Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
159 KB
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trên thế giới và ở Việt Nam, văn chương nghị luận có lịch sử từ lâu đời, nó không chỉ gắn với những vấn đề lớn lao trọng đại của đất nước mà còn gần gũi, tác động sâu sắc tới nhận thức tư tưởng của con người trong cuộc sống xã hội hằng ngày. Với vai trò như vậy, văn nghị luận đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông từ lâu, nhưng hiệu quả và chất lượng của các tiết học này vẫn là một vấn đề đáng nói. Đây là loại văn bản của tư duy logic, mang tính lí luận cao nên thường khô và khó. Giáo viên lúng túng về phương pháp giảng dạy, học sinh thiếu hứng thú, thiếu thái độ tiếp thu tích cực bởi vậy các tiết học về văn bản nghị luận đa phần nặng nề hoặc tẻ nhạt, khó đạt được các mục tiêu bài học. Bởi vậy, việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp cho các văn bản nghị luận được xem là một yêu cầu cần thiết để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn, đem lại sự thích thú say mê học tập bộ môn cho học sinh, từ đó góp phần đổi mới toàn diện giáo dục. Một trong những yêu cầu quan trọng của chương trình ngữ văn THPT là hình thành cho học sinh những kiến thức về các kiểu văn bản. Để làm được điều này, theo chúng tôi phải xem khai thác văn bản dựa vào đặc trưng thể loại vừa là nguyên tắc vừa là phương pháp của bộ môn để giúp học sinh không chỉ chiếm lĩnh được kiến thức mà còn có khả năng đọc hiểu các kiểu văn bản cùng thể loại và vận dụng để tạo lập văn bản. Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại vừa góp phần đổi mới phương pháp dạy học vừa đem đến cho người đọc một phương pháp giải mã kí hiệu ngôn ngữ đáng tin cậy. Văn bản Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh không phải là một văn bản mới của chương trình Ngữ văn 11, đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ lâu song đến nay vẫn được xem là một văn bản khó với người dạy và người học, 1 nhất là đối với đối tượng học sinh chất lượng đại trà. Qua thực tế giảng dạy và dự giờ động nghiệp, tôi nhận thấy giáo viên vẫn chưa tìm ra phương pháp dạy tối ưu, vẫn giảng văn bản này như các loại văn bản tác phẩm văn học khác. Để khắc phục điều này, chúng tôi đã cố gắng tham khảo nhiều tài liệu để tìm ra hướng khai thác phù hợp nhằm giúp học sinh đọc- hiểu văn bản một cách hiệu quả gồm: - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 2, Bộ cơ bản, Nxb Giáo dục - Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 2, bộ cơ bản Nxb Giáo dục - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 tập 2 Nguyễn Văn Đường chủ biên, NXB Hà Nội - Kĩ năng Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 11, Nguyễn Kim phong chủ biên, NXB Giáo dục - Tư liệu Ngữ văn 11, Nxb Giáo dục Song chưa có công trình nào nghiên cứu có tính hệ thống đối với vấn đề: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể loại. Vì những lí do trên, chúng tôi xin đề xuất hướng khai thác văn bản Một thời đại trong thi ca theo tinh thần mới: Đọc – hiểu Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể loại. 2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đặc trưng nghị luận, cách đọc hiểu thể loại nghị luận, đọc hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể nghị luận văn chương. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm con đường giải mã văn bản đơn giản, khoa học, hiệu quả, đặc biệt là rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận văn chương để từ văn bản Một thời đại trong thi ca các em có thể tiếp cận các văn bản nghị luận nói chung, thể văn bản nghị luận văn chương nói riêng, từ đó, các em không chỉ chiếm lĩnh tri thức mà còn có thể vận dụng kiến thức để tạo lập các văn bản nghị luận. 2 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Vận dụng nguyên tắc tích hợp thuộc nhiều lĩnh vực khoa học: lịch sử, xã hội học, nghiên cứu-phê bình văn học…và các phân môn Ngữ văn: Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn. 4.2. Sử dụng linh hoạt các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh. 4.3. Đề tài được trình bày bằng hình thức: kết hợp thao tác diễn dịch và quy nạp. B.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Nghiên cứu đặc trưng thể loại văn học là một trong những cách tiếp cận tác phẩm văn học của thi pháp học. Theo Từ điển thuật ngữ văn học ( PGS. Lê Bá Hán, GS. TS Trần Đình Sử, GS Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên): “ thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ, của nhà văn đối với các hiện tượng của đời sống ấy” Thể loại văn học là hình thức tồn tại chỉnh thể của tác phẩm văn học. Bất kì tác phẩm văn học nào cũng là sự thống nhất trọn vẹn các yếu tố và sự thống nhất ấy lại được thực hiện theo những quy luật nhất định, ứng với một nội dung nhất định có một loại hình thức nhất định, tạo cho tác phẩm một hình thức tồn tại chỉnh thể. Bởi vậy, thể loại văn học chính là sự thống nhất giữa một loại nội dung và một dạng hình thức văn bản, một phương thức chiếm lĩnh đời sống. Đây là một trong nững phạm trù cơ bản nhất của sáng tác, nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học. Không một tác phẩm văn học nào lại không thuộc về một thể loại nhất định, và 3 người sáng tác muốn thể hiện quan điểm, tư tưởng của mình trước cđời sống phải lựa chọn ,một cách thức tổ chức nào đó phù hợp. người tiếp nhận muốn giải mã được tầng hàm nghĩa, thông điệp tư tưởng của nhà văn cũng không thể không xuất phát từ đặc trưng của thể loại. 1.1.2. Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó ( chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức…). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…, văn nghị luận tác động vào lí trí, nhận thức và cả tâm hồn người đọc, giúp họ hiểu rõ vấn đề đã nêu ra . - Ngôn ngữ văn nghị luận giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm, chính xác, mang tính xã hội và tính học thuật cao - Xét theo nội dung luận bàn, người ta chia văn nghị luận làm hai thể: văn chính luận ( luận bàn về các vấn đề chính trị, xã hội triết học, đạo đức), văn phê bình văn học ( luận bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật). Văn nghị luận trung đại có các bài chiếu, cáo hịch, bình sử điều trần…Van nghị luận hiện đại gồm các bài tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài bình luận, phê bình, bình luận, bút chiến. 1.1.3. Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. Phê bình văn học được coi như một hoạt động tác động trong đời sống văn học, đồng tời còn được coinhuw một bộ môn thuộc nghiên cứu văn học. Phê bình văn học ưu tiên soi rọi những quá trình, những chuyển động đang xảy ra, trong văn học hiện thời, khảo sát các sản phẩm xuất bản và báo chí, phản xạ với các hiện tượng văn học, sự cảm thụ văn học của công chúng 4 - Do sử dụng chất liệu ngôn ngữ, phê bình văn học có thể trở thành văn học tức là thuộc nghệ thuật ngôn từ nếu tác phẩm đạt tới tính nghệ thuật cao về ngôn từ thẩm mĩ, bộc lộ một phong cách độc đáo, một cái nhìn có chủ kiến. - Các thể tài thường dùng trong phê bình hiện đại: tiểu luận, chân dung văn học, đối thoại phê bình văn học, bút chiến… 1.1.4. Đọc hiểu văn bản nghị luận Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản nghị luận nói chung, văn bản nghị luận văn chương nói chung cần lưu ý bám vào đặc trưng thể loại - Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm nghị luận. Từ đó nhận xét : vấn đề nêu trong tác phẩm xuất phát từ nhu cầu nào của thực tế, có tầm quan trọng như thế nào với cuộc sống, với lĩnh vực được luận bàn. Đối với văn bản nghị luận văn chương, phải xem xét đời sống văn học thời điểm văn bản ra đời, ý nghĩa định hướng, khái quát của văn bản đối với đời sống văn học đó. - Văn nghị luận trước thể hiện những tư tưởng, lí tưởng của con người vì vậy phải nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng theo tiến trình diễn giải, trình bày vấn đề. Nghĩa là phải tóm lược được các luận điểm và xác định mối quan hệ giữa chúng với nhau - Văn nghị luận dùng lí lẽ và dẫn chứng tác động, thuyết phục người đọc cả về lí trí và tình cảm vì vậy phải làm rõ và cảm nhận được tâm tư, tình cảm, các sắc thái của cảm xúc, những cung bậc của tình cảm tác giả vốn là mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm nghị luận. - Phân tích nghệ thuật lập luận, cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngữ, tác dụng của các biện pháp đó với từng vấn đề được trình bày trong nội dung tác phẩm. - Nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận về cả hai phương diện: nghệ thuật biểu hiện và nội dung tư tưởng. Có thể rút ra những bài học sâu sắc từ tác phẩm nghị luận được học 5 Nghiên cứu và giảng dạy văn bản nghị luận cần vận dụng nguyên tắc tích hợp, kết hợp tư duy liên ngành, đặc biệt là kiến thức lịch sử và xã hội học, tích hợp với phân môn Tiếng Việt và Làm văn trong quá trình đọc hiểu văn bản. 1.2.Cơ sở thực tiễn. Một thời đại trong thi ca là văn bản đạt đến giá trị mẫu mực của công trình khoa học và văn chương nên dù đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn THPT từ lâu song văn bản này vẫn được đánh giá là khó. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp ở những năm học trước, chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên tỏ ra lúng túng trong việc định hướng tiếp cận văn bản cũng như phương pháp giảng dạy. Học sinh nắm kiến thức lơ mơ, không nhận diện được các yếu tố lập luận của văn bản hoặc nhầm lẫn, không phân biệt được văn bản chính luận và nghị luận văn chương… Để minh chứng cho điều này, chúng tôi đã tiến hành làm cuộc khảo sát nhỏ với học sinh 2 lớp 11A, 11C sau khi các em học văn bản Một thời đại trong thi ca. Câu hỏi 1: Một thời đại trong thi ca là tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình hay là văn bản nghị luận văn chương. Câu hỏi 2: Hãy xếp các văn bản sau thành hai hệ thống căn cứ vào nội dung luận bàn: Bình Ngô đại cáo, Chiếu cầu hiền, Tựa “ Trích diễm thi tập”, Một thời đại trong thi ca, Mấy ý nghĩ về thơ, Phong cách Hồ Chí Minh, Chiếu dời đô, Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn Laphôngten. Câu hỏi 3: qua văn bản Một thời đại trong thi ca em biết gì về thể nghị luận văn chương. 6 Kết quả: 11A(45 học sinh) 11C( 43 học sinh) Câu Đúng Sai Đúng Sai 1 18 (40%) 27 ( 60%) 25 (58%) 18 (42%) 2 20 (44,4%) 25 (55,6%) 14 (31,1%) 29 (68,9%) 3 5 (11,1%) 40 (88,9%) 7 (15,5%) 36 (84,5%) Bảng thống kê cho thấy, phương pháp đọc-hiểu truyền thống khiến tỉ lệ học sinh không nắm vững kiến thức khá cao: 30-80% Trước thực trạng trên chúng tôi thấy cần thiết hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca và các văn bản văn học khác theo đặc trưng thể loại để giúp các em không chỉ hiểu đúng văn bản mà còn được cung cấp kĩ năng đọc-hiểu văn bản khác cùng thể loại. 2. Định hướng Đọc – hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể loại. 2.1. Đặc điểm bài học Văn bản Một thời đại trong thi ca là một bài tiểu luận phê bình văn học thuộc thể nghị luận văn chương. Văn bản này không chỉ mẫu mực cho nghệ thuật lập luận của nghị luận hiện đại mà còn rất tiêu biểu cho kiểu bài phê bình văn học- nghị luận văn chương, thể hiện phong cách viết tiểu luận phê bình tinh tế và tài hoa của Hoài Thanh. Bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca cùng cuốn Thi nhân Việt Nam đã đưa ngành phê bình Việt Nam còn mới mẻ lên một trình độ cao. Vì đây là một bài nghị luận văn chương vì vậy khi hướng dẫn học sinh đọc – hiểu cần bám vào đặc trưng thể loại, làm rõ tính khoa học và tính văn chương của văn bản. 2.2.Thiết kế giáo án thử nghiệm 7 A. Mục tiêu bài học: giúp học sinh nắm được 1. Kiến thức: - Về nội dung: hiểu được quan điểm của Hoài Thanh về tinh thần Thơ Mới trên cả hai bình diện văn chương và xã hội - Về nghệ thuật: những nét đặc sắc trong cách nghị luận của Hoài Thanh 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu một văn bản nghị luận văn chương: nhận diện và phân tích được các yếu tố lập luận, nghệ thuật lập luận, đánh giá được giá trị văn bản - Vận dụng kiến thức vào quá trình tạo lập văn bản, kĩ năng trao đổi, tranh luận các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. 3. Thái độ: nghiêm túc, tích cực. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: chân dung Hoài Thanh, cuốn Thi nhân Việt Nam; SGK, giáo án, tài liệu tham khảo - Học sinh: bài soạn, SGK, tài liệu tham khảo C. Phương pháp : đọc diễn cảm, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học Giáo viên dẫn vào bài: Ở những tiết học trước bằng việc khám phá ba bài thơ xuất sắc của ba nhà thơ lãng mạn,ba gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ Mới - Xuân Diêu, Huy Cận và Hàn Mặc Tử, các em đã hình dung phần nào diện mạo của phong trào Thơ Mới. Hôm nay, cô trò chúng ta sẽ đến với một áng văn nghị luận mẫu mực, tinh tế, tài hoa bậc nhất của nến phê bình văn học Việt Nam viết ró hơn về Thơ Mới, một trích đoạn trong tiểu luận Một thời đại trong thi ca của nhà phê bình văn học Hoài Thanh trích trong công trình thế kỉ Thi nhân Việt Nam. Với văn bản này, các em sẽ một lần nữa đến với thể loại nghị luận, thể nghị luận văn chương để thấy được vẻ đẹp trí tuệ và văn chương của tác phẩm. 8 Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và đoạn trích. Tóm tắt những nét chính về cuộc đời Hoài Thanh? ? Em hãy giới thiệu vài nét về tác phẩm Thi nhân Việt Nam ? Em biết gì về tiểu luận Một thời đại trong thi ca: nội dung, thể tài Gv khái quát về nghị luận văn chương: Thể văn này thuyết phục người đọc vừa bằng tư duy lô-gic sắc sảo I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả: Hoài Thanh (1909 - 1982) a. Cuộc đời: - Xuất thân gia đình nhà nho nghèo - Quê: Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An. - Trước cách mạng: tham gia phong trào yêu nước, bị bắt. - Viết văn từ những năm 30 thế kỉ 20 - Cách mạng tháng 8: tham gia khổi nghĩa sau đó hoạt động trong ngành văn hóa Nghệ thuật b. Sáng tác: - Là nhà phê bình xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại - Tác phẩm: Thi nhân Việt Nam; Văn chương và hành động; Có một nền văn hóa Việt Nam 2. Tác phẩm: Thi nhân Việt Nam - Công trình biên khảo về phong trào thơ mới 1932- 1945. + Nghiên cứu + Phê bình + Tuyển thơ - Viết năm 1942. - Một thời đại trong thi ca: + Đầu cuốn TNVN, gần 45 trang in + Nội dung: Tổng kết một cách sâu sắc phong trào thơ mới. + Thể tài: tiểu luận- thuộc thể phê bình văn học 9 của tác giả vừa bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ khoa học, chính xác đạt đến tính nghệ thuật của ngôn ngữ văn chương. Bài tiểu luận này của Hoài Thanh cò thể xem là áng danh văn nghị luận dạt dào chất thơ của một tâm hồn nghệ sĩ với khát vọng lấy hồn tôi để hiểu hồn người. ? Các em đã học các tác phẩm nào cùng thuộc thể phê bình văn học Hs trả lời được: Mấy ý nghĩ về thơ ( Nguyễn Đình Thi), Phong cách Hồ Chí Minh ( Lê Anh Trà), Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La phông ten ( Hi-pô- lít-Ten) ? Vị trí và nội dung đoạn trích ? Căn cứ vào mạch lập luận, có thể chia văn bản thành mấy phần lớn, đại ý 3.Đoạn trích: - Vị trí: thuộc phần cuối bài tiểu luận.bàn về cái mà tác giả cho là quan trọng hơn cả: tinh thần thơ mới - Bố cục:2 phần + Phần 1: Từ đầu….nhìn vào đại thể: Nêu vấn đề :đi tìm tinh thần thơ mới, những khó nhăn và phương pháp thực hiện 10 [...]... pháp đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại, tỉ lệ học sinh hiểu bài, nắm kiến thức hơn gấp ba lần so với lớp không áp dụng, tỉ lệ học sinh không hiểu bài rất thấp Phương pháp đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại có nhiều ưu điểm, có tính khả thi cao C KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1 KẾT LUẬN: 1.1 Đối với giáo viên dạy văn, cần nắm vững đặc trưng thể vì nó là yếu tố quan trọng để làm nên thành công của một. .. cụ thể, học sinh biết cách đọc hiểu các văn bản khác cùng thể loại Làm được điều đó, giáo viên đã thành công với vai trò người hướng dẫn, tổ chức, rèn luyện kỹ năng học tập cho học sinh 2 ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: 2.1 Với giáo viên - Không chỉ riêng Một thới đại trong thi ca, với các văn bản văn học khác trong chương trình, khi hướng dẫn HS đọc hiểu, GV nên bám sát đặc trưng thể loại - Trong giờ dạy đọc. .. hai thời đại thi ca quan điểm của mình + Thơ cũ ( thơ ca trung đại) : thời chữ ta gắn liền với ý thức gia đình, quốc gia, đoàn thể, cộng đồng + Thơ mới : thời cái tôi gắn liền với ý thức cá ? Các em đánh giá như thế nhân, cái riêng nào về quan điểm mà Hoài → Quan điểm sâu sắc, chính xác thể hiện sự Thanh đề xuất am hiểu tường tận của người viết về văn hóa xã hội, thi pháp thơ trung đại và thơ hiện đại. .. tượng nghiên cứu 2 3 Mục đích nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 3 B NỘI DUNG ĐỀ TÀI 3 1 Cơ sở khoa học 3 21 1.1Cơ sở lí luận 3 1.2 Cơ sở thực tiễn 6 2.Định hướng đọc hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể loại 7 2.1 .Đặc điểm bài học 7 2.2.Giáo án thực nghiệm 2.3 Kết quả thực nghiệm sư phạm 18 C.KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT 20 1 Kết luận 20 2 Đề xuất, kiến nghị 20 22 ... của người viết Câu 1:Hệ thống hóa nội dung bài học 17 Điều đó thể hiện như thế Nội dung : tinh thần thơ mới nào trong văn bản Một thời đại trong thi ca Cái tôi với nghĩa tuyệt đối Bi kịch ngấm ngầm trong tâm hồn Nghệ thuật lậpluận Câu 2: Qua văn bản người đọc thấy thấp thoáng cái tôi trữ tình của người viết: sắc sảo trong tư duy, tài hoa trong ngòi bút, duyên Khoa học, chặt chẽ: Giàu tính nghệ thuật,... dạy 1.2 Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại đáp ứng được nhu cầu giữa dạy và học cho giáo viên, học sinh - một phương pháp không hoàn toàn mới lạ song phù hợp với trình độ giáo viên, khả năng tiếp nhận 1.2.3 Phương pháp này không đòi hỏi nhiều phương tiện dạy học, giảm chi phí, đạt hiệu quả cao: học sinh không những chỉ được cung cấp về kiến thức mà còn 19 thành thục về kỹ năng đọc hiểu Từ một văn... trưng thể loại - Trong giờ dạy đọc văn, trước khi đi vào khai thác tác phẩm, GV nên cung cấp cho HS kiến thức về đặc trưng thể loại để các em có cơ sở tích cực , chủ động trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức - Với mỗi văn bản, GV có thể linh hoạt trong cách tổ chức giờ đọc hiểu và sáng tạo trong thi t kế giáo án, không nên áp dụng máy móc, cứng nhắc các phương pháp tránh gây ra sự phản cảm cho việc tiếp... Trứ, thơ Xuân Gv hướng dẫn hs đọc đoạn: Diệu -đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại thơ mới “Đời chúng ta…nao nao : toát lên cái khổ sở, thảm hại của một thế hệ theo hồn ta” ? Ở đoạn văn này, Hoài Thanh đã phân tích như thế + Cái tôi bế tắc và bi kịch: đặt cái tôi trong mối nào về bi kịch tinh thần của quan hệ với thời đại, với tâm lí của thế hệ thanh cái tôi thơ mới niên đương thời, Hoài Thanh đã khái quát... dung có thể phát hiện hệ thống luận điểm Luận đề: đi tìm tinh thần Thơ Mới Luận điểm: 1.Nguyên tắc, phương pháp nhận diện tinh thần thơ Mới 2.Tinh thần thơ Mới: sự xuất hiện và vận động của cái tôi, đặc điểm của cái Tôi trong Thơ Mới Hoạt động 2: Hướng dẫn II Đọc - hiểu đoạn trích : hs đọc hiểu chi tiết văn 1.Nguyên tắc, phương pháp đi tìm tinh thần bản Thơ Mới Gv hướng dẫn và gọi một học sinh đọc đoạn... ?Tác giả đã nêu ra cách bài thơ dở vốn dĩ thời nào cũng có mà phải nhận diện như thế nào? sánh bài hay với bài hay và phải nhìn vào đại thể để thấy cái đặc sắc của thi ca mỗi thời đại 11 ? Đánh giá vê quan điểm → Quan điểm phê bình khách quan, đúng đắn, nhận diện sâu sắc, bắt nguồn từ cái nhìn biện chứng về Gợi: chủ quan hay khách sự vận động phát triển của thể giới khách quan, chính xác không, dựa . Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể loại. 2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đặc trưng nghị luận, cách đọc hiểu thể loại nghị luận, đọc hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca theo đặc. đọc – hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể loại. Vì những lí do trên, chúng tôi xin đề xuất hướng khai thác văn bản Một thời đại trong thi ca theo tinh thần mới: Đọc – hiểu. Đọc – hiểu văn bản Một thời đại trong thi ca theo đặc trưng thể loại. 2.1. Đặc điểm bài học Văn bản Một thời đại trong thi ca là một bài tiểu luận phê bình văn học thuộc thể nghị luận văn chương.