH này trong việc đọc – hiểu văn bản văn học: đó là các tiểu tiết của TP mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Nó mang bản chất sáng tạo, biểu hiện khái quát, có khả năng “nói” nhiều hơn bản thân nó. Chi tiết nghệ thuật trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong TP.
→ Hs thấy được ý nghĩa quan trọng và luôn có ý thức tìm,
phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, có sức chứa
trong TPVH nói chung và trong quá trình phân tích nhân vật Chí Phèo trong TP này nói riêng.)
→ Từ đó, Hs phát hiện ra một số chi tiết nghệ thuật độc đáo khi tìm hiểu tính cách Chí Phèo có sự thay đổi sau khi ở tù
về: chi tiết tiếng chửi, chi tiết ngoại hình, khuôn mặt, chi tiết
cơn say,…
Nêu ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo?
(Hs thảo luận)
Thử tưởng tượng xem, lời miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu TP là lời của ai? Có gì độc đáo trong lời kể ở đây?
(Gv giúp Hs nắm được thuật ngữ trần thuật và trần thuật
nửa trực tiếp : tham khảo phần Tri thức đọc – hiểu –
SGK/tr.189 và cho Hs tự phát hiện: đoạn văn là lời trần thuật
nửa trực tiếp – một sáng tạo rất độc đáo của nhà văn.)
→ Hs khái quát lại ý nghĩa của chi tiết tiếng chửi trong việc
tìm hiểu nhân vật Chí Phèo.
→ Nâng lên thành giá trị nhân đạo của tác giả.
(Gv nhắc lại khái niệm giá trị nhân đạo và những biểu hiện
của nó trong TPVH: tất cả những gì xoay quanh con người, vì con người: yêu thương, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của con người, ca ngợi con người, lên án những thế lực đàn áp, vùi dập con người, v.v…)
Vì sao trước đây tác giả không hề miêu tả ngoại hình, khuôn mặt Chí Phèo, mà chỉ khi Chí Phèo đi tù về Nam Cao lại đặc biệt chú ý đến ngoại hình và khuôn mặt hắn?
Từ những biến đổi về ngoại hình, Chí Phèo đã có những