Do đó, việc xây dựng và triển khai các chương trình tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về BĐKH, TTX cho cán bộ cấp cơ sở trở nên rất quan trọng và mang tính thiết thực vì họ chính là
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN HỒNG VIỆT
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH CHO
CÁN BỘ CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: TS Bạch Quang Dũng
HÀ NỘI – 2018
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Bạch Quang Dũng, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn
Tác giả
Nguyễn Hồng Việt
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu “Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cho cán
bộ các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An” đã hoàn thành tháng 10 năm 2017 Trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS Bạch Quang Dũng đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo Khoa Các khoa học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tác giả cũng chân thành cảm ơn anh, chị, em đồng nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo Việt Nam–Hàn Quốc, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đã hỗ trợ chuyên môn, thu nhập tài liệu liên quan để luận văn được hoàn thành Xin chân thành cám ơn Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (Winrock International) đã tạo điều kiện cho tác giả trong việc khảo sát, thu thập thông tin phục vụ đề tài luận văn
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 5
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận 7
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về nâng cao nhận thức biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh 7
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 7
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 10
1.1.3 Kinh nghiệm đào tạo nâng cao nhận thức cán bộ về biến đổi khí hậu của một số tỉnh, thành phố và đơn vị trong nước 13
1.2 Cơ sở lý luận 16
1.2.1 Một số khái niệm 16
1.2.2 Các văn bản pháp quy về việc đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ 17
Chương 2 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 20
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 20
2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội 22
2.2 Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Nghệ An trong những năm qua 23
2.2.1 Biến đổi và xu thế biến đổi lượng mưa 23
2.2.2 Biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ 25
Trang 6iv
2.2.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực 29
2.3 Tổng quan về tình hình cán bộ của các sở ban ngành tỉnh Nghệ An 35
2.4 Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 36
2.4.2 Thiết kế xây dựng phiếu thu thập số liệu 36
2.4.3 Phương pháp điều tra 36
2.4.4 Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu 37
2.4.5 Phương pháp xây dựng chương trình đào tạo 38
Chương 3 Kết quả nghiên cứu 47
3.1 Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh của cán bộ các sở, ban ngành tỉnh Nghệ An 47
3.1.1 Kết quả khảo sát 47
3.1.2 Đánh giá thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh của cán bộ các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An 47
3.2 Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh cho cán bộ các sở ban ngành 52
3.2.1 Chương trình đào tạo cho cán bộ lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành 52
3.2.2 Chương trình đào tạo cho cán bộ cấp quản lý của các sở, ban, ngành 57
3.2.3 Chương trình đào tạo cho cán bộ chuyên viên, kỹ thuật 62
3.3 Đánh giá nhận thức của cán bộ trước và sau đào tạo 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC
Trang 7v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BĐKH Biến đổi khí hậu
IPCC Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
(Intergovernmental Panel on Climate Change) REDD+ Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng
(Reduced Emission from Deforestation and Forest Degradation) TN&MT Tài nguyên và môi trường
TTX Tăng trưởng xanh
TTg Thủ tướng chính phủ
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)
Trang 8vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Danh sách các sở ban ngành tỉnh Nghệ An 4
Bảng 2.1 Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An 24
Bảng 2.2 Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm Vinh 25
Bảng 2.3 Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm Quỳnh Lưu 25
Bảng 2.4 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) [6] 25
Bảng 2.5 Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [6] 26
Bảng 2.6 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) [6] 27
Bảng 2.7 Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An 27
Bảng 2.8 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) [6] 29
Bảng 2 9 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999 29 Bảng 2.10 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) [6] 30
Bảng 2.5 Ảnh hưởng của Nước biển dâng theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường [6] 34
Bảng 2.12 Các phương pháp tập huấn 45
Bảng 3.1 Đánh giá hiểu biết về tổng quan biến đổi khí hậu 49
Bảng 3.2 Đánh giá hiểu biết về biến đổi khí hậu nguyên nhân và biểu hiện 49
Bảng 3.3 Đánh giá hiểu biết về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 50
Bảng 3.4 Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh 50
Trang 9vii
Bảng 3.5 Chương trình tập huấn cho lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành 54 Bảng 3.6 Chương trình tập huấn cho cán bộ cấp quản lý của các sở, ban, ngành 59 Bảng 3.7 Chương trình tập huấn cho cán bộ chuyên viên, kỹ thuật 64 Bảng 3.8 Kết quả đánh giá nhận thức của cán sau tập huấn 70 Bảng 3.9 Kết quả đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ trước và sau tập huấn đối với kiến thức nâng cao 73
Trang 10viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Chu trình tập huấn 17
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 20
Hình 2.2 Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 12 tháng tại trạm Quỳnh Lưu 24
Hình 2.3 Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 12 tháng tại trạm Vinh 24
Hình 2.4 Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 12 tháng tại trạm Quỳnh Lưu 28
Hình 2.5 Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 12 tháng tại trạm Vinh 28
Hình 2.6 Các bước xây dựng khung chương trình tập huấn 41
Hình 3.1 Tỉ lệ cán bộ đã từng tham gia tập huấn biến đổi khí hậu 48
Hình 3.2 Đánh giá hiểu biết về biến đổi khí hậu với các kiến thức nâng cao 51
Hình 3.3 Nhận thức về Tổng quan biến đổi khí hậu của cán bộ trước và sau tập
huấn 71
Hình 3.4 Nhận thức về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của cán bộ
trước và sau tập huấn 72
Hình 3.5 Nhận thức về kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của cán
bộ trước và sau tập huấn 73
Hình 3.6 Đánh giá nhận thức về kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An của cán bộ trước và sau tập huấn 74
Hình 3.7 Đánh giá nhận thức về các chính sách biến đổi khí hậu và chiến lược
quốc gia về biến đổi khí hậu và thế giới của cán bộ trước và sau tập huấn 75
Hình 3.8 Đánh giá nhận thức về tính dễ tổn thương biến đổi khí hậu của cán bộ
trước và sau tập huấn 76
Trang 11và nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng nhất nhưng cũng là vùng chịu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng như bão, hạn hán, sóng thần, ngập lụt trong mùa mưa, xâm nhập mặn trong mùa khô…Khu vực khác trong đất liền (như Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên) là nơi có địa hình đồi núi cao dễ bị tác động của hạn hán, lũ quét, sạt lở đất, cháy rừng và bệnh tật…
Nghệ An là một trong những tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung Bộ, là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH như nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng lên, lượng mưa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, bão lũ cũng khắc nghiệt hơn, nước mặn lấn sâu hơn vào các sông và xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ ở một số địa phương ven biển…BĐKH không chỉ ảnh hưởng môi trường thiên nhiên nói chung mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tỉnh Nghệ An nói riêng Vì thế phải cần đến sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các cấp và các nhà nghiên cứu trong việc thích ứng với BĐKH, cũng như hoạch định các giải pháp ứng phó với BĐKH phù hợp tại địa phương Các giải pháp ứng phó BĐKH phải được lồng ghép trong tất cả các hoạt động, các chính sách, chiến lược và các quy hoạch phát triển nhằm giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng tiêu cực do BĐKH gây ra
Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã không ngừng thúc đẩy xây dựng các chương trình, cập nhật, sáng tạo các biện pháp để ứng phó với BĐKH và một trong những chiến lược xuyên suốt chương trình ứng phó với BĐKH là nâng cao nhận thức về
Trang 122
BĐKH cho đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương Để ứng phó với BĐKH, trong giai đoạn từ nay đến 2020, các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố sẽ tăng cường giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh nguồn nước; chủ động ứng phó với thiên tai; ngập úng; củng cố đê sông, đê biển và an toàn hồ chứa; tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và hoàn thiện cơ chế, chính sách hành chính về BĐKH; đồng thời huy động sự tham gia của người dân cùng chung tay ứng phó với BĐKH
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu BĐKH ở các sở ban ngành tại các địa phương còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ Khả năng tích hợp các vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành còn hạn chế Đội ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã và nhất là ở vùng miền núi, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số chưa theo kịp sự phát triển chung của xã hội cũng như chưa được trang bị nhiều kiến thức về BĐKH, áp dụng các giải pháp TTX vào hoạt động sản xuất để vượt qua các thách thức nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt trong bối cảnh BĐKH Một số cán bộ, công chức xã trình độ văn hóa còn thấp, dẫn đến khó đào tạo được chuyên môn và nâng cao trình
độ nói chung Một số chức danh chủ chốt của các Hội (Cựu chiến binh, Phụ nữ, Nông dân) đa số lớn tuổi, chưa đạt chuẩn về văn hóa cũng như chuyên môn Nhận thức của một số cán bộ các cấp về BĐKH, TTX chưa đầy đủ, phiến diện cho nên trong chỉ đạo, điều hành thiếu đồng bộ, nhất quán Ý thức tự học, tự đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức các cấp chưa cao, thiếu tự giác trong việc đào tạo, bồi dưỡng Nội dung, chương trình tập huấn, bồi dưỡng về BĐKH, TTX còn hạn chế, chậm đổi mới, chưa phù hợp với các đối tượng, vùng miền Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng bố trí sử dụng, sắp xếp cán bộ, công chức không đúng chuyên môn đào tạo Do đó, việc xây dựng và triển khai các chương trình tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về BĐKH, TTX cho cán bộ cấp cơ sở trở nên rất quan trọng và mang tính thiết thực vì họ chính là những người cầm tay chỉ việc cho người dân trong hoạt động ứng phó với BĐKH và triển khai các chiến lược TTX của địa phương Và đây cũng là một trong những hoạt động quan trọng nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH đã được đề cập đến trong các chương
Trang 133
trình, kế hoạch hành động cấp quốc gia là nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho đại đa số công chức, viên chức nhà nước, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cư
Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được các chương trình nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX phù hợp với trình độ kiến thức, hiểu biết của cán bộ công chức, viên chức Việc xây dựng các chương trình tập huấn liên quan BĐKH, TTX nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về nguyên nhân, tác động của BĐKH, cũng như có thể xây dựng các kế hoạch ứng phó với BĐKH, áp dụng các chương trình chiến lược TTX vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cho các cán
bộ Vì vậy, luận văn được xây dựng với hướng:“Nghiên cứu xây dựng chương
trình nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cho cán bộ các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An”
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra khảo sát, thu thập số liệu về nhận thức và nhu cầu nâng cao nhận thức của cán bộ các sở ban ngành về BĐKH, TTX để phân tích và đánh giá tình hình thực tế
- Nghiên cứu xây dựng các chương trình tập huấn về BĐKH, TTX cho từng nhóm cán bộ để đảm bảo hiệu quả và khả thi
- Đề xuất triển khai thực hiện thí điểm các chương trình tập huấn; đánh giá kết quả đã triển khai trên cơ sở đó xây dựng giải pháp và định hướng tập huấn về
Trang 144
BĐKH, TTX cho các cán bộ địa phương khác
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 2 nhóm đối tượng:
(i) Lãnh đạo của UBND tỉnh, Giám đốc và phó giám đốc các sở và các tổ chức
đoàn thể: đây là nhóm đối tượng quản lý, điều hành, chỉ đạo trực tiếp các công việc của tỉnh (nhóm đối tượng 1)
(ii) Lãnh đạo cấp Trưởng phó phòng, chuyên viên cấp phòng, trung tâm thuộc
các sở của tỉnh Nghệ An (nhóm đối tượng 2)
Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
Nghiên cứu thực trạng nhận thức về BĐKH, TTX của đội ngũ cán bộ các sở
và các tổ chức đoàn thể thuộc tỉnh Nghệ An bao gồm:
Bảng 1.1 Danh sách các sở ban ngành tỉnh Nghệ An
1 Ban Dân tộc 22 Sở Giao thông Vận tải
2 Ban phòng chống bão lụt 23 Sở Kế hoạch và Đầu tư
3 Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam 24 Sở Khoa học & Công nghệ
4 Bảo hiểm xã hội tỉnh 25 Sở Lao động Thương binh và Xã hội
6 Ban chỉ huy bộ đội Biên phòng 27 Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
7 Ban chỉ huy quân sự tỉnh 28 Sở Tài chính
9 Công An tỉnh 29 Sở Tài nguyên & Môi trường
Trang 155
10 Cục Hải quan 30 Sở Thông tin & Truyền thông
12 Cục thuế Nghệ An 32 Sở Văn hoá và Thể thao
13 Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh 33 Sở Xây dựng
14 Đảng ủy các doanh nghiệp 34 Sở Y tế
15 Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh 35 Thanh tra tỉnh
16 Kho bạc nhà nước 36 Trường Chính trị tỉnh
17 Liên minh hợp tác xã tỉnh 37 Văn phòng hội đồng nhân dân
18 Ngân hàng nhà nước tỉnh 38 Văn phòng Tỉnh ủy
19 Sở Ngoại vụ 39 Văn phòng UBND tỉnh
20 Sở Công Thương 40 Viện Kiểm sát tỉnh
21 Sở Giáo dục và Đào tạo 41 Cảnh sát Phòng cháy & chữa cháy
Nguồn: http://nghean.gov.vn
* Phạm vi về thời gian
Số liệu nghiên cứu gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội được thu thập trong giai đoạn 2010- 2015
5 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng kiến thức về BĐKH và TTX của cán bộ các sở ban ngành tỉnh Nghệ An như thế nào?
- Nhu cầu nâng cao nhận thức về BĐKH và TTX của cán bộ ra sao?
- Giải pháp nào để nâng cao nhận thức về BĐKH và TTX của cán bộ các sở
Trang 166
ban, ngành tỉnh Nghệ An?
6 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
- Xây dựng cơ sở thực tiễn về thực trạng kiến thức, nhu cầu nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX của cán bộ địa phương;
- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, xây dựng chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho đội ngũ cán bộ các sở ban ngành tỉnh Nghệ An;
- Nghiên cứu là cơ sở cho việc triển khai chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho cán bộ các sở ban ngành tại các địa phương khác;
- Nghiên cứu này góp phần hỗ trợ các cơ quan cấp địa phương xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, nhận thức sâu sắc và được cập nhật kiến thức mới về BĐKH, TTX để áp dụng vào công việc hàng ngày trong đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
7 Giới thiệu về kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 177
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan các nghiên cứu về nâng cao nhận thức BĐKH, TTX
1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức cũng như tăng cường năng lực thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho cộng đồng cũng như cho các cán bộ chuyên trách, các nhà quản lý Nâng cao nhận thức
về BĐKH đóng một vai trò thiết yếu trong việc tăng khả năng thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH của các cộng đồng, bằng cách cho phép các cá nhân tự đưa ra các quyết định trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH Nâng cao nhận thức BĐKH giúp người học hiểu rõ được nguyên nhân và hậu quả của BĐKH, trang bị cho họ những kiến thức để có thể thích nghi với những tác động của BĐKH gây ra Do đó, các dự án, chương trình nâng cao nhận thức về BĐKH đã được nhiều nước trên thế giới triển khai thực hiện, điển hình như:
Dự án “Nâng cao nhận thức về giải pháp thích ứng BĐKH cho các thị trấn của Cộng hòa Czech áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn của thành phố Na Uy” Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức về các biện pháp thích ứng với BĐKH cho nhóm đối tượng là công chức, nhân viên hành chính công, tổ chức phi chính phủ, công chúng tại các thành phố của Czech và qua đó sẽ giúp họ lồng ghép các biện pháp thích ứng vào việc quản lý thành phố [35]
Dự án “Đánh giá tài nguyên rừng ở Nepal" (2009-2014) bao gồm các tiểu dự
án Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin phục vụ tài nguyên rừng ở Nepal đây là chương trình tập trung vào việc thực hiện hệ thống tích hợp cho đào tạo và chia sẻ dữ liệu cơ bản về tài nguyên rừng, sinh khối, đất cac-bon và đa dạng sinh học ở Nepal Một phần của dự án này là tiểu dự án xây dựng "Nâng cao năng lực công nghệ thông tin phục vụ nghiên cứu tài nguyên rừng "(2009-2012) được hợp tác bởi nhiều tổ chức như Viện nghiên cứu rừng của Phần lan, Phòng nghiên cứu và điều tra rừng Nepal, Đại học Lâm Nghiệp Nepal, Viện điều tra, quy hoạch rừng, Bộ NN&PTNT và Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam Mục tiêu của dự án là nâng
Trang 188
cao năng lực giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng cho Nepal và Việt Nam
Dự án giúp các cơ quan cải thiện khả năng thu thập và phân tích dữ liệu trong việc điều tra và quy hoạch rừng [32]
Chương trình nâng cao nhận thức về BĐKH và các rủi ro của dự án ASPnet
do UNESCO thực hiện tại Ai Cập Mục đích của dự án gồm giáo dục đạo đức thanh niên trong việc sử dụng nước ngọt và các biện pháp phòng ngừa, nghiên cứu các tác động đến xã hội của BĐKH và giải quyết các thách thức mà tác động đó gây ra, nâng cao kiến thức khoa học trong việc sử dụng dữ liệu và thông tin liên quan đến BĐKH, cũng như thúc đẩy việc trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn Nâng cao nhận thức của xã hội và của từng cá nhân về sự nguy hiểm của BĐKH và nóng lên toàn cầu [29]
Dự án Thích ứng với BĐKH và nâng cao nhận thức do Tổ chức TERRA Mileninul III thực hiện tại Rumani với mục đích giới thiệu phương pháp tiếp cận từ dưới lên để giải quyết vấn đề BĐKH Thông qua các kết quả của dự án để nâng cao nhận thức về BĐKH cho các cấp từ cấp địa phương đến cấp quốc gia và từ đó giúp
họ có những hành động để giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH Dự án kết hợp các phương pháp thông tin truyền thông và nâng cao nhận thức đã đem lại những kết quả nhất định như đã cung cấp các tờ rơi, tổ chức các hội thảo, các chương trình đào tạo ngắn hạn hay như các đoạn phim ngắn, triển lãm ảnh về ảnh hưởng và tác động của BĐKH ở Romania [30]
Dự án phát triển Năng lực và Tăng cường thể chế về giảm nhẹ khí nhà kính (GHG) hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện về kiểm kê khí nhà kính cho tổ chức quản lý khí nhà kính (TGO) của Thái Lan do tổ chức JICA thực hiện Dự án được thực hiện từ năm tháng 1 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012 với mục tiêu nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán bộ TGO về giảm nhẹ GHG, đào tạo nâng cao nhận thức về giảm nhẹ GHG cho đội ngũ của TGO, tăng cường năng lực giám sát, quản lý thông tin giảm nhẹ GHG của cán bộ nhân viên TGO trong việc giảm nhẹ GHG [31]
Chương trình nâng cao năng lực và nhận thức về thích ứng với BĐKH cho khu vực của tổ chức Adelphi thực hiện dự án “Phát triển và thử nghiệm thí điểm
Trang 199
các phương pháp tư vấn nhằm tăng cường năng lực và nhận thức của địa phương để thích ứng với BĐKH tại một số nước như Bangladesh, khu vực Trung Mỹ, Marocco và Rwanda Mục tiêu của dự án là phát triển và thực hiện các phương pháp tư vấn, công cụ và thí điểm tại một khu vực cụ thể đối với việc thích ứng với những tác động của BĐKH [20]
Chương trình xây dựng năng lực cho hội nhập BĐKH của tổ chức UNDP thực hiện tại Mbabane, Swaziland Mục đích của chương trình là cung cấp các ý tưởng, kiến thức và năng lực của các tổ chức liên quan trong lồng ghép BĐKH vào các kế hoạch và ra quyết định của các tổ chức [21]
Chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức BĐKH của UNESCO thực hiện Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ các nước thực hiện lồng ghép BĐKH vào hệ thống giáo dục và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về giáo dục BĐKH cộng đồng thông qua các cuộc họp với chuyên gia Cũng như giúp các cơ quan chính phủ, các công ty nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về nguyên nhân, tác động của BĐKH [23]
Chương trình nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe con người do tổ chức WHO thực hiện Mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe con người và hướng dẫn các biện pháp dùng trong y tế công động Cung cấp thông tin cập nhập mới về những rủi ro, tác động mà BĐKH gây ra đối với sức khỏe con người Tạo điều kiện và hỗ trợ cộng đồng trong hành động giảm thiểu phát thải khí nhà kính Nâng cao nhận thức
về tác động của BĐKH sẽ giúp các nhà lãnh đạo, các chuyên gia y tế của địa phương có những hành động, chiến lược nhanh chóng và toàn diện về giảm thiểu
và thích ứng BĐKH để hỗ trợ hoạt động cải thiện sức khỏe và giảm tổn thương do BĐKH gây ra [24]
Có thể nhận thấy rằng, việc nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện Có thể coi đây là một trong những hành động thiết thực để ứng phó với BĐKH toàn cầu của các quốc gia và phát triển kinh tế theo hướng TTX nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia
Trang 2010
1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, với tình trạng cán bộ làm công tác chuyên trách về BĐKH còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn Đặc biệt, đội ngũ làm công tác này ở cấp địa phương được đào tạo chính quy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là lực lượng đầu tiên tiếp cận và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH tại địa phương Điều này, gây ra nhiều lúng túng và thiếu sót trong quá trình thực hiện, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra, kết quả công việc không đạt như mong muốn Để nâng cao hiểu biết và trình độ của cán bộ trong hoạt động ứng phó BĐKH, các bộ ban ngành của Việt Nam đã có những hoạt động, kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức về BĐKH cho cán bộ và phát triển nguồn nhân lực về BĐKH Hiện nay, các bộ ban ngành đã xây dựng và triển khai các chương trình, dự án nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó với BĐKH có thể kể đến một số chương trình như sau:
“Chương trình đào tạo nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó với BĐKH cho cán bộ ngành Công Thương” do trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công thương trung ương thuộc Bộ Công Thương thực hiện trong vòng 24 tháng từ tháng 9 năm
2012 đến tháng 8 năm 2014 phạm vị thực hiện trên toàn quốc Với mục tiêu đào tạo nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực ứng phó BĐKH cho cán bộ ngành công thương từ trung ương đến địa phương Chương trình đã đem lại những kết quả đáng
kể, tuy nhiên chương trình mới được triển khai thực hiện trong phạm vi của bộ Công Thương, chưa có sự tham gia của các Bộ ban ngành khác [2]
Chương trình đào tạo “Ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng” được thực hiện bởi Ban Xây dựng năng lực tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Cơ quan Phát triển
Bỉ tại Việt Nam Chương trình đào tạo đã giúp học viên nhận thức cơ bản: Về thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng hiện đã được áp dụng tại nhiều quốc gia Học viên hiểu biết được đặc điểm, tính chất và tình trạng dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng nông thôn dưới tác động của BĐKH Và những nội dung chủ yếu của truyền thông về BĐKH với các đối tượng truyền thông khác nhau…Tuy nhiên, chương trình được thực hiện tại tỉnh Khánh Hòa và chưa được triển khai nhân rộng ra các tỉnh lân cận [25]
Chương trình nâng cao năng lực thể chế về ứng phó với BĐKH của dự án
Trang 2111
Tăng cường năng lực thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP thực hiện năm 2014 thí điểm tại hai địa phương là Quảng Ngãi (đại diện vùng ven biển) và Lai Châu (đại diện các tỉnh khu vực miền núi) Chương trình đã giúp các cán bộ 2 tỉnh từ cấp sở ngành đến huyện, thị xã nâng cao nhận thức về BĐKH như: BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam; Kịch bản BĐKH của Việt Nam; Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực và các giải pháp ứng phó; Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH Tuy nhiên, chương trình mới dừng lại thí điểm ở 2 tỉnh và cũng đang đề xuất thêm với UNDP để mở rộng hỗ trợ cho các địa phương khác [26]
Dự án “Xây dựng năng lực về BĐKH cho các tổ chức xã hội dân sự” do Đại
sứ quán Phần Lan tài trợ cho nhóm công tác về BĐKH của Việt Nam và mạng lưới
tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và BĐKH thực hiện từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2011 Với mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội, tập trung vào tổ chức phi chính phủ, để ứng phó hiệu quả và lồng ghép hoạt động giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH trong các chương trình liên quan nhằm đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững, lâu dài của Việt Nam Dự
án cũng đã có những hiệu quả nhất định như đội ngũ tập huấn viên về BĐKH được xây dựng và hoạt động hiệu quả, phát huy vai trò truyền thông trong các hoạt động sau này cũng như lồng ghép các kiến thức thu được trong việc lập kế hoạch và triển khai các dự án về BĐKH của tổ chức mình Phát triển hệ thống các cơ sở dữ liệu, tài liệu đào tạo, truyền thông về BĐKH hữu ích và phù hợp với những cán bộ của các tổ chức phi chính phủ/tổ chức xã hội Tuy nhiên các hoạt động của dự án lại chỉ nhắm vào đối tượng là các cán bộ làm tại các tổ chức phi chính phủ của các địa phương [27]
Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức về BĐKH cho bộ máy quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (ưu tiên dân cư ven biển)” thực hiện 2014-2015 Thông qua dự án, nhiều hoạt động truyền thông về BĐKH đã được thực hiện như: điều tra, đánh giá nhận thức về BĐKH của cán bộ quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; diễu hành cổ động và cuộc thi ảnh về BĐKH; truyền thông về BĐKH qua các phương tiện đại chúng; tổ chức hội thảo
Trang 2212
chuyên đề về BĐKH; thí điểm mô hình giáo dục ngoại khóa cho học sinh tiểu học
về BĐKH; truyền thông về BĐKH trên xe bus Theo đánh giá của đơn vị phối hợp thực hiện, Trung tâm Công nghệ ứng phó BĐKH - Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH, sau thời gian triển khai các hoạt động truyền thông về BĐKH, số người có nhận thức về vấn đề này đã tăng lên Ước tính, năm 2015, số người dân hiểu biết,
có kiến thức ứng phó, thích ứng với BĐKH trên địa bàn khoảng 561.430 người, tương đương 46% dân số toàn tỉnh Dự án đã đặt được những kết quả nhất định nhưng các hoạt động của dự án lại chỉ gói gọn trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh, chưa được triển khai tại các tỉnh khác [28]
Dự án Rừng và đồng bằng Việt Nam là một chương trình được tài trợ bởi Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ với mục tiêu giúp thúc đấy sự chuyển đổi của Việt Nam ứng phó với BĐKH để phát triển bền vững và hạn chế phát thải khí nhà kính Với cách tiếp cận nâng cao năng lực tại chỗ cho các tổ chức và cộng đồng địa phương và huy động sự tham gia cộng đồng Dự án gồm 3 hợp phần bao gồm: Hợp phần cảnh quan bền vững với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ Rừng thông qua phương pháp tiếp cận cảnh quan bền vững Các hoạt động chính của hợp phần này sẽ bao gồm việc nâng cao năng lực cho các cơ quan liên quan về lập quy hoạch
sử dụng đất dựa trên cơ sở khoa học và có sự tham gia; áp dụng phương pháp đo lường và kiểm soát trữ lượng các-bon; xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho phát triển rừng từ các dịch vụ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái, hợp tác công tư; thực hiện mô hình trình diễn…Các chương trình tập huấn về phương pháp sẽ kết hợp với việc xây dựng các mô hình trình diễn tại các tỉnh nhằm cung cấp thông tin và bằng chứng từ cơ sở cho các cơ quan chỉ đạo và quản lý chuyên môn tại Bộ NN&PTNT để nghiên cứu xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về những vấn đề tồn tại hiện nay trong việc quản lý rừng, chống mất rừng
và chống suy thoái rừng Hợp phần thích ứng nhằm mục tiêu tăng khả năng ứng phó của các tổ chức và cộng đồng tại đây trước hiểm họa thiên tai trước mắt, đồng thời thực hành các giải pháp ứng phó đối với tác động lâu dài của BĐKH Hợp phần điều phối và hỗ trợ về chính sách ở cấp trung ương được thực hiện tập trung ở cấp trung ương tại Bộ NN&PTNT Đến nay, dự án đã rất hiệu quả trong việc đặt nền móng và xây dựng năng lực nhằm đạt được TTX, quản lý rừng bền vững,
Trang 2313
REDD+ và chi trả công bằng cho các dịch vụ môi trường rừng Dự án đã nâng cao hiểu biết về BĐKH, rủi ro thiên tai và đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của họ và giúp các cộng đồng xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH [29]
Thực tế, các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức BĐKH ở Việt Nam vẫn chưa được triển khai rộng rãi và nhân rộng Các chương trình vẫn chỉ thực hiện thí điểm tại một tỉnh hay một ngành thực hiện, chưa có tính liên vùng, liên tỉnh nên vẫn chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác đào tạo về BĐKH cho cán bộ, cho cộng đồng và cũng như trong các hoạt động phát triển nguồn nhân lực về BĐKH, TTX tại các địa phương Bởi vậy việc đánh giá nhu cầu nâng cao nhận thức BĐKH, TTX tại địa phương là một hoạt động quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh BĐKH hiện nay Để từ đó, xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho cán bộ của từng địa phương
1.1.3 Kinh nghiệm tập huấn nâng cao nhận thức cán bộ về BĐKH của một số tỉnh, thành phố và đơn vị trong nước
* Kinh nghiệm của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tập trung vào các hoạt động: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ
về BĐKH, những tác động bất lợi của BĐKH; định hướng nội dung hoạt động, khuyến khích cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp tích cực tham gia các hoạt động ứng phó với BĐKH; tạo điều kiện để cán bộ, hội viên tiếp cận với các hoạt động ứng phó với BĐKH nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH đến phát triển kinh tế, đời sống sinh hoạt Theo kế hoạch, 3 lớp tập huấn về kiến thức BĐKH sẽ được tổ chức cho 100% cán bộ Hội chủ chốt cấp tỉnh/thành và một số cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện, cấp cơ sở, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của BĐKH Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam cũng sẽ tổ chức cuộc thi viết bài tìm hiểu về BĐKH, những sáng kiến, giải pháp ứng phó với BĐKH, khắc phục hậu quả do BĐKH gây ra Đối tượng tham gia là cán bộ Hội cơ sở - Ủy viên ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở hoặc đại diện nhóm cán bộ Hội từ cơ sở trở lên trong toàn quốc
* Kinh nghiệm của UBND tỉnh Long An trong việc nâng cao năng lực, nhận thức của cán bộ nguồn về BĐKH: Để thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với
Trang 2414
BĐKH của tỉnh với mục tiêu nâng cao năng lực ứng phó BĐKH cho cán bộ lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp huyện Tỉnh Long An đã thực hiện các chương trình đào tạo nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho cán bộ nguồn Đối tượng tham gia là cán bộ chủ chốt của các sở, ban ngành, các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Với mục tiêu chương trình đào tạo là nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về BĐKH cho các cán giúp thực hiện tốt các kế hoạch ứng phó BĐKH
* Kinh nghiệm của huyện Phong Thổ, Tam Đường và TP Lai Châu của tỉnh Lai Châu trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho cán bộ cấp cơ sở Mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận thức của cán bộ cơ sở về BĐKH; chia sẻ kinh nghiệm của địa phương về ứng phó với BĐKH, chính sách nông nghiệp cho ứng phó với BĐKH
* Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh trong hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng
về BĐKH cho cán bộ chuyên trách về BĐKH thuộc các sở, ngành Qua khóa đào tạo, các học viên sẽ được nghe giới thiệu cơ sở khoa học về BĐKH, cập nhật kết quả mới nhất về BĐKH toàn cầu và Việt Nam, các chính sách của Việt Nam về BĐKH, đàm phán BĐKH, đánh giá tác động và thích ứng BĐKH; kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Hà Tĩnh; sử dụng kịch bản trong đánh giá tác động của BĐKH
và quy hoạch; hướng dẫn khai thác, sử dụng thông tin, số liệu về BĐKH.Mục tiêu khóa tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về BĐKHcho các cán bộ chuyên trách, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với BĐKH
* Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn trong việc nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Cục Khí tượng Thủy văn và BĐKH tổ chức chương trình đào tạo “Nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH
và xây dựng, thực hiện cơ chế phát triển sạch”, các học viên là các cán bộ chuyên trách về BĐKH của các sở, ban ngành tỉnh đã được tìm hiểu về các hoạt động thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto trên thế giới và tại Việt Nam; Giới thiệu Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, Chiến lược Quốc gia về BĐKH; Giới thiệu các hoạt động về cơ chế phát triển sạch và hướng dẫn thực hiện cơ chế này Mục tiêu của chương trình đào tạo
Trang 2515
nhằm nâng cao nhận thức cho tỉnh Lạng Sơn hiểu sâu sắc hơn về BĐKH và biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH Đồng thời, chương trình còn giới thiệu các hoạt động về cơ chế phát triển sạch và hướng dẫn thực hiện cơ chế này
* Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng: Hội Liên hiệp Phụ nữ Đà Nẵng phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) tổ chức Hội thảo khởi động dự án nghiên cứu “Mô hình truyền thông về rủi ro do BĐKH và thích ứng tại các cộng đồng ven biển” tại thành phố Đà Nẵng [40] Văn phòng BĐKH phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức lớp tập huấn
“Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về BĐKH và an toàn trước thiên tai” cho đại diện Hội LHPN các quận, huyện và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN 56 xã, phường trên địa bàn thành phố, với tinh thần phụ nữ Đà Nẵng luôn đi tiên phong trong lồng ghép BĐKH
* Kinh nghiệm của sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện nhiệm vụ
“Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tác động và các biện pháp ứng phó với BĐKH
cho cán bộ thuộc các ngành, lĩnh vực, địa phương và cộng đồng dân cư trên địa bàn
Thành phố Hà Nội” Bằng các phương pháp thực hiện như tuyên truyền trên các
phương tiện thông tin đại chúng đến các tầng lớp nhân dân để thay đổi thái độ, sự quan tâm đối với vấn đề BĐKH, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Trung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai tiến hành công xây dựng
và phát hành cuốn "Sổ tay tuyên truyền về BĐKH” Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Trung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai tổ chức 2 cuộc Hội thảo với chuyên đề “Kinh tế xanh trong điều kiện BĐKH” và
“Ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng”; Tổ chức các lớp tập huấn, người tham gia gồm cán bộ chuyên trách của các Sở, Ban, Ngành; các Quận, Huyện, Thị xã; các Xã, Phường, Thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội Nhìn chung nhiệm vụ đã từng bước nâng cao sự nhận thức và tầm nhìn của các cấp quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư về BĐKH và các tác động của BĐKH Tuy nhiên, nhiệm vụ lại mới chỉ được thực hiện tại 1 số quận huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, chưa có sự gắn kết giữa các cơ quan liên ngành cũng như có sự phối hợp của các địa phương lân cận
Trang 2616
Có thể thấy, nhiệm vụ nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX đã được các tỉnh, thành phố thực hiện một cách nghiêm túc Qua hoạt động có thể thấy, việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho cộng đồng, cán bộ đang được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, chưa có sự đồng nhất về phương pháp tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH Do đó, với hướng nghiên cứu xây dựng các chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH tại tỉnh Nghệ An, tác giả hy vọng nghiên cứu này sẽ là cơ sở trong việc xây dựng phương pháp tập huấn như một phương pháp tập huấn chung trong hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho các địa phương khác
- Đào tạo nâng cao nhận thức theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến
thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao [34]
* Chu trình tập huấn nâng cao nhận thức
Tập huấn nâng cao nhận thức có thể được xem như một chu trình liên tục Chu trình này gồm sáu bước, bước trước có sự liên kết với bước sau và tác động tới nhau một cách lô-gíc Sáu bước đó là:
- Phân tích nhu cầu tập huấn
- Thiết kế và chuẩn bị tập huấn
- Chuẩn bị tài liệu tập huấn
- Tiến hành tập huấn
- Đánh giá tập huấn
- Hỗ trợ sau tập huấn
Trang 27Hỗ trợ sau tập huấn
Chu trình tập huấn có thể được biểu diễn thành sơ đồ như sau
Hình 1.1 Chu trình tập huấn
1.2.2 Các văn bản pháp quy về việc đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ
Trong bối cảnh BĐKH như hiện nay, để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, có chuyên môn cao về BĐKH, TTX, bên cạnh các khía cạnh khác nhau của công tác tổ chức cán bộ còn cần phải có các hình thức tập huấn, bồi dưỡng phù hợp nâng cao kiến thức, năng lực cho cán bộ trong công tác BĐKH để đạt được hiệu quả
* Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH với mục tiêu đề ra có nội dung liên quan đến “Nâng cao nhận thức,
trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực”
Tại nhiệm vụ 5 – Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực đã nêu: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội về biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trình độ cao [3]
* Quyết định 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011về việc Phê duyệt chiến lược quốc gia về BĐKH
Trong nhiệm vụ 7 mục C- Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo của Chiến
Trang 2818
lược quốc gia về BĐKH đã nêu: Xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận
và sử dụng thông tin về BĐKH cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm [9]
* Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về Chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Với nội dung chính đầu tiên là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức về ứng phó với BĐKH, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kinh nghiệm ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Đưa nội dung về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục, đào tạo các cấp, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý Trung ương và địa phương
- Xây dựng và thực hiện tiêu chí, chuẩn mực về môi trường trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức môi trường trong xã hội [1]
* Quyết định số 1183/2012/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015: cũng nêu rõ mục tiêu cụ thể cần thực hiện đó là
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH và một trong các giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình đó là phát triển nguồn nhân lực: Tâ ̣p trung công tác đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đến đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước các cấp, sinh viên ngành tài nguyên và môi trường trên phạm vi cả nước
Nhiệm vụ thứ 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2015 là: Phổ biến, tuyên truyền nâng cao kiến thức cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH cho đại đa số công chức, viên chức nhà nước, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cư;
Trang 2919
Trong dự án 3 của Chương trình có mục tiêu: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH với nội dung: Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH [10]
* Kế hoạch ứng phó BĐKH của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020
Trong kế hoạch ứng phó với BĐKH tỉnh Nghệ An: một trong những hoạt động thực hiện kế hoạch ứng phó với BĐKH là công tác nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực về BĐKH, tỉnh Nghệ An xác định:
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin về đường lối, chính sách và tình hình tác động của BĐKH đến các hoạt động của mọi lĩnh vực tài nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp, công thương…; Đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐKH và giải pháp ứng phó, cũng như những thành tựu khoa học
và công nghệ trong nước và trên thế giới về BĐKH;
- Tổ chức các chương trình tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về BĐKH và các giải pháp ứng phó đối với mọi lĩnh vực;
- Nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trong việc quản lý, đánh giá và đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH thông qua các chương trình đào tạo, khoa học công nghệ trong nước và quốc tế về BĐKH [12]
Trang 30Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 1: Thành phố Vinh; 2 thị xã gồm: thị xã Cửa Lò; thị xã Thái Hoà; 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành [19]
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
Nguồn: http://nghean.gov.vn
Trang 3121
2.1.1.2 Địa hình
Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16,490km2 Vùng đồi núi ở phía tây chiếm hơn 80% diện tích gồm 10 huyện và 1 thị xã; Phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển nằm ở phía đông gồm 7 huyện, 2 thị xã và thành phố Vinh Nghệ An có địa hình phức tạp,đa dạng và bị chia cắt bởi các hệ thống sông, suối và các dãy đồi núi Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8% chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có
độ dốc lớn hơn 25% Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2,711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Thị xã Hoàng Mai có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu) [19]
Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh [19]
2.1.1.3 Khí hậu
Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Nghệ An có mức nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 – 24oC Tháng 6 đến tháng 7 là các tháng
có nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 33oC, tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau là các tháng có nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 19oC Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1,200-2,000 mm/năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng Mùa mưa của Nghệ An thường từ tháng 5 đến tháng 10, với lượng mưa tập trung chiếm từ 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng 8 và tháng 9 là tháng mưa nhiều nhất, số ngày mưa từ 15-19
Trang 322.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội
a Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2015 theo phương pháp tính mới ước tăng 7,43% Tốc độ tăng trưởng năm 2015 cao hơn tốc độ tăng trưởng của
3 năm gần đây và cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước (ước 6,68%) Trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp ước tăng 3,97%; công nghiệp - xây dựng ước tăng 10,95%; dịch vụ ước tăng 6,89% so với cùng kỳ
b Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt hơn 1,2 triệu tấn - cao nhất từ trước đến nay và tăng 1,02% so với cùng kỳ Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước đạt 154,99 ngàn tấn, tăng 8,63% so với cùng kỳ
Tính đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 108 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới Trong đó, có xã Thạch Giám (huyện Tương Dương) là xã 30a đầu tiên trên cả nước về đích đạt tiêu chí xã nông thôn mới; ngoài ra thị xã Thái Hòa đang hoàn chỉnh thủ tục để được công nhận là đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới
Trang 3323
c Sản xuất công nghiệp - xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2015 ước tăng 12,2% so với năm 2014; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 14,05% Đây là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây do một số công trình, nhà máy đã đi vào vận hành
và cho ra sản phẩm, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế
d Hoạt động dịch vụ
Lĩnh vực thương mại, du lịch, thông tin truyền thông, vận tải, tài chính ngân hàng phát triển ổn định: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 48.101 tỷ đồng, tăng 11,37%; Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 463,3 triệu USD, tăng 11,86%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 384,03 triệu USD, tăng 5,78% Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 1,33% so với năm 2014
Hoạt động tài chính ngân hàng tiếp tục hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp phát triển Nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 77.050 tỷ đồng, tăng 15%; tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 124.850 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm
xã hội, xóa đói giảm nghèo; có nhiều mô hình sản xuất phát huy tốt góp phần giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 ước còn khoảng 7,5%
2.2 Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Nghệ An trong những năm qua
2.2.1 Kịch bản biến đổi và xu thế biến đổi lượng mưa
a Biến đổi và xu thế biến đổi lượng mưa
Trang 3424
So sánh lượng mưa trung bình năm giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: giữa các thập kỷ có sự khác biệt rõ rệt về lượng mưa năm cũng như của lượng mưa tháng Lượng mưa ở Nghệ An trong 3 thập kỷ cuối thế kỷ XX có xu thế chung là giảm dần (Bảng 2.1) Tại trạm khí tượng Quỳnh Lưu và trạm khí tượng Vinh, ở vùng ven biển, lượng mưa trung bình năm ở thập kỷ 70 lần lượt là Quỳnh Lưu: 16.685mm và tại trạm khí tượng Vinh là 20.257mm nhưng đến năm thập kỷ 90 đã giảm còn 15.402mm và 18.657mm
Bảng 2.1 Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An
Đơn vị tính: mm
T thập kỷ
Trạm R 71-80 Xu thế R 81-90 Xu thế R 91-2000 Xu thế R 2001-2010
Quỳnh Lưu 16.685 Giảm 14.932 Tăng 15.402 Tăng 16.241
Vinh 20.257 Tăng 24.349 Giảm 18.657 Giảm 19.202
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Biến thiên lượng mưa trong 48 năm (1961-2009) trong 12 tháng đều có xu thế giảm trên tất cả các trạm khí tượng ở Nghệ An (Hình 2.2 và hình 2.3)
Hình 2.2 Biến trình tổng chuẩn sai
lượng mưa 12 tháng tại trạm
Quỳnh Lưu
Hình 2.3 Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 12 tháng tại trạm Vinh
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Số ngày có lượng mưa lớn hơn 100mm và lượng mưa ngày lớn nhất cũng giảm
Trang 35Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
b Kịch bản biến đổi về lượng mưa
Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3 - 6% ở các vùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 7 - 10% so với thời kỳ 1980 - 1999 Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam
Trang 36- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm
có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980 - 1999 Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ (Bảng 2.5)
Bảng 2.5 Mức thay đổi lƣợng mƣa (%) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể
tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây Nguyên, Nam Bộ Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6 - 9% ở Tây Bắc, Đông Bắc
và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ so với thời kỳ 1980 - 1999 Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam (Bảng 2.6)
Trang 3727
Bảng 2.6 Mức thay đổi lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ 1980 -1999 theo
kịch bản phát thải cao (A2) [6]
2.2.2 Kịch bản biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ
a Biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ
Đánh giá xu thế biến đổi nhiệt độ thông qua quá trình nhiệt độ tại các trạm trong các thập kỷ gần đây Nói chung, nền nhiệt trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) có sự tăng đều qua từng thập kỷ và cao hơn 3 thập kỷ trước đó Trong các mùa, xu thế biến đổi của nhiệt độ không hoàn toàn như nhau Nhiệt độ mùa hè thể hiện xu thế tăng lên trong 3-4 thập kỷ gần đây Nhiệt độ mùa đông chỉ mới có xu thế tăng lên trong thập kỷ (1991-2000) Giữa các vùng cũng có sự khác nhau về xu thế biến đổi thể hiện qua tương quan so sánh giữa nhiệt độ thập kỷ 1991-2000 với thập kỷ 1981-1990 Theo kết quả tính toán sơ bộ, mức độ tăng trung bình của nhiệt độ trong thời gian qua vào khoảng 0,07-0,15oC/thập kỷ Tại Nghệ
An, biến đổi nhiệt độ tương đối lớn, về mùa đông chênh lệch trung bình nhiệt độ tháng khoảng 2 – 3oC Về mùa hè chênh lệch nhiệt độ trung bình nhỏ hơn, khoảng 1 -2oC [12]
Bảng 2.7 Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An
T thập kỷ
Trạm T 61-70 ∆T 61-70
và 71 - 80
T 80
71-∆T 71-80
và 81 - 90 T 81-90
∆T 81-90
và 91 - 2000
T 2000
91-∆T 91-00
và 2010
2001-T 2010
Tương Dương 23,3 +0,3 23,6 +0,3 23,9 +0,1 24,0 0,0 24,0
Trang 3871-∆T 71-80
và 81 - 90 T 81-90
∆T 81-90
và 91 - 2000
T 2000
91-∆T 91-00
và 2010
2001-T 2010
2001-Quỳnh Lưu 23,3 +0,1 23,7 +0,0 23,7 +0,2 23,9 +0,5 24,4
Vinh 23,7 0,0 23,7 +0,7 24,4 -0,2 24,2 +0,4 24,6
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Tại trạm khí tượng Vinh và Quỳnh Lưu nhiệt độ tăng dần từ 23,7oC (T61-70) lên đến 24,6oC (trung bình 7 năm 2001-2010) tại trạm Vinh và từ 23,3oC (T61-70) lên đến 24,4oC (trung bình 7 năm 2001-2010) tại trạm Quỳnh Lưu ∆T cũng gia tăng qua các thập kỷ tại trạm Vinh và Quỳnh Lưu với ∆T61-70 và 71 – 80 lần lượt là 0,0
và +0,1 nhưng ∆T91-00 và 2001-2010 tăng lên là +0,4 và + 0,5 (Hình 2.4 và 2.5)
Hình 2.4 Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 12 tháng tại trạm Quỳnh Lưu
Hình 2.5 Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 12 tháng tại trạm Vinh
Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Bắc trung bộ, 2011
Trang 3929
b Kịch bản biến đổi khí hậu về nhiệt độ
Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn
so với các vùng khí hậu phía Nam
- Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng
- Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung
bình năm có thể tăng lên 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, trong đó cả tỉnh Nghệ An so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 2.9)
Bảng 2 9 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( o C) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2) [6]
Trang 4030
- Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm
ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 ở vùng Bắc Trung Bộ là 3,6oC (Bảng 2.10)
Bảng 2.10 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( o C) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải cao (A2) [6]
2.2.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực
2.2.4.1 Ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường
Hiện tượng triều cường, nước biển dâng gây sạt lở bờ biển, xâm nhập mặn Nhiều vùng bị mất đất canh tác, đất ở và các loại đất khác, một số vùng đất lại bị thoái hóa do mùa mưa nhiều, rửa trôi các lớp màu, mùa nắng thì hạn hán kéo dài, độ bốc hơi lớn cũng là nguyên nhân gây ra đất bạc màu Ngoài tài nguyên đất thì các loại tài nguyên khác như khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật cũng bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng Đặc biệt là các tài nguyên được phân bố vùng ven biển, là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi mực nước biển dâng cao
Theo kịch bản nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích diện tích của tỉnh Nghệ An bị ngập khi mực nước biển dâng tương ứng với mức nước biển dâng 100 cm (năm 2100, theo kịch bản cao A2) diện tích bị ngập là 6.183,66 ha; nước biển dâng 75cm (năm 2100 theo kịch bản trung bình B2) diện tích bị ngập là 3.673,15 ha; nước biển dâng 30cm (năm 2050 theo kịch bản trung bình B2) diện tích bị ngập là 421,93 ha; nước biển dâng 12cm (năm 2020 theo kịch bản trung bình B2) diện tích bị ngập là 51,05 ha