Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
216,07 KB
Nội dung
QUAN HỆGIỮAKHỦNGHOẢNGKINHTẾVÀKHỦNGHOẢNGTÀI CHÍNH: SỰTIẾPCẬNTỪ GÓC ĐỘ TỰ DO HÓA TS. NGUYỄN MINH PHONG I. Quanhệgiữakhủnghoảngkinhtế chu kỳ vàkhủnghoảngtài chính 1. Nhìn suốt quá trình lịch sử triển kinhtế dễ nhận thấy xu hướng rút ngắn lại khoảng cách giữa các cuộc khủnghoảngkinhtế chu kỳ TBCN thế giới. Từ trung bình 10 năm ở thế kỷ XIX, 8 năm cho nửa đầu thế kỷ XX (1900 – 1901; 1907 – 1908; 1920 – 1921; 1929 – 1933; 1937 – 1937), khoảng cách từ 6 – 5 năm cho thời kỳ chiến tranh lạnh (1948 – 1949; 1953 – 1954; 1957 – 1958; 1960 – 1961; 1967 – 1968; 1974 – 1975; 1979 – 1982), và chỉ còn 3 năm kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay (1991 – 1993; 1997 – 1999 và 2008 – 2009). Ngoài ra, trong sự vận động của chu kỳ, ranh giới và khoảng cách giữa các giai đoạn cũng mờ dần, khó xác định hơn không chỉ giữa giai đoạn tiêu điều và giai đoạn phục hồi trong một chu kỳ, mà còn ngay cả giữa giai đoạn hưng thịnh của chu kỳ sau so với giai đoạn trì trệ của chu kỳ trước. Đây là một đặc trưng nổi bật của chu kỳ TBCN hiện đại khá phổ biến ở các quốc gia và được lý giải bởi những nguyên do sau: - Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng KH – KT đã rút ngắn thời gian ra đời các phát minh cải tiến công nghệ mới và cả thời gian ứng dụng chúng vào thực tiễn sản xuất – kinh doanh. Nếu trước thế chiến hai, thời gian đưa một phát minh hay ý tưởng khoa học – công nghệ vào sản xuất đòi hỏi 30 – 40 năm, những năm sau thế chiến thứ hai là 20 – 15 năm, thập kỷ 70 – 80 là 7 – 10 năm, thì ở thập kỷ 90 chỉ còn một vài năm, thậm chí một vài tháng. - Nền kinhtế tri thức và toàn cầu hoá cho phép kinh doanh ngày càng đa dạng hơn về các sản phẩm (gắn liền với dịch vụ và tiêu dùng tri thức, tinh thần…), chúng có nhu cầu lớn, phạm vi rộng và biến đổi nhanh hơn những nhu cầu hàng hoá tiêu dùng vật chất cổ điển vừa kém đa dạng, vừa bị giới hạn cả bởi đặc điểm của nhu cầu tiêu dùng vật chất cá nhân và bởi thị trường chưa được toàn cầu hoá trước đây. - Trong khi đó, khả năng cung cấp của các doanh nghiệp và nền sản xuất xã hội nói chung cũng tăng nhanh do sự tăng nhanh các tiềm lực kinhtế được tích luỹ qua nhiều thế hệ, do sự phát triển của thị trường vốn, của công nghệ ngân hàng, thị trường thông tin vàhệ thống giao thông vận tải cùng các phương thức giao nhận – thanh toán hiện đại khác trong bối cảnh tự do hoá… Tất cả cho phép nắm bắt chính xác và nhanh nhạy hơn các tín hiệu thị trường, đồng thời huy động nhanh, hiệu quả hơn các nguồn lực cần thiết với quy mô tuỳ ý để tổ chức sản xuất và cung ứng thoả mãn gần như “tức thì” các động thái mới về cầu trên các thị trường đó, không lệ thuộc thời gian và không gian… - Ngoài ra, toàn cầu hoá cho phép mở rộng thị trường cả trong nước và quốc tế, làm tăng vọt nhu cầu về một sản phẩm mới… Do đó, cho phép rút ngắn thời gian khấu hao, đổi mới máy móc thiết bị mà vẫn bảo đảm thu hồi vốn, có lãi. Đồng thời, cũng tạo nguy cơ gia tăng thiệt hại từ hao mòn vô hình cho những nhà kinh doanh nào chậm chân trên thị trường… Chính sự rút ngắn vòng đời công nghệ, vòng đời sản phẩm và chu kỳ kinh doanh đã rút ngắn khoảng cách chu kỳ TBCN; đồng thời sự đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh có các “chu kỳ riêng” khác nhau, có nhu cầu mở rộng nhanh và được đáp ứng nhanh không kém trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh gay gắt, đã tạo ra tình trạng có sự bù trừ của việc sa sút nhanh với hồi phục nhanh trên thị trường, từ đó quy định đặc tính “mờ dần” giữa các giai đoạn chu kỳ trên đây của khủnghoảng chu kỳ TBCN hiện đại. - Do sự phát triển không đồng đều TBCN, một quy luật vốn có của kinhtế TBCN song bộc lộ và phát huy tác dụng mạnh hơn trong bối cảnh tự do hoá và suy giảm chiến tranh lạnh. Sự đa phương hoá và dịch chuyển các tương quan lực lượng kinhtế – chính trị quốc tế đã tạo ra những trung tâm phát triển mới, nguồn khởi phát những xung năng tạo chu kỳ và chống chu kỳ mạnh không kém các trung tâm truyền thống trước và ngay sau Thế chiến hai. 2. Trong bối cảnh tự do hoá và toàn cầu hoá thị trường, một mặt, tác động lan toả của khủnghoảng nhanh và rộng hơn; mặt khác, khi xảy ra khủng hoảng, tư bản quốc tế sẽ tự do rút chạy, dồn đến ẩn nấp vàtiếp tục hoạt động tại những nơi khả dĩ an toàn hơn, đang có thuận lợi thị trường hơn. Chính điều này đã cho phép nước tiếp nhận dòng vốn tháo chạy này có những động lực mới cho sự phát triển của mình, đồng thời góp phần giảm thiểu tác hại và rút ngắn giai đoạn khủnghoảngkinhtế thế giới, nhưng lại làm tăng vọt độ sâu sắc hậu quả của khủnghoảngtại nơi xảy ra do tư bản đột ngột ra đi kiểu lũ cuốn mang tính tâm lý, tự phát. Cuộc khủnghoảng châu Á 1997 đã chứng tỏ rõ điều này. Rõ ràng, nước Mỹ, nơi trú ẩn tốt nhất khi đó của tư bản quốc tế đã nhận được các xung lực phát triển tích cực từsự dồn tụtư bản quốc tế, tháo chạy từ các nước châu Á. Nhưng trong cuộc khủnghoảngtài chính hiện nay thì nước Mỹ đã đánh mất cơ hội này, trở thành nền kinhtế có tỷ lệ nợ trên đầu người vào hàng đầu thế giới… 3. Đặc biệt, bối cảnh tự do hóa đã tô đậm hơn bao giờ hết xu hướng ngày càng có sự gắn kết chặt chẽ và tác động qua lại nhạy cảm và trực tiếp hơn giữakhủnghoảngkinhtế chu kỳ vàkhủnghoảngtài chính – tiền tệ. Do khủnghoảng cơ cấu ngày càng xảy ra nhiều và trên phạm vi rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, từ sản xuất đến lưu thông… Vì vậy, trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, chúng đã có tác động mạnh đến động thái chu kỳ so với trước đó, nhất là những cuộc khủnghoảngtài chính – tiền tệ. Cơ chế vận động của chu kỳ TBCN vì vậy cũng đang có nhiều điểm khác trước. Do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinhtế dịch vụ, mà trong đó, chiếm tỷ trọng đáng kể là các dịch vụ tài chính – ngân hàng và thị trường vốn, do toàn cầu hoá các công nghệ giao dịch và thương mại quốc tế, do sựtự do hoá, thương mại hoá vàtư nhân hoá các hoạt động kinh doanh – đầu tư theo cơ chế thị trường mở (kể cả mua, bán nợ), và cũng như do sự thừa nhận và gia tăng ráo riết các hoạt động đầu cơ trên thị trường tài chính – tiền tệ… tất thảy những điều đó đã khiến các thị trường tài chính ngày càng đóng vai trò động lực, trái tim và tấm gương hội tụ, phản chiếu toàn bộ nhạy cảm, trực tiếpvà tập trung nhất đời sống kinhtế vĩ mô cũng như vi mô, quốc gia cũng như quốc tế. Hơn nữa, trong nền kinhtế hiện đại ngày càng xuất hiện cái gọi là “hiệu ứng của cải”. Có tới 38% tài sản các hộ gia đình và 56% các quỹ trợ cấp trong các nước TBCN chủ yếu được đầu tư vào các thị trường chứng khoán. Giá trị tài sản gia đình và doanh nghiệp ngày càng được đo lường trên thị trường chứng khoán, nơi mà giá trị “thực” và “ảo” thường ít khi gặp gỡ nhau… Khi thị trường thuận lợi (thậm chí do tâm lý “bầy đàn” và do cả đầu cơ…), các doanh nghiệp và cả những người nắm giữ cổ phiếu này cứ nghĩ mình đã giàu có, nên mở rộng chi tiêu hơn… góp phần thúc đẩy kinhtế tăng trưởng nhanh, thậm chí nóng. Nhưng nếu vì một lý do nhạy cảm nào đó, thậm chí từ yếu tố phi kinh tế, thị trường chứng khoán suy giảm, tâm lý chi tiêu vàkinh doanh của cổ đông sẽ đảo ngược, góp phần tạo sự suy thoái nhanh và gay gắt hơn các lý do và cơ sở kinhtế thực tế. Với những quanhệ dây chuyền phức tạp, một sự đổ vỡ thậm chí từ thị trường của nước ngoại vi cũng có thể tạo ra chuỗi bùng nổ, đổ vỡ nhanh, mạnh trên diện rộng, lan đến trung tâm thông qua các kênh nợ nần và lưu thông tự do trên thị trường vốn, thị trường hàng hoá và dịch vụ quốc tế. Khi đó, “hiệu ứng của cải” có khả năng biến suy giảm thị trường (chẳng hạn, thị trường bất động sản, thị trường điện tử …) thành suy giảm kinh tế. Đến lượt mình, suy giảm kinhtế làm giảm nhu cầu nhập khẩu vàsự bỏ chạy của vốn đầu tư…, đình trệ thị trường và đình trệ đầu tư hoà quyện vào nhau và tạo ra ma sát cực mạnh cản trở sự vận động tiến lên một cách bình thường của cỗ máy kinhtế doanh nghiệp và quốc gia. Trong cơ chế toàn cầu hoá, một hiện tượng mới mẻ đang xuất hiện là chính quá trình co rút – bỏ chạy của vốn đầu tư quốc tế ngày càng có vai trò to lớn tạo lên những vận động chu kỳ TBCN. Nhiều trạng thái mất cân bằng tiềm tàng âm thầm và dường như không liên quan gì, qua tác động của dòng lưu chuyển vốn đầu tư quốc tế, đã bị kích động mãnh liệt, hình thành và nhân bội những tác động qua lại giữa chúng, khiến sự mất cân bằng càng sâu đậm hơn, tạo ra những hậu quả lớn lao vượt hẳn mức độ những nguyên nhân cấu thành nên quá trình ấy. Ở những nước yếu hơn đặc điểm này càng bộc lộ rõ hơn, mà cuộc khủnghoảngtài chính – tiền tệ châu Á vừa qua đã chứng tỏ rất rõ. Nếu truy tìm căn nguyên, người ta vẫn nhận thấy những gốc gác quen thuộc của chu kỳ, đó là việc sản xuất hoặc đầu tư tập trung thái quá, gây ra khủnghoảng cơ cấu (như sản xuất quá nhiều hàng điện tử hay đầu tư tập trung quá mức vào thị trường bất động sản…), những cơn sốt giá giả tạo và thừa ứ hàng hoá trên thị trường bộ phận do không cân nhắc đầy đủ sức mua và thị hiếu thị trường đã bị biến đổi nhanh chóng, cũng như do các hành vi đầu cơ tinh vi ngày càng phát triển đã gây ra những khó khăn thanh toán cho các chủ đầu tư – kinh doanh, đồng thời cũng là các con nợ. Bất ổn định thị trường bộc lộ và được khuếch đại do sự lan toả, phổ cập nhanh chóng các thông tin nhiều khi bị bóp méo vàsự cộng hưởng của yếu tố “tâm lý bầy đàn”… Các dòng vốn đổ vào bị chững lại, đổi chiều. Các hình thức kinh doanh mạo hiểm bị thu hẹp. Sự bán tháo hoặc bỏ chạy của vốn đầu tư, nhất là các dòng vốn đầu cơ quốc tế, đã khuấy động đến cực đại những dao động thị trường, làm bùng phát những chuỗi đổ vỡ thị trường theo kiểu dây chuyền giữa các thị trường, các quốc gia, nhất là lan toả theo các mối quanhệ đô mi nô (con nợ – chủ nợ…). Đổ vỡ tài chính – tiền tệ kéo theo suy giảm kinhtế thực sự. Cầu thị trường trong nước và quốc tế trì trệ. Nhập khẩu co lại, còn xuất khẩu cũng không tăng do suy giảm khả năng thanh toán của các bên liên quan. Giá cả sụt giảm chung theo kiểu bắc cầu; sản xuất suy giảm, thất nghiệp gia tăng. Khủnghoảngkinhtế thực sự nổ ra và sức phá hoại của nó nhiều khi vượt quá cái giá phải trả cần thiết cho những sai lầm thị trường ban đầu. Có thể khẳng định rằng, chính bản thân hệ thống tài chính quốc tế đã cấu thành nên bộ phận chủ yếu nhen nhóm và truyền dẫn những xung lực của khủnghoảng với gia tốc cực nhanh mang tính phá hoại ghê gớm nhất trên quy mô toàn cầu. Nói cụ thể hơn, chính sự phát triển vô hạn độ khả năng tích tụ, dồn nén, vận chuyển những năng lực tài chính toàn cầu cho các hoạt động đầu tưkinh doanh quốc gia và quốc tế, trong khi thiếu một cơ chế quốc tế giám sát an toàn cần thiết cho những hoạt động này, còn nhu cầu thị trường vô cùng linh hoạt, vòng đời sản phẩm rút ngắn hơn và thông tin thị trường chưa được coi trọng phát triển đúng mức, đồng thời chế độ tỷ giá giữa các nước vừa có sự khác biệt nhau, vừa thiếu “chuẩn” điều chỉnh… đã, đang và sẽ ngày càng trở thành đầu mối của những chấn động kinhtế trong xã hội hiện đại và tương lai. 4. Không những vậy, còn một điểm mới đáng chú ý khác nữa trong cơ chế hình thành và truyền dẫn khủnghoảngkinhtế chu kỳ TBCN hiện đại là: thay vì “sóng xung kích” của khủnghoảng xuất phát từ các nước trung tâm như mô hình cổ điển trước đây, ngày nay, khủnghoảng có thể khởi phát và lan truyền từ các nước ngoại vi – mắt xích yếu nhất trong cơ chế cạnh tranh và kiểm soát thị trường. Quá trình này chia làm 2 giai đoạn. Ỏ giai đoạn đầu, các chấn động thị trường (thể hiện rõ nhất ở sự trụt sồi các chỉ số giao dịch trên thị trường chứng khoán và thị giá các đồng tiền quốc gia và quốc tế) xuất hiện ở các khu vực ngoại vi, thậm chí làm ngưng trệ các thị trường chứng khoán này. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán trung tâm cứ tiếp tục bùng nổ tăng trưởng nhờ nhận được dòng vốn bổ sung chảy ngược từ các thị trường ngoại vi dồn về. Tuy nhiên, sự mất cân bằng giữa trung tâm và ngoại vi trong giai đoạn đầu của quá trình đổ vỡ kéo dài không lâu. Hoặc trung tâm sẽ suy giảm trước khi ngoại vi phục hồi, hoặc ngược lại. Ở giai đoạn tiếp theo, thị trường của cả trung tâm và ngoại vi đều lâm vào cảnh co rút trong sự tương tác lẫn nhau. Sự đổ vỡ đồng loạt được tăng cường, song có phân biệt mức độ và thời gian. Độ dài và quy mô đổ vỡ là bằng chứng thể hiện tính phức tạp và độ kém hoàn thiện của hệ thống TBCN toàn cầu. Giải thích cho đặc tính mới nêu trên của chu kỳ TBCN không chỉ dưới góc độ tài chính – tiền tệ như đã phân tích, mà sâu xa hơn, còn do hệ quả của toàn cầu hoá. Thực vậy, nếu trước đây “chính quốc” luôn là trung tâm phân bố guồng máy sản xuất TBCN, nên khủnghoảng chu kỳ thường khởi phát từ đây. Còn ngày nay, do toàn cầu hoá, quá trình tái cơ cấu quốc tế đã dịch chuyển guồng máy sản xuất hàng hoá truyền thống này ra các vùng ngoại vi, ở trung tâm chỉ còn giữ lại những khâu trọng yếu nhất, tinh tuý nhất và “mềm” nhất của sản xuất theo hướng phát triển kinhtế tri thức và tiền tệ (nghiên cứu thiết kế, bí quyết kỹ thuật, trung tâm huy động và điều phối tài chính và các dịch vụ công nghệ cao…). Thành thử, những làn sóng chu kỳ cổ điển sẽ chủ yếu khởi phát và “tác oai tác quái” ở ngoại vi – nơi vẫn còn “đất” nuôi dưỡng chúng; trong khi đó, ở trung tâm, không những không còn điều kiện vật chất thích hợp cho khủnghoảng sản xuất thừa như cũ nữa, mà quan trọng hơn, nơi đây ngày càng tích tụvà hoàn thiện hơn những điều kiện đối phó hiệu quả với chu kỳ (trình độ phát triển KH – KT và thông tin thị trường, năng lực đổi mới công nghệ và năng lực tài chính, cơ cấu kinhtế dịch vụ dễ chuyển đổi cũng như sự phát triển hơn của tư duy và khả năng mới trong điều hành của Chính phủ và doanh nghiệp…). Điều này giải thích vì sao tính chất và tác hại của chu kỳ ngày càng “nhạt”, kém sâu sắc hơn ở các trung tâm TBCN hiện đại (riêng Nhật Bản trì trệ trong một chu kỳ dài hàng chục năm nay cũng được giải thích từ bối cảnh phân tích trên: Nhật là nước chủ nợ lớn nhất thế giới, nên bị khủnghoảng “kép”, tức vừa chịu hậu quả từkhủnghoảng chu kỳ vàkhủnghoảng cơ cấu tài chính – tiền tệ của các con nợ, và chịu khủnghoảng chu kỳ tự bản thân. Hơn nữa, chu kỳ của Nhật còn bị làm sâu sắc hơn bởi khủnghoảng cơ cấu (bất động sản, hàng điện tử…) vàkhủnghoảng chính trị trong nước…) 5. Những giải pháp đối phó với chu kỳ ngày càng mang tính chất tài chính – tiền tệ, tri thức và quốc tế hoá hơn. Đặc tính này chịu sự quy định của những nguyên nhân nêu trên, mà cụ thể từsự phát triển của nền kinhtế theo hướng tiền tệ hoá, tri thức hoá và quốc tế hoá. Chu kỳ sinh ra do quy luật tích luỹ TBCN làm cho nhu cầu có khả năng thanh toán thường không theo kịp khả năng mở rộng sản xuất. Bởi vậy, để chống khủng hoảng, Chính phủ các nước TBCN ngày càng tuân theo công thức: thứ nhất, mở rộng nhu cầu xã hội thông qua nới lỏng chính sách tài chính – tín dụng; thứ hai, khai thác thị trường quốc tế; và thứ ba, điều chỉnh chuyển hướng năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm cung ứng để phù hợp cầu hoặc kích thích lượng cầu mới có khả năng thanh toán. Đến lượt mình, sự lạm dụng mở rộng cầu tiêu dùng hoặc cầu đầu tư một cách nhân tạo theo hướng thứ nhất sẽ kéo theo sự gia tăng mạnh các khoản nợ công và tư; sự bành trướng tín dụng, sự bấp bênh và nhạy cảm của hệ thống tài chính – tín dụng quốc gia và quốc tế, từ đó dẫn thẳng đến cái hố khủnghoảng cơ cấu tài chính – tiền tệ như đã nêu trên đây, lặp lại vòng xoáy tuần hoàn tai ác: khủnghoảng – chống khủnghoảng – khủnghoảng nhanh, rộng, đậm hơn,… (mà sự phát triển và hiện đại hóa hệ thống tài chính – tiền tệ, nhất là công nghệ ngân hàng và thị trường chứng khoán quốc tế càng “gia tốc” thêm cho vòng tuần hoàn này). Để giảm thiểu những xung lực chu kỳ phi tự nhiên đó (nhưng không thể loại trừ, nếu không nói là ngày càng gia tăng do sự phát triển tiền tệ hoá nền kinh tế), ngày nay các giải pháp chống chu kỳ ngày càng thiên về hướng thứ hai (khai thác cầu tiềm năng trên thị trường thế giới) và hướng thứ ba (chuyển hướng năng lực sản xuất, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, cải thiện giá trị sử dụng và chất lượng sản phẩm cung ứng trên cơ sở phát triển KH – KT để phù hợp hơn hoặc tạo ra nhu cầu xã hội mới có khả năng thanh toán cao). Như vậy, có thể nói quốc tế hoá, toàn cầu hoá và tri thức hoá nền kinhtế vừa là hướng phát triển và lối thoát tự nhiên hữu hiệu nhiều triển vọng nhất, vừa là hệ quả trực tiếp của những cố gắng chủ quan tìm kiếm các giải pháp tối ưu chống khủnghoảng chu kỳ TBCN. Một điểm mới cần nhấn mạnh rằng do toàn cầu hoá vàsự phát triển của tin học, nên thông tin vàsự phát triển của hệ thống thông tin quốc gia và quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng trực tiếpvà gián tiếp giúp ngăn chặn, kiểm soát và vượt qua chu kỳ. Một sự cung cấp thông tin đầy đủ, hệ thống, cập nhật, chất lượng cao sẽ không chỉ cho phép cảnh báo sớm những nguy cơ, định hướng lối thoát cho doanh nghiệp và Chính phủ, mà còn có tác dụng ngăn chặn những tác hại của hành vi tự phát vì mù quáng hoặc tính dễ lây lan tâm lý cảm tính đám đông – nhân tố nhạy cảm của chu kỳ hiện đại. Hơn nữa, do tính chất quốc tế hoá nền sản xuất quốc gia, toàn cầu hoá hệ thống thị trường vàhệ thống tài chính – tiền tệ thế giới, nên không thể không có sự phối hợp quốc tế để đối phó với chu kỳ. Nói cách khác, ngày nay, một khi các nhân tố gây ra và chi phối sự vận động chu kỳ vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thì những giải pháp khắc phục chu kỳ không thể khép kín chỉ trong một quốc gia hay nhóm quốc gia trực tiếp chịu tác động chu kỳ của mình. Chính vì vậy, vấn đề cải tổ các định chế tài chính – tiền tệ, cũng như các tổ chức khu vực và quốc tế đang được đặt ra và xúc tiến trên thực tế như một quá trình tự nhiên và bắt buộc để đáp ứng nhu cầu này. Thực tiễn những năm gần đây cũng khẳng định, hầu hết các cuộc khủnghoảngkinhtế (cả chu kỳ và cơ cấu) của các nước TBCN trên thế giới đều mang tính quốc tế rất cao cả về nguyên nhân, tác động lẫn những giải pháp được đề xuất và ứng dụng nhằm đối phó với chúng. Đặc biệt, nếu trước và những năm ngay sau thế chiến hai, vai trò của can thiệp kinhtế “nhà nước quốc gia”, nhất là trong kích cầu – chống chu kỳ, được đề cao, thì những năm gần đây sứ mệnh này có khuynh hướng được chuyển giao một phần cho những “nhà nước quốc tế” (như nhóm G7, IMF, WB…), mặc dầu tính chất can thiệp trực tiếp bị che giấu và nhạt hơn (phổ biến là công cụ “viện trợ cả gói” kèm theo đơn thuốc – điều kiện của IMF). Dù vậy, trong cả 2 trường hợp thì tư bản tài chính vẫn vừa là nguồn gốc và vừa là động lực chủ yếu mở đường thoát ra khỏi khủng hoảng. Đây là điểm chung lớn nhất kết nối các cuộc khủnghoảng chu kỳ của CNTB xuyên suốt các giai đoạn và thời kỳ phát triển của hệ thống TBCN toàn cầu, bất chấp những dị biệt ở từng không gian và thời gian cụ thể nào đó. II. và một số kết luận cần thiết cho Việt Nam 1. Chu kỳ kinhtế – với tư cách là sản phẩm và cách thức tồn tại, vận động của các hoạt động đầu tưtái sản xuất xã hội – luôn mang tính khách quanvà không thể bị triệt tiêu hoàn toàn. Cả cuộc cách mạng KH – KT, cả các biện pháp điều tiết nhà nước và những phương thức tổ chức sản xuất – kinh doanh TBCN, dù mang tính toàn cầu, thị trường và linh hoạt đến đâu, cũng không thể khắc phục triệt để các dao động chu kỳ, bởi đơn giản và cơ bản là ở chỗ: nhu cầu tiêu dùng (dù tiêu dùng cá nhân hay tiêu dùng sản xuất…) có những giới hạn và những thay đổi không ngừng. Hơn nữa, nhu cầu xã hội thường thấp hơn năng lực cung của nền sản xuất xã hội, song lại thay đổi (về thị hiếu) nhanh hơn sự chuẩn bị và triển khai đáp ứng của bộ máy sản xuất và cung ứng xã hội. Kết cục, dù muốn hay không, dù ít hay nhiều, nhanh hay chậm, thì tổng tích luỹ và cung ứng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hiện hành của xã hội sẽ đạt tới ngưỡng vượt quá mức cầu thực tế có khả năng thanh toán hiện có đối với các sản phẩm hàng hoá + dịch vụ này, nhưng chưa đáp ứng được lượng cầu xã hội mới phát sinh và không ngừng đổi mới, tạo ra những “khoảng trống” trên thị trường tương lai. Bởi vậy, khủnghoảng chu kỳ có lý do kinhtế để tồn tại, thậm chí, ở chừng mực nào đó, còn là cần thiết để tạo động lực điều chỉnh và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, phát triển KH – KT, hoàn thiện các phương thức tổ chức đời sống KT – XH quốc gia và quốc tế theo hướng hiệu quả và tiên tiến hơn. 2. Trong tương lai, khủnghoảng năng lượng – môi trường vàtài chính – tiền tệ sẽ có xu hướng trở nên dày đặc và phổ biến hơn. Các chu kỳ mang tính quốc gia sẽ được tiếp tục rút ngắn và được vượt qua nhanh hơn, với giá phải trả thấp hơn ở những nước có nền kinhtế tri thức phát triển cao hơn và cơ chế thị trường hoàn thiện hơn, có độ mở cửa và hội nhập toàn cầu hoá thích hợp với điều kiện cụ thể của mình hơn, bằng sự phát triển hệ thống bảo trợ xã hội vì người lao động hơn. Đồng thời, giữa các nền kinhtế TBCN chủ chốt vẫn duy trì xu hướng lệch pha chu kỳ, nhưng sẽ dịch chuyển dần theo hướng phát triển cân bằng hơn về tốc độ. Sẽ ngày càng có xu hướng đan xen, lồng ghép, thậm chí trùng hợp hoặc “mờ dần” ranh giới giữakhủnghoảng chu kỳ với khủnghoảng cơ cấu (đặc biệt nếu tiếpcận dưới góc độ cách hiểu mới về nhu cầu trong nền kinhtế tri thức được đặc trưng bởi cơ cấu đa dạng, mềm dẻo, cá nhân hơn và có hàm lượng về sức khoẻ trí tuệ, văn hoá, tâm linh, tinh thần và môi trường cao hơn so với cách hiểu nhu cầu truyền thống…). Đặc biệt, các nguyên nhân và giải pháp đối phó với chu kỳ ngày càng gắn liền và mang đậm hơn tính chất tài chính – tiền tệ (trong đó các chính sách về tiền tệ có tính chất nhạy cảm và tác động trực tiếp, rộng hơn chính sách tài chính), cũng như liên quan ngày càng mật thiết hơn đến nhân tố con người. 3. Trong bối cảnh ngày càng gia tăng tự do hóa và hội nhập quốc tế, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nhận thức đầy đủ, khách quanvà chuẩn bị những đối sách cần thiết nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực, khai thác những cơ hội từ các chấn động chu kỳ vàkhủnghoảngtài chính – tiền tệ TBCN thế giới, cũng như vượt qua những chu kỳ nội tại của bản thân mình. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của các chấn động chu kỳ từ bên ngoài, trước hết Việt Nam cần phát triển hệ thống thông tin thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực phân tích, dự báo quốc gia, nhất là về các dự báo chiến lược, tổng hợp; cần có lộ trình vàsự chuẩn bị chu đáo các điều kiện mọi mặt và phương án cụ thể về các khả năng có thể cho sự hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực, đặc biệt là tài chính – tiền tệ; phát triển đội ngũ lao động chất lượng cao, coi trọng đào tạo các nhà doanh nghiệp có bản lĩnh và năng lực kinh doanh quốc tế, tạo mọi thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp phát triển, đi đôi với tăng cường hệ thống cảnh báo sớm và giám sát an ninh, an toàn kinhtế – tài chính của quốc gia cũng như của doanh nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam còn cần đặc biệt quan tâm xúc tiến đổi mới công nghệ, cải thiện danh mục, mẫu mã chất lượng, giá cả sản phẩm trong nước để tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập, đáp ứng thị hiếu nhu cầu thị trường. Về lâu dài, việc phát triển trình độ, năng lực nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học ứng dụng, phát triển và hoàn thiện nền kinhtế hàng hoá theo cơ chế thị trường mở, tích cực hội nhập sâu, đầy đủ vào các tổ chức khu vực và quốc tế, phát triển hệ thống các định chế thị trường (trong đó có hệ thống tài chính – tiền tệ, thị trường vốn, thị trường hàng hoá chuyên ngành), và các hoạt động Marketing, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, (bao gồm cả cơ cấu ngành, sản phẩm, quy mô, thành phần,…) theo hướng kinhtế tri thức và cải cách toàn diện hệ thống chính trị theo hướng dân chủ trực tiếp hơn, cải cách nâng cao năng lực quản lý bộ máy [...]... công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an toàn, nhất là an toàn hệ thống tài chính- ngân hàng, là hết sức quan trọng và không thể coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào… Ngoài ra, cần luôn tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền có tính hai mặt của các biến cố và chính sách kinhtế trên thị trường trong nước và quốc tếCần dập ngòi khủnghoảngtừ khi nó còn nhen nhúm,... cả với bối cảnh quốc tế, lẫn các điều kiện lịch sử cụ thể trong nước, cho phép khai mở, cộng hưởng cao nhất các tiềm năng và hiệu quả các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, tham gia sớm, ngày càng chặt chẽ và hiệu quả vào “chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”… Đặc biệt, sự phát triển các tiềm năng vàtự do cá nhân; sự hợp tác và thịnh vượng về kinh tế; sự đồng thuận, dân chủ và gắn kết về xã hội... “khoan sức dân và doanh nghiệp”, phát triển hệ thống phúc lợi và bảo đảm xã hội, nâng cao thu nhập thực tế của người dân… đều là những việc cần làm ngay và phải làm thực sự, triệt để 4 Tư duy mới về bàn tay Nhà nước đang và sẽ ngày càng trở nên rõ nét, bao quát và chi phối toàn diện các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinhtế – xã hội quốc gia và quốc tế, với các biểu hiện và yêu cầu chủ... trực tiếp, cũng như là trụ cột phát triển của Nhà nước ngày càng giảm hoặc được định hướng hỗ trợ phát triển đầu tưtư nhân, song Nhà nước có vai trò ngày càng to lớn trong cuộc chiến với các chấn động cơ cấu hoặc chu kỳ kinhtế bột phát, nhất là khủng hoảngtài chính – ngân hàng, dù nó xảy ra ở trong nước hay nước ngoài, nguyên nhân không trực tiếptừ sai lầm của Chính phủ hoặc trong khu vực kinh tế. .. điều, cực đoan, hoặc quá nhấn mạnh và tuyệt đối hóa vai trò chỉ huy tập trung, mang tính áp đặt một chiều của Nhà nước, hoặc thả nổi hoàn toàn và đặt toàn bộ quá trình phát triển kinhtế theo sự dẫn dắt có tính đầu cơ, mù quáng, “bầy đàn” cao của các tín hiệu và sức mạnh thị trường tự do, nhấn mạnh lợi ích tư nhân, cục bộ và ngắn hạn… Vấn đề then chốt cho một nền kinhtế thành công là mô hình phát triển... định kinhtế vĩ mô và bảo đảm hài hòa các lợi ích trong quá trình phát triển, nhất là không lạm dụng sức chịu đựng và đổ gánh nặng khủnghoảng lên người dân, người tiêu dùng Tăng cường vai trò các loại quỹ bình ổn thị trường vàsử dụng linh hoạt các công cụ nợ, biến nợ xấu thành chứng khoán có thể mua – bán trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cần thiết và hiệu quả trong trường hợp này và cho... thương mại, đầu tư, dịch vụ và lao động; coi trọng các yêu cầu và thúc đẩy hoàn thiện các định chế quốc gia và quốc tếquản lý các quá trình phối hợp và trao đổi đó, để gia tăng sức mạnh, khả năng và hiệu quả giải quyết các vấn đề quốc gia, khu vực và toàn cầu Đang qua dần thời mà mỗi nước đóng cửa để tự giải quyết những vấn đề phát triển của mình, dù đó là vấn đề nhỏ nhất và nước đó là lớn, mạnh nhất... quản lý của Nhà nước trong khi thực hiện các nguyên tắc kinhtế thị trường, tránh các cực đoan, phiến diện trong nhận thức, tăng cường sự phối hợp đồng bộ các công cụ và cấp độ quản lý, giám sát chặt chẽ và chủ động xử trí kịp thời các các tác động mặt trái của chính sách lựa chọn trong thực tiễn bằng hợp lực của sức mạnh tổ chức vàtài chính trong và ngoài nước, với vai trò trung tâm là Nhà nước… ... “phẳng”, hòa hợp và thân thiện hơn với môi trường đang và sẽ ngày càng được coi là 3 trụ cột hợp thành chủ yếu, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của văn minh nhân loại đương đại Thứ hai, chủ động tham khảo, đan xen và phối hợp chính sách giữa các quốc gia trong phạm vi khu vực, cũng như toàn cầu với mức tăng tiến cùng chiều với sự gia tăng khối lượng trao đổi quốc tế song phương và đa phương,... mạnh và lan rộng, thì chi phí là khó đo lường, nhất là với một nước còn nghèo và các thiết chế thị trường còn chưa phát triển, hoàn thiện Thứ tư, bàn tay điều chỉnh của Nhà nước cần chuyển dịch theo hướng giảm can thiệp hành chính, trực tiếp, để chuyển sang phương thức can thiệp gián tiếp, có tính định hướng và giám sát nhiều hơn, vừa tuân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, vừa không làm xấu đi sự . QUAN HỆ GIỮA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH: SỰ TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ TỰ DO HÓA TS. NGUYỄN MINH PHONG I. Quan hệ giữa khủng hoảng kinh tế. gắn kết chặt chẽ và tác động qua lại nhạy cảm và trực tiếp hơn giữa khủng hoảng kinh tế chu kỳ và khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Do khủng hoảng cơ cấu ngày