1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẶC điểm các THỂ LOẠI THƠ TRUYỆN NGẮN TIỂU THUYẾT KỊCH

13 15,4K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 37,28 KB

Nội dung

ĐẶC điểm các THỂ LOẠI THƠ TRUYỆN NGẮN TIỂU THUYẾT KỊCH

Trang 1

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT, KỊCH

PHẦN MỞ ĐẦU

hể loại văn học (genre - phương Tây, thể tài - Trung Quốc) là một hình thức chỉnh thể của tác phẩm văn học Tác phẩm văn học nào cũng có một hình thể, có một thể cấu tạo,

thể thức ngôn từ nhất định Các hình thức cá biệt ấy hết sức đa dạng Song giữa các tác phẩm khác biệt ấy lại thấy có những đặc điểm gần gũi nhau về ngôn từ, hình tượng, cấu

tạo, hình thành nên những loại nhất định Loại - đó là những nét tương đồng loại hình làm nên thể loại

văn học

T

Thể loại văn học thuộc về phương thức, cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể Tác phẩm văn học tồn tại trong những hình thức của các thể loại văn học : tiểu thuyết, thơ, kịch… Không có tác phẩm nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của thể loại Phân tích một tác phẩm về nội dung cũng như nghệ thuật không thể xem nhẹ đặc trưng thể loại

Trong quá trình vận động của văn học, sự hình thành, phát triển và mất đi của các thể loại văn học là hiện tượng phát triển bình thường Các thể loại văn học tuy thay đổi qua các thời kì lịch sử song vẫn có những mặt ổn định tiếp nối nhau từ giai đoạn này qua giai đoạn khác Sự tiếp nối ấy ở từng thể loại là do phương thức phản ánh cuộc sống quy định Người ta thường nói đến 3 phương thức cơ bản :

tự sự, trữ tình và kịch Trong loại tự sự bao gồm các thể : anh hùng ca cổ điển, trường ca, tráng ca, diễn ca, truyện thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, kí sự, phóng sự, hồi kí… Trong loại trữ tình bao gồm các thể : bi ca, tụng ca, thơ trữ tình, thơ đồng quê, đoản khúc trữ tình… Loại kịch bao gồm các hình thức bi kịch, hài kịch, hề kịch, chính kịch, ca kịch (tuồng, chèo, cải lương)… Trong báo cáo này, chúng tôi không đi vào tìm hiểu tất cả các thể loại văn học của các phương thức biểu hiện đã từng

có trong quá trình phát triển của lịch sử văn học mà chỉ tìm hiểu một số thể loại văn học quan trọng thường bắt gặp trong quá trình nghiên cứu và thưởng thức văn học Trong loại tác phẩm tự sự chúng ta

sẽ nghiên cứu tiểu thuyết và truyện ngắn Trong loại tác phẩm trữ tình, chúng ta sẽ tìm hiểu về thơ Trong loại tác phẩm kịch chúng ta tìm hiểu thể chính kịch

PHẦN NỘI DUNG

I ĐẶC TRƯNG THƠ

Khái niệm chung

Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người : những bài hát trong lao động của người nguyên thủy, những lời cầu nguyện nói lên những mong ước tốt lành cho mùa màng, và đời sống trong các bài niệm chú có thể được xem là những hình thức đầu tiên của thơ Thơ chỉ thực sự hình thành khi con người có nhu cầu tự biểu hiện

Trang 2

Thuật ngữ : thơ = thơ ca : bởi thơ ca ra đời cùng một lúc với nhạc, họa, múa trong các cuộc tế lễ

thần linh thời nguyên thủy Thơ có nghĩa rộng: chỉ toàn bộ văn học (Ví dụ : trong sách Thi pháp

học-Aristote, thơ bao gồm cả sử thi, bi kịch, hài kịch tức là ngôn từ có nhịp điệu) Vào thời cận, hiện đại, thơ có nghĩa hẹp chỉ riêng loại hình sáng tác cụ thể như thơ trữ tình, thơ tự sự, trường ca… Báo cáo này chúng tôi hiểu thơ ca theo nghĩa hẹp

I Đặc trưng nội dung của thơ

1 Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức

Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ : thơ lấy điểm tựa ở sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ trước cuộc đời Con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh Do đó sự miêu tả sự vật, ngoại cảnh chỉ phục tùng nhiệm vụ trữ tình, bức tranh cuộc sống trong thơ không phải là bức tranh đời sống thuần túy mà

là bức tranh tâm trạng, tâm cảnh Trong Mĩ học, Hegel viết : Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài của con người, máu thịt, thần kinh… Đối tượng của thơ là hứng thú và tinh thần Tố Hữu viết : Thơ là cái nhụy của cuộc sống, thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy Raxun Gamzatop : Giống như ngọn lửa bốc lên từ những cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt cay đắng Bạch

Cư Dị : Với thơ thì gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa Gớt : Thơ

là sự bùng cháy của trái tim.

Hình tượng trong thơ là hình tượng của cảm xúc Thơ chấp nhận cái phi lí của thực tại nếu nó bộc lộ được cái thực, cái có lí của tình cảm cảm xúc Ca dao có bài:

Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay !

Sắc màu của hoa tầm xuân đã biến đổi một cách thật phi lí Bởi trong thực tế, hoa tầm xuân

không có màu xanh Lẽ ra nụ tầm xuân nở ra phải chúm chím ửng hồng Sao ở đây lại xanh biếc, lại

vô lí đến thế ? Chính cái phi lí này đã nói lên điều hữu lí của tình yêu : sự nuối tiếc của chàng trai, ngỡ ngàng khi ta chẳng cưới được nhau, khi em đã có chồng

2 Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơ

Thơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không Thơ là gương mặt riêng của mỗi người Qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc được tiếp xúc trực tiếp với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của cái tôi phóng khoáng và nổi loạn, chống lại những phép tắc của lễ giáo phong kiến Thơ Hàn Mặc Tử lại tiếng kêu của một hồn thơ đau thương tuyệt vọng nhưng đầy khát vọng sống

Trang 3

Cái tôi là yếu tố tất yếu để chiếm lĩnh đời sống, nhưng không có nghĩa rằng cái tôi chính là nội

dung của thơ Nội dung của thơ phải mang ý nghĩa nhân loại : Thơ đi từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả (Pôn Eluya).

3 Chất thơ của thơ

Chất thơ chính là chất dư ba, thơ không nói ở những điều nó viết ra, mà nói ở những chỗ

trống, chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời (ý tại ngôn ngoại) Ví dụ : Chất thơ của bài Mời trầu của Hồ Xuân Hương không ở những thứ đem mời, cách mời, mà ở cảm nhận đời sống toát ra từ

sự mời trầu ấy Đó là niềm khao khát giao duyên nhưng không còn ảo tưởng Nhà thơ Tố Hữu cũng

nói : Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiếng dội vang rất đa dạng và tinh tế.

II Đặc trưng hình thức của thơ

1 Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng

Thơ biểu hiện bằng biểu tượng mang nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý Như trong bài thơ

Tràng giang có các hình ảnh : sóng gợn tràng giang, con thuyền xuôi mái, củi một cành khô Hình ảnh củi một cành khô vừa gợi sự khô héo, vô định trên dòng nước, vừa nói lên được cái nhỏ bé của kiếp

người

Biểu tượng trong thơ thường gián đoạn, không liên tục, có nhiều khoảng trống, khoảng trắng, tựa như khoảng trắng trong tranh thủy mặc của Tề Bạch Thạch buộc người đọc phải suy đoán Trong

bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, khổ 1 là biểu tượng của lời mời tha thiết, khổ 2 là biểu tượng của sự chia lìa,

khổ 3 là biểu tượng của mong đợi và hoài nghi Biểu tượng cho phép thơ không phải kể lể, không chạy theo tính liên tục bề ngoài mà nắm bắt thẳng những hình ảnh nổi bật nhất, cô đọng nhất, giàu hàm ý nhất của đời sống vào mục đích thể hiện

Mỗi nhà thơ có những biểu tượng, vùng ngôn ngữ riêng Thế giới biểu tượng trong thơ Nguyễn Bính gắn với thôn quê với giậu mồng tơi, lúa đồng nàng, lúa đồng anh, hoa xoan, khung cửi, giếng nước, bờ ao…

2 Ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt

Thứ nhất, đó là ngôn từ có nhịp điệu Nhịp điệu là bước đi của thơ Thơ lục bát ngắt nhịp chẵn tạo

giọng điệu êm ái trầm bổng du dương Thơ Đường luật thường ngắt nhịp 4/3- câu thơ đóng cứng lại

trong sự dồn nén cảm xúc - thơ là sự nén chặt năng lượng Nhưng có khi cũng có sự phá cách :

- Một đèo / một đèo / lại một đèo (Hồ Xuân Hương)

- Sen tàn / cúc lại / nở hoa

Sầu dài / ngày ngắn / đông đà / sang xuân (Nguyễn Du)

Dòng thơ ngắt theo nhịp 2 đều đặn như nhịp chuyển vần đều đặn của năm tháng, bốn mùa

Thứ hai, ngôn từ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa.

Ngôn từ trong thơ thường phá vỡ lôgic kết hợp thông thường để tạo thành những kết hợp mới bất

ngờ theo nguyên tắc lạ hóa Ví dụ bài Đàn ghi ta của Lorca :

những tiếng đàn bọt nước

Trang 4

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li- la li- la li- la

đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chuếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Thanh Thảo kết hợp các hình ảnh : tiếng đàn, Tây Ban Nha, hình tượng người nghệ sĩ đi lang thang tưởng như không có lôgic nhưng thực ra đã nói lên mối quan hệ giữa cái đẹp, nghệ thuật với đời

sống chính trị đương thời Tiếng đàn Lorca đứng trước những nguy cơ đầy bất trắc

Thứ ba, ngôn từ thơ giàu nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự

phối hợp bằng trắc, cách dùng vần, điệp câu, điệp ngữ

II ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT

Khái niệm chung

Thuật ngữ Tiểu thuyết xuất hiện sớm nhất trong sách của Trang Tử để chỉ các câu chuyện vặt, không có ý nghĩa là thể loại văn học Đến thời Đông Hán với Ban Cố, Tiểu thuyết được hiểu là mọi

chyện kể đủ loại tạp nham ngoài phạm vi lục kinh, tuy đã nói tới một đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết là ngoài phạm vi kinh sử, nhưng cũng chưa phải là thể loại văn học Phải đến thời Đường, Tống mới có hình thức tiểu thuyết thoại bản Khái niệm tiểu thuyết hiện đại phải đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX mới có, gọi là tiểu thuyết trường thiên, tiểu thuyết trung thiên, tiểu thuyết đoản thiên…

Ở phương Tây, người ta dùng từ Story để chỉ truyện ngắn, còn từ Novel để chỉ các truyện mới lạ, tân kì Người ta dùng Novel để chỉ tiểu thuyết trường thiên, vì truyện dài ở Châu Âu gọi là roman, có cội nguồn từ thể loại romance (truyện truyền kì thời trung đại)

Ở Việt Nam, đầu thế lỉ XX người ta mới sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết như ở Trung Quốc Nhưng

đồng thời vẫn sử dụng thuật ngữ truyện Truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn hoàn toàn đồng nghĩa với các thuật ngữ trường thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết, đoản thiên tiểu thuyết Tuy vậy, thuật

ngữ truyện có cội nguồn sử học và phát triển từ thời trung đại Thuật ngữ tiểu thuyết mang nội hàm

hiện đại của thể loại văn học Châu Âu Có thể nói từ truyện đến tiểu thuyết là hai giai đoạn phát triển

của cùng một loại hình văn học Trong tiếng Việt hiện đại, người ta dùng thuật ngữ tiểu thuyết để chỉ

tác phẩm truyện có quy mô lớn, còn quy mô nhỏ và vừa vẫn gọi là truyện

1 Đặc trưng nội dung của tiểu thuyết

1.1 Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống hiện tại không ngừng biến đổi, sinh thành trên cơ sở kinh nghiệm của cá nhân

1.2 Là một thể loại cao cấp nhất thuộc phương thức tự sự, tính chất văn xuôi, vì vậy, trở thành

đặc trưng tiêu biểu cho nội dung của tiểu thuyết Tính chất đó đã tạo nên trường lực mạnh mẽ để thể loại dung chứa toàn vẹn hiện thực, đồng hóa và tái hiện chúng trong một thể thống nhất với những sắc màu thẩm mỹ mới vượt lên trên hiện thực, cho phép tác phẩm phơi bày đến tận cùng sự phức tạp muôn màu

Trang 5

của hiện thực đời sống Như vậy chất văn xuôi còn có thể hiểu là sự tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, không lãng mạn hóa, không lí tưởng hóa Tiểu thuyết dường như hấp thụ vào nó mọi yếu tố ngổn ngang,

bề bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ… Chất văn xuôi như vậy thể hiện rõ trong tiểu thuyết của Balzac, Tolstoi, Sholokhov, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Khải…

1.3 Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải trong khi nhân vật của sử thi, kịch là nhân vật

hành động Nhân vật tiểu thuyết xuất hiện như là con người nếm trải cảm nhận, tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của đời Những nhân vật như Gôriô, Raxcônhicôp, Anna Carênina, Thứ, cha Thư… đều là những con người nếm trải và tư duy, vì vậy mà rất tiểu thuyết M.Bakhtin nhận xét,con người trong tiểu thuyết khác với sử thi là thường không đồng nhất với chính nó…

1.4 Tiểu thuyết không được tổ chức sít sao như truyện ngắn, truyện vừa Tiểu thuyết chứa bao

nhiêu cái thừa so với truyện vừa và truyện ngắn, mà đó lại là cái chính yếu của nhân vật về thế giới, về

đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiền sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, về đồ vật và môi trường, và nói chung về toàn bộ tồn tại

của con người… Bởi thế, Sống mòn của Nam Cao, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi… là tiểu thuyết.

Những suy nghĩ đủ loại của Thứ về nghề nghiệp, về đồng nghiệp, về mơ ước, về cái đói, về thói thành kiến nghi kị, về bản than, về tính yếu đuối… những tình tiết về San, Mô, Oanh, ông Học, về u em, về đôi vợ chồng nhà lá, về bữa ăn đều không thiết thực cho một cốt truyện nào, nhưng nó phơi bày ra toàn bộ sự đầy đặn của tồn tại như một trạng thái và quá trình

1.5 Tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật, bằng cách xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật Là một hiện tại cùng thời, tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những người bình thường, thường tình, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình Chính khoảng cách gần gũi này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ than mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình, và từ đó có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, sử dụng nhiều giọng nói Tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời nói khác nhau trong cuộc sống, san bằng ngăn cách trong văn học và ngoài văn học, tạo nên sự đối thoại giữa các giọng khác nhau Cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi, nên ngay lời trần thuật, dòng ý thức nhân vật cũng là một cái

gì chưa xong xuôi Chằng hạn như văn của Nam Cao trong Sống mòn, chúng ta nhận thấy lời văn của

Nam Cao xây dựng theo nguyên tắc chồng chất, lặp lại có biến đổi những chi tiết cùng loại hay nhóm

từ đồng nghĩa Điều đó không có nghĩa là nhà văn thiếu khả năng miêu tả đối tượng mà thực chất sự chồng chất có tác dụng tái hiện dòng ý nghĩ đang mở ra, đang là quá trình

1.6 Bản chất tổng hợp

Ở phương diện cuối cùng, tiểu thuyết là một thể loại mang bản chất tổng hợp Nó có thể dung nạp

thông qua ngôn từ nghệ thuật những phong cách nghệ thuật của các thể loại văn học khác

Trang 6

như thơ (những rung động tinh tế), kịch (xung đột xã hội), ký (hiện thực đời sống); các thủ pháp nghệ thuật của những loại hình ngoại biên như hội họa (màu sắc), âm nhạc (thanh âm), điêu khắc (sự cân xứng, chi tiết), điện ảnh(khả năng liên kết các bức màn hiện thực); và thậm chí cả các bộ môn khoa học khác như tâm lý học, phân tâm học, đạo đức học và các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học viễn tưởng khác v.v Nhiều thiên tài nghệ thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại, như Tolstoi với tiểu thuyết-sử thi, Dostoevski với thể loại tiểu thuyết-kịch, Solokhov với tiểu thuyết anh hùng ca-trữ tình, Gorki với tiểu thuyết thế sự - trữ tình…

2 Đặc trưng hình thức của tiểu thuyết

2.1 Nhân vật

Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả về nhiều mặt, tinh tế, chi tiết như con người sống Các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình, trong tổng hòa mọi bình diện, từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh vật… Sự miêu tả nhân vật ở đây đạt đến tính lập thể toàn vẹn Tiểu thuyết không chỉ viết về 1 số người, mà còn viết về cả gia tộc, cả thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ Số lượng nhân vật trong tác phẩm có thể đạt đến 500 – 600 người như trong

Chiến tranh và hòa bình hay Hồng lâu mộng.

Nhân vật tiểu thuyết là con người nếm trải mặc dù họ cũng hành động, thậm chí còn tích cực

tham gia cải tạo môi trường nhưng với tư cách là đặc trưng thể loại, nhân vật ấy lại xuất hiện như là

con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của đời Lão Gôriô trong Tấn trò đời của Banzac vì

tình thương yêu dành cho đứa con gái của mình đã liên tục có những hành động: lao động vất vả cả một đời để tạo dựng cơ nghiệp cho chúng để rồi những năm tháng cuối đời phải đến trọ ở một quán trọ tồi tàn, phải bán đi những tài sản cuối cùng để lấy tiền cho con Nhưng dẫn thế, lão vẫn triền miên trong những khổ đau, dằn vặt, âm thầm nếm trải, âm thầm chịu đựng vì chưa bao giờ lão nguôi nỗi lo cho con và cũng tương tự như vậy, chưa bao giờ lão nhận được từ những đứa con của mình sự quan

tâm thật sự Khác với nhân vật trong sử thi là con người hành động Đăm Săn sống mãi trong niềm tự

hào của người Êde với những chiến công chống lại các tù trưởng khác để bảo vệ quyền lợi của bộ tộc mình

2.2 Cốt truyện

Cốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay nhiều tuyến, đan bện nhiều quãng thời gian Cốt truyện có thể giàu kịch tính như tiểu thuyết của Đôtxtôiepxki hay có thể pha loãng để thể hiện chất triết lý hay chất trữ tình như L.Tônxtôi

2.3 Hoàn cảnh

Hoàn cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa, phân tích rất chi tiết Ngoài việc cung cấp không gian cho nhân vật hoạt động, làm phương tiện bộc lộ tính cách, phân tích tâm lí, phân tích xã hội, tạo

không khí chung cho tác phẩm Ví dụ việc miêu tả hoàn cảnh trong tiểu thuyết Lão Gôriô của

Balzac…

2.4 Ngôn từ

Trang 7

Ngôn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng phong phú Tiểu thuyết mang đậm chất văn xuôi, tức là nó tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa như trong sử thi Bước vào thế giới tiểu thuyết, người đọc sẽ được tiếp cận với những gì gồ ghề, trắc trở của cuộc sống như nó đang tồn tại ngoài cuộc đời Nó bao gồm cả ánh sáng và bóng tối Ngôn ngữ trong bộ tiểu thuyết đồ sộ

Tấn trò đời của Banzac chính là phương tiện phản ánh bức tranh xã hội tư sản khi đồng tiền có thế lực

vạn năng

Lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại, nó có nhiều hình thức đa giọng, đa thanh như lời văn thoại, lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp… Trong tiểu huyết, khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật bị xóa nhòa Tiểu thuyết hướng về miêu tả những cái hiện tại, đương thời của người trần thuật, đôi khi nó cũng nói quá khứ nhưng để làm rõ hơn thực tại chứ không lấy quá khứ làm mục đích sáng tạo Khác với các tác phẩm sử thi thường nói về quá khứ vời vợi xa xăm Đó là

lí do tại sao lời văn sử thi thường hùng tráng, tự hào, trang trọng, còn lời văn tiểu thuyết dân chủ, suồng sã, thân mật và cuộc sống trong tiểu thuyết là một cái gì chưa xong xuôi

III ĐẶC TRƯNG TRUYỆN NGẮN

* Thuật ngữ

Thuật ngữ truyện có nhiều nghĩa Với nguồn gốc chữ Hán, truyện ban đầu có nghĩa là giải thích

kinh nghĩa Nghĩa thứ hai là bài văn xuôi ghi chép sự tích một đời của một người nào đó Đây là thể loại

của sử học Mở rộng ra, trong tiếng Việt, thuật ngữ truyện chỉ tác phẩm văn học là một bản kể có miêu tả

nhân vật, diễn biến sự kiện thú vị, như truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện cười, truyện truyền kì, truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện rất ngăn (mini)…

1 Đặc trưng nội dung của truyện ngắn

Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau: Đời tư, thế sự, hay sử

thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn Truyện ngắn có thể kể cả một cuộc đời hay đoạn đời, một sự

kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ

thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời… Truyện ngắn nói chung không phải vì truyện của

nó ngắn, mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa

một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan niệm nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là, nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới Truyện ngắn không nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình có cá tính đầy đặn và nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật truyện ngắn thường hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người Mặt khác, do đó, truyện ngắn lại có thể mở rộng diện tích nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng trong cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiên ra thấp thoáng trong các nhân vật phụ

Trang 8

Trên đây là những đặc trưng chung nhất về mặt nội dung của thể loại truyện ngắn Chúng tôi muốn đi sâu vào một khía cạnh làm nên đặc trưng loại thể của truyện ngắn trong bài viết nhỏ này, đó

là chất thơ trong truyện ngắn Thông thường, người ta chỉ chú ý đến tính chất tự sự (kể chuyện) của

truyện ngắn, tệ hơn là coi truyện ngắn như một thứ văn xuôi nôm na mách qué, hoặc thứ văn xuôi bò

sát ngọn cỏ Đó là một quan niệm sai lầm Truyện ngắn đích thực không bao giờ là những chuyện vặt

vãnh mà mỗi chi tiết dù nhỏ bé cũng ẩn tàng hơi thở của thời đại, nỗi đau, niềm vui của nhân thế… Những cách tân, sáng tạo của các nhà văn bậc thầy về truyện ngắn đã khẳng định rằng, truyện ngắn,

về tạng chất của nó rất gần với thơ, thậm chí có thể nói một cách không đến nỗi quá đáng rằng, truyện ngắn là một dạng cấu trúc đặc biệt của thơ Có thể lấy những truyện ngắn của K.Pauxtôpxki là sự chứng minh rõ ràng ý đặc trưng này: được cảm hứng trữ tình sâu lắng dẫn dắt, những câu truyện rất giản dị mà Pauxtôpxki kể ra đã mất đi cái chất nôm na ngày thường của nó mà lấp lánh cái cấu trúc kỳ

ảo của những tứ thơ thể hiện những nỗi niềm ưu tư, trắc ẩn về số phận con người, thời đại… Chất thơ

trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam trước tiên toả ra từ cảnh vật quê hương được khắc hoạ bằng ngòi bút miêu tả tài hoa của tác giả : …Khi tiếng trống thu không gọi buôỉ chiều, phương tây đỏ

rực như lửa cháy, tre làng cắt hình rõ rệt lên nền trời… Chất thơ còn toả ra trong cách tác giả miêu tả

hồn người, tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm tinh tế nơi tâm hồn nhân vật, tác giả dường như hoá thân vào nhân vật Liên, cảm nhận được những tác động rất nhẹ nhàng của cảnh vật vào tâm trạng

Có thể nói Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình trọn vẹn mang trong mình sự trìu mến đối với cảnh vật

và lòng thương cảm đối với những kiếp người bình thường, nhó bé của Thạch Lam Người ta nói truyện ngắn của Nguyễn Tuân thường bao gồm những cảnh miêu tả hào hùng xen lẫn những giấc mơ

vời vợi Truyện ngắn Chữ người tử tù có cái chất thơ mênh mang của bóng dáng người khởi nghĩa, làm nền cho hành tung, hoạt động dữ dội của đám người hảo hán, những tay giang hồ phóng khoáng,

những khách ngang tàng.

Cần lưu ý rằng, cái nghĩa Thơ được nói đến ở đây phải được hiểu là chất trữ tình sâu lắng của những trạng huống, của những tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn (chứ không phải là những sự uốn

éo cầu kỳ trong câu văn, sự lòe loẹt trong tả cảnh…), là sự cao đẹp của tư tưởng thẩm mỹ khả dĩ có

sức mạnh chắp cánh mà nâng cao tâm hồn người đọc thoát khỏi những sự níu kéo của cái trần tục ở

đời thường đặng vươn tới những ý tưởng đầy nhân văn và sáng tạo Với ý nghĩa ấy, chất thơ của truyện ngắn chính là cái tâm trong sáng mà đầy nặng sự ưu thời mẫn thế của nhà văn

2 Đặc trưng hình thức của truyện ngắn

Cốt truyện của truyện ngắn có thể là nổi bật, hấp dẫn, nhưng chức năng của nó nói chung là để

nhận ra một điều gì Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm về tình người và cuộc

đời Kết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phản, liên tưởng Bút pháp trần thuật thường là chấm phá Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết

Trang 9

sức quan trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn Truyện ngắn là một thể loại dân chủ, gần gũi với cuộc sống hàng ngày, lại súc tích, dễ đọc, gắn liền với hoạt động báo chí, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống

Về mặt đặc trưng hình thức này, chúng tôi cũng muốn đi sâu nghiên cứu một khía cạnh thường được nhắc đến của thể loại : Truyện ngắn phải ngắn Chính đặc trưng này đòi hỏi truyện ngắn

phải cô đọng đến mức cao nhất Điều này cũng được X Antônốp đặc biệt nhấn mạnh : Trước mắt nhà văn viết truyện ngắn là vấn đề rất phức tạp Mọi câu chuyện càng phức tạp hơn, bởi lẽ truyện ngắn phải …ngắn Chính việc truyện ngắn phải ngắn khiến nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết.

Không ai máy móc qui định truyện ngắn phải bao nhiêu chữ, nhưng khuôn khổ báo chí đã hình thành nên một diện mạo tương đối định hình đối với truyện ngắn : từ ba đến năm ngàn chữ Điều cần chú ý ở đây là : cái vỏ hình thức bên ngoài khá định hình của thể loại truyện ngắn đã buộc nó phải tạo nên sự biến đổi của cấu trúc nội tại, đó là sự vận động phát triển đi từ cái cá biệt đến cái chung, từ

cụ thể hóa đến khái quát hóa, tức là quá trình điển hình hóa của nghệ thuật văn chương Đó chính là sự cách tân, đổi mới, sáng tạo của thể loại truyện ngắn Sư khác biệt của truyện ngắn đối với truyện dài, tiểu thuyết không phải chỉ ở độ dài ngắn Có người chú ý đến phẩm chất đặc biệt của truyện ngắn do môi trường báo chí đòi hỏi, đó là yếu tố mới lạ Song, cần lưu ý rằng, yếu tố mới lạ đó không phải là

tính thời sự sát sạt, càng không phải là chuyện lạ đó đây của môi trường báo chí Yếu tố mới lạ của

truyện ngắn là phải tạo nên được sự cuốn hút đối với người đọc vào những sự kiện đang diễn ra một cách đầy biến động của cả đời thường và những chuyện lớn lao của thời đại Điều cần nhấn mạnh là, yếu tố mới lạ đó là sự xâu chuỗi cái đời thường và những cái lớn lao thành một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh đặc biệt ngắn gọn, cô đọng của truyện ngắn khiến cho cái cụ thể và cái trừu tượng, cái cá biệt và cái điển hình ở truyện ngắn khác hẳn tiểu thuyết : nó hòa vào nhau và dường như là một để tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ ở người đọc – đọc liền một mạch Chính ở cách đọc truyện ngắn này, một lần nữa cho ta thấy cái phẩm chất gắn bó với thơ của nó Ngắn ở truyện ngắn đồng nghĩa với cô đọng, tinh chất – nhìn vào đó có thể thấy cuộc sống

hiện ra với đủ sắc màu của nó Sự thách đố ở đây là ai viết được ngắn gọn nhất ! Lep Tonxtoi nói : Tôi không có thời gian để viết ngắn Còn A Tsekhop nói : Để có một truyện ngắn tốt, trong truyện đó, không có cái gì được thừa, cũng y như trên boong tàu quân sự, ở đó tất cả đâu vào đấy, không có gì được thừa, truyện ngắn cũng vậy Nghệ thuật viết, nói cho đúng ra, không phải ở chỗ viết như thế nào,

mà là nghệ thuật vứt bỏ đi những gì dở kém như thế nào… Ta sẽ dễ dàng tìm thấy không ít những ý kiến về đặc trưng của thể loại truyện ngắn gần với quan niệm này Chẳng hạn như : Trong các thể loại văn chương, truyện ngắn đóng vai trò hổ báo trong đại gia đình các loài vật Ở loài thú dữ này, không được có chút mỡ thừa dính vào mọi cơ bắp, nếu không chúng không thể săn mồi được Ngắn gọn là qui luật của việc cấu tạo truyện ngắn Nhờ có khả năng phản ánh hành động một cách ngắn gọn, truyện ngắn có khi còn có thể đạt tới trình độ anh hùng ca và đó là cả một bí mật của nó (Hoan Bốtsơ), Truyện ngắn là một thứ giọt nước mà không có nó không thể có đại dương Theo tôi hiểu toàn

Trang 10

bộ truyện ngắn là một tấm thảm lớn lao về cả thời đại Với những mảnh tưởng như rất nhỏ bé, nó góp phần tạo nên cả tấm chân dung hoàn chỉnh Truyện ngắn giống như tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đọng, các phương tiện phải được tính toán một cách tinh tế, nét vẽ phải chính xác Đây là một công việc vô cùng tinh tế Xoay xỏa trên một mảnh đất chật hẹp, chính đó

là chỗ làm cho truyện ngắn phân biệt với các thể loại khác (Ts Aitmatốp), v.v… Sêkhôp – bậc thầy truyện ngắn cũng quan niệm rằng truyện ngắn là biết nói ngắn những truyện dài, lời chật ý rộng Truyện ngắn Người trong bao của ông được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông chính là tiêu

biểu cho một truyện ngắn theo quan điểm này : Cô đọng, hàm xúc, có sự lựa chọn chi tiết đắt để có sức biểu hiện cao nhất, gợi mở nhiều nhất

A Tônxtôi nhận định : truyện ngắn là một trong những thể tài văn học khó nhất Về nội dung cũng như về tư tưởng, nó không khác gì tiểu thuyết… chỉ có điều do ngắn nên khó hơn… Truyện ngắn đòi hỏi một công phu lao động lớn Đây là chỗ đánh dấu trình độ nghệ thuật một nền văn học.

IV ĐẶC TRƯNG KỊCH

Khái niệm chung

Kịch là một thể loại văn học tồn tại song song với hai thể loại khác là tự sự và trữ tình Kịch bản

văn học vừa thuộc nghệ thuật sân khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ Là vở diễn sân khấu, nó

sống với công chúng khán giả, là tác phẩm văn học, nó sống với công chúng độc giả Đặc trưng của

kịch không thể thoát li khỏi những điều kiện sân khấu và sự giới hạn về mặt thời gian, không gian,

khối lượng sự kiện, số lượng nhân vật Trong mối giao lưu ấy, kịch hướng tới sự khái quát nghệ thuật bằng sự miêu tả mang tính chất tập trung, dồn nén hiện thực và một hình thái ngôn ngữ mang tính chất loại biệt.

1 Xung đột kịch

Tác phẩm kịch không thể chứa đựng một dung lượng hiện thực rộng lớn, bề bộn như tiểu thuyết, cũng không thể lắng lại trong những mạch chìm của cảm xúc như thơ trữ tình Gạt đi tất cả những gì

rườm rà, tản mạn không phù hợp với điều kiện sân khấu, kịch lựa chọn những xung đột trong đời sống

là đối tượng mô

Tuy cùng xây dựng cốt truyện để phản ánh đời sống theo nguyên tắc khách quan, nhưng kịch khác

tác phẩm tự sự ở kịch tính Kịch tính là đặc điểm nổi bật của thể loại kịch Không có xung đột, mâu thuẫn thì không có kịch tính Kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng được xây dựng trên cơ sở của

một xung đột mang tính chất bao trùm : đó là xung đột giữa khát vọng của Vũ Như Tô, một nghệ sĩ thiên tài muốn xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật vĩ đại, với lợi ích và cuộc sống lầm than của nhân dân Xung đột này làm nảy sinh hàng loạt những xung đột chồng chéo giữa Trịnh Duy Sản với Lê Tương Dực, giữa Trịnh Duy Sản với Vũ Như Tô, giữa Lê Tương Dực với thần dần, với thái tử Chiêm Thành, giữa Vũ Như Tô với những người cộng sự gần gũi như Phó Cỗi… Xung đột trung tâm của vở kịch hình như cũng là xung đột trong tư tưởng của tác giả Không phải ngẫu nhiên

trong lời đề tựa, Nguyễn Huy Tưởng đã thốt lên : Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô

Ngày đăng: 07/03/2014, 21:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w