1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THƠ 1975 2000 và XU HƯỚNG HIỆN đại hóa

45 3.5K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

THƠ 1975-2000 VÀ XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓA.

1 NHỮNG TÌM TÒI ĐỔI MỚI THEO XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓA TRONG THƠ 1975-2000 MỤC LỤC 2 1. Cơ sở xã hội ý thức thẩm mỹ cho một nền thơ đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa 1.1 Hiện thực xã hội Sự kiện lớn nhất của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XX là chiến thắng mùa xuân 30/4/1975. Kể từ đó, đất nước ta được giải phóng nhưng bối cảnh chính trị - xã hội mới đã đưa nhà nước Việt Nam non trẻ bước vào một giai đoạn khó khăn, đầy thử thách. Những hậu quả của chiến tranh vẫn còn để lại việc đưa đất nước phát triển sau chiến tranh thực sự là vấn đề rất nan giải. Đồng thời, nhân dân ta phải đối đầu với hai cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc (17/2/1979-18/3/1979) biên giới phía Tây Nam (12/1978-1/1979). Nước ta bị bao vây về kinh tế. Trong những năm đầu của thập kỷ 80, việc áp dụng mô hình kinh tế bao cấp theo “đàn anh” Liên Xô đã bộc lộ những ưu – khuyết điểm sự không phù hợp với tình hình đất nước Việt Nam bấy giờ. Chính vì vậy, trong Đại hội Đảng lần VI vào tháng 12 năm 1986, Đảng ta đã đưa ra quyết định đổi mới. Trong đó, Việt Nam sẽ chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới được khởi xướng vào năm 1986 là một sự kiện trọng đại làm thay đổi cuộc sống nước ta vốn đã có lúc rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Mặt khác, tình hình quốc tế có nhiều biến động. Đặc biệt là sự đổi mới của hệ thống xã hội chủ nghĩa với sự tan rã của Liên Xô các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa (1990) đã làm thay đổi căn bản cục diện thế giới. Điều đó trở thành thử thách trong bối cảnh mới của đất nước Việt Nam. Chính bối cảnh xã hội đó đã có tác động trực tiếp đến tình hình văn học 1975-2000 mà đặc biệt là đối với thơ ca. Suốt những năm tháng đất nước ta kiên trì chiến đấu để giành được độc lập tự do, miền Bắc tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội dồn sức để miền Nam chiến đấu. Điều 3 được đặt lên hàng đầu lúc bấy giờ là lợi ích của đất nước, của nhân dân cái chung mang tính xã hội. Văn học cũng theo con đường đó để phản ánh hiện thực-phục vụ đất nước. Nhưng khi đất nước được độc lập cũng là lúc cái tôi cá nhân trước đây bị đặt xuống hàng thứ yếu, có điều kiện được bộc lộ mình, được thể hiện mình. Mặt khác, công cuộc đổi mới của Đảng Nhà nước cũng có tác động tích cực trong nhận thức của các nhà văn lúc bấy giờ. Cuộc gặp của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với các văn nghệ sĩ năm 1987 đã thổi một luồng sinh khí mới vào văn học có tác động tích cực đến tinh thần của người cầm bút, đặc biệt là ý thức tự cởi trói trong tư duy sáng tạo. Quá trình đổi mới với chủ trương hòa nhập với thế giới của Đảng Nhà nước ta cũng mở ra nhiều cơ hội mới, nhiều sự thay đổi trong nhận thức của người cầm bút. Tình hình thế giới nhiều biến động, văn học thế giới đã có những bước tiến trên con đường sáng tạo, cách tân về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Bối cảnh đó tác động tích cực đến chủ trương tìm tòi, đổi mới trong văn học Việt Nam 1975-2000, đặc biệt là về thơ ca. 1.2 Những tiền đề về ý thức thẩm mỹ Không chỉ dựa trên những tiền đề về cơ sở hiện thực xã hội, sự chuyển mình của văn học Việt Nam 1975-2000 còn có tiền đề từ ý thức thẩm mỹ. Đầu tiên, không thể không kể đến sự thức tỉnh phát triển của cái tôi cá nhân, của ý thức cá nhân trong tâm thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Ý thức cá nhân của người nghệ sĩ không phải là điều chưa từng thấy trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Ngay từ thời kỳ văn học trung đại, thời kỳ mà thi pháp của văn học đã chủ trương “tính phi ngã” thì cái cách “Mời trầu” của Bà Chúa thơ Nôm không khỏi ấn tượng: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi” (Mời trầu) 4 Ý thức cá nhân đó thực sự bừng tỉnh với phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945 với ông hoàng thơ tình yêu-Xuân Diệu. Cái tôi trong thơ Xuân Diệu được đề cao đến tận cùng của nó. Điều đó vừa như một sự phản kháng với thơ cũ, lại vừa như sự đề cao ý thức cá nhân một cách tuyệt đối: “Ta là một, là riêng, là thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta.” (Hy Mã Lạp Sơn) Với văn học Việt Nam 1975-2000, cái tôi ấy sau một thời gian dài bị đè nén, bị kìm hãm trong cái tôi chung của đất nước, nay lại trở về với chính cái bản thể vốn có của mình. Thứ hai, những tìm tòi đổi mới trong thơ Việt Nam 1975-2000 còn có cơ sở từ những đổi mới trong quan niệm thơ. Sau 1975, những đổi mới về quan niệm thơ rất đa dạng, có lúc đối lập nhau một cách dữ dội. Nếu như thời kỳ Thơ Mới 1932-1945 có sự tranh cãi gay gắt giữa “Nghệ thuật vị nghệ thuật” hay “Nghệ thuật vị nhân sinh” thì nay, thời kỳ 1975-2000 lại diễn ra cuộc tranh luận quan niệm về thơ. Trước đây, văn học nghệ thuật là một công cụ đắc lực cho cách mạng: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Hồ Chí Minh). Trong Nhật ký trong tù, thơ trở thành một “người bạn tinh thần” giúp người tù vượt qua những tháng ngày khổ sai. Bài thơ “Khai quyển” (Mở đầu tập nhật ký) đã thể hiện rõ điều đó: “Lão phu nguyên bất ái ngâm thi Nhân vị tù trung vô sở vi Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật 5 Thả ngâm thả đãi tự do thì” (Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.) Nhìn chung, thơ trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho sự nghiệp, tuyên truyền, giải phóng đất nước. Mặt khác, vai trò của thơ còn có phần bị xem nhẹ khi dường như tính giải trí của thơ chỉ được đề cao. Tuy nhiên, khi chiến tranh đã kết thúc, con người không thể sống mãi trong trạng thái tinh thần nhuộm màu sử thi hào hùng mà phải trở về với thực tại, với trạng thái đời thường. Sự trở về này là sự chuyển biến mang tính tất yếu, khách quan. Nhà thơ Thu Bồn quan niệm rằng: “Thơ xin trọn đời là thơ nhưng sức vóc hơn xưa, giản dị hơn xưa, lắng đọng hơn xưa. Thơ có thể là dao, là búa tạ nhưng thơ cũng có thể là kim chỉ, làm em (…) Thơ viết trên lá tre rì rào, thơ tạc trên đá tảng, thơ mọc theo vầng trăng khuyết, thơ ngủ trên ngực em thẹn thùng má đỏ, hạnh phúc khổ đau này xin tặng hết cho thơ”. Đặc biệt, văn học 1975-2000 đã xuất hiện quan niệm mới về thơ. Đó là thơ, cũng là một thứ để chơi: “Chơi trong đổi mới, chơi trong tìm tòi” (Hải Bằng). Trước đây, thi pháp văn chương trung đại có ảnh hưởng lớn đến thơ, cho rằng đã là thơ đương nhiên phải là loại “Thơ dĩ ngôn chí”. Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn Văn Siêu-một danh sĩ thời Nguyễn cho rằng: “Thơ có hai loại: Loại đáng thờ loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người, loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương mà thôi”. Nhưng đến thời kỳ 1975-2000, loại “Chuyên chú ở văn chương” ấy được đề cập đến một cách thẳng thắn, không che dấu. Hoàng Hưng trong “Thơ mới thơ hôm nay” nhận xét rằng: “Thượng Đế đã ban cho chúng ta một thứ 6 của cải quý báu vô ngần là ngôn ngữ thì tại sao chúng ta không tiêu xài cho đã. Ngôn ngữ trong tay người làm thơ cũng như cây que, những chiếc vòng trong tay trẻ con. Chúng có thể biến hóa nên bao nhiêu trò chơi mà trò chơi nào rồi cũng chóng chán, cũng đòi người chơi phải bày ra trò chơi mới, khác đi”. Thơ hiện đại sau đổi mới có xu hướng giải thoát cho thơ khỏi mọi sứ mệnh để chỉ còn là cái mã nghệ thuật mà thôi. Mặt khác, sau năm 1975, quan hệ giữa thơ hiện thực cuộc sống đã được nhận thức lại. Giờ đây, hiện thực phải được nhận diện một cách toàn vẹn cả về những mặt tốt đẹp lẫn những mặt khuất lấp. Chính vì vậy, thơ ca Việt Nam 1975-2000 hình thành một dòng thơ thế sự với cảm hứng sự thật. Tuy còn mang nhiều yếu tố truyền thống như quan niệm thơ phải tạo nên sự xúc cảm nhưng nhìn chung, quan niệm về thơ Việt Nam 1975-2000 đã có nhiều thay đổi. Cùng với sự trở về của ý thức cá nhân, những quan niệm mới về thơ đã tạo nên những tìm tòi, đổi mới cho thơ Việt Nam hiện đại mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau của đề tài. 1.3 Lực lượng sáng tác Có 4 thế hệ: • Thế hệ tiền chiến (Trước chiến tranh): Những thế hệ nhà thơ lớn tuổi, nhưng có những đóng góp bất ngờ cho văn học Việt Nam sau năm 1975, như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ… • Thế hệ chống Pháp: Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, Dương Tường… với nhiều cách tân mới mẻ. • Thế hệ chống Mỹ: Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Vũ Quần Phương, Lưu Quang Vũ, Lâm Thị Mỹ Dạ, Xuân Quỳnh… • Thế hệ đổi mới (Sau năm 1975): Thảo Phương, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Phan Huyền Thư, Văn Cầm Hải, Nguyễn Hữu Hồng Minh… 2. Những tìm tòi theo xu hướng hiện đại hóa trong thơ Việt Nam 1975-2000 2.1 Về khái niệm thơ hiện đại 7 Để hiểu được khái niệm “Thơ hiện đại” trong thơ Việt Nam, trước hết chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu, làm rõ một số khái niệm như “Hiện đại”, “Hiện đại hóa” “Chủ nghĩa hiện đại” trong văn học nghệ thuật nói chung thơ nói riêng. “Hiện đại”: Là thuật ngữ chỉ một trào lưu triết học-mỹ học trong triết học văn nghệ thế kỷ XX, phản ánh sự khủng hoảng của thế giới tư bản hệ ý thức do nó tạo ra. “Hiện đại” gắn liền với một giai đoạn bộc phát của sự tiếp xúc Đông-Tây. Ở phương Tây, khái niệm “Hiện đại” được gắn với nhiều mốc thời gian khác nhau như từ cuối thế kỷ XVII hoặc giữa thế kỷ XVIII. Dần dần, người ta thống nhất gắn khái niệm này với thời đại các xã hội tư sản châu Âu thế kỷ XVIII thế kỷ XIX. Trong đó, xã hội “Hiện đại” được xem là đi đôi với sản xuất công nghiệp hóa. Hiện đại hoá văn học là đưa nền văn học dân tộc từ quỹ đạo của văn học khu vực chuyển sang quỹ đạo chung của nền văn học tiên tiến trên phạm vi toàn thế giới (GS Nguyễn Đình Chú). Nó vừa thuộc hình thức vừa thuộc nội dung của văn học. Công cuộc hiện đại hóa văn học là một bộ phận của hiện đại hoá văn hoá. Hiện đại hoá văn hoá và hiện đại hoá văn học là yêu cầu khách quan, tất yếu, có quan hệ mật thiết với nhau. Khái niệm hiện đại hoá (Tiếng Pháp: Moderniser): Thuật ngữ văn hoá học dùng để xác định quá trình vận động từ xã hội tiền công nghiệp dựa trên truyền thống tới một hệ thống kinh tế chính trị, cũng như văn hoá tiêu biểu cho sự phát triển của các nước tư bản ( ) Những yếu tố cơ bản của quá trình này là: - Khả năng sử dụng những kỹ thuật hiện đại trong những ngành then chốt của sản xuất được đẩy mạnh. - Hình thức tiêu thụ được mở rộng, những điều kiện mới (về xã hội, chính trị, văn hoá) được phát triển. - Nền sản xuất mới được hình thành. 8 - Nắm vững những kiểu dạng mới của sinh hoạt tinh thần (kiểu tư duy mới) Khái niệm “Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ thuật”: Là thuật ngữ dùng để chỉ những khuynh hướng, trào lưu, trường phái văn học, nghệ thuật không tiếp tục truyền thống chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX, từ những trào lưu nảy sinh trước hoặc sau đại chiến I. “Chủ nghĩa hiện đại” chủ trương cắt đứt với các truyền thuyết lãng mạn của thơ văn trước đó, đưa ra những quan niệm phương pháp sáng tác mới như: Chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa vị lai…Ngoài ra, “Chủ nghĩa hiện đại” còn dùng chỉ các trào lưu tiểu thuyết Mới, kịch phi lý xuất hiện sau thế chiến thứ II. “Chủ nghĩa hiện đại” phê phán chủ nghĩa hiện thực. Theo những nghệ sĩ của “Chủ nghĩa hiện đại” thì chủ nghĩa hiện thực chỉ là sự mô phỏng bị lệ thuộc vào thực tại. Với họ, nghệ thuật phải mổ xẻ cuộc sống. Như vậy, “Chủ nghĩa hiện đại” trong văn học có một nội hàm rộng, nó bao hàm nhiều khuynh hướng, trào lưu khác nhau. “Chủ nghĩa hiện đại” tập trung biểu hiện bí ẩn nội tâm tiềm ý thức của nhân vật. Nhân vật được miêu tả cũng không phải sống trong hoàn cảnh thông thường, mà sống trong hoàn cảnh khác thường, quái dị, hoang đường, trong hoàn cảnh bị bóp méo. Cách hiểu khái niệm “Hiện đại” sự ra đời của “chủ nghĩa hiện đại” trong văn học nghệ thuật đã trở thành cơ sở để đi đến khái niệm về “văn học hiện đại”. Khái niệm “Văn học hiện đại”: Đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm “Văn học hiện đại” mà chỉ có một số định nghĩa riêng biệt của các học giả: GS Lê Ngọc Trà: “Văn học hiện đại đó là quá trình biến đổi của văn học Việt Nam để có được diện mạo như ngày hôm nay (đề tài, chủ đề, cảm xúc thẩm mĩ). Văn học hiện đại không chỉ bao hàm cái mới mà còn hướng tới cái triển vọng: “Bản chất của giá trị hiện đại không chỉ chứa đựng trong cái mới mà còn bao hàm ý nghĩa về cái 9 triển vọng, cái của tương lai” (mang những giá trị của xã hội công nghiệp)”. (“Về khái niệm hiện đại hóa trong văn học”, Tạp chí Văn học số 6/2000) Theo GS Nguyễn Đăng Mạnh: “Văn học hiện đại có nghĩa là thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại để xác định một hệ thống thi pháp mới, thi pháp văn học hiện đại”. “Văn học hiện đại” phải thoát khỏi 3 đặc điểm của thi pháp văn học trung đại là: - Thoát khỏi hệ thống ước lệ dày đặc, phức tạp nghiêm ngặt-những ước lệ mang tính chất uyên bác, cách điệu, sùng cổ phi ngã. - Vượt qua triết lí “Thiên nhiên nhất thể”. Con người là một mảnh của vũ trụ, thiên nhiên là những chủ thể có linh hồn của người xưa. - Thoát được quan niệm văn rất rộng của văn học trung đại (văn, sử, triết bất phân); Xem nhẹ văn sáng tác, coi trọng văn, thơ, phú, lục. (Giáo trình Văn học Việt Nam 1930-1945, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) Vương Trí Nhàn: “Khái niệm văn học hiện đại trong nghiên cứu văn học nên dành để chỉ văn học Việt Nam thế kỷ XX (…). Một nền văn học hiện đại là một nền văn học xây dựng theo mẫu hình phương Tây. Cố nhiên ở mỗi dân tộc, việc này được làm theo một cách riêng, với sự sáng tạo riêng”. (Khái niệm văn học hiện đại, Tạp chí Văn học số 1/2001) Như vậy, khái niệm “Văn học hiện đại” gắn liền với giai đoạn phân kỳ lịch sử này. Nói một cách chặt chẽ, “Văn học hiện đại” không phải là một loại hình văn học, cũng không phải là một trường phái văn học thống nhất, mà rất nhiều quan điểm văn học cùng xuất hiện trong quá trình phát triển chuyển biến từ văn học cận đại sang văn học hiện đại của phương Tây. “Văn học hiện đại” còn để chỉ trào lưu văn học có tầm ảnh hưởng quốc tế hết sức phức tạp được tạo thành do tổng hợp các trường phái văn học, 10 được xem là một bộ phận hợp thành của văn học hiện đại phương Tây, bao gồm văn học chủ nghĩa tượng trưng, tiểu thuyết dòng ý thức, chủ nghĩa siêu hiện thực, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa hiện sinh, trường phái kì ảo, tiểu thuyết mới,… Nhiều học giả trong ngoài nước cho rằng, “Văn học hiện đại” bắt đầu vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX thì lan rộng trên các quốc gia chủ yếu ở phương Tây, trước và sau đại chiến thế giới lần thứ II, rồi dần dần suy tàn. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thời điểm ra đời cụ thể của “Văn học hiện đại”. “Văn học hiện đại” cho rằng: Quan niệm, hình thức, kĩ xảo văn học truyền thống đều thuộc về quá khứ, đã trở thành sợi dây trói buộc nhà văn, chỉ có phá vỡ nó mới có thể xúc tiến sự phát triển của văn học chủ nghĩa hiện đại, văn học hiện thực chủ nghĩa chỉ có thể bắt rễ vào mặt sau của cuộc sống, không thể trườn lên được bề mặt cuộc sống, chủ nghĩa lãng mạn cũng rất khó biểu hiện và làm sáng rõ chân thực nội dung sâu sắc của tâm linh nhân loại. Từ ngoại diên của vấn đề “văn học hiện đại”, chúng tôi đã có cơ sở để tìm hiểu khái niệm “thơ hiện đại” có thể khái quát bằng đôi nét: - “Thơ hiện đại” đi vào nội tâm. Quan niệm: “Thơ dĩ đạo chí” (Trang Tử)-Thơ để nói lên ý chí, có lẽ không còn thỏa đáng. Thơ có khuynh hướng cá thể hóa cao độ, bộc lộ khát vọng bản năng, có phần vô thức, ẩn ảo, đôi khi chí thú với việc chơi chữ. - “Thơ hiện đại” đang bỏ phía sau sự khúc chiết. Sự rõ rang, rành mạch duy lý trong thơ không còn được trọng. - “Thơ hiện đại” bỏ phía sau những quán tính truyền thống. Thơ trẻ hầu như vắng bóng những khổ thơ vần luật ổn định, mà viết theo nhịp điệu của tâm hồn, nhịp điệu của cảm xúc. [...]... thế, thường khi, thơ hiện đại là ẩn ngữ phải được giải mã bởi trực giác, tiềm thức (Tạp chí Thế giới mới số 45-1992) 2.2 Những tìm tòi theo xu hướng hiện đại hóa trong thơ Việt Nam 1975- 2000 Bất cứ một sự cách tân nào khi ra đời cũng vấp phải những tranh cãi Xu hướng hiện đại hóa trong thơ nói chung thơ hiện đại nói riêng cũng gặp phải tình trạng đó Ngay từ lúc định hình, xu hướng này đã vấp phải... tòi để mang đến một diện mạo mới phù hợp với thời đại của các nhà thơ thế hệ 1975- 2000 Để nhận định vai trò của sự nỗ lực tìm tòi đổi mới này, đề tài “Những tìm tòi đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa trong thơ Việt Nam 1975- 2000 sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích những đóng góp tiêu biểu của xu hướng này đối với thơ ca Việt Nam Những đóng góp này được thể hiện trên các phương diện chính như: Những cố gắng... tỉnh” “Mùa sạch” ) đáng 14 chú ý là sự xu t hiện của nhiều nhà thơ trẻ ở cuối thập kỷ 90 những năm gần đây (Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cầm Hải, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly…) Thơ ca trong chặng đường 1986 -2000 đã có nhiều cái mới từ quan niệm đến sự thể nghiệm trên văn bản: Những xu hướng hiện đại trong thơ, từ bóng dáng siêu thực đến thứ thơ vụt hiện (Dùng để chỉ những bài thơ. .. - Nhiều nhà thơ cho rằng: Thơ hiện đại là một hệ mở, không có con đường chuẩn, không có tiêu đích sẵn Mỗi người tự tìm cho mình một con đường chỉ có thể là một con đường riêng.” (Thi đàn ngẫu luận-Duy Phi)  Thơ hiện đại là “nghệ thuật của ngôn ngữ” theo đúng nghĩa Dễ thấy nhất là ý thức làm mới ngôn ngữ Hai con đường làm mới ngôn ngữ thơ: Một là đưa vào thơ những từ ngữ mới xu t hiện trong đời... thu” (Bóng chữ) Như vậy, những tìm tòi theo hướng hiện đại chủ nghĩa đã thể hiện ý hướng triệt để cách tân thơ, vượt ra khỏi những khuôn khổ thói quen đã định hình quá lâu, để mở ra những con đường những khả năng mới cho thơ Tuy nhiên, việc chìm sâu vào cõi mông lung của vô thức, chối bỏ ý thức, xem thơ là trò chơi ngôn từ thuần túy có nguy cơ đẩy thơ vào một thế giới khép kín, thành vật “tự nó”... là sau đại thắng mùa xu n 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ý thức cá nhân có điều kiện xu t hiện khẳng định 29 Đi qua chiến tranh với những nỗi đau trĩu nặng, nhức nhối khó lành trong mỗi người dân cũng như nỗi buồn về thời thế: sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an trước thời cuộc quan hệ giữa người với người; Vì thế, thơ tượng trưng - lối thơ xoáy sâu vào chủ thể, lối thơ biểu hiện sự... giữa cuộc đời nhu cầu tự biểu hiện của con người, đặc biệt nhấn mạnh bản chất nghệ thuật ngôn từ của thơ, xem việc làm thơ là “làm chữ”… Khởi động cho những cách tân này là một số nhà thơ thuộc thế hệ trước 1975 (Hoàng Cầm: “Về Kinh Bắc” “Mưa Thuận Thành”, Hoàng Hưng: “Ngựa biển” “Người đi tìm mặt”, Lê Đạt: “Bóng chữ”, Lê Đạt Dương Tường: “36 bài tình”, Đặng Đình Hưng: “Bến lạ” “Ô mai”,... trào lưu hiện đại chủ nghĩa trong văn học nghệ thuật đầu thế kỷ XX Đứng đầu quan điểm này chính là nhà - thơ Trần Mạnh Hảo với tập Thơ phản thơ Loại thứ ba cho rằng, thơ hiện đại có những hạn chế đóng góp chưa thực sự mới mẻ nhưng vẫn đáng được tìm hiểu như một hướng phân tích thơ Việt Nam đương đại Tiêu biểu cho cách nhìn này là Trần Đình Sử, Mai Hương, Mã Giang Lân… Ba loại giới thuyết này đã đưa... ấn tượng đặc biệt đối với người đọc Hai câu thơ “má má môi” “mà mỗi xa xa” (hay thực chất là 1 câu thơ? ) tạo cảm giác như toàn bài thơ đang đứng trước một tấm gương khi có sự đối lập giữa “em/ giống em”, “biến/ trở lại” vậy Hoàng Hưng thì đề xu t lối thơ vụt hiện , giống như lối viết tự động từng xu t hiện ở phương Tây, nhưng được đẩy cao hơn, toàn bài thơ là tập hợp của những câu, những hình ảnh... đẫm vóc miên mai” (Đường phố 1-Hoàng Hưng) Một số nhà thơ như Trần Dần, Dương Tường… hướng sự tìm tòi, cách tân chủ yếu vào hình thức ngôn từ (Hoàng Hưng mệnh danh cho xu hướng này mang tên “dòng chữ”) Về hình thức, khuynh hướng này cũng bắt nguồn từ xu hướng thơ tượng trưng, siêu thực, nhưng đặc biệt coi trọng việc tìm tòi về hình thức, nhất là chữ âm Họ muốn “chữ” thoát khỏi chức năng ký hiệu thay . THEO XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÓA TRONG THƠ 1975- 2000 MỤC LỤC 2 1. Cơ sở xã hội và ý thức thẩm mỹ cho một nền thơ đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa 1.1 Hiện. tìm tòi theo xu hướng hiện đại hóa trong thơ Việt Nam 1975- 2000 2.1 Về khái niệm thơ hiện đại 7 Để hiểu được khái niệm Thơ hiện đại trong thơ Việt Nam,

Ngày đăng: 18/02/2014, 01:07

Xem thêm: THƠ 1975 2000 và XU HƯỚNG HIỆN đại hóa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    1. Cơ sở xã hội và ý thức thẩm mỹ cho một nền thơ đổi mới theo xu hướng hiện đại hóa

    1.1 Hiện thực xã hội

    1.2 Những tiền đề về ý thức thẩm mỹ

    1.3 Lực lượng sáng tác

    2. Những tìm tòi theo xu hướng hiện đại hóa trong thơ Việt Nam 1975-2000

    2.1 Về khái niệm thơ hiện đại

    2.2 Những tìm tòi theo xu hướng hiện đại hóa trong thơ Việt Nam 1975-2000

    “Liễu đầu cành độc thoại đoạn trường xanh” (Tỏ Tình)

    Từng chữ của câu thơ đều nhắc tới cuộc chia ly trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn: “Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng” (Dương liễu na tri thiếp đoạn trường)

    “Tóc bạc tầm xanh qua cầu với gió Đùi bãi ngô non ngo ngó sông đầy Cây gạo già lơi tình lên hiệu đỏ La lả cành                 cởi thắm                                để hoa bay Em về nói làm sao với mẹ…”                                   (Quan họ)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w