Hệ thốngtàichínhvà những góckhuất!
Cách đây một năm, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO), nhiều người kỳ vọng rằng hệ thốngtàichính sẽ có cơ hội đột phá để bước lên
một tầm cao mới.
Sự sôi động của thị trường chứng khoán, sự mở rộng của các ngân hàng, các công ty
chứng khoán… cho thấy dường như điều dự đoán đang xảy ra. Tuy nhiên, nếu nhìn chi tiết hơn
những thay đổi liên quan đến bốn thành tố cơ bản của hệ thốngtàichính gồm: các thị trường tài
chính, các tổ chức tài chính,các công cụ tàichínhvà cơ sở hạ tầng tài chính, nhất là hạ tầng
mềm, có thể thấy được nhiều góc khuất của bức tranh.
Thị trường tàichính tăng trưởng đột biến về lượng
Đối với thị trường cổ phiếu, nếu không có gì thay đổi, kết thúc năm 2007, giá trị thị
trường của gần 250 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch sẽ vào khoảng 470.000 tỉ đồng,
gấp hơn hai lần năm 2006 và bằng 41% GDP.
Nếu tính thêm Vietcombank với giá cổ phiếu bằng mức giá khởi điểm khi IPO, cộng với
Bảo Việt và Công ty Tàichính Dầu khí, những doanh nghiệp sẽ niêm yết cổ phiếu trong một
tương lai gần, sẽ được con số gấp ba lần năm 2006 và bằng 60% GDP, cao hơn mục tiêu phát
triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010.
Ở khu vực ngân hàng, tín dụng cũng có sự đột biến với tốc độ tăng trưởng có thể lên đến
40%. Một lượng tiền gần 300.000 tỉ đồng được đưa vào nền kinh tế, cao hơn rất nhiều nguồn vốn
được cung ứng qua kênh chứng khoán và trở thành năm các tổ chức tín dụng cho vay nhiều nhất
từ trước đến nay để đưa tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế xấp xỉ 1 triệu tỉ đồng, bằng 90%
GDP.
Trên thị trường trái phiếu, sự khởi sắc của những phiên giao dịch đầu năm không giúp thị
trường ấm lên khi mà tình trạng ế hàng đã liên tục xảy ra ở giai đoạn cuối năm và nhiều tổ chức
phát hành phải trì hoãn kế hoạch của mình. Thêm vào đó, 2007 có lẽ lại là một năm không thành
công đối với ngành bảo hiểm.
bank01.jpgNhư vậy, tính toán sơ bộ, đến cuối năm 2007, dư nợ cho vay của các ngân
hàng và giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết đã bằng 1,5 GDP, một mức tiệm cận
khá gần so với Thái Lan và Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự nở ra của thị trường tàichính đang bị lệch
về phía tín dụng ngân hàng và cổ phiếu, trong khi trái phiếu và bảo hiểm vẫn chưa thể cất cánh.
Các tổ chức tàichính mở rộng quá mức và xuất hiện yếu tố không lành mạnh
Trừ thời của các hợp tác xã tín dụng, chưa bao giờ Việt Nam lại có nhiều các tổ chức tài
chính như hiện nay với hơn 80 ngân hàng (trong nước và nước ngoài), trên 100 công ty chứng
khoán (kể cả những hồ sơ đã nộp, đang chờ cấp phép). Một con số quá lớn so với nền kinh tế 72
tỉ đô la và chưa đến 250 công ty niêm yết, những con số chưa bằng phân nửa Thái Lan trước
khủng hoảng năm 1997.
Bên cạnh đó, việc các tổ chức tàichính đua nhau mở rộng mạng lưới (nhiều người nói
rằng ngân hàng đang nhiều hơn khách hàng) và xu hướng thành lập ngân hàng trực thuộc các tập
đoàn cũng là điều đáng báo động.
Sự mở rộng quá nóng nêu trên đã đặt ra thách thức rất lớn về nguồn lực cũng như quản lý
rủi ro. Sự cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện. Những diễn biến bất thường của lãi suất là
một dấu hiệu.
Trong ba quí đầu năm, cho dù các ngân hàng thừa tiền đồng và lãi suất ngoại tệ trên thế
giới giảm nhưng lãi suất trong nước (cả tiền đồng và ngoại tệ) không những không đi xuống mà
còn có chiều hướng ngược lại với nguyên nhân là do các chi nhánh ngân hàng mới được thành
lập cần phải có nguồn vốn, kiểu gì cũng phải giữ, thậm chí tăng lãi suất để thu hút khách hàng.
Những hiện tượng tương tự đã xảy ra ở các nước Đông Á trước khủng hoảng năm 1997
và điều gì phải đến đã đến. Thái Lan hiện chỉ còn 17 ngân hàng trong nước, 17 chi nhánh ngân
hàng nước ngoài và 39 công ty chứng khoán và Hàn Quốc còn khiêm tốn hơn, trong khi quy mô
thị trường tàichính cũng như nền kinh tế của họ lớn hơn Việt Nam rất nhiều.
Một điều đáng quan tâm khác là sự nhầm lẫn giữa mục tiêu có những tổ chức tàichính
mạnh làm nền tảng cho một hệ thốngtàichính phát triển và việc bán cổ phần được giá cao. Diễn
tiến quá trình IPO của Bảo Việt và Vietcombank cũng như việc dãn tiến độ cổ phần hóa một số
doanh nghiệp Nhà nước cho thấy có vẻ như mục tiêu thứ hai được quan tâm hơn.
Công cụ tàichính không có nhiều tiến triển
Trong khi thị trường và các tổ chức tàichính cứ lớn lên từng ngày thì ngoài tín dụng tiêu
dùng được các ngân hàng đẩy mạnh, trong năm không có nhiều loại hình sản phẩm tàichính
được triển khai.
Tệ hại hơn là việc lợi dụng khách hàng chưa hiểu rõ về cách tính toán lãi suất và sự
không rõ ràng của các quy định mà một số tổ chức tàichính đang cho vay tiêu dùng với một lãi
suất cắt cổ với điển hình là cách tính lãi suất phẳng (flat rate). Con số khách hàng được cung cấp
chỉ là 10%, nhưng con số phải trả thực tế trên 18% một năm.
Một số chính sách có thể làm tình trạng bong bóng trầm trọng hơn
Việc nóng lên của thị trường chứng khoán, bất động sản trong thời gian qua chủ yếu là do
yếu tố kỳ vọng quá mức, do đầu cơ nhiều hơn là thực lực của các doanh nghiệp cũng như nhu
cầu thực tế. Điều này sẽ tác động không tốt đến mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế dài hạn.
Về nguyên tắc, Chính phủ là người có đủ thông tin và nguồn lực để đánh giá được tình
trạng thực tế cũng như bản chất vấn đề để đưa ra nhữngchính sách điều chỉnh. Tuy nhiên, nhìn
một số quyết sách trong thời gian qua có vẻ như điều ngược lại đã xảy ra khi mà tình trạng bong
bóng giá cả ngày một trầm trọng hơn.save_key_bank.jpg
Ngoài những lúng túng trong điều hành chính sách tiền tệ, kể cả giải pháp chống lạm
phát, việc trì hoãn cổ phần hóa cũng như bán nhỏ giọt cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước
ra bên ngoài với những mức giá quá cao và việc không cho các doanh nghiệp kinh doanh bất
động sản nhận tiền ứng trước của người mua đã làm cho sự mất cân bằng cung cầu gia tăng, kích
thích các hoạt động đầu cơ hơn là đầu tư dài hạn.
Điều này tạo ra rủi ro rất lớn vì những nhà đầu tư thực sự khó có thể tham gia mà chỉ là
những đồng tiền nóng (hot money) của các nhà đầu cơ được đổ vào tạo ra bong bóng thị trường
rồi họ rút đi để lại hậu quả cho nền kinh tế.
Điều đáng quan tâm
Sự kỳ vọng quá mức có thể phải trả một giá rất đắt. Nhìn bối cảnh hiện tại ở Việt Nam có
thể liên tưởng đến những gì đã xảy ra tại các nước láng giềng vào đầu những năm 1990. Khi tiến
trình mở cửa diễn ra mạnh mẽ, Thái Lan cũng như một số nước Đông Nam Á đã đạt được một
tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm để tạo ra sự “thần kỳ Đông Á”.
Tất cả mọi thứ như: chứng khoán, ngân hàng, bất động sản… đều bùng phát và đẩy kỳ
vọng của công chúng đi quá xa. Sự lạc quan xuất hiện trong ánh mắt của hầu hết mọi người.
Điểm “ấn” để khủng hoảng xảy ra là việc mở cửa tài khoản vốn. Khi mở cửa, các nước
đều mong muốn có được những kết quả tốt đẹp. Lúc đó người Thái, người Malaysia cũng như
người Indonesia đã mường tượng đến cảnh Bangkok, Kuala Lumpur hay Jarkata sẽ trở thành một
mắt xích trong chuỗi thị trường tàichính toàn cầu.
Tuy nhiên, điều ngược lại đã xảy ra. Hơn 10 năm trôi qua, những di chứng của cuộc
khủng hoảng không chỉ đẩy nền kinh tế của một số nước rơi vào trì trệ mà còn là những bất ổn
chính trị triền miên.
Những gì đang xảy ra ở Tp.HCM không khác lắm so với Bangkok cách đây 15 năm. Tình
trạng kẹt xe ngày một trầm trọng hơn, thị trường chứng khoán lên cơn sốt, cầu về thuê văn phòng
và căn hộ tăng cao chưa từng thấy làm cho các dự án bất động sản đua nhau mọc lên.
Chỉ số chứng khoán của Thái Lan đã lên đến 1753 điểm vào đầu năm 1994, để rồi tuột
dốc sau đó. Liệu Việt Nam có tránh được vết xe đổ này? Điều gì sẽ xảy ra với thị trường cho
thuê văn phòng và căn hộ ở Tp.HCM hay Hà Nội nếu đột ngột năm ba ngàn văn phòng đóng cửa
và năm ba chục ngàn người không có nhu cầu thuê căn hộ hoặc phải chuyển xuống ở mức thấp
hơn khi thu nhập bị giảm?
Ví dụ giờ đây mỗi năm có mấy trăm chi nhánh ngân hàng, hàng trăm các tổ chức tài
chính mới ra đời sẽ tạo ra một lượng cầu về nhân lực rất lớn, nhưng nếu số lượng nêu trên đột
ngột thu hẹp hoạt động thì hàng ngàn lao động sẽ dôi dư là điều khó tránh khỏi. Thực ra, tốc độ
kẹt xe cũng như sự nóng lạnh của thị trường không phải là cấp số cộng mà là cấp số nhân. Căng
nhanh thì xẹp cũng nhanh.
Tham gia vào sân chơi toàn cầu là điều kiện tốt để có thể tận dụng được các lợi thế nhằm
bước lên một tầm cao mới, nhưng sự kỳ vọng quá mức cộng với nhữngchính sách không hợp lý
có thể mang đến thảm họa.
Điều quan trọng là cần hiểu rõ bản chất của cuộc chơi để có những quyết sách phù hợp,
chứ không nên vì sự hào nhoáng bên ngoài mà có những quyết sách ảnh hưởng đến mục tiêu
phát triển bền vững.
.
những thay đổi liên quan đến bốn thành tố cơ bản của hệ thống tài chính gồm: các thị trường tài
chính, các tổ chức tài chính, các công cụ tài chính và. Hệ thống tài chính và những góc khuất!
Cách đây một năm, khi Việt Nam trở thành thành viên