BÀ BOVARY VÀ BI KỊCH VỠ MỘNG
“BÀ BOVARY” VÀ BI KỊCH VỠ MỘNG Mục lục “BÀ BOVARY” VÀ BI KỊCH VỠ MỘNG 1 Mục lục 1 1 LỜI MỞ ĐẦU Thế kỉ XIX thực sự là giai đoạn phát triển cực kì, sôi động của nền văn học Pháp. Nhiều trào lưu văn học xuất hiện, trong đó nổi lên hai trào lưu chính là trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực. Chủ nghĩa hiện thực Pháp ra đời sau năm 1820 và phát triển mạnh mẽ (đặc biệt những năm 30- 40 của thế kỉ này). Nó đạt đến mức cổ điển về nội dung phê phán toàn diện xã hội tư sản và những chuẩn mực của nghệ thuật điển hình hóa. Những tác gia tiêu biểu cho văn học giai đoạn này là Stendhal, Honoré de Balzac, Proser Mérimée, Gustave Flaubert, Guy de Maupassant, Và G.Flaubert là đại diện tiêu biểu của văn học hiện thực những năm 50- 60 của trào lưu đó. Sự đỏ vỡ của xã hội tư sản cùng với sự phá sản của tư tưởng Cách mạng dân chủ tư sản 1848 khiến Flaubert rơi vào chủ nghĩa bi quan khá trầm trọng. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là gắn với bi kịch vỡ mộng! 2 I. Vài nét khái quát 1. Hoàn cảnh lịch sử- xã hội Pháp thế kỉ XIX Thế kỉ XIX với Pháp là một thế kỉ đầy biến động về mặt chính trị. Sau cách mạng tư sản, vào buổi bình minh của thế kỉ XIX là thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu từ năm 1789. Đây là cuộc cách mạng tư sản duy nhất đã chiến thắng triệt để chủ nghĩa phong kiến lâu đời. Cách mạng Pháp đã mang lại sự thay đổi lớn lao trong tất cả các lĩnh vực của xã hội Pháp. Nhiệm vụ lịch sử của phái Jacobanh là tiêu diệt chế độ phong kiến ở Pháp, nhưng chính họ đã mở dường cho chủ nghĩa tư bản, cho sự thống trị của giai cấp tư sản. Ngày 9 Tecmido (27-7-1797) diễn ra cuộc đảo chính phản cách mạng, đưa tầng lớp tư sản mới lên nắm chính quyền. Phái này đã khủng bố cách mạng. Thời kì này, những cuộc nổi loạn của bọn bảo hoàng muốn phế bỏ nền cộng hòa và khôi phục chế độ quân chủ đã nổ ra ở Pari, Văngđê. Tướng Napoléon Bonapac đã nổi tiếng khi thực hiện nhiệm vụ chỉ huy quân đội chống bọn phiến loạn trong nước và chiến thắng quân áo trong chiến dịch chiếm gần hết nước Italia. Ngày 18 tháng sương mù (9.11.1799) đã chuyển chính quyền sang tay Napoléon, thiết lập chế độ tổng tài và nền đế chế I. 1804, Napoléon đã tiến hành chiến tranh xâm lược châu Âu và hầu hết các nước châu Âu đều bị đặt dưới ách thống trị của Pháp. Chế độ áp bức của Napoléon đã làm thức tỉnh tinh thần dân tộc và sự nổi dậy của phong trào giải phóng dân tộc . Năm 1814 , đế chế Napoléon sụp đổ. Dòng họ Buôcbông đưa các thế lực phong kiến bên ngoài trở laị nắm chính quyền ở Pháp . Khởi nghĩa của nông dân liên tục nổ ra, tiêu biểu là năm 1830, 1832, 1835. Cuộc cách mạng tháng 2.1848 tái lập nền cộng hòa. Cuộc cách mạng tháng 6.1848 là cuộc đụng độ quyết liệt giữa giai cấp tư sản và vô sản ở Pháp . 3 Cuộc đảo chính ngày 2.12.1857 đã đưa Lui Napoléon lên ngôi hoàng đế của nền đế chế II. Dưới sự thống trị của Napoléon II, văn nghệ báo chí bị kiểm duyệt gắt gao, đời sống nhân dân khốn đốn bần cùng. Công xã Pari bùng nổ ngày 18.3.1871. Sau 72 ngày chiến đấu dũng cảm, công xã bị thất bại. Nền cộng hòa Pháp từ những năm 80 sắp kết thúc giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh để chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư bản và vô sản diễn ra gay gắt . 2. Các trào lưu văn học chính 2.1 Trào lưu văn học là gì? Khái niệm trào lưu văn học dùng để chỉ sự phát triển mạnh mẽ của văn học trong một giai đoạn nào đó gắn với những tác phẩm được sáng tác theo một cương lĩnh chung, mang hàng loạt những đặc điểm chung . Trào lưu là một hiện tượng mang tính lịch sử : Xuất hiện trong một thời điểm nào đó rồi mất đi. Trào lưu đánh dấu sự phát triển của văn học. Tiến trình văn học Pháp vào thế kỷ thứ XIX đuợc ghi nhận bởi sự xuất hiện của nhiều khuynh hướng văn học, trong đó nổi bật nhất là hai trào lưu lãng mạn và hiện thực. 2.2 Âm vang văn học cách mạng tư sản. Trong những năm đầu của cách mạng vô sản Pháp (1789-1794) chủ nghĩa cổ điển đã ngự trị. Dòng văn học nay tiếp tục khuynh hướng quay về nghệ thuật cổ đại và có những nét chung với chủ nghĩa cổ điển trước cách mạng, nhưng khác về nội dung và ý thức hệ . Nó phản ánh cuộc đấu tranh của đẳng cấp thứ ba nhằm đạt được tư do chính trị và quyền bình đẳng trong xã hội mới. Nó biểu hiện những thắng lợi của cách mạng và niềm hân hoan của nhân dân đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng tư. Xã hội tư sản mới ra đời cũng cần một chủ nghĩa anh hùng để biểu dương và củng cố chế độ mới. Những nhân vật tư sản sớm bộc lộ những mặt trái của họ, nên họ muốn quay về với hình tượng cổ đại. Cách mạng tư sản đã đi tìm 4 những những điển hình anh hùng cộng hòa và những kiểu mẫu đạo đức công dân trong thế giới cổ đại . Do đó đã hình thành các thể loại phong phú như bi kịch cổ điển của M.J.Sêniê, tụng ca của Lơbroong, thể trào phúng của Đêmulanh, Rivarôn. Các bài ca cách mạng của Đêcurê, Rugiê đờ Lilơ,… Cách mạng đã cắt đứt một số liên hệvăn học quá khứ phát triển báo chí để tạo nên dư luận của một số công chúng mới,mở rộng diễn đàn cho những cuộc tranh luận với một loại thể mới: hùng biện chính trị . 2.3 Văn học lãng mạn. Chủ nghĩa lãng mạn ở các nước phương Tây ra đời dưới ảnh hưởng của cách mạng Pháp. Cách mạng Pháp 1789 đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ tư sản là một bước ngoặc quan trọng, đánh dấu sự mở đầu của một chế độ chính trị mới, phù hợp với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Ðây là cuộc cách mạng duy nhất đã chiến thắng triệt để chủ nghĩa phong kiến nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp phong kiến đang trên đà tan rã và một bên là giai cấp tư sản đang đi lên. Cách mạng Pháp vì vậy được sự ủng hộ nhiệt tình của những người có tư tưởng tiến bộ và quần chúng nhân dân lao động. Tuy nhiên, sau khi lật đổ giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản đã giành lấy những thành quả của cách mạng về phần mình, thay thế những quan hệ bóc lột của xã hội cũ bằng những quan hệ bóc lột của xã hội mới, tạo nên những tâm thế khác nhau trong đời sống xã hội. Sự sụp đổ của quan hệ xã hội cũ và sự xác lập những quan hệ xã hội mới, đặc biệt là trong thời gian sau những cuộc chiến tranh của Napoléon, sự xác lập của Vương triều Phục hồi (1815-1830) có tác động mạnh mẽ đến mọi tầng lớp công chúng và ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều nước châu Âu. Một mặt, nó tạo nên sự bất mãn, chống đối của những người gắn bó tình cảm và quyền lợi với chế độ phong kiến phân quyền, muốn duy trì và bảo vệ trật tự xã hội mà họ cho là tốt đẹp, lí tưởng. Mặt khác, nó lại không đáp ứng được lòng mong mỏi và niềm tin 5 của những tầng lớp quần chúng đã nhiệt tình ủng hộ cho cách mạng. Ước mơ vào một xã hội tốt đẹp đã không trở thành hiện thực Chủ nghĩa lãng mạn đã hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội và tâm lí đó. Chủ nghĩa lãng mạn là tiếng nói của thời đại mới. Nó chia thành hai khuynh hướng: lãng mạn tiêu cực, bảo thủ và lãng mạn tích cực, tiến bộ. Hai khuynh hướng khác nhau trong chủ nghĩa lãng mạn là do những phản ứng khác nhau của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân đối với kết quả của cách mạng tư sản. Cơ sở của khuynh hướng lãng mạn tiêu cực là sự chống đối của tầng lớp quí tộc bị cách mạng Pháp lật đổ. Ngoài ra, cơ sở giai cấp của nó còn là tầng lớp tiểu tư sản bảo thủ chịu ảnh hưởng sâu xa của ý thức phong kiến lỗi thời. Vì vậy, nội dung của văn học lãng mạn tiêu cực là tiếng kêu thất vọng, lời than vãn, thương tiếc về một quá khứ cũ. Nó thất vọng với hiện tại và tìm đến những nơi náu ẩn của tinh thần như tôn giáo, tình yêu, vũ trụ Cở sở giai cấp của khuynh hướng lãng mạn tích cực là đông đảo quần chúng nhân dân phân hóa từ Ðẳng cấp thứ ba sau cách mạng tư sản và những tầng lớp trí thức tiểu tư sản tiến bộ có điều kiện thuận lợi để nói lên những tâm tư, tình cảm của quần chúng nhân dân lao động. Văn học lãng mạn tích cực hướng về tương lai, gởi gắm hy vọng vào việc cải tạo xã hội với một khát vọng chân lý và tự do. Các nhà văn lãng mạn tích cực luôn luôn muốn khám phá và sáng tạo, xông pha tìm cái mới. Ngoài ra nó còn mang nhiệt tình yêu nước và ít nhiều vươn đến tính chất lãng mạn cách mạng. Các nhà văn tiêu biểu thuộc trào lưu lãng mạn: Chataubriand, Lamartine , Alfred Vigny, George Sand, Victor Hugo,… Trong đó, Victor Hugo được xem là vị chủ soái của nền văn học này. Các tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, phục vụ cuộc đấu tranh của nhân dân, cho công lý, hòa bình, cho những người khốn khổ. Ông nổi tiếng với các tập tiểu thuyết: !"#$%%&'()*** 2.4.Văn học hiện thực : 6 Chủ nghĩa hiện thực Pháp ra đời sau 1820 và phát triển mạnh mẽ vào những năm 30- 40 của thế kỉ thứ XIX. Dưới sự thống trị của giai cấp tư sản, đời sống nhân dân rất khổ cực Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống ở Pri và Lyong(1831- 1834) nổ ra, báo hiệu sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị. Giai cấp công nhân ngày một trưởng thành. Mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày một gay gắt. Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới nền Quân chủ tháng Bảy đã dẫn đến cuộc cách mạng 1848. Chính trên cơ sở xã hội đó, chủ nghĩa hiện thực có những bước phát triển rực rỡ. Những đại diện ưu tú của dòng văn học này là Stendhal, Honoré de Banzal, Prosper Mérimée, Dù bất bình với thực tại nhưng các nhà văn hiện thưc không quay lưng lại với thực tại, thoát li nó trong sự tìm tòi và thể hiện lý tưởng như các nhà lãng mạn, mà hứơng về chính thực tại ấy. Họ tìm cách thể hiện đúng như nó đang tồn tại. Sự thất bại của cuộc Cách mạng 1848 đã làm tan vỡ những ảo tưởng cho rằng có thể giải quyết những mâu thuẫn của xã hội bằng con đường hòa bình. Chính điều đó là nguồn gốc của chủ nghĩ bi quan và hoài nghi trong từng lớp tiểu tư sản trí thức bấy giờ. Văn học giai đoạn 50- 60 không còn phát triển mạnh mẽ như trước nữa. Nó bắt đầu có những mầm mống của chủ nghĩa suy đồi. Gaustave Flaubert, Guy de Maupassant là những nhà văn tiêu biểu cho giai đoạn này của trào lưu văn học hiện thực. Mác và Ăngghen đánh giá cao văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX + ,-./0(/1,23%/ 4%4/5(67829:6;/<= ,>”. Cùng với trào lưu lãng mạn, trào lưu hiện thực Pháp có sự tác động rất lớn đối với các nền văn học trên thế giới. 2.5 Văn học công xã Pari 7 Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân lao động Pháp thắng lợi và thất bại của công xã Paris làm hình thành nền văn học mới, văn học tiên phong trong nửa sau thế kỉ XIX ở nước Pháp. Những nhà văn, nhà thơ công xã đồng thời cũng là những chiến sĩ kiên cường bất khuất nhất: Ơgien Pôchiê, Luizơ Misen, Juylơ Valex, Jăng Baptixtơ, Clêmăng , Clôvix Huygơ Văn học công xã Paris phác họa con người của thời đại cách mạng vô sản . Đó là những con người hướng đến một lý tưởng xây dựng một xã hội mới. Văn thơ công xã Paris ra đời trong cuộc chiến đấu quyết liệt và bền bỉ với kẻ thù, đi thẳng đến một công chúng mới đó là những người bình thường. Văn học công xã Paris là văn học cách mạng. Dưới ánh sáng của thế giới quan mới của giai cấp vô sản, của chủ nghĩa Mác, các nhà văn từ cuộc chiến đấu vĩ đại với tất cả những nhiệt tình cách mạng, đã viết nên những áng văn thơ bất hủ. Quan điểm nghệ thuật của các tác giả công xã là quan điểm nghệ thuật tiên tiến: nghệ thuật cần phản ánh chân thực cuộc sống thực tại, phải có tác dụng giáo dục giai cấp vô sản và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh. Phương pháp sáng tác của họ là phương pháp lãng mạn kết hợp với hiện thực . 2.6. Trường phái Panacxơ, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa tự nhiên. Trường phái thơ ca Pacnaxơ ra đời năm 1852 ở Pháp với các nhà thơ Têôphin Gôchiê, Lơcôngtơ đơ Lilơ, Têôđo đơ Băngvin, Jôzê Maria đơ Hêrôđia,… Họ đưa ra lý thuyết nghệ thuật thuần túy (1866). Lơcôngtơ đơ Lilơ là bậc thầy của trường phái này với những tập thơ &?)&?@A. Họ kế thừa luận điểm của Gôchiê: “ thơ ca chỉ nên quan tâm đến cái đẹp”, không nên quan tâm việc phục vụ lợi ích con người, phục vụ một lý tưởng, nghệ thuật không phải là một phương tiện mà là một mục đích tự thân. Cái đẹp phải là sự chiếm lĩnh hình thức thuần túy. Chủ nghĩa tượng trưng thể hiện những sắc thái của tư tưởng bi quan, lo âu trước những biến cố nửa sau thế kỉ XIX. Các nhà thơ tượng trưng chống lại những truyền thống của chủ nghĩa lãng mạn và lý thuyết của phái Pacnaxơ và đề ra phong cách biểu hiện độc đáo của họ . 8 Chủ nghĩa tự nhiên là một trào lưu văn học ở pháp từ những năm 60 của thế kỉ XIX. Chủ nghĩa tự nhiên coi trọng tính khoa học và đề cao thực tiễn. 3.Tác giả và tác phẩm 3.1 Tác giả Gautave Flaubert 3.1.1 Cuộc đời Gustave Faubert (1821- 1880) sinh tại Rouen, thuộc miền Normandy nước Pháp, là con thứ hai của một bác sĩ phẩu thuật giàu có Achille Cléophas Flaubert. Trải qua những năm tuổi thiếu niên sống trong khung cảnh của một nhà thương Ông đã chứng kiến nhiều cảnh đau thương, chết chóc nên sớm mang trong lòng một thiên hướng về nỗi buồn và sự bi quan bên cạnh lòng yêu mến khoa học, một khả năng nhận xét tỉ mỉ và thận trọng, khách quan. Flaubert đã theo học trường trung học Cllège Royal tại Rouen, được huấn luyện kỹ năng về văn chương cổ điển Hi Lạp và La Mã, Flaubert đọc nhiều sách của J.W. Goethe, Byron, Vitor Hugo,… Năm 17 tuổi Flaubert đã gặp Elisa Schlésinger, một phụ nữ đã có chồng, 26 tuổi, một mối tình thầm lặng nhưng mãnh liệt và lâu bền của ông. Mãi 35 năm sau ông mới dám gửi bức thư tình đầu tiên khi bà này đã goá chồng. Mối tình này trở thành nguồn cảm hướng trong nhiều tác phẩm của Ông như BC$@D=E= (Nhật ký người điên) và nhất là tiểu thuyết FGH@=$$%$ (Giáo dục tình cảm) với nhân vật Marie Arnoux. Năm 1840, Flauber theo học luật tại thành phố Paris của Pháp. Ở Paris, ông gặp gỡ với nhiều người nổi tiếng trong giới văn học như Vitor Hugo, Émile Zola, Gôngcua, Gôchilê, Guy de Maupassan, Tuốcghênhiep,…Năm 1846, ông rời bỏ Paris và từ bỏ việc học luật khi ông thi trượt vào cuối năm thứ hai. Flaubert mắc chứng động kinh và ông phải mang bệnh suốt đời. Song chính căn bệnh này lại là yếu tố làm nên sự thành công cho những sáng tác của ông ( bản thân Flaubert lại cho đó là một may mắn, là cơ hội để ông bỏ ngành luật và được tự do cầm bút viết văn theo sở thích của mình). Hầu như suốt đời Flaubert sống thu mình tại một vùng nông thôn hẻo lánh, bên bờ sông Seine. Vì thế mọi người 9 gọi ông là "ẩn sĩ miền Coisset". . Đây là một mảnh đất trên bờ sông Seine, Flaubert đã sống với mẹ và một cháu gái từ năm 1846. Gustave Flaubert ít khi viếng thăm Paris, chỉ có một lần ông đi tới miền Trung Đông và Hi Lạp trong khoảng từ năm 1849 đến 1851. Ông đã sống cô đơn tại Croisset và dành hết thời gian cho văn chương. Trong quãng đời về già ông bị nhiều cú sốc nặng về cái chết của mẹ và những người bạn thân thiết như nữ Geogre Sand. Ông lại khó khăn về tài chính khi phải hy sinh cả gia sản để cứu đứa cháu khỏi bị phá sản. Ông mất năm 1880 Gautave Flaubert là một nhà văn lao động nghiêm túc. Ông có công trực tiếp dìu dắt nhà văn G. Maupassant ở những bước đi đầu tiên. Với tầm vóc văn chương mà mình đạt được, ông xứng đáng được xếp vào hàng những đỉnh cao của nền văn học thế giới nói chung và văn học Pháp nói riêng. 3.1.2 Các tác phẩm chính - B@$ (Bà Bovary) (1856 ) - I%(Xalămbô) JKLMNO FGH@=$$%$ (Giáo dục tình cảm) (1869) - F$"@@ (1874) - F&$@$IP$ (Sự cám dỗ của thánh Ăngtoan ) (1874) - &"$ (Ba truyện ngắn) (1877) 3.1.3 Tư tưởng nghệ thuật Gustave Flaubert là nhà văn bắc cầu giữa chủ nghĩa hiện thực phê phán cổ điển Pháp nửa đầu thế kỷ XIX với Stendhal, Balzac, và chủ nghĩa hiện thực phê phán hiện đại Pháp kể từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với Anatôn Frăngxơ, Rômanh Rôlăng, Rôgiê Mactanh Đuy Ga… 10 [...]... cho con người rơi vào tâm trạng bi quan, bất mãn với cuộc sống hiện tại và luôn suy nghĩ đến những ước mong của mình trong quá khứ *Bi kịch vỡ mộng là vở kịch cuộc đời diễn tả tâm trạng thất vọng, chán chường và nỗi đau thương của nhân vật khi giấc mộng bị tan vỡ, khi cuộc sống thực tại không thoả mãn được những mong ước, không phù hợp với nhu cầu của bản thân Sự đối lập giữa mộng ước và thực tại chính... trong nỗi bất mãn,chán chường Sự suy nghĩ, đối chiếu giữa mộng và thực diễn ra trong nội tâm nhân vật càng mạnh thì nhân vật càng rơi vào tâm trạng bất mãn, bi quan 2 Bà Bôvary với bi kịch vỡ mộng 2 1 Vỡ mộng trong cuộc sống hôn nhân 2.1.1 Cuộc sống của Emma trước khi kết hôn • Emma là một thiếu nữ có học, mang một tâm hồn đa sầu đa cảm Emma sinh ra và lớn lên ở nông thôn Nàng là con gái của một phú nông,... sự chán nản, và những chiếc hôn say sưa nhất cũng chỉ để lại trên môi mình cái thèm muốn được khoái lạc cao hơn không thực hiện được” 2.2.3 Sự vỡ mộng trong tình yêu của Emma: Ước mộng, rồi diễn bi n của những lần lao theo những giấc mơ tình yêu, cuối cùng Emma đã phải lâm vào bước đường cùng và dẫn đến bi kịch, bi kịch mong ước một tình yêu trong mơ nhưng bị thực tại dẫm nát, từ khi bước vào cuộc sống... với đàn bà nhiều và rất sành sỏi về mặt đó” Nếu Léon hơi có phần nhút nhát, không dám tỏ tình với bà Boovary vì nhiều lẽ thì với Rodolphe, trái lại là một kẻ thô bạo và đầy mưu mô Hắn ta rót vào tai Emma những lời đường mật, những lời nói ngọt ngào “cái tên đó, cái tên nó choáng cả tâm hồn tôi, và nó cứ buột ra khỏi miệng tôi, bà cấm tôi gọi cái tên ấy! Bà Bôvary…tôi luôn nghĩ đến bà, tôi không bi t mãnh... cả một bà đại công tước, nàng không lo lắng gì về tiền nong”? 1 2 Bi kịch vỡ mộng trong tình yêu của Emma Cuộc hôn nhân không được như ý với người đàn ông hiền lành đến mức tẻ nhạt– Charles và cuộc sống nhàm chán, đơn điệu đã làm cho Emma thấm thía được sự cô đơn, sự chán chường Không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống hôn nhân, Emma đã đắm chìm trong những khát khao và để rồi liên tiếp vỡ mộng Sau... Emma lại hết lần này đến lần khác phải chìm đắm trong bóng tối của cuộc đời nàng Lần lượt xét qua những lần vỡ mộng của Emma cho đến cuối cùng ta sẽ thấy bi kịch của Emma tăng dần qua những giai đoạn của đời nàng, bi kịch đó là sự dồn nén cảm xúc và những đau đớn mà nàng phải chịu Lần đầu tiên vỡ mộng khi đi dự tiệc về, Emma đã mơ ước, chờ đợi một tương lai tươi sáng hơn sẽ đến với mình nhưng nàng hoàn... này Gustave Flaubert bắt đầu viết tiểu thuyết Bà Bovary vào năm 1851, đến năm 1856 ông hoàn thành và cho đăng dần trên Tạp chí Paris trước khi cho in thành sách năm1857 Nhưng sau khi một chương của cuốn tiểu thuyết được đăng lên báo thì Flaubert bị toà án tư sản truy tố vì cho rằng tiểu thuyết Bà Bovary mang “mầu sắc dâm dặc” và có hại cho luân lí công cộng và tôn giáo Đáng chú ý ở đây là chính người... nhỏ mốc meo và nhờ nhờ một màu xám”, mà hầu hết con người ở đây đều cam tâm sống cuộc đời thấp hèn, nghèo nàn, ngột ngạt, sống dối mình và dối người khác Nàng không chịu mắc kẹt trong ngôi nhà, xó bếp và cái tỉnh lẻ ấy Nàng lao vào các cuộc ngoại tình như một sự cứu vãn cho những ảo mộng tình yêu không thành trong cuộc sống gia đình nhưng rốt cuộc chính điều đó lại càng khiến nàng thêm 24 vỡ mộng Bởi... mình mà tới nay nó vẫn đứng xa như một con chim lớn cánh hồng trên bầu trời thơ mộng rực sáng”,“nàng không thể tưởng tượng được rằng cái bình thản mà nàng dang sống đây lại là niềm hạnh phúc mà nàng hằng ao ước” Và nàng trở thành bà Bovary! Emma nuôi những niềm vui và hạnh phúc bước vào cuộc hôn nhân Nàng chăm lo bộ đồ cưới và lo sắm sửa những vật dụng cần thiết Nàng tin rằng mình đã tìm được tình yêu... chìm đắm trong những mộng tưởng về cuộc sống xa hoa hơn và không hề muốn thoát khỏi nó một chút nào để rồi khi trở về với cuộc sống tẻ nhạt của mình, Emma trở nên hụt hẫng và thất vọng ê chề Bởi đó mới chính là cuộc sống mà Emma hằng ao ước Mộng và thực quá cách bi t đã tạo nên sự giằng xé, đau khổ cho cuộc đời của Emma Emma luôn hồi tưởng lại những phút giây được sống như nàng đã mơ mộng, nàng không thể . “BÀ BOVARY VÀ BI KỊCH VỠ MỘNG Mục lục “BÀ BOVARY VÀ BI KỊCH VỠ MỘNG 1 Mục lục 1 1 LỜI MỞ ĐẦU Thế kỉ XIX thực. nhân vật càng mạnh thì nhân vật càng rơi vào tâm trạng bất mãn, bi quan. 2. Bà Bôvary với bi kịch vỡ mộng 2. 1 Vỡ mộng trong cuộc sống hôn nhân 2.1.1