1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống coi trọng tình nghĩa theo quan niệm dĩ hoà vi quý và một trăm cái lí không bằng một tí cái tình, từ đó, bày tỏ quan điểm sống của chính mình

2 8,6K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 15,88 KB

Nội dung

ĐỀ: Nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống coi trọng tình nghĩa theo quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”, từ đó, bày tỏ quan điể

Trang 1

ĐỀ: Nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống coi trọng tình nghĩa theo quan niệm: “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”, từ

đó, bày tỏ quan điểm sống của chính mình (3,0đ)(khoảng 600 từ)

Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài văn nghị luận xã hội

- Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội

Yêu cầu cụ thể:

1 Giải thích (0,5)

- “hoà”: khoan hoà, hoà thuận, hoà hoãn; không tranh chấp, không xích mích

- “lí”: lẽ phải, lí lẽ; nguyên tắc ứng xử giữa người với người được xác định từ truyền thống, phong tục, đặc biệt là được quy định bằng hệ thống pháp luật nhất định

- “tình”: tình cảm, tình nghĩa giữa người với người trong cuộc sống

- Cả hai quan niệm: coi trọng vai trò của tình nghĩa, sự hoà thuận trong đời sống

2 Bàn luận (2đ)

- Mặt tích cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận:

+ Tạo nên môi trường sống hoà thuận, giàu tình cảm, tình nghĩa, thân thiện giữa người với người

+ Tạo nên những quan hệ tốt đẹp, bền vững

- Mặt tiêu cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận:

+ Dễ khiến con người trở nên nhu nhược, thậm chí là hèn nhát

+ Dễ dẫn đến việc vi phạm các quy định của pháp luật

(Thí sinh cần lấy dẫn chứng minh hoạ cho các ý trong quá trình bàn luận)

3 Trình bày quan điểm sống của bản thân (0,5)

- Từ nhận thức về mặt tích cực và hạn chế của lối sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận của cha ông, thí sinh cần bày tỏ quan điểm sống của chính mình và đề ra được phương hướng để thực hiện quan điểm sống ấy

- Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình nhưng cần có thái độ chân thành, đúng mực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội

Bài làm

Dân tộc Việt Nam là dân tộc coi trọng tình nghĩa, không thích xích mích và luôn muốn biến

to thành nhỏ, biến nhỏ thành không để các mối quan hệ được vững bền Vì thế, từ xưa, các

cụ đã có câu lưu truyền cho con cháu “Dĩ hoà vi quý” và “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình” Quan niệm sống đó không chỉ có mặt tích cực mà vẫn có mặt tiêu cực tồn tại

Dĩ hòa vi quý: lấy sự hòa thuận làm điều quý

Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình: “lí”: lẽ phải, lí lẽ, nguyên tắc ứng xử giữa người với người được xác định bằng hệ thống pháp luật nhất định; “tình”: tình cảm, tình nghĩa giữa người với người trong cuộc sống Tình nghĩa giữa người với người cao hơn lí lẽ, dù có sai thì nghĩ đến cái tình mà bỏ qua

Cả hai quan niệm trên đều coi trọng vai trò của tình nghĩa, sự hoà thuận trong đời sống Quan niệm này đã ăn sâu vào máu mỗi người Việt, tạo nên bản sắc riêng trong tính cách của cộng đồng người Việt nhưng cũng đồng thời gây ra nhiều tiêu cực, khó khăn, đặc biệt trong thời kì xây dựng pháp trị - sống và làm việc theo pháp luật

Người Việt ta có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói đến “tình” Tình thân máu mủ thì có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”; tình hàng xóm: hàng xóm tối lửa tắt đèn; bán anh em xa mua láng giềng gần; Tình thầy trò: Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy;

Trang 2

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư…Tình cảm giữa người với người tạo nên cung cách ứng xử coi trọng người lớn tuổi, coi trọng an hem thân thiết, coi trọng hàng xóm

Một người vi phạm giao thông, khi bị bắt, luôn có câu : Anh tha cho em lần này, đây là lần đầu em vi phạm Có những người còn hăm dọa: Chú tao/ Anh tao/ Bác tao…làm chức a,b,c

to lắm…Tại sao khi vi phạm, không chấp nhận bị xử phạt mà lại có lời xin hoặc đe dọa cậy quyền như thế? Xin xỏ chính là một trong những hệ quả của “cái tình” Các cụ xưa cũng có câu “Một người làm quan cả họ được nhờ”, anh em họ hàng luôn được ưu tiên làm việc cho xong trước (ở cơ quan hành chính), được khám trước mà không cần xếp hàng, hẹn lịch (ở bệnh viện, phòng khám), …khiến làm việc không thể công minh, hay sai phạm pháp luật Rồi chính chữ “tình” ấy khiến cho nhiều người làm việc cả nể, không dám hành động dứt khoát, nương tay với người thân, sợ bị chỉ trích không có tình nghĩa, không coi trọng tình thân, lâu dần dễ trở nên hèn nhát, dễ bị lợi dụng bởi tính cả nể

Quá coi trọng chữ tình sẽ khiến cho xã hội bị đảo lộn, người vi phạm pháp luật gia tăng, nạn

đi cửa sau, xin xỏ, các cá nhân làm việc không công tư phân minh

Nhưng nếu làm gì cũng không nghĩ đến chữ tình, làm gì cũng chỉ vin vào luật thì làm gì cũng cứng ngắc, con người sẽ giống cỗ máy hơn là sinh vật biết đến tình cảm

Như lần trước tôi đọc báo, thấy có cô gái trẻ ăn trộm quần áo, bị chủ cửa hàng đem lột đồ, chửi bới làm nhục giữa chợ; hay đứa bé trộm sách trong cửa hàng, bị chủ cửa hàng bắt được liền bắt quỳ giữa cửa hàng đeo tấm biển: Tôi là kẻ trộm Khi người ta không đối xử với nhau bằng chữ tình, chỉ muốn trừng phạt thẳng tay kẻ gây ra bất lợi cho mình, ta thấy người đối xử với người không khác gì những con thú khác đàn giành mồi

Hoặc có trường hợp người cha giết con, nếu chỉ vin theo luật pháp thì người cha kia chắc chắn sẽ bị xử tử hình Nhưng xét trên góc độ tình người, những người xử án tra ra được nguyên do hành động của ông bố là bởi ngăn thằng con trai bất trị lâu nay chuyên trộm cắp, cướp giật lấy tiền hút chích, còn đánh cả mẹ, bà Trong lần ngăn cản con đánh mẹ, đánh vợ, uy hiếp đòi giết cả nhà, ông bố đã buộc phải giết đứa con Người cha sau đó được tất cả dân làng kí đơn xin giảm nhẹ tình tiết và bị tuyên án giảm Luật pháp cũng xây dựng

để phục vụ con người, làm cho cuộc sống con người tốt hơn Chính vì vậy, luật pháp là quan trọng để giữ gìn trật tự, bảo đảm an toàn, công bằng cho cuộc sống mỗi người, nhưng cái đích cuối cùng cũng chính là để tạo ra môi trường sống hoà thuận, giàu tình cảm, tình nghĩa, thân thiện giữa người với người, tất cả mọi người sống yêu thương, đoàn kết thành một khối bền vững

Giữa cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bộn bề, lo toan nhiều thứ, công việc chiếm đa

số thời gian, vậy nên khoảng để mỗi người củng cố tình cảm với gia đình, người thân, hàng xóm, bạn bè ngày càng ít đi Còn đâu cảnh khi hàng xóm có chuyện là cả khu xóm kéo đến giúp đỡ, hỏi thăm, tối tối đưa trẻ con sang nhà nhau nói chuyện Giờ nhà nào cũng đóng cửa

im lìm, có chuyện gì là chỉ báo công an, gọi cứu thương, mọi chuyện có thể tốt hơn nếu lúc

ấy có người hàng xóm phát hiện kịp thời Chúng ta càng lúc càng thấy được ý nghĩa của những câu tục ngữ người xưa truyền dạy

Cả luật pháp và cái tình đều quan trọng, chúng ta cần phải biết cân bằng cả hai để cuộc sống xã hội trở nên văn minh theo đúng nghĩa của nó

[Phong Cầm] – nguồn: butnghien.com

Ngày đăng: 07/06/2015, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w