vPhân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam (LV thạc sĩ)
Trang 1-*** -
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
TRẦN DUY HƯNG
Hà Nội - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-*** -
LUẬN VĂN THẠC SỸ
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn “Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và lượng khí thải CO 2 tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi
và do chính tôi hoàn thành Các tài liệu tham khảo, trích dẫn, số liệu thống kê phục
vụ mục đích nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Duy Hưng
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN v
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 8
1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế 8
1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế 8
1.1.2 Nguồn gốc tăng trưởng 10
1.1.3 Đo lường tăng trưởng kinh tế về mặt lượng 14
1.1.4 Đo lường tăng trưởng kinh tế về mặt chất lượng 16
1.2 Tổng quan về khí Cacbonic (CO2) 17
1.2.1 Tính chất của khí CO2 17
1.2.2 Vai trò của khí CO2 17
1.2.3 Các nguồn phát thải khí CO2 chủ yếu 19
1.3 Mô hình đường Kuznets môi trường trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 20
1.3.1 Tổng quan về đường Kuznets về môi trường 20
1.3.2 Giải thích hình dạng của đường cong Kuznets 22
1.3.3 Hạn chế của lý thuyết EKC trong việc hoạch định chính sách 24
1.3.4 Một số lý thuyết thay thế lý thuyết EKC mô tả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường 25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 TẠI VIỆT NAM 29
2.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1985-2015 29
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam về quy mô 29
2.1.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam về chất lượng 37
2.2 Tổng quan về khí thải CO2 ở Việt Nam 41
2.2.1 Sự gia tăng lượng phát thải CO2 41
2.2.2 Tỷ lệ phát thải khí CO2 theo ngành 43
2.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam… 47
Trang 52.3.2 Phân tích định tính mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế về chất lượng
và lượng khí thải CO2 50
2.4 Phân tích định lượng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 ở Việt Nam 52
2.4.1 Mô hình nghiên cứu 52
2.4.2 Các biến số của mô hình 53
2.4.3 Phân tích lượng mô hình 55
2.4.4 Kết quả nghiên cứu 57
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM LƯỢNG KHÍ THẢI CO2 TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 60
3.1 Quan điểm chiến lược về phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh và giảm thiểu phát thải khí nhà kính 60
3.2 Kiến nghị giải pháp thực hiện mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 trong điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam 61
3.2.1 Biện pháp làm giảm lượng khí thải CO2 62
3.2.2 Biện pháp hướng đến tăng trưởng bền vững 73
3.2.3 Biện pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng và phân phối thành quả của tăng trưởng 75
3.2.4 Bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học 76
3.2.5 Biện pháp đối phó khắc phục hiện tượng biến đổi khí hậu 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC I
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
(Asian Development Bank)
CO2 Khí cacbonic
EDGAR Cơ sở dữ liệu phát thải toàn cầu cho nghiên cứu khí quyển
(Emission Database for Global Atmospheric Research)
EKC Đường Kuznets môi trường
(Environmental Kuznets Curve)
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)
GDP Tổng sản phẩm trong nước
(Gross Domestic Product)
GNI Thu nhập quốc dân
(Gross National Income)
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
(Gross National Product)
GO Tổng giá trị sản xuất
(Gross Output)
HDI Chỉ số phát triển con người
(Human Development Index)
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
Trang 7(International Monetary Fund)
LULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
(Land use, Land use change and Forestry)
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development)
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
(Ordinary Least Square)
UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
(United Nations Development Programme)
UNESCAP Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc
(United Nation Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)
WB Ngân hàng Thế giới
(World Bank)
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
(World Trade Organization)
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1 1: Các nguồn phát thải khí CO2 chủ yếu trên thế giới 19
Hình 1 1: Đường cong Kuznets về môi trường 21
Hình 1 2: Học thuyết giới hạn 27
Hình 1 3: Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và ô nhiễm môi trường theo Davidson (2000) 27
Hình 1 4: Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và mức độ ô nhiễm môi trường theo quan điểm của Stern (2004) 28
Bảng 2 1: Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 1990-2015 32
Bảng 2 2: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế 34
Bảng 2 3: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005-2015 36
Bảng 2 4: Trình độ giáo dục thực tế tại Việt Nam 40
Bảng 2 5: Phát thải/hấp thụ khí CO2 theo ngành các năm 1994, 2000, 2010 (nghìn tấn) 44
Bảng 2 6: Kiểm kê khí thải CO2 năm 2010 trong lĩnh vực năng lượng 45
Bảng 2 7: Phát thải và hấp thụ CO2 năm 2010 trong lĩnh vực LULUCF 46
Bảng 2 8: GDP và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam giai đoạn 1985-2015 47
Bảng 2 9: HDI và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam giai đoạn 1990-2015 50
Bảng 2 10: Diễn giải các biên trong mô hình hồi quy 53
Bảng 2 11: Thống kê mô tả biến 54
Bảng 2 12: Ma trận tương quan giữa các biến mô hình 1 54
Bảng 2 13: Ma trận tương quan giữa các biến mô hình 2 55
Bảng 2 14: Kết quả hồi quy mô hình 1 55
Bảng 2 15: Kết quả hồi quy mô hình 2 56
Biểu đồ 2 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2015 29
Biểu đồ 2 2: GDP bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1985-2015 30
Trang 9Biểu đồ 2 3: Tăng trưởng GDP theo đóng góp của vốn, lao động và năng suất
các yếu tố tổng hợp (TFP) giai đoạn 1996-2014 (theo %) 37
Biểu đồ 2 4: Giảm nghèo ở Việt Nam 39
Biểu đồ 2 5: Tỷ lệ người lớn biết chữ ở Việt Nam giai đoạn 1979-2015 40
Biểu đồ 2 6: Tuổi thọ người dân Việt Nam giai đoạn 1979-2014 41
Biểu đồ 2 7: Lượng khí CO2 bình quân đâu người của Việt Nam giai đoạn 1980-2015 42
Biểu đồ 2 8:Tỷ trọng CO2 do quá trình tiêu thụ năng lượng của các nước trên thế giới năm 2015 43
Biểu đồ 2 9: Tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng lượng khí thải CO2 giai đoạn 1985-2015 48
Biểu đồ 2 10: Tốc độ tăng trưởng lượng khí thải CO2 và HDI giai đoạn 1990-2015 51
Bảng 3 1: Phát thải/hấp thụ khí nhà kinh ước tính cho các năm 2020 và 2030 63
Trang 10TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải
CO2 và đạt được những kết quả chính sau:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát được hệ thống cơ sở lý luận về mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2, bao gồm lý thuyết tổng quát và những nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 mà nổi bật là các nghiên cứu Grossman và Krueger (1993), Moomaw và Unruh (1997), Yu (2013), Sileem (2015), và các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Đinh Tuấn và Phạm Nguyễn Bảo Hạnh (2008), Phạm Hồng Mạnh (2014)1
Thứ hai, qua việc phân tích các chuỗi số liệu về tăng trưởng kinh tế và lượng
khí thải CO2 hàng năm ở Việt Nam, người viết đi đến kết luận có một mối quan hệ
rõ ràng giữa hai nhân tố kể trên, và cụ thể hơn, đó là mối quan hệ tác động cùng chiều Tăng trưởng kinh tế cả về lượng và chất đều làm tăng lượng khí thải CO2 tại
Việt Nam qua các giai đoạn
Thứ ba, luận văn đã lượng hóa được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế về
lượng và chất với lượng phát thải CO2 tại Việt Nam
Thứ tư, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp lớn nhằm khắc phục những tồn
tại trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2, bao gồm: giảm thải khí CO2; tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững; phân phối hiệu quả các thành quả của tăng trưởng; bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học; đối phó và khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu
1 Chi tiết các nghiên cứu được mô tả đầy đủ trong phần Tình hình nghiên cứu thuộc Lời mở đầu
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu và phương thức ứng phó để thích nghi với biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế giới Toàn nhân loại đang phải gánh chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu như: tình trạng mất mùa do thay đổi thời tiết tại nhiều khu vực, băng tan ở hai cực làm nước biên dâng cao có thể nhấn chìm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, lỗ thủng tầng ozone, các bệnh gây ra bởi ô nhiễm không khí và nguồn nước, các thảm họa tự nhiên thường xuyên xảy ra với cường độ mạnh hơn
Biến đổi khí hậu là hệ quả của việc tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng của các quốc gia mà bất chấp những tác động xấu đến môi trường như: khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức dẫn đến cạn kệt, các hoạt động sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế gây ra ô nhiễm khói bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông gia tăng và nhiều hơn thế nữa
Một trong các nguyên nhân chính là lượng khí CO2 phát thải vào bầu khí quyển tăng lên quá mức cho phép, không chỉ làm suy giảm chất lượng không khí
mà còn gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho bề mặt Trái Đất nóng lên không ngừng Việt Nam không những là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nền nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra mà còn là một trong những nền kinh
tế đang phát triển phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm không khí trầm trọng tại các thành phố lớn và các vùng công nghiệp trọng điểm Hướng đến phát triển kinh tế bền vững và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chính phủ Việt Nam đã đưa ra Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 với nội dung tăng trưởng xanh đi cùng giảm thiểu phát thải khí nhà kính ra môi trường Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam, và các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 còn có những kết quả khác nhau và gây nhiều tranh luận
Trang 12Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO 2 tại Việt Nam” nhằm nghiên cứu
và rút ra một số giải pháp để Việt Nam có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh
tế đi cùng với giảm thiểu ô nhiễm không khí từ khí thải CO2, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu
2 Tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu trong nước:
Lưu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2000) đã trình bày hệ thống các quan điểm về quản lý môi trường hướng tới phát triển bền vững Tác giả tập trung nghiên cứu phát triển bền vững qua các yếu tố: Bền vững kinh tế, bền vững môi trường và bền vững về văn hóa; cũng như các công cụ kinh tế và công cụ luật pháp trong bảo
vệ môi trường
Nguyễn Văn Phú và cộng sự (2006) dựa trên dữ liệu về lượng khí thải CO2
bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người tại 100 quốc gia trong giai đoạn
từ 1960-1996 đã kết luận về mối quan hệ giữa lượng khí thải CO2 và GDP bình quân đầu người thể hiện bằng một đường dốc lên
Nguyễn Đinh Tuấn và Phạm Nguyễn Bảo Hạnh (2008) nghiên cứu chất lượng môi trường không khí, đất và nước của khu vực thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển kinh tế Nghiên cứu chỉ ra rằng thành phố đang phải đối mặt với nhiều vấn đề ô nhiễm trầm trọng khi có sự gia tăng GDP bình quân đầu người hàng năm Mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn cách khá xa ngưỡng chuyển đổi tối thiểu để đạt được thành quả trong việc kiểm soát ô nhiễm, tuy nhiên tình hình ỗ nhiễm vẫn có thể được cải thiện nhờ việc học hỏi chính sách kinh tế - môi trường từ các nước đi trước trong thời gian sớm nhất
Nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh (2014) đánh giá tăng trưởng xanh của Việt Nam từ khía cạnh sử dụng năng lượng và mức phát thải CO2 giai đoạn từ 1985 đến
2014 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng năng lượng hóa thạch trên tổng mức sử dung năng lượng tăng nhanh từ mức 29,75% năm 1985 lên mức 71,05% năm 2011 Qua kiểm định mô hình kinh tế lượng, tác giả kết luận có mối quan hệ rõ
Trang 13ràng giữa thu nhập bình quân đầu người và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam trong giai đoạn này với mức giải thích của mô hình lên tới 95,2% Nghiên cứu cũng gợi ý một số chính sách đóng góp vào quá trình tăng trưởng xanh tại Việt Nam
Các nghiên cứu quốc tế:
Một trong những nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và chất lượng môi trường là của Grossman và Krueger (1993) Bài nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và GDP bình quân đầu người Nghiên cứu dựa trên bốn loại chỉ số: đô thị, ô nhiễm không khí, ô nhiễm ở lưu vực sông và ô nhiễm lưu vực sông bằng kim loại nặng Các tác giả đã chỉ ra rằng không
có bằng chứng nào cho thấy chất lượng môi trường ngày càng xấu đi khi có tăng trưởng kinh tế Thay vào đó, đối với hầu hết các chỉ số, ban đầu, tăng trưởng kinh tế
sẽ dẫn đến giai đoạn suy thoái, tiếp theo là giai đoạn cải tiến Những thời điểm bước ngoặt trong từng yếu tố gây ô nhiễm khác nhau là khác nhau, nhưng trong hầu hết các trường hợp, thời điểm bước ngoặt đến trước khi một quốc gia đạt mức thu nhập bình quân đầu người là 8000 USD Nếu GDP vào khoảng 10.000 USD thì con người sẽ tham gia vào một số hoạt động để cải thiện môi trường của họ, vì thế, chất lượng môi trường sẽ tăng lên đáng kể, và ước tính rằng, điểm chuyển đổi sẽ là 4.000-5.000 USD (vào năm 1985) Tại mức thu nhập này, con người trở nên quan tâm tới môi trường Nếu GDP vào khoảng 10.000 USD thì con người sẽ tham gia vào một số hoạt động để cải thiện môi trường của họ, vì thế, chất lượng môi trường
sẽ tăng lên đáng kể
World Bank (1992) và Shafik (1992) trong nghiên cứu của mình có đều đi đến kết luận rằng giữa lượng khí thải CO2 bình quân đầu người và tăng trưởng thu nhập
là mối quan hệ tuyến tính
Trong nghiên cứu của mình, Holtz-Eakin và Selden (1995) cho thấy nền kinh
tế cần đạt được trạng thái tăng trưởng bền vững trước khi lượng khí thải CO2 ra môi trường suy giảm
Moomaw và Unruh (1997) đã kiểm tra mối quan hệ giữa CO2 và mức thu nhập
ở các nước phát triển Họ đã chọn 16 nước OECD để điều tra và sử dụng số liệu
Trang 14mảng Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là lượng khí thải CO2 bình quân đầu người, biến độc lập là GDP thực tế bình quân đầu người Kết quả chạy mô hình cho thấy đa số các nước này đều thể hiện mối quan hệ hình chữ U ngược giữa thu nhập và chất lượng môi trường Trái ngược với các nghiên cứu trước đây của EKC
về CO2, sự chuyển đổi (khi đạt tới ngưỡng chuyển đổi) của 16 nước này được chỉ ra
là sự chuyển đổi đột ngột, không liên tục chứ không phải là sự thay đổi dần dần Điểm bắt đầu của quá trình chuyển đổi không liên quan đến mức thu nhập mà liên quan đến các sự kiện lịch sử, những cú sốc giá dầu trong những năm 1970 và những chính sách theo sau đó Tuy nhiên, các mô hình mẫu giảm, không cung cấp cái nhìn sâu sắc về các quy trình cơ bản tạo ra những thay đổi này
Choi, Heshmati và Cho (2010) đã dùng phương pháp hồi quy OLS để nghiên cứu về sự tồn tại của đường EKC cho khí thải CO2 và sử dụng mô hình VAR và VECM kiểm định về mối quan hệ nhân quả giữa khí thải CO2 với tăng trưởng kinh
tế và mức độ mở của nền kinh tế Bài nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu chuỗi thời gian (từ năm 1971 đến năm 2006) tại các nước Trung Quốc (một thị trường mới nổi), Hàn Quốc (một nước công nghiệp mới) và Nhật Bản (một nước phát triển) Trong bài nghiên cứu, biến độc lập là lượng khí thải CO2 bình quân đầu người, các biến phụ thuộc bao gồm: GDP thực tế bình quân đầu người, tỷ lệ của năng lượng có thể tái tạo, mức tiêu thụ năng lượng hóa thạch bình quân đầu người, mức độ mở của nền kinh tế Thời gian nghiên cứu bao gồm các giai đoạn từ nền công nghiệp phát triển đến nền kinh tế mới và công nghiệp hóa Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa môi trường và mức độ mở của nền kinh tế cũng như tăng trưởng kinh tế là không thống nhất giữa các quốc gia; tùy thuộc vào đặc điểm quốc gia, ước tính EKC cho thấy các mô hình thời gian khác nhau:
Đối với Hàn Quốc: Tác giả kết luận không tồn tại đường EKC hình chữ U ngược Các tác giả tìm được điểm chuyển đổi là tại mức $8.210, tuy nhiên qua điểm chuyển đổi, tăng trưởng kinh tế không làm tăng chất lượng môi trường Hơn nữa, kết quả cũng chỉ ra rằng ô nhiễm có xu hướng tăng khi Hàn Quốc càng mở rộng thương mại
Trang 15 Đối với Trung Quốc: Sau khi chạy mô hình OLS thu được kết quả đường EKC có dạng chữ N Cụ thể, ban đầu, khi kinh tế tăng trưởng, dẫn đến chất lượng môi trường giảm, đến ngưỡng chuyển đổi, tăng trưởng kinh tế làm cải thiện chất lượng môi trường, nhưng sau đó, chất lượng môi trường lại giảm Tuy nhiên, trên thực tế, đường EKC của Trung Quốc chỉ có xu hướng dốc lên, nghĩa là tăng trưởng kinh tế tăng dẫn đến gia tăng thiệt hại môi trường Hơn nữa, ban đầu, khi tăng cường thương mại, làm lượng khí CO2 giảm, nhưng qua điểm chuyển đổi, thương mại tăng làm lượng khí CO2 tăng
Đối với Nhật Bản: Không tồn tại đường EKC hình chữ U ngược Kết quả này cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế không phải là cách duy nhất để cải thiện chất lượng môi trường Hơn nữa, thương mại càng tăng, thì lượng khí
CO2 càng giảm
Yu (2013) sử dụng số liệu mảng để phân tích mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và GDP ở các tỉnh tại Trung Quốc trong giai đoạn 1991-2010 Trong mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là chất gây ô nhiễm (CO2, SO2, bụi…), biến độc lập là GDP bình quân đầu người Kết quả bài nghiên cứu cho thấy giữa khí thải (SO2, CO2) với GDP bình quân đầu người, có mối quan hệ hình chữ N Tuy nhiên, lượng bụi trong không khí và GDP bình quân đầu người lại có mối quan hệ hình chữ U ngược
Bài nghiên cứu của Alam (2014) nghiên cứu sự thay đổi trong cấu trúc nền kinh tế và xu hướng của khí thải CO2 cùngvới GDP bình quân đầu người trong giai đoạn 1972-2010 tại Bangladesh bằng cách phân tích số liệu thu thập được từ Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) Kết quả bài nghiên cứu cho thấy không có mối quan
hệ hình chữ U ngược giữa lượng khí thải CO2 và tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu cho thấy chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp nhanh hơn và sự xuất hiện của các dịch vụ dường như chiếm ưu thế trong nền kinh tế; từ đó thấy rằng phát thải CO2 xu hướng gia tăng Hơn nữa, Bangladesh không có khả năng giảm lượng khí thải CO2 bởi tại đất nước này, ngành công nghiệp và dịch vụ là những ngành có lượng phát thải khí CO2 lớn đóng góp ngày càng nhiều cho GDP
Trang 16Tagvaee và Shirazi (2014) đã chỉ ra rằng tại Iran, giữa ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và GDP có mối quan hệ hình chữ N ngược (ở giai đoạn đầu, tăng trưởng kinh tế làm tăng chất lượng môi trường nhưng từ giai đoạn sau xuất hiện mối quan hệ hình chữ U ngược giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm không khí và nước), giữa tăng trưởng kinh tế và ô nhiễm đất có mối quan hệ hình chữ U Điều này đã góp phần xác nhận lý thuyết chữ U ngược của Kuznets
Bài nghiên cứu của Sileem (2015) đã chứng minh sự tồn tại của đường MEKC
và mối quan hệ giữa HDI và lượng khí thải CO2 tại các nước vùng Trung Đông và Bắc Phi Trong mô hình MEKC mở rộng được sử dụng trong bài nghiên cứu, biến phụ thuộc là khí thải CO2, biến độc lập là chỉ số phát triển con người HDI và mức
độ kiểm soát tham nhũng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa và làm rõ lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam
Đánh giá ảnh hưởng sự gia tăng khí thải CO2 có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội của người dân Việt Nam
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị và tầm nhìn kinh tế để đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 và ứng phó với biến đổi khí hậu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 tại Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu tác động của việc thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế lên lượng khí CO2 thải ra môi trường như thế nào trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 17Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng nguồn số liệu thống kê từ World Bank, UNDP, Tổng cục Thống kê và một số nguồn thông tin học thuật chính thống đáng tin cậy khác Ngoài ra, tác giả còn tham chiếu các tài liệu thứ cấp như các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài phỏng vấn, các bài đăng nghiên cứu của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước nhằm thu thập các luận điểm
về mối quan hệ giữa tăng trưởng kình tế và lượng khí thải CO2
Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp: là những phương pháp nổi bật được người viết sử dụng xuyên suốt đề tài Phương pháp phân tích giúp tìm ra những điểm nổi bật và chi tiết trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và lượng khí thải CO2 Phương pháp so sánh giúp thấy được sự khác biệt tương quan giữa các số liệu về tăng trưởng và lượng khí CO2 qua từng thời kỳ Tổng hợp các thông tin thu được giúp tác giả có cái nhìn tổng quát và đưa ra được kết luận chính xác để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
Phương pháp phân tích định lượng: người viết sử dụng các nguồn số liệu thống kê từ các nguồn dữ liệu tin cậy, thông qua phần mềm phân tích stata và phương pháp OLS để lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO2 hàng năm ở Việt Nam
Trang 18CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO 2
1.1 Khái quát về tăng trưởng kinh tế
1.1.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Cùng với sự phát triển của kinh tế học và sự xuất hiện của các mô hình tăng trưởng, khái niệm về tăng trưởng kinh tế cũng dần được hoàn thiện Douglass C North và Robert Paul Thomas (1937) cho rằng “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số”
Theo Perkins và Cộng sự (2006, tr 37) “Tăng trưởng kinh tế liên quan đến sự gia tăng thu nhập quốc dân trên đầu người - sự gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch
vụ được sản xuất ra trên mỗi đầu người trong một nền kinh tế, sau khi đã điều chỉnh yếu tố lạm phát Đây là một thước đo mục tiêu tương đối về năng lực kinh tế Thước đo này đã được công nhận rộng rãi và có thể được tính với mức độ chính xác khác nhau đối với hầu hết các nền kinh tế”
Sự gia tăng mức sản xuất mà một nền kinh tế tạo ra theo thời gian cũng được coi là một định nghĩa khác về tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Văn Công và cộng sự,
2011, tr 67)
Qua những định nghĩa trên đây, có thể thấy tăng trưởng kinh tế được hiểu đơn thuần là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Tuy nhiên, các lý thuyết về tăng trưởng sau này lại đề cập nhiều hơn đến sự thay đổi cả về chất của nền kinh tế
Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20, các Báo cáo về phát triển con người của UNDP đã đưa ra các khải niệm về tăng trưởng mất gốc, tăng trưởng không có tương lai… nhằm cảnh báo về thực trạng tăng trưởng mà không gắn với việc phân phối các thành quả của tăng trưởng, đồng thời đưa ra khái niệm “tăng trưởng công bằng”2 Điểm chung của các báo cáo này là nhấn mạnh đến tăng trưởng cần gắn với chất lượng
2 UNDP (1998), Báo cáo phát triển con người
Trang 19Theo Chu Văn Cấp (2011): “Trong nền kinh tế thị trường, tăng trưởng kinh tế
về mặt lượng được đánh giá chủ yếu thông qua các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia bao gồm: Tổng giá trị sản xuất (GO)3, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)4, tổng sản phẩm quốc dân (GNP)5, tổng thu nhập quốc dân (GNI)6; trong đó, GDP thường là chỉ tiêu quan trọng nhất và được sử dụng phổ biến nhất Tăng trưởng kinh tế về mặt chất lượng, đó là sự biến đổi về quy mô, cơ cấu, chất lượng của nên kinh tế gắn với việc đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường… đây cũng là ba nhóm chỉ tiêu trụ cột của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Chất lượng tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện trên các mặt sau: (1) Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài, (2) Nền kinh tế phát triển có hiệu quả thể hiện ở năng suất lao động cao, hiệu quả sử dụng vốn cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế cao, (4) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hiện đại, (4) Tăng trưởng kinh tế gắn liện với việc giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái”
Theo cách hiểu rộng, chất lượng tăng trưởng tiến sát với quan điểm về phát triển bền vững, trong đó chú trọng tới các thành tố kinh tế, xã hội và môi trường Theo đó, các quốc gia không nên chỉ chú trọng tới tốc độ tăng trưởng mà còn phải tìm cách để giữ vững tốc độ tăng trưởng cao đó thông qua nâng cao chất lượng tăng trưởng (giảm nghèo, đầu tư cho giáo dục, quản lý)
3 Tổng giá trị sản xuất (Gross Output - GO): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất (giá trị của những sản phẩm vật chất và dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Chỉ tiêu này được xác định bằng tổng cộng giá trị của từng ngành kinh tế, tahnhf phần kinh tế Tổng giá trị sản xuất gồm các yêu tố: Chi phí trung gian và giá trị mới tăng thêm
4 Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products - GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định ( thường là một năm tài chính)
5 Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng
6 Thu nhập quốc dân (Gross National Income, GNI) là chỉ số xác định tổng thu nhập của một quốc gia trong một thời gian nhất định, thường là một năm Thu nhập quốc dân bao gồm: chi tiêu dùng cá nhân, tổng đầu tư của dân cư, chi tiêu dùng của chính phủ, thu nhập thuần từ tài sản ở nước ngoài (sau khi trừ các thuế), và tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và trừ đi hai khoản: tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu và thuế gián thu
Trang 20Vinod và cộng sự (2000) đã đưa ra hai khía cạnh của chất lượng tăng trưởng
đó là duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn và tăng trưởng phải đóng góp và cải thiện bền vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả của tăng trưởng và cải thiện mức sống Quan điểm này thể hiện sự tiến bộ trong cách nhìn nhận về tăng trưởng kinh tế
Theo đó, tác giả đưa ra khái niệm vê tăng trưởng kinh tế dưới góc độ của bài
nghiên cứu như sau: “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng hợp lý và bền vững về sản
lượng và quy mô của nền kinh tế đi cùng với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, chất lượng cuộc sống” Trong khái niệm được đề xuất, tăng trưởng thể hiện ở sự gia
tăng quy mô nền kinh tế nhưng không cần ở mức quá cao mà chỉ cần ở mức hợp lý nhưng bền vững trong dài hạn Chính sách tăng trưởng không nên quá cực đoan về việc gia tăng tốc độ tăng trưởng mà bất chấp các hậu quả về bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và các hậu quả về môi trường và xã hội Tăng trưởng chú trọng việc phân phối các thành quả của nó một cách bình đẳng, cải thiện đời sống vật chất bắt đầu từ nhóm người nghèo ngay trong quá trình tăng trưởng
1.1.2 Nguồn gốc tăng trưởng
Nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith (1723-1790), người đầu tiên đưa ra lý luận về vai trò của tích lũy vốn với nền kinh tế, khẳng định vai trò của tích lũy vốn đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc mở rộng sản xuất, đẩy mạnh phân công lao động
D.Ricardo (1772-1823), người được coi là tác giả kinh tế học cổ điển xuất sắc nhất, đã đưa ra lý luận về ba yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn Trong ba yếu tố kể trên, đất đai là yếu tố quan trọng nhất và cũng chính là giới hạn của tăng trưởng Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đầu tư có thể làm giảm giới hạn này bằng cách đầu tư sang lĩnh vực công nghiệp để xuất khẩu và mua lương thực rẻ hơn từ nước ngoài, đầu tư cho tăng trưởng ngành công nghiệp và nông nghiệp dẫn đến làm giảm sự giới hạn tăng trưởng chung
Năm 1936, J Maynard Keynes xuất bản tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã đánh dấu sự ra đời của một học thuyết kinh tế mới, trong
Trang 21đó nhấn mạnh tới vai trò của chính sách kinh tế đối với tăng trưởng Keynes cho rằng muốn thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp, nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế nhằm tăng cầu tiêu dùng; đầu tư có ảnh hưởng đến tổng cầu, và qua đó quyết định sản lượng của nền kinh tế
Dựa vào tư tưởng của Keynes, hai nhà nhà kinh tế học Harrod và Domar đã đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư, coi tích lũy tư bản là động lực của tăng trưởng Theo đó tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, đầu tư làm gia tăng vốn sản xuất, gia tăng vốn sản xuất sẽ trực tiếp gia tăng sản lượng đầu ra Đầu tư góp phần làm gia tăng nguồn lực sản xuất (thiết bị, máy móc), qua đó nâng cao sản lượng Tuy nhiên, nhược điểm của
mô hình này là coi tốc độ tăng trưởng chỉ được xác định qua tỉ lệ tiết kiệm
Nếu gọi Y là sản lượng đầu ra năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế là g
Nếu gọi s là tỷ lệ tiết kiệm/GDP và tổng tiết kiệm trong năm là S:
Về lý thuyết, tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên đầu tư luôn bằng tiết
Đầu tư là cơ sở tạo ra vốn sản xuất nên
Gọi ICOR là tỷ lệ gia tăng giữa vốn và sản lượng đầu ra ta sẽ có:
hay
(k càng nhỏ thì hiệu quả đầu tư càng cao)
vì
Trang 22Năm 1956, Solow đã xây dựng lên mô hình tăng trưởng mang những ý tưởng mới, còn được gọi là mô hình tăng trưởng Solow Nếu như mô hình Harrod-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng, thì mô hình Solow đã đưa thêm yếu tố lao động và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng đồng thời xét tới yếu tố năng suất cận biên giảm dần của đầu tư
Xét hàm sản xuất Cobbs-Douglas giản đơn:
trong đó Y, K, L lần lượt là sản lượng, vốn và lao động của nền kinh tế, giả định hàm sản xuất không thay đổi theo qui mô
Suy ra:
với y=Y/L (thu nhập bình quân lao động) và k=K/L (mức vốn bình quân lao động)
Vì năng suất cận biên của vốn giảm dần nên khi k tăng thì y tăng chậm dần
Từ mô hình Harrod-Domar, ta đã có I=sY với I là đầu tư của nền kinh tế, s là
tỷ lệ tiết kiệm Nếu chia cả 2 vế phương trình cho L, ta được mức đầu tư bình quân lao động i bằng:
Tại mỗi thời điểm, lượng vốn là yếu tố quyết định đến sản lượng của nền kinh
tế Tuy nhiên, lượng vốn có thể thay đổi theo thời gian thông qua ảnh hưởng của hai lực lượng là đầu tư (làm tăng lượng vốn) và khấu hao (làm giảm lượng vốn) Tại một thời điểm mà đầu tư bằng với khấu hao, lượng vốn sẽ không thay đổi, nền kinh
tế đạt trạng thái ổn định (điểm dừng của nền kinh tế) Đồng thời, tại đó cũng không tồn tại khả năng tăng trưởng sản lượng bình quân đầu người của nền kinh tế Mô hình Solow xác định tăng trưởng kinh tế dựa trên tăng yếu tố vốn chỉ xảy ra trong ngắn hạn mà không xảy ra trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng trong dài hạn Yếu tố công nghệ trở nên quan trọng khi đặt mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dù nền kinh tế đã đạt điểm dừng Lúc này, tăng trưởng kinh tế tại điểm dừng theo mô hình Solow sẽ bằng với “tốc độ tăng trưởng” của thay đổi công nghệ
Trang 23Mô hình AK (Rebelo 1992) giả định rằng tiến bộ công nghệ là suất sinh lợi không đổi theo vốn vật chất và vốn con người ( (loại bỏ yếu tố lao động) và không có tăng trưởng dân số, trong đó:
Trong mô hình này, tăng trưởng dài hạn là nội sinh vì nó không còn phụ thuộc vào số dư không xác định Đầu tư tác động trực tiếp lên tăng trưởng, không chỉ mức thu nhập dài hạn như mô hình Solow Mô hình này chỉ ra bất kì yếu tố nào làm giảm tốc độ tích tụ vốn cũng sẽ tác động lớn trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế đóng vai trò quan trọng với bất kì một quốc gia nào trên thế giới Trước hết, tăng trưởng kinh tế làm gia tăng thu nhập của dân cư, cải thiện chất lượng cuộc sống và phúc lợi xã hội Một nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng cao là nền kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó có lao động Do đó, tăng trưởng nhanh giúp tạo công ăn việc làm, giảm thiểu thất nghiệp Theo qui tắc
70, việc nắm giữ tốc độ tăng trưởng cao hơn sẽ giúp các nước đang phát triển giảm thời gian gia tăng thu nhập của nền kinh tế so với các nước phát triển, qua đó rút ngắn dần sự chênh lệch về thu nhập
Theo UNESCAP (2001), “tăng trưởng kinh tế không phải là tất cả, song nếu không có tăng trưởng thì chúng ta cũng không thể đi đến đâu.” Mức độ phát triển của mỗi quốc gia đều được đánh giá thông qua: sự ổn định, tăng trưởng và công bằng xã hội Trong đó, tăng trưởng được ví như nền móng cho các yếu tố còn lại, và
là tiền đề vật chất để thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội Theo đuổi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu thường xuyên của mỗi quốc gia, nhưng không thể theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá Thực tế cho thấy không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại lợi ích về kinh tế- xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống Ví dụ như tăng trưởng kinh tế cao nhưng lại phá hủy môi trường, dẫn đến tình trạng ô nhiễm nặng nề gây
ra nhiều bệnh tật hoặc tăng trưởng làm cho một bộ phận dân cư giàu lên, nới rộng khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội Do đó, mỗi quốc gia, trong từng thời kì, phải có định hướng chiến lược cụ thể để đảm bảo tăng trưởng kinh tế đạt mức cao
và bền vững
Trang 241.1.3 Đo lường tăng trưởng kinh tế về mặt lượng
Các chỉ số được dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế về mặt lượng bao gồm: Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP)
1.1.3.1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
GDP được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể như sau:
(1) Phương pháp tiếp cận từ sản xuất: Theo cách này, GDP được tính
bằng tổng giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong
cả nước Trong đó, giá trị gia tăng (Value added - VA) là sản lượng của doanh nghiệp trừ đi giá trị của hàng hóa trung gian mua từ các doanh nghiệp khác
(Nguyễn Văn Công và cộng sự, 2001, tr.40-41)
(2) Phương pháp tiếp cận từ chi tiêu: Theo phương pháp chi tiêu, tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc gia là tổng số tiền mà các hộ gia đình trong quốc gia đó chi mua các hàng hóa cuối cùng Trong một nền kinh tế giản đơn, ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng chi tiêu hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng trong năm
GDP = C+G+I+NX Trong đó:
C là tiêu dùng các hộ gia đình, bao gồm những khoản chi tiêu cho tiêu dùng
cá nhân (Personal Consumption expenditures) của hộ gia đình về hàng hóa, dịch vụ, không bao gồm chi xây dựng và mua nhà
G là các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương Khoản chi tiêu này bao gồm chi tiêu cho quốc phòng, luật pháp, chiếu sáng đường phố, nơi công cộng Chi tiêu chính phủ không bao gồm các khoản thanh toán chuyển khoản
I là tổng đầu tư trong nước của khu vực tư nhân (Gross private domestic Investment) Nó bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết bị
và nhà xưởng và chi tiêu cho nhà mới của dân cư
Trang 25 NX (NX=X-M) là xuất khẩu ròng về hàng hóa và dịch vụ, là giá trị xuất khẩu (Exports-X) trừ đi giá trị nhập khẩu (Imports-M)
(3) Phương pháp tiếp cận từ thu nhập hay chi phí: Theo Nguyễn Văn
Công và cộng sự (2011, tr.36-39), tổng thu nhập quốc nội (GDP) được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); thu nhập của người có đất cho thuê (R ); thu nhập của người có tiền cho vay ( ); thu nhập của người có vốn ( ); khấu hao vốn cố định ( ) và cuối cùng là thuế kinh doanh (T)
GDP = W + R + + + + T
Từ các phương pháp trên, ta có thể nhận thấy việc sử dụng GDP như một thước đo cho tăng trưởng kinh tế cũng có một số hạn chế nhất định: GDP là một thước đo hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra bởi một nền kinh tế nhưng GDP không tính đến những chi phí khác như ô nhiễm môi trường gây ra do hoạt động sản xuất, không bao gồm những vấn đề về sản xuất của những hộ gia đình không thưc hiện mua bán/ giao dịch trên thị trường Tuy nhiên, trên thực tế đây vẫn là một phương pháp được công nhận rộng rãi để đo lường thu nhập quốc dân, giúp ta có một thước
đo để so sánh tốc độ tăng trưởng bình quân của một quốc gia trong những giai đoạn khác nhau hoặc so sánh tốc độ tăng trưởng bình quân giữa hai quốc gia cùng hoặc khác giai đoạn - cả hai loại so sánh này đều hết sức cần thiết để tìm hiểu quá trình phát triển kinh tế (Perkins và cộng sự, 2006, tr.41)
1.1.3.2 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
GNP khác GDP là nó bao gồm các khoản thu nhập do công dân một nước tạo
ra ở nước ngoài nhưng không bao gồm những khoản thu nhập do công dân nước ngoài tạo ra ở trong nước
GNP = GDP + NFA
Với NFA là yếu tố thu nhập ròng từ nước ngoài (Net Factor Income from Abroad - NFA) hay chênh lệch giữa thu nhập được cư dân trong nước tạo ra ở nước ngoài và thu nhập của người nước ngoài tạo ra ở trong nước
Trang 261.1.4 Đo lường tăng trưởng kinh tế về mặt chất lượng
Tăng trưởng kinh tế về mặt chất lượng được hiểu là tăng trưởng đi kèm với tăng chất lượng cuộc sống và phân phối thu nhập một cách bình đẳng và được đo lường qua chỉ số phát triển con người (Human Development Index-HDI)
Theo Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP, 2011), chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia trên các phương diện thu nhập (thể hiện qua GDP bình quân đầu người được điều chỉnh theo ngang giá sức mua), giáo dục (thể hiện qua tỷ lệ người lớn biết chữ) và tuổi thọ (có được cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, thể hiện qua tuổi thọ trung bình) HDI nhấn mạnh đến yếu tố con người cũng như khả năng của con người được coi là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một quốc gia HDI có giá trị giới hạn bằng 1
(i) Chỉ số tuổi thọ (HDI1): Phản ánh độ dài cuộc sống và sức khỏe, đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh Như một biến đại diện cho việc sống một cuộc sống mạnh khỏe và dài lâu, HDI xây dựng tuổi thọ lúc sinh của một quốc gia và so sánh sự tiến bộ của số đo này so với các nước khác
HDI1 = Trong đó: T là tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh
(ii) Chỉ số giáo dục (HDI2) Phản ánh thành tựu của một quốc gia ở tỉ lệ người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học, đại học Chỉ số giáo dục tính giá trị bình quân trọng số của tỉ lệ người lớn biết chữ
và tỉ lệ phổ cập giáo dục các cấp kết hợp Tỉ lệ người trưởng thành biết chữ được cho trọng số là hai phần ba, còn tỉ lệ phổ cập giáo dục kết hợp được gán trọng số là một phần ba
HDI2 = Trong đó: L là tỷ lệ người lớn đi học hoặc tỷ lệ biết chữ của dân cư
Trang 27(iii) Chỉ số thu nhập (HDI3) phản ánh về mức sống của người dân, được đo bằng GDP bình quân đầu người tính bằng sức mua tương đương theo
sự phát triển mang tính nhân văn
1.2 Tổng quan về khí Cacbonic (CO 2 )
1.2.1 Tính chất của khí CO 2
Cacbonic (CO2) là một hợp chất, ở điều kiện bình thường có dạng khí trong khí quyển bao gồm một nguyên tử Cacbon và hai nguyên tử Oxi Khí cacbonic có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí Khí cacbonic (CO2) là một loại khí phổ biến trong tự nhiên, là sản phẩm của các quá trình cháy, hô hấp Khí cacbonic trong điều kiện bình thường là khí không màu, mùi và có vị chua nhẹ hòa tan tốt trong nước nặng gấp 1,524 lần không khí Khí CO2 không tham gia các phản ứng cháy Ở nhiệt
độ dưới -78 độ C, khí CO2 ngưng tụ lại thành các tinh thể màu trắng gọi là băng khô Khí CO2 có thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao 2000 độ C thành CO và O2 CO2
lỏng chỉ được tạo ra dưới áp suất 5,1 barơ; ở điều kiện áp suất khí quyển, CO2
chuyển trực tiếp từ thể khí sang thể rắn hay ngược lại theo một quá trình được gọi là
sự thăng hoa
1.2.2 Vai trò của khí CO 2
Tác động tích cực: CO2 là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh và sản sinh ra khí oxi cần thiết cho hô hấp của
Trang 28động vật và con người Trong điều kiện bình thường, có thể coi lượng CO2 sản sinh
tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được dùng cho quá trình quang hợp CO2 có vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ Trái đất nhờ vào hiệu ứng nhà kính mà nó gây ra giúp giữ lại một phần bức xạ của mặt trời, giúp cho trái đất có nhiệt độ phù hợp cho sự sống Nhờ có khí CO2 mà Trái đất mới thoát khỏi kỷ băng hà và có được nền nhiệt độ như ngày nay cho các loài sinh vật sinh sống Bên cạnh đó, CO2 còn có nhiều ứng dụng trong đời sống như: sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm
để tạo gas cho các loại đồ uống, sử dụng để sản xuất ra các bình chữa cháy đặc biệt hay làm dung môi hữu cơ ít độc trong công nghiệp dược phẩm để thay thế các dung môi clorua truyền thống
Tác động tiêu cực: Tỷ lệ CO2 trong không khí được coi là ổn định ở mức 0,3 – 0,4%0 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ở nồng độ thấp CO2 kích thích trung tâm hô hấp, tuy nhiên mức nồng độ CO2 5%0 đã gây trở ngại cho hô hấp, còn với mức CO2
ở nồng độ 15%0 con người không thể hoạt động được Ở nồng độ 30 – 60 %0 , CO2
có thể gây nguy hiểm tính mạng cho con người vì tan nhiều trong máu, tác dụng lên trung ương thần kinh (Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông Vận tải, 2015) Không những vậy, khi lượng khí CO2 tăng lên, khiến Trái đất nóng lên và băng ở hai cực của Trái Đất tan chảy làm nước biển dâng lên, nhấn chìm một số vùng đất ven biển
và các đảo Hiện tượng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất tăng gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp bởi hiện tượng hạn hán, biến đổi khí hậu gây nên hiện tượng thời tiết bất thường, ảnh hưởng đến thời vụ, tưới tiêu, năng suất cây trồng Thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn và dễ thay đổi nhanh chóng làm phát sinh và lây lan dịch bệnh Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, dị ứng Bên cạnh đó, hiện tượng nóng lên toàn cầu làm thay đổi hệ sinh thái, nhiều loại động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng
Trang 291.2.3 Các nguồn phát thải khí CO 2 chủ yếu
Biểu đồ 1 1: Các nguồn phát thải khí CO2 chủ yếu trên thế giới
Nguồn: Climate Change 2014: Mitigation of Climate Change Contribution of Working Group III to the Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel
on Climate Change (IPCC, 2014)
Sự phát thải CO2 đến từ chu trình các bon, hoạt động đốt phá rừng và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch Theo chu trình các bon, quá trình quang hợp sẽ sử dụng
CO2 như nguồn nguyên liệu chính và sản phẩm chính là khí O2 Con người và động vật khi hít thở sẽ hấp thụ O2 và thải ra CO2. Bên cạnh đó, khi cây cối và động vật chết đi, xác thực vật và động vật phân hủy cũng tạo ra CO2 Chu trình các-bon cho thấy khi cây cối chết đi, chúng sẽ tạo ra CO2 nhưng khi bị đốn hạ và dùng làm chất đốt, lượng CO2 tạo ra còn nhiều hơn Vì thế lượng CO2 trong khí quyển sẽ tăng lên khi con người gia tăng việc đốn hạ cây xanh làm chất đốt, cùng với việc thiếu hụt thảm thực vật có khả năng quang hợp tái tạo O2 từ CO2 Một nguồn phát thải CO2
lớn nữa đến từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch Bản chất của nguyên liệu hóa thạch là các cơ thể sống không phân hủy hoàn toàn và lượng các bon chưa phân giải được lưu trữ trong lòng đất hàng triệu năm Việc đốt nhiên liệu hóa thạch làm giải phóng lượng các bonbị tồn trữ và phát thải mạnh CO2 vào không khí
Qua Biểu đồ, ta có thể thấy ngành sản xuất điện và sưởi ấm phát thải ra nhiều khí CO2 nhất trong năm 2010 với tỷ trọng 25% của tổng lượng khí CO2 phát thải
Trang 30Nguyên nhân do quá trình sản xuất điện và sưởi ấm này cần phải đốt cháy nhiều nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên
Xếp thứ hai là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp với 24% lượng phát thải khí
CO2 toàn cầu năm 2010 Phát thải từ khu vực này đến từ các hoạt động canh tác nông nghiệp và chăn nuôi (chất thải gia súc) và nạn cháy rừng diễn ra khắp nơi trên thế giới
Đứng thứ ba là ngành công nghiệp chiếm 21% lượng phát thải CO2 toàn cầu năm 2010 Khí nhà kính sinh ra trong quá trình sử dụng nhiên liệu trong nhà máy, các khu công nghiệp nhằm tạo ra năng lượng phục vụ sản xuất, ngoài ra còn do khí thải từ các chất hóa học, quá trình luyện kim
Ngành giao thông vận tải chiếm 14% lượng phát thải CO2 toàn cầu do việc sử dụng nhiên liệu cho các phương tiện đường bộ, đường sắt, hàng không và vận tải biển Phần lớn năng lượng dùng cho giao thông vận tải của thế giới đến từ các nhiên liệu từ dầu mỏ, chủ yếu là xăng và dầu diesel, một số ít còn sử dụng than đá
Ngành xây dựng chiếm 6% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm
2010 do phát tán khí thải ô nhiễm trong quá trình vận chuyển nguyên liệu và xây lắp công trình
1.3 Mô hình đường Kuznets môi trường trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng khí thải CO 2
1.3.1 Tổng quan về đường Kuznets về môi trường
Trong cuộc họp thường niên lần thứ 67 của Hiệp hội Kinh tế châu Mỹ vào tháng 12/1954, Simon Kuznets đã lần đầu tiên giới thiệu về khái niệm đường cong Kuznets, mô tả mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và vấn đề bất bình đẳng thu nhập Tuy nhiên, Grossman và Krueger (1993, 1995) đã đưa ra thuật ngữ “Đường Kuznet môi trường” (The Environmental Kuznet Curve) – đường chữ U ngược (The Inverted - U relationship) để mô tả mối quan hệ giữa chất lượng môi trường
và sự phát triển kinh tế của một quốc gia; đây được coi là phương tiện để mô tả mối quan hệ giữa chất lượng môi trường và thu nhập đầu người theo thời gian Mức độ suy thoái môi trường và mức thu nhập đầu người cũng tuân theo quy luật đường
Trang 31cong chữ U ngược –Kuznets; điều này có nghĩa là suy thoái môi trường sẽ gia tăng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nhưng khi tăng trưởng đạt đến ngưỡng chuyển đổi (turning point), con người có điều kiện về mặt kinh tế và bắt đầu có xu hướng đầu tư khoa học kỹ thuật để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường và giai đoạn tiếp theo khi mức thu nhập vượt một ngưỡng nào đó thì chất lượng môi trường
có xu hướng đi lên Đây được gọi là đường cong Kuznets môi trường (EKC)
Kuznets đã đưa ra hình dạng chung của đường cong chữ U ngược
Hình 1 1: Đường cong Kuznets về môi trường
Nguồn: Ecological Economic
Ban đầu, khi thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia còn ở mức thấp, nền kinh tế càng phát triển thì lượng chất thải ra môi trường càng tăng (hay chất lượng môi trường giảm) Sau đó, khi thu nhập bình quân đầu người đạt đến mức độ nhất định (điểm chuyển đổi - turning point) lượng chất thải sẽ giảm dần (hay chất lượng môi trường được cải thiện) khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng Áp dụng vào thực tiễn của bài nghiên cứu, lý thuyết đường Kuznets môi trường được mô tả như sau: Ban đầu, khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn ở mức thấp, nền kinh tế càng phát triển thì lượng khí thải CO2 ra môi trường càng tăng (hay tình trạng ô nhiễm không khí càng nghiêm trọng) Sau đó, khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong tương lại đạt đến mức độ nhất định (điểm chuyển đổi),
Trang 32lượng khí thải CO2 sẽ giảm dần (chất lượng không khí được cải thiện) trong khi nền kinh tế vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao
Lý giải cho sự hiện diện của đường Kuznet môi trường trong mối quan hệ giữa tăng trưởng và lượng khí thải CO2 dựa trên hai hiệu ứng: hiệu ứng quy mô và hiệu ứng công nghệ Một mặt, nền kinh tế tăng trưởng kéo theo việc mở rộng các hoạt động sản xuất và tiêu dùng, điều này dẫn đến sự gia tăng lượng chất thải nói chung hay lượng khí thải CO2 nói riêng, đây được gọi là hiệu ứng quy mô Mặt khác, nền kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với thu nhập bình quân tăng Khi người dân có thu nhập cao hơn, họ sẽ có xu hướng quan tâm đến các vấn đề về môi trường hơn, ưa chuộng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các nhà sản xuất sẽ
sử dụng các công nghệ sạch, chính phủ sẽ đưa ra các đạo luật về môi trường nghiêm khắc hơn; điều này giúp giảm lượng khí thải CO2, đây được gọi là hiệu ứng công nghệ Khi mức thu nhập bình quân của một quốc gia còn ở mức thấp, hiệu ứng quy mô sẽ lấn át hiệu ứng công nghệ, lượng chất thải nói chung và khí thải CO2 sẽ tăng khi thu nhập bình quân tăng Thu nhập bình quân càng tăng, hiệu ứng công nghệ sẽ ngày càng mạnh hơn, đến một điểm nào đó hiệu ứng công nghệ
sẽ vượt qua hiệu ứng quy mô, điều này dẫn đến lượng chất thải, mà cụ thể là lượng khí thải CO2 giảm khi thu nhập tăng
1.3.2 Giải thích hình dạng của đường cong Kuznets
Có nhiều cách để giải thích hình dạng của đường cong Kuznets, có thể dựa vào độ co giãn của thu nhập, thương mại quốc tế
Thay đổi hành vi tiêu dùng dựa trên thu nhập: Khi thu nhập tăng lên, con
người đạt có mức sống cao hơn và bắt đầu cân nhắc giữa tiêu dùng và giá trị của môi trường sống tốt hơn, làm cho mức ô nhiễm có tăng nhưng bắt đầu chậm lại Khi đạt đến ngưỡng cụ thể của thu nhập, sự sẵn sàng chi trả cho một môi trường sạch sẽ tăng thêm một tỷ lệ lớn hơn sự gia tăng của thu nhập Mọi người sẽ xem xét ủng hộ nhiều hơn cho các tổ chức môi trường hoặc chọn tiêu dùng những sản phẩm thân thiện hơn với môi trường
Trang 33 Kinh tế theo qui mô, công nghệ: lúc ban đầu, các quốc gia tăng cường mở
rộng qui mô sản xuất hết mức có thể, quá trình này yêu cầu nhiều nguyên liệu đầu vào và cũng có nghĩa nhiều chất thải và khí thải trong đầu ra của quá trình sản xuất, do đó làm suy giảm chất lượng môi trường Tuy nhiên, khi sản xuất phát triển đến mức nhất định, công nghệ hiện đại hơn khiến cho hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường hơn và ít gây ô nhiễm hơn Một quốc gia giàu có có khả năng đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, cùng với sự phát triển kinh tế sẽ thay thế những công nghệ sản xuất lỗi thời, gây ô nhiễm môi trường bằng các công nghệ mới tạo năng suất cao hơn và thân thiện với môi trường hơn Đường Kuznets về môi trường cho thấy ban đầu, tăng trưởng kinh tế do mở rộng qui mô sản xuất sẽ tác động tiêu cực tới môi trường, tuy nhiên điều này sẽ được khắc phục nhờ tác động tích cực của hiệu ứng công nghệ, nghiên cứu ra những cách sản xuất ít ảnh hưởng tới môi trường hơn
Mô hình tăng trưởng của Lewis: Mô hình phát triển của một nền kinh tế nào được đặc trưng bởi mô hình thay đổi của các hoạt động kinh tế Theo đó, mô hình Kuznets được mô tả theo 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Xã hội tập trung nguồn tài nguyên cho các lĩnh vực sơ cấp như khai thác và nông nghiệp để làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
- Giai đoạn 2: Nguồn tài nguyên được chuyển sang cho các lĩnh vực thứ cấp là sản xuất, bởi vì các nhu cầu cơ bản được đáp ứng và việc tiêu thụ nhiều hơn hướng đến các sản phẩm tiêu dùng
- Giai đoạn 3: Xã hội chuyển từ lĩnh vực thứ cấp sang lĩnh vực thứ 3, cao cấp hơn - dịch vụ, có đặc trưng là mức độ ô nhiễm rất thấp
Tuy nhiên, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ, ở đó việc chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 3 không còn là do sự suy giảm môi trường nữa Mà ở đây có thể diễn ra do kết quả của quá trình chuyển giao
Sự ra đời và hoàn thiện của các quy định về môi trường: Cùng với quá trình
phát triển kinh tế xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường được chú trọng hơn, cùng các biện pháp quản lý và thực thi các quy định luật pháp về môi trường
Trang 34trở nên khát khe, các biên pháp ưu đãi dành cho các công ty sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, các công ty gây ô nhiễm môi trường phải chịu phạt (Dinda, 2004)
1.3.3 Hạn chế của lý thuyết EKC trong việc hoạch định chính sách
Thứ nhất, lý thuyết này không khẳng định rằng thu nhập quốc dân tăng thì ô
nhiễm môi trường sẽ tự động giảm, vấn đề môi trường chưa chắc có thể được giải quyết dễ dàng bởi các hiệu ứng tích cực của tăng trưởng kinh tế Xử lý ô nhiễm môi trường yêu cầu những cố gắng lớn từ phía người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ
Thứ hai, chất lượng môi trường thường được sử dụng trong phân tích về
đường EKC đều dựa trên giới hạn về chất gây ô nhiễm nhưng thực tế có rất nhiều chất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của môi trường Do vậy, các kết luận rút ra
từ những phân tích này không được áp dụng một cách tổng thế cho tất cả những loại thiệt hại môi trường Không có bằng chứng nào cho thấy quan hệ đường EKC trong trường hợp sức ép của loài người tác động lên môi trường, trừ khi việc tiêu thụ năng lượng không được tính trong phương pháp này (Caviglia-Harris et al, 2009) Mối quan hệ Kuznets về môi trường chỉ thể hiện rõ nhất đối với các chất gây ô nhiễm gây ra những ảnh hưởng đáng kể tại địa phương phát thải Hơn nữa, đối với các quốc gia phát triển, những ảnh hưởng từ carbon và các khí nhà kính mang tính toàn cầu và có sự lan tỏa thì sự phát thải vẫn tiếp tục tăng lên khi tăng thu nhập bình quân đầu người
Thứ ba, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, việc xác định ngưỡng chuyển
đổi khi chất lượng môi trường được cải thiện theo sự tăng lên của thu nhập đầu người là đa dạng và thách thức Vì vậy, phát triển kinh tế đúng hướng là có chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế đi kèm với chính sách đảm bảo chất lượng môi trường
Thứ tư, sự tồn tại của “hiện tượng trễ” (hysteresis) có thể làm giảm mức độ
tương quan của đường EKC tới các chính sách môi trường Đặc biệt, chi phí để khắc phục thiệt hại và cải thiện chất lượng môi trường khi mà nền kinh tế đã vượt qua ngưỡng chuyển đổi có thể cao hơn đáng kể so với chi phí phòng ngừa thiệt hại
Trang 35hoặc thực hiện việc giảm nhẹ ô nhiễm trước đó Chi phí khắc phục thiệt hại và cải thiện chất lượng môi trường khi nền kinh tế đã phát triển quá điểm chuyển đổi có thể cao hơn nhiều so với chi phí của việc ngăn ngừa thiệt hại do ô nhiễm hoặc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ trước đó (Everett và cộng sự, 2010) Ví dụ, khi làm sạch dòng sông bị ô nhiễm, ngay từ đầu, chi phí để phòng tránh tình trạng ô nhiễm thấp hơn hẳn chi phí làm sạch phát sinh sau này
Thứ năm, không phải tất cả các vấn đề môi trường đều tuân theo lý thuyết
đường cong Kuznets Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các biến số đo chất lượng môi trường như tiêu thụ năng lượng, việc sử dụng các hóa chất độc hại và sự xuống cấp của hệ sinh thái có xu hướng tăng dần hoặc có xu hướng thay đổi không rõ ràng khi mức thu nhập quốc dân tăng lên Việc kiểm chứng các trường hợp có tuân theo lý thuyết EKC hay không thông qua việc chạy mô hình kinh tế lượng trở nên kém tin cậy hơn trước (Stern, 2004) Thực tế là một số quốc gia phát triển với mức GDP cao vẫn đang phải đương đầu với các vấn đề về môi trường (Cole và cộng sự, 1997)
Thứ sáu, các phân tích và nhận định này đã bỏ qua các vấn đề liên quan đến
văn hóa, lịch sử và chính trị
1.3.4 Một số lý thuyết thay thế lý thuyết EKC mô tả mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và chất lượng môi trường
1.3.4.1 Lý thuyết MEKC (Modified Environmental Kuznets Curve)
Sileem (2015) sử dụng chỉ số HDI thay vì GDP để thể hiện mức độ phát triển kinh tế và sử dụng khí CO2 là chỉ tiêu đo mức độ thiệt hại môi trường trong quá trình kiểm chứng lý thuyết EKC
Kallbekken (2000) trong nghiên cứu của mình đã kết luận rằng sử dụng HDI
sẽ hiệu quả hơn vì chỉ số về giáo dục sẽ ảnh hưởng tới nhận thức về môi trường và mức độ hiệu quả của việc thực hiện các chính sách về môi trường được ban hành Tuổi thọ sẽ ảnh hưởng tới việc đưa ra các chính sách dài hạn và cũng là chỉ số tốt để đánh giá mức độ phát triển của một quốc gia
Như vậy lý thuyết MEKC cho thấy mối quan hệ hình chữ U ngược giữa thiệt hại môi trường và chỉ số HDI
Trang 36Theo Sileem (2015), mô hình MEKC đơn giản có dạng sau
CO 2 = f(HDI, ε) hoặc CO 2 =β 0 + β 1 HDI+ β 2 HDI 2 + ε
Trong đó: CO2 là lượng khí CO2 bình quân đầu người
HDI là chỉ số phát triển con người
ε là nhiễu
Để tuân theo lý thuyết MEKC thì dấu của các hệ số hổi qui được kỳ vọng như sau:
β1 > 0, β2 <0
1.3.4.2 Lý thuyết giới hạn (Arrow và cộng sự, 1996)
Lý thuyết giới hạn xem xét khả năng môi trường có thể hồi phục trước khi nền kinh tế đạt đến ngưỡng chuyển đổi theo lý thuyết EKC Lý thuyết này xét đến giới hạn mà môi trường có thể tiếp nhận chất thải do các hoạt động kinh tế thải ra và tính chất giới hạn của nguồn tài nguyên không tái tạo Nếu chỉ quan tâm tới tăng trưởng kinh tế mà không quan tâm đến giới hạn của môi trường thì khi nền kinh tế đạt được tới ngưỡng chuyển đổi cũng không thể cải thiện được chất lượng của môi trường Một ví dụ là nếu chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế, không quan tâm đến môi trường, dẫn đến một số loài bị tuyệt chủng thì khi nền kinh tế đạt tới ngưỡng chuyển đổi thì không thể khôi phục lại (Everett và cộng sự, 2010)
Như vậy, có thể hiểu, ban đầu, khi GDP bình quân đầu người tăng dẫn đến chất lượng môi trường suy giảm Đến ngưỡng chuyển đổi, GDP bình quân đầu người tăng dẫn đến chất lượng môi trường được cải thiện, điều này chỉ xảy ra khi tác động đến môi trường của tăng trưởng không được vượt quá giới hạn của môi trường
Trang 37Hình 1 2: Học thuyết giới hạn
Nguồn: Arrow và cộng sự (1996)
1.3.4.3 Quan điểm của Davidson (2000)
Davidson (2000) đặt vấn đề sự tồn tại của ngưỡng chuyển đổi, và xem xét khả năng thiệt hại môi trường sẽ gia tăng khi nền kinh tế phát triển Nguyên nhân do khi tăng trưởng kinh tế tăng cao, sự phát thải chất gây ô nhiễm giảm xuống tuy nhiên những chất ô nhiễm mới thay thế cho chúng tăng lên Khi GDP bình quân đầu người tăng lên thì thiệt hại môi trường cũng tăng, và mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và thiệt hại môi trường được thể hiện bởi một đường tuyến tính có
độ dốc dương
Hình 1 3: Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và ô nhiễm môi trường
theo Davidson (2000)
Nguồn: Davidson (2000)
Trang 381.3.4.4 Quan điểm của Stern (2004)
Stern (2004) đưa ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường, đặt trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế giữa các nước Ban đầu, sự cạnh tranh giữa các quốc gia dẫn đến bùng nổ tăng trưởng và sự gia tăng ô nhiễm môi trường Khi đạt đến một ngưỡng chuyển đổi thì các nước phát triển hơn bắt đầu giảm lượng phát thải ra môi trường và xuất khẩu hoạt động gây ô nhiễm sang các nước kém phát triển hơn Kết quả cuối cùng là ô nhiễm môi trường toàn cầu không thay đổi
Hình 1 4: Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và mức độ ô nhiễm
môi trường theo quan điểm của Stern (2004)
Nguồn: Stern (2004)
Trang 39CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VÀ LƯỢNG KHÍ THẢI CO 2 TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1985-2015
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam về quy mô
2.1.1.1 Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2015
Biểu đồ 2 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1985-2015
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ World Bank
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới Tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 1985-2015 là 6,42%, cao hơn 2 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới trong cùng giai đoạn là 2,97%
Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) với mức tăng trưởng bình quân hàng năm chỉ đạt 4,7%, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua gần 20 năm với mức tăng trưởng khá ấn tượng: giai đoạn 1991-1995, GDP tăng trưởng lên đến 8,2%/năm tức
là gần gấp đôi so với 5 năm trước đó; giai đoạn 5 năm tiếp theo 1996-2000, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á (1997-1999), tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình vẫn đạt mức 7%
Trang 40Giai đoạn 2001-2005, GDP tăng bình quân 6,9%/năm; giai đoạn 2006-2010,
do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm Trong thời kỳ tiếp theo, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 của Việt Nam đã chậm lại những vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao so với khu vực và thế giới
Biểu đồ 2 2: GDP bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 1985-2015
GDP bình quân đầu người (USD)
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ World Bank
Quy mô nền kinh tế Việt Nam tăng nhanh Sau 16 năm đổi mới, năm 2003, GDP Việt Nam đạt 42 tỷ USD, GDP bình quân đầu người ở nước ta mới đạt 530 USD/năm thì đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đã đạt được 194 tỷ USD7, thu nhập bình quân đầu người đạt được gần 2.111 USD Số liệu cho thấy quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp 4,5 lần năm 2003 và gấp 7,3 lần năm trước đổi mới 1986
Qua Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế, có thể thấy được trong mỗi thập niên
1980, 1990 và 2000, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) thường tăng nhanh trong nửa đầu rồi suy giảm khá mạnh trong thời điểm cuối giai đoạn Trong
7 World Bank, World Development Indicators 2016