1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

gs. đinh gia khánh và những nhận định về đặc trưng các thể loại tự sự dân gian

19 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 34,3 KB

Nội dung

Trong bộ giáo trình, ở Chương ba:Các thể loại văn học dân gian Việt Nam, phần B: Các thể loại tự sự dân gian do Đinh Gia Khánh viết, ông đã nêu lên được đặc điểm của các thể loại truyện

Trang 1

GS Đinh Gia Khánh và những nhận định về đặc trưng các thể loại tự

sự dân gian

Nguyễn Thị Huế

Trước tình hình thực tế tài liệu truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam được sưu tập, xuất bản là hết sức đa dạng phong phú Ranh giới của thể loại truyện cổ đôi khi là rất khó xác định, khó phân biệt Vì thế công việc xác định nội dung, nghiên cứu đặc điểm phân loại truyện cổ dân gian hiện nay vẫn luôn luôn được giới nghiên cứu folklore Việt Nam đặc biệt quan tâm Các bộ giáo trình, các chuyên luận khoa học tập trung vào việc đưa ra những kiến giải phân loại và dần đi đến một sự thống nhất khoa học

Các công trình nghiên cứu, các giáo trình, các chuyên luận là những công trình vừa mang tính tổng kết vừa mang tính khởi đầu quan trọng cho công việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung và truyện kể dân gian nước ta nói riêng trong nhiều thập kỷ qua

Về thể loại truyện kể dân gian, đặc biệt là các thể loại tự sự, giới folklore thế giới đã thu được những thành tựu nghiên cứu đáng kể trong việc dựng lại quá trình hình thành của các tác phẩm Có thể chỉ ra các trường phái lớn của thế giới mà nhờ họ đã mở ra rầm rộ phong trào nghiên cứu truyện kể dân gian với những công trình nghiên cứu có giá trị … Những công trình này đã ngày càng đi sâu vào thi pháp truyện kể dân gian, thể nghiệm và ứng dụng các phương pháp mới hiện đại mang tính quốc tế để nghiên cứu truyện dân gian các dân tộc trên phạm vi toàn thế giới

Ở nước ta, quá trình nghiên cứu truyện kể dân gian gắn với quá trình nhận thức khu biệt về các thể loại truyện khác nhau Trước đây, danh

từ truyện đời xưa nhằm chỉ chung toàn bộ truyện kể dân gian Về sau các

bộ phận truyện được tách dần như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười… Ranh giới giữa các thể loại truyện kể

dân gian nhiều khi rất khó xác định Thành tựu của những năm gần đây của giới nghiên cứu folklore Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng cả về lý thuyết và thực tiễn trong việc xác định và phân loại

Trang 2

các thể loại văn học dân gian, đặc biệt trong đó có các thể loại truyện kể dân gian

Giáo sư Đinh Gia Khánh là một trong số những bậc tiền bối đã sớm đưa

ra những ý kiến đề xuất về đặc trưng khu biệt trong quá trình nhận thức các thể loại văn học dân gian Trong đó chủ yếu là sự nhận diện các thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian và về cơ bản có sự gần gũi nhau về mặt thể loại cũng như thời điểm ra đời, đặc biệt trong đó là những nhận

định của ông về ba thể loại thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích

Quan điểm nhận diện của giáo sư Đinh Gia Khánh trên cơ sở kết hợp sự tham kiến quan điểm nghiên cứu của các nhà folklore thế giới và đặc biệt là dựa trên cơ sở tư liệu văn học dân gian Việt Nam Đó là những quan điểm khoa học hết sức mới mẻ, sâu sắc và đầy tính thuyết phục về những vấn đề cơ bản của folklore nói chung cũng như việc nghiên cứu về lịch sử, cấu trúc, đặc trưng của các thể loại văn học dân gian nói riêng Những đóng góp lớn lao này đã đưa ông lên vị trí hàng đầu trong các nhà folklore học và cổ tích học Việt Nam

I.Giáo sư Đinh Gia Khánh với quan điểm nhận diện thần thoại trong tương quan với thể loại truyền cổ tích

Trước hết, phải kể tới quan điểm của giáo sư Đinh Gia Khánh ở bộ giáo

trình của Đại học Tổng hợp Lịch sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian, (Nxb ĐH và THCN, H, 1972; Văn học dân gian Việt Nam, Nxb GD, H,

1997- 2001) do Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn biên soạn, trong đó truyện kể dân gian về nguyên tắc đã được xếp thành

“những thể loại riêng” Trong bộ giáo trình, ở Chương ba:Các thể loại văn học dân gian Việt Nam, phần B: Các thể loại tự sự dân gian do Đinh Gia

Khánh viết, ông đã nêu lên được đặc điểm của các thể loại truyện kể dân gian Việt Nam như thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè… Trong khi đưa ra định nghĩa về thần thoại, ông đã đưa ra khá nhiều đặc điểm của truyện cổ tích như tính phiếm chỉ, tính tưởng tượng

và tính hư cấu, tính thần kỳ, tính có hậu, chức năng giáo huấn… và những đặc điểm này của thể loại truyện cổ tích được phân biệt khi so sánh với thần thoại

Trang 3

Việc định nghĩa thần thoại cũng như truyện cổ tích liên quan tới vấn đề xác định mối quan hệ và sự phân biệt giữa truyện cổ tích với hai thể loại gần gũi là thần thoại và truyền thuyết Quá trình nhận thức về các thể loại này cũng là một quá trình tìm tòi, xác định đặc trưng, xác định thời điểm ra đời và phát triển, cũng như vai trò, vị trí của chúng đối với đời sống xã hội của con người Nhiều nhà nghiên cứu thì từ lâu thường gọi truyện kể dân gian của các dân tộc nguyên thuỷ bằng những tên gọi như thần thoại, truyện cổ tích, truyện truyền kỳ, truyền thuyết, truyền thống,

sự tích… Hoặc như các nhà nghiên cứu thuộc trường phái thần thoại học

thì cho rằng nguồn gốc của truyện cổ tích chính là thần thoại

Thông qua việc so sánh, xác định về các thể loại tự sự, giáo sư Đinh Gia Khánh đã xác định khái niệm và những nét đặc trưng của thần thoại khác với truyện cổ tích như sau:

- Thần thoại là những truyện trong đó nhân vật là thần, còn những truyện cổ tích là truyện trong đó nhân vật là người,… Nhân vật chính trong truyện cổ tích là người, lấy nguyên mẫu trong xã hội loài người

- Thần thoại là sáng tác dân gian thời nguyên thuỷ, là đặc sản chủ yếu của xã hội thị tộc, khi chưa phân biệt giai cấp… khác với thần thoại, truyện cổ tích phần lớn xuất hiện khi xã hội thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng lẻ khi xã hội có phân chia giai cấp… chủ yếu phản ánh cuộc đấu tranh xã hội

- Thần thoại hấp dẫn chúng ta bằng những hình tượng mỹ lệ và táo bạo

vì nội dung chất phác nhưng kỳ vĩ của sự tích Truyện cổ tích lôi cuốn chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ, vào không khí đấu tranh chống cường quyền của những con người bị áp bức Hai thể loại, hai tính cách, hai cách tác động đến ý thức thẩm mỹ

Sự nhận diện về thần thoại cũng đã được tiếp tục ở các bộ giáo trình và các chuyên luận khác của các nhà folklore Việt Nam

Thí dụ, trong giáo trình Văn học dân gian (Tập hai, Nxb.Giáo dục, H,

1990) của Hoàng Tiến Tựu, tác giả cũng đã viết như sau về thần thoại: “ Thần thoại là gì? Thần thoại khác với các loại truyện dân gian khác (như truyền thuyết, truyện cổ tích) ở chỗ nào? Từ đầu thế kỷ XIX đến nay các nhà nghiên cứu thần thoại trên thế giới đã có không ít những câu trả lời,

Trang 4

những sự kiến giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về nguồn gốc, chức năng và bản chất xã hội của thể loại văn học dân gian này” Ông cũng chỉ ra rằng thần thoại Việt do không được ghi chép sớm và không

có hình thức thơ ca ổn định, cho nên bị pha tạp và tha hóa nhiều (lịch sử hóa, truyền thuyết hóa, cổ tích hóa, ngụ ngôn hóa và thậm chí cả tiếu lâm hóa nữa) Vì vậy việc sư tầm khôi phục kho tàng thần thoại Việt cũng như việc nghiên cứu, phát hiện và bảo vệ những giá trị nội dung

và nghệ thuật chân chính của thần thoại Việt là một công việc hết sức khó khăn phức tạp

Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của nhóm tác giả Lê Chí Quế

(chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ, trường Đại học Khoa học

xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội (1990), cũng đưa ra quan niệm: “Nếu như thần thoại ra đời và tiêu vong trong thời kỳ nguyên thuỷ, trong đó nhân vật chủ yếu là các vị thần, truyền thuyết hình thành gắn với các nhân vật và sự kiện lịch sử thì truyện cổ tích tuy có mầm mống trong giai đoạn cuối của xã hội nguyên thủy nhưng phát triển chủ yếu trong thời kỳ phong kiến, nhân vật chính là con người ở trần thế (còn thần linh chỉ đóng vai trò phù trợ)”

Gần đây, trong giáo trình Văn học dân gian, nhóm tác giả Phạm Thu Yến

(chủ biên), Lê Trường Phát, Nguyễn Bích Hà, trường Đại học Sư phạm

Hà Nội, dựa trên những nghiên cứu về thần thoại, đã tạm đưa ra định nghĩa về truyện cổ tích như sau: “Truyện cổ tích là những truyện kể có yếu tố hoang đường, kỳ ảo Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong

xã hội có sự phân hóa giàu-nghèo, xấu- tốt Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lý tưởng và ước mơ của nhân dân lao động”

Như vậy là đã có rất nhiều cách nhận diện và định nghĩa khác nhau về thể loại thần thoại của các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam

qua các bộ giáo trình nói trên Nhưng có thể nói, trong bộ giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang

Nhơn) các quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu của giáo sư Đinh Gia Khánh về văn học dân gian và truyện kể dân gian, trong đó có thể loại thần thoại đã mang tính khởi đầu quan trọng

Trang 5

Với Việt Nam, chắc chắn thần thoại cũng đã ra đời khá sớm, được thoát thai từ triết lý sống tự nhiên của con người, được sáng tạo ra trong thời

kỳ các thị tộc, bộ lạc đã sớm có ý thức về địa vực cư trú và ý thức về giống nòi Đi sâu vào nội dung thần thoại chúng ta sẽ thấy sống lại không khí sinh động của một thời kỳ mà tài liệu chính sử đã không nói đến Thần thoại gợi lên cho chúng ta sự cảm thông với dân tộc thuở nguyên vẹn, tươi trẻ của con người buổi ban đầu

Theo quan điểm của giáo sư Đinh Gia Khánh, thì ở nước ta “Thần thoại

đã nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt”, có nghĩa là thần thoại có từ trước công nguyên, trước thời Bắc thuộc, và vì những lý do riêng, những thiên thần thoại đó

đã không còn giữ lại hình thức lúc đầu của chúng nữa và thậm chí cốt truyện cũng đã thay đổi đi nhiều

Đồng quan điểm như trên, các nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị, Chu Xuân Diên cũng đưa ra các ý kiến: “Nói một cách đơn giản thần thoại là một loại truyện nói về thần, mang yếu tố thiên nhiên và xuất hiện vào thời kì khuyết sử” và “Thần thoại chỉ có thể xuất hiện trong một giai đoạn thấp của sự phát triển xã hội và của sự phát triển nghệ thuật Trong giai đoạn

đó, thần thoại đã có một vai trò tích cực trong đời sống tinh thần của con người: đó là phương tiện nhận thức quan trọng của người nguyên thuỷ, cũng là một trong những nguồn hình thành những giá trị tinh thần truyền thống đầu tiên của dân tộc”

Như vậy, so với các bộ giáo trình khác nêu trên, trong bộ giáo trình Lịch

sử văn học Việt Nam – Văn học dân gian, giáo sư Đinh Gia Khánh đã là

người đi tiên phong và sớm xác định được nội hàm thần thoại bằng cách cho rằng thần thoại khác với truyện cổ tích ở những điểm sau đây:

Thời điểm ra đời và tồn tại: “Thần thoại là sáng tác dân gian thời nguyên

thuỷ, là đặc sản chủ yếu của thời thị tộc, khi chưa phân chia giai cấp… Truyện cổ tích xuất hiện phần lớn khi công xã thị tộc tan rã và được thay thế bằng gia đình riêng lẻ, khi xã hội có phân chia giai cấp”

Yếu tố nhân vật: “Trong thần thoại, tuyệt đại đa số các nhân vật là thần”.

“Nhân vật chính trong truyện cổ tích là người, lấy nguyên mẫu trong xã hội loài người”

Trang 6

Yếu tố dân chủ: “Thần thoại không tránh khỏi những phần gắn với tôn

giáo nguyên thuỷ nhưng trước hết, thần thoại thể hiện khí thế tự do, ý thức dân chủ của loài người khi chưa bị đè nén dưới ách thống trị của giai cấp… Trái lại, truyện cổ tích một mặt phản ánh sự đấu tranh của nhân dân chống giai cấp thống trị nhưng một mặt, vẫn chịu ảnh hưởng

ý thức hệ thống trị của thời đại, tức là ý thức hệ của giai cấp thống trị”

Yếu tố thẩm mỹ: Thần thoại hấp dẫn chúng ta bằng những hình tượng mỹ

lệ và táo bạo vì nội dung chất phác nhưng kỳ vĩ của sự tích truyện cổ tích lôi cuốn chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ, vào không khí đấu tranh chống cường quyền của những con người bị áp bức Hai thể loại, hai tính chất, hai cách tác động đến ý thức thẩm mỹ

Thực chất, các kết quả của việc nghiên cứu về thần thoại đã chứng minh rằng thần thoại có những đặc điểm cơ bản là khác biệt đối với truyện cổ tích Thần thoại ra đời từ nhu cầu nhằm giải thích, khám phá và chinh phục thế giới Thần thoại là lời giải thích của người xưa về thế giới tự nhiên Từ thế giới quan vạn vật hữu linh, người xưa đã tin vào lời giải thích của chính mình Như vậy tính chất kỳ vĩ trong thần thoại trước hết chưa phải là hư cấu nghệ thuật Do trình độ khoa học còn ấu trĩ, người xưa đã mượn tưởng tượng để hình dung hóa các sức mạnh tự nhiên, kết quả là họ đã để lại những sản phẩm có giá trị nghệ thuật và đó là thứ nghệ thuật vô thức, “nghệ thuật không tự giác” (Mác)

II Giáo sư Đinh Gia Khánh với quan điểm nhận diện truyện cổ tích

Đối với một thể loại sáng tác dân gian vô cùng phong phú về số lượng,

đa dạng phức tạp về nội dung và có một lịch sử phát triển dài lâu như truyện cổ tích, thì việc nhận thức không hề đơn giản.Trên thế giới, định nghĩa về truyện cổ tích của anh em Grimm đã được phổ biến rộng rãi ở

châu Âu đầu thế kỷ XX có thể tóm tắt như sau:“Truyện cổ tích là những truyện được xây dựng nên bằng trí tưởng tưởng nghệ thuật, đặc biệt là những điều tưởng tượng về thế giới thần kỳ, những câu chuyện không có quan hệ với những điều kiện của đời sống thực và làm thoả mãn người nghe thuộc mọi tầng lớp xã hội ngay cả dù cho họ tin hay không tin vào những điều được nghe kể”.

Trong những năm đầu và giữa thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu về truyện cổ tích của các nhà folklore Nga đã xuất hiện và được viện dẫn

Trang 7

như là những tác phẩm nghiên cứu tiêu biểu được ưa chuộng nhất trong ngành folklore thế giới và các tác giả của nó được coi là những nhà khoa học lỗi lạc, đại diện cho trường phái folklore học ngữ văn Trong

đó Hình thái học của truyện cổ tích thần kỳ (1928), Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích (1946) của V.Ia.Prốp, Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ, Xuất xứ của hình tượng (1958), Truyện cổ và truyền thuyết dân gian Đungan (1977)

của E.M.Mêlêtinxky… đã nghiên cứu, xem xét nhiều vấn đề của truyện

cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích thần kỳ Đối với V.Ia.Prốp, trong những công trình của mình ông đã đặt vấn đề nghiên cứu truyện cổ tích theo hướng xem xét chức năng nhân vật của truyện Còn E.M.Mêlêtinxki đã nghiên cứu truyện cổ tích chủ yếu theo hướng xem xét hệ thống nhân vật của truyện, đặc biệt là nhân vật của truyện cổ tích thần kỳ như: đứa trẻ mồ côi, kẻ bất hạnh, người em út…

Truyện cổ tích được xác định là thể loại nằm trong loại hình tự sự của văn học dân gian Nó xuất hiện tiếp sau thể loại thần thoại và truyền thuyết Về thời điểm xuất hiện của truyện cổ tích, nhà nghiên cứu văn học dân gian Nga Davletop đã chỉ ra: “Cổ tích xuất hiện sau khi các thể loại anh hùng lịch sử đã bị triệt tiêu Cổ tích sống từ thuở cổ xưa nhất song song với thơ ca sử thi, chúng ta đề cập tới tính liên tục trong bối cảnh phồn thịnh cực độ của các lĩnh vực này trong sáng tác dân gian, tới

sự phồn thịnh đã trải qua một thời đại riêng trong quá trình phát triển của sáng tác dân gian” Cũng tương tự như vậy là quan điểm của M.Meletinxki: “Cổ tích thần kỳ… vẫn nằm trong phạm vi “cục bộ” của các quan hệ gia tộc Nó phản ánh quá trình chuyển tiếp từ thị tộc đến gia đình và với sự đồng cảm miêu tả những nạn nhân của quá trình đó-những người vô tội bị xua đuổi: đứa bé mồ côi, người em đần độn, cô

con gái riêng của người chồng…” Trong chuyên luận Truyện cổ tích,Davletop luôn luôn nhấn mạnh điều kiện và thời điểm ra đời của

truyện cổ tích: “Tất nhiên, việc thần thoại trở thành cổ tích – chính là do tính chất tiến triển của nó – tất phải diễn ra dần dần và được bắt đầu ngay trong thời kỳ thần thoại phồn thịnh nhất, bởi vì trong quá trình phát triển của thần thoại, các yếu tố đã “lỗi thời” của nó có thể mang ý nghĩa một tài liệu tường thuật tự do không ràng buộc với nội dung tôn

Trang 8

giáo, với sự hạn chế của tín ngưỡng Đó là sự phát triển về số lượng và chất lượng của cổ tích

Về thể loại truyện cổ dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích, giới folklore thế giới đã thu được những thành tựu nghiên cứu đáng kể trong việc dựng lại quá trình hình thành của các tác phẩm Có thể chỉ ra các trường phái lớn của thế giới mà nhờ họ đã mở ra rầm rộ phong trào nghiên cứu truyện cổ dân gian vơis những công trình nghiên cứu có giá trị Đó là trường phái Ấn – Âu mà đại biểu là anh em nhà Grimm với bộ

sách Truyện cổ Grimm (1812-1815) nổi tiếng, trường phái Ấn Độ mà đại biểu lớn nhất là Côxcanh với cuốn Những truyện cổ tích Ấn Độ và phương Tây (1922), trường phái Phần Lan với đại biểu là Các Crôn và người tiếp tục là A Aarne vớiThư mục các cốt truyện và người bổ sung cho thư mục

đó là S.Thompson với Bảng mục lục tra cứu típ và môtíp (1958) Đó là

những học giả Xôviết tên tuổi như V.Ia.Prốp, E.M.Mêlêtinxki, V.M.Girmunxki, A.N.Vêxêlốpxki, B.N.Putilôp, B.L.Ríptin, M.Xakhanốp… với những tác phẩm nghiên cứu đồ sộ và có tiếng vang

toàn thế giới như Hình thái học truyện cổ tích (1928), Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích (1946), Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ, Xuất xứ của hình tượng (1958), Thi pháp của thần thoại (1976), Truyện cổ và truyền thuyết dân gian Dungan (1977)… Những công trình này đã ngày càng đi sâu vào thi

pháp truyển kể dân gian các dân tộc trên thế giới, thể nghiệm và ứng dụng các phương pháp mới hiện đại mang tính quốc tế để nghiên cứu truyện dân gian trên phạm vi rộng lớn toàn cầu

Với tình hình thực tế tài liệu truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam được sưu tập, xuất bản đa dạng phong phú Do vậy công việc xác định nội dung, nghiên cứu đặc điểm, phân loại truyện cổ dân gian ngày càng

có điều kiện thuận lợi và cho tới nay vẫn được giới nghiên cứu folklore Việt Nam đặc biệt quan tâm Các bộ giáo trình, các chuyên luận khoa học tập trung vào việc đưa ra những kiến giải phân loại và dần đi đến một sự thống nhất khoa học Trước đây cũng còn khá nhiều người chưa

có sự phân biệt rõ ràng hai khái niệm truyện cổ dân gian (hoặc truyện dân gian) và truyện cổ tích Đến nay giới nghiên cứu đã nêu lên khá nhiều đặc

điểm khác nhau của truyện cổ tích như tính phiếm chỉ, tính tưởng tượng

Trang 9

và hư cấu, tính thần kỳ, tính có hậu, chức năng giáo huấn… Và giới

nghiên cứu cũng đã đưa ra được những định nghĩa về truyện cổ tích.

Trước hết, về tình hình này, nhà nghiên cứu cổ tích Nguyễn Đổng Chi

trong lời mở đầu bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đã từng nhận xét

như sau: “Khi nói đến mấy tiếng “truyện cổ tích” hay “truyện đời xưa” chúng ta đều sẵn có quan niệm rằng đấy là một danh từ chung bao gồm hết thảy các loại truyện do quần chúng vô danh sáng tác và lưu truyền qua các thời đại Cũng vì thế xác định nội dung của từng loại truyện cổ khác nhau để đi đến phân loại truyện cổ vẫn là một công việc hứng thú

và luôn luôn có ý nghĩa”… Nhận xét này của Nguyễn Đổng Chi đã phản ánh đúng một thực tế nghiên cứu về truyện kể dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng ở nước ta cả một thời gian dài Đó là khái niệm “ truyện cổ tích” thường được dùng với nghĩa rộng, chỉ chung các loại truyện dân gian, do đó không có sự phân biệt với các khái niệm “truyện đời xưa”, “truyện cổ”, “truyện dân gian”… Đồng thời, chắc chắn Nguyễn Đổng Chi đã dựa vào định nghĩa truyện cổ tích của anh em nhà Grimm được phổ biến rộng rãi ở châu Âu để nghiên cứu truyện cổ tích

Việt Nam Trong phần chuyên khảo về truyện cổ tích ở bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi đã xác định 3 đặc điểm của cổ

tích như sau: một là tính chất cố sự, hai là “trong sự việc được kể, đừng

có yếu tố gì quá xa lạ với bản sắc dân tộc”, ba là truyện cổ tích phải thể hiện tư tưởng và tính nghệ thuật, nghĩa là “nó là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh Nó là một thể loại đã đạt đến cấp độ cao trong nghệ thuật tự sự truyền miệng, trước khi chuyển sang giai đoạn toàn thịnh của văn xuôi tự sự trong nền văn học viết”

Giáo sư Đinh Gia Khánh trong bộ giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam-Văn học dân gian, đã xác định khái niệm truyện cổ tích thông qua việc so

sánh thần thoại với truyện cổ tích Tuy ông không đưa ra một công thức định nghĩa nào về truyện cổ tích, nhưng ông đã khẳng định: “Truyện cổ tích là bộ phận quan trọng nhất trong các thể loại tự sự dân gian truyện

cổ tích có những phần thống nhất và dị biệt với những thể loại truyện dân gian khác, và trong khi phân loại thì không nên quên sự thâm nhập chuyển hóa giữa chúng với nhau Để phân biệt truyện cổ tích với thần

Trang 10

thoại, người ta thường xét xem nhân vật trong đó là người hay là thần

và cho rằng thần thoại là những truyện trong đó nhân vật là thần, còn những truyện cổ tích là những truyện trong đó nhân vật là người.”

Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng “Ai cũng biết rằng thần thoại là sáng tác dân gian thời nguyên thủy, là đặc sản chủ yếu của xã hội thị tộc, khi chưa phân chia giai cấp Nhưng cũng không có lý do gì để quyết đoán rằng khi ấy người ta không sáng tác những truyện về người” Những đặc điểm thể loại của truyện cổ tích được ông phân biệt khi so sánh truyện cổ tích với thần thoại

Tiếp theo bộ giáo trình của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên, trong

bộ giáo trìnhVăn học dân gian Hoàng Tiến Tựu cũng đã viết như sau về

truyện cổ tích: “Ở nước ta, quá trình nghiên cứu truyện cổ tích gắn khá chặt với quá trình nhận thức, khu biệt các loại truyện dân gian khác (như thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn, giai thoại…) Trước đây (khoảng từ Cách mạng tháng Tám 1945 trở về trước), danh từ truyện cổ tích (còn được gọi là “truyện đời xưa”) thường được dùng để chỉ chung hầu như toàn bộ lĩnh vực truyện dân gian truyền miệng kể xuôi (tương tự như “truyện cổ dân gian” hay “truyện

kể dân gian” sau này) Về sau, phạm vi của truyện cổ tích được thu hẹp dần, song song với quá trình nhận thức các loại truyện dân gian khác và tách chúng ra khỏi cổ tích”

Năm 1989, chuyên luận Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học của Chu

Xuân Diên đã là một công trình tổng kết các trào lưu nghiên cứu truyện

cổ tích của các nhà folklore thế giới và Việt Nam, nhằm khẳng định và hướng tới một cách nhìn toàn diện về lịch sử nghiên cứu và phân loại thể loại này

Theo sự nghiên cứu của Chu Xuân Diên thì: “Căn cứ vào những tài liệu

ít ỏi có được hiện nay, có thể tạm đưa ra một số mốc thời gian giả định: thuật ngữ “truyện cổ tích” được dùng ở Việt Nam có lẽ muộn nhất cũng

là từ thế kỷ XIX Một cuốn sách chữ Nôm in tại Hà Nội năm 1871, có tên

là Ngọc Hoa cổ tích truyện Từ đầu thế kỷ XX trở đi, thuật ngữ này đã

được dùng phổ biến Thường thì khái niệm “truyện cổ tích” được hiểu với nghĩa rộng, chỉ các loại truyện dân gian nói chung, do đó không có

Ngày đăng: 10/10/2014, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w