1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phạm Thái - tài hoa và bi kịch _4 pptx

5 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 216,18 KB

Nội dung

Phạm Thái - tài hoa và bi kịch Ngoài Chiến tụng Tây Hồ (Phản Tây Hồ cảnh tụng) - một bài phú từng như một trái phá, làm sửng sốt giới trí thức - văn thi sĩ Hà Thành đương thời cả ở thái độ cực đoan của người cầm bút lẫn cái tài nghệ vô song của tác phẩm, Phạm Thái (1777-1813) còn để lại một số thơ văn (chủ yếu bằng chữ Nôm), trong số đó phải kể đến các bài: Tự trào, Đề tranh tố nữ, Đề chùa Tiêu Sơn, Đề núi con voi, Họa thơ mừng tiệc sinh nhật Thanh Xuyên hầu, Văn triệu linh (Tức Đề nhà nghĩa lư của Long Cơ), Diễn thơ Trương tứ lang, và một bài Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu bằng chữ Hán (sau chính tác giả lại dịch ra lục bát), v.v… Đặc biệt, từ mối tình với Trương Quỳnh Như, Phạm Thái đã sáng tác một số thơ văn hết sức đặc sắc: các bài làm trong khi xướng họa với Quỳnh Như: Cầm tháo, Thuật hoài… Khi người yêu chết, ông có một bài Văn tế Trương Quỳnh Như, bài Văn Triệu linh Trương Quỳnh Như và một truyện thơ nhan đề Sơ kính tân trang (1) - mà thực tế, tác phẩm này cùng bài văn tế là những trang “tự bạch”, những “hàng tình lệ” - như ông đã gọi về mối tình vừa lãng mạn vừa cay đắng của bản thân. Sơ kính tân trang độc đáo và nổi tiếng đến mức về sau hễ cứ nhắc đến tên Phạm Thái, người ta không thể không hình dung về ông - một nhà thơ đầy phong cách và cá tính. Sơ kính tân trang - câu chuyện của tình yêu Gặp và yêu Trương Quỳnh Như, Phạm Thái bước vào mối tình thơ mộng của mình thật hồn nhiên và như một “tiếng sét”, đến khi tình yêu thì còn mà người tình thì mất Phạm Thái đành ký thác nỗi hận tình quá lớn ấy vào trang thơ, công khai kể lại mối tình ngoài vòng lễ giáo đẹp đẽ và oan nghiệt của mình cùng nhân thế trong một truyện thơ Nôm tên là Sơ kính tân trang(Chuyện lược gương mới). Tác phẩm viết năm Giáp tý thứ ba đời Gia long (1804), 1484 câu, chủ yếu là thơ lục bát, có xen một số bài Đường luật, từ, một số đoạn viết theo thể song thất lục bát. Sự táo bạo của tác giả trong cuốn tự truyện là ở chỗ, ông cho nhân vật nam chính mang họ Phạm của mình; đổi tên người yêu là Quỳnh Như sang một cái tên na ná là Quỳnh Thư, giữ nguyên quê quán của các nhân vật. Đó là những điều chưa từng có trong các truyện Nôm ra đời trước đó, thậm chí cùng thời với nó. Kết cấu tác phẩm cũng hết sức độc đáo: phối hợp hai yếu tố thực và ảo. Phần thực: từ câu đầu đến câu 886; phần ảo: từ câu 887 đến hết (1484). Đó là một kết cấu hoàn toàn mới so với kết cấu truyền thống của truyện Nôm: cũng có ba phần là gặp gỡ - tai biến và đại đoàn viên nhưng kết thúc đại đoàn viên của Sơ kính tân trang chính là phần ảo - phần hư cấu của tác giả: Quỳnh Thư chết, tái sinh thành Thuỵ Châu, Phạm Kim và Thuỵ Châu sống với nhau hạnh phúc. Quan niệm hóa thân của Phật giáo được khai thác triệt để trong truyện dân gian và trong thủ pháp nghệ thuật của truyện kỳ ảo đã được Phạm Phái khai thác sáng tạo, đưa vào làm thành phần đoàn viên của tác phẩm, thỏa mãn hai nhu cầu tâm lý: một là của bản thân tác giả, không chịu chấp nhận sự thực đã mất người yêu; hai là thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận của độc giả: người ngoan được đầu thai trở lại sống cuộc đời viên mãn. Như vậy, truyện vừa có kết cấu mới mẻ, lại vẫn giữ được mô hình của kết cấu truyền thống. Ở phần thực, ngoài chi tiết hai họ Phạm và Trương trao gương vàng, lược ngọc hứa hôn cho các con của mình sau này, tất cả các biến cố, các sự kiện trong cuộc tình của tác giả đều được ông phản ánh khá đầy đủ, sinh động với một tình cảm hết sức sâu nặng. Nhà thơ cũng không chiết suất cốt truyện từ sách vở Trung Quốc như hầu hết các truyện Nôm trước và sau đó nhưHoa tiên, Phan Trần, Ngọc Kiều Lê, Truyện Kiều, Truyện tây sương, v.v… Người viết cũng không khoác cho thế giới nhân vật cũng như nội dung câu chuyện của mình một cái vỏ đậm màu sắc huyền thoại giống những truyện truyền kỳ như Từ Thức lấy vợ tiên, Bích câu kỳ ngộ, v.v… Không khí tác phẩm của ông hết sức hiện thực mà cũng thật thơ mộng. Mối tình Phạm - Trương nảy nở và được nuôi dưỡng trong khung cảnh êm ả, tự do, khoáng đạt. Ông bà Trương đôn hậu, các cặp gia nhân trung thành vun vén cho đôi tình nhân. Họ dường như không bị một cản trở nào từ phía cha mẹ hai bên, mặc dù có một thực tế, trong xã hội cổ truyền phương Đông, áp lực của xã hội và của gia đình đối với hôn nhân của con cái là rất lớn, do đó tình yêu trai gái tự thân nó đã mong manh lại càng mong manh hơn. Chuyện tan vỡ gần như là đương nhiên. Sở Cuồng Lê Dư trong Phổ Chiêu thiền sư thi văn tập (2) cho rằng Quỳnh Như bị mẹ ép gả cho tên nhà giàu Trịnh Nhị. Khái Hưng trong Tiêu sơn tráng sĩ cũng theo thuyết này. Còn ý kiến của Lại Ngọc Cang cùng một số nhà nghiên cứu khác cho rằng nàng bị ép gả cho viên Đô đốc sứ Đàng Trong. Vậy Trịnh Nhị và nhân vật Đô đốc trong Sơ kính tân trang là hai hay một người? Hay viên Đô đốc chỉ là hình ảnh “tác giả đã thuận tay mà đổ lên đầu” cho hả cơn căm giận nhà Tây Sơn như ý kiến của Nguyễn Văn Xung? (3) . Có phải nàng bị ép uổng đến mức phải tìm đến cái chết không? Hiện chưa thấy có tài liệu nào cho biết đích xác, chỉ còn Sơ kính tân trang và Phạm Thái là hai nhân chứng “sống” trong cuộc mà theo chúng tôi cảm nhận, Quỳnh Như không hẳn bị ép đến như vậy. Truyện có đoạn cho ta biết: ngay trong lúc Quỳnh Thư phải đứng trước một sự lựa chọn: hoặc Phạm Kim, hoặc viên Đô đốc, mặc dù ông bà Trương rất khổ tâm nhận thấy tình thế đã bị dồn đến chân tường, vẫn để cho con gái tự quyết: Bây giờ con nghĩ thế nào? Nên, chăng liệu đấy; làm sao mặc lòng! (4) . Cho dù gia cảnh họ Trương lúc này đã lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, hai câu thơ vẫn cho ta thấy Quỳnh Thư còn có quyền lựa chọn. Quỳnh Thư rốt cuộc đã chọn giải pháp cho tình yêu của mình thật bất ngờ: cái chết. Nàng quyết liệt hơn Kiều, và về một khía cạnh nào đó, nàng “hạnh phúc” hơn Kiều. Kiều không thể chết. Tuy nhiên hãy khoan nói tới cái chết của Quỳnh Thư và cái kết cục bi đát của mối tình này. Điều phải kể đến trước hết - cũng tức là đóng góp hàng đầu của cặp tình nhân Phạm - Trương là ở chỗ: nếu không tính đến thể loại truyện truyền kỳ, thì với hai cây bút này, lần đầu tiên trong văn chương cổ điển, tình yêu trai gái đã cất tiếng reo vui hạnh phúc. Chuyện kể rằng trước kia có đôi bạn thân, một người ở vùng Từ Sơn (Kinh Bắc), họ Phạm, một người ở Kiến Xương (Thái Bình), họ Trương. Đôi bên giao hẹn nếu sau này một bên sinh gái, một bên sinh trai sẽ làm thông gia với nhau. Phạm công trao cho bạn chiếc lược ngọc, Trương công tặng Phạm công chiếc gương vàng làm tin. Sau đó Phạm công sinh con trai, đặt tên là Phạm Kim. Bỗng xảy ra quốc biến, Phạm công lao vào con đường cần vương thất bại, gia cảnh tan nát. Phạm Kim lớn lên nối chí cha phục quốc, song sự nghiệp không thành. Chán nản, chàng bỏ đi ngao du sơn thủy, dừng chân tại một dinh thự ở vùng Thú Hoa Dương, nơi phong cảnh thơ mộng, non nước hữu tình. Một hôm Hồng nương - cô hầu nhỏ của cô chủ Quỳnh Thư (con gái một ông quan họ Trương nhà ở gần đấy) đi ngang qua nơi này, thấy vườn hoa cây cảnh rạng rỡ thanh quang thì lạc bước vào xem. Cậu tiểu đồng là Yến Tử chăm sóc vườn cây bắt gặp, hỏi nguyên cớ thì Hồng nương nói thấy hoa đẹp muốn ngắt vài cành kết mảng cho cô chủ của mình. Nàng xin lỗi ra về, hứa “ Lấy hoa ắt sẽ có ngày trả hoa”, Yến Tử không chịu, bắt Hồng vào gặp cậu chủ. Phạm Kim hỏi han rồi bảo: “Hoa thơm ai chả não nùng muốn đeo”, tiếc gì mấy cánh hồng tàn mà “Mà con lỡ khách hồng nhan làm gì”, rồi cho Hồng Nương về. Bữa sau, Yến Tử sang dinh thự họ Trương, được gặp cô chủ, trở về cậu kể lể tường tận gia cảnh và ấn tượng của cậu về cô chủ Quỳnh Thư: Xuân hoa bậc ấy đa vừa, Tuổi chừng đôi bảy, phong tư lạ lùng, Thước tầm phỏng dạng bằng ông. Lam pha mày liễu, mỡ đông da gà. Chiều cá nhày vẻ nhạn sa, Mắt long lanh nguyệt, tóc rà rà mây. Má hồng môi thắm hây hây, Khổ mê thược dược, thức say hải đường. Chiều sánh ngọc, vẻ so vàng, Ôi hoa vì sắc, ủ hương vì màu. Thị thành đã mấy ai đâu, Nguyệt vi kém giá, xuân lâu ít làn… … Hai cung nhật nguyệt thần quang, Tài thông minh với văn chương rất kỳ. . Phạm Thái - tài hoa và bi kịch Ngoài Chiến tụng Tây Hồ (Phản Tây Hồ cảnh tụng) - một bài phú từng như một trái phá, làm sửng sốt giới trí thức - văn thi sĩ Hà Thành. tặng Phạm công chiếc gương vàng làm tin. Sau đó Phạm công sinh con trai, đặt tên là Phạm Kim. Bỗng xảy ra quốc bi n, Phạm công lao vào con đường cần vương thất bại, gia cảnh tan nát. Phạm Kim. tình yêu Gặp và yêu Trương Quỳnh Như, Phạm Thái bước vào mối tình thơ mộng của mình thật hồn nhiên và như một “tiếng sét”, đến khi tình yêu thì còn mà người tình thì mất Phạm Thái đành ký thác

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w