1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (LV thạc sĩ)

108 611 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 687,38 KB

Nội dung

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (LV thạc sĩ)HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (LV thạc sĩ)HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (LV thạc sĩ)HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (LV thạc sĩ)HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (LV thạc sĩ)HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (LV thạc sĩ)HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (LV thạc sĩ)

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

HỌ TÊN HỌC VIÊN: LÊ QUỲNH THƠ

Hà Nội - 2017

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)

và những vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam

Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

Mã số: 60340121

Họ và tên học viên: Lê Quỳnh Thơ

Người hướng dẫn: GS,TS Hoàng Văn Châu

Hà Nội - 2017

Trang 3

giả, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS, TS Hoàng Văn Châu.Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đượcđăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảocủa luận văn Các số liệu, bảng biểu được sử dụng để nghiên cứu, phân tích, nhậnxét, đánh giá trong luận văn đều được lấy từ các nguồn chính thống như đã trích dẫntrong bài và trong danh mục tài liệu tham khảo Những kết quả nghiên cứu đượctrình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hìnhthức nào.

Nếu phát hiện bất cứ sự gian lận nào, tác giả xin chịu trách nhiệm trước Hộiđồng, cũng như kết quả luận văn của mình

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Quỳnh Thơ

Trang 4

kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến GS,TS Hoàng Văn Châu - trường Đạihọc Ngoại thương Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quátrình làm khoá luận

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoạithương Hà Nội nói chung, các thầy cô giảng dạy chuyên ngành Kinh doanh thươngmại nói riêng đã dạy dỗ cho tôi kiến thức về các môn đại cương cũng như các mônchuyên ngành, giúp tôi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điềukiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thànhluận văn tốt nghiệp

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Quỳnh Thơ

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG i

DANH MỤC BIỂU ĐỒ i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG HIỆP ĐỊNH 8

1.1 Hiệp định EVFTA 8

1.1.1 Khái quát về Hiệp định EVFTA 8

1.1.2 Các đối tác tham gia 8

1.1.3 Kết quả đàm phán EVFTA của Việt Nam 9

1.2.Các nội dung liên quan đến Nông nghiệp được đề cập trong Hiệp định 11

1.2.1 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU (các cam kết về thuế quan) 11

1.2.2 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam (các cam kết về thuế quan) 12

1.2.3 Cam kết về quy tắc xuất xứ 13

1.2.4 Cam kết về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) 15

1.2.5 Các biện pháp phòng vệ thương mại 16

1.2.6 Cam kết về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS) 18

1.2.7 Cam kết về sở hữu trí tuệ 19

1.2.8 Cam kết về đầu tư 21

1.2.9 Cam kết về hợp tác và phát triển bền vững 23

1.3 Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định EVFTA 24

Trang 6

1.3.1.2 Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu 24

1.3.1.3 Đổi mới và phát triển bền vững 25

1.3.1.4 Hoàn thiện thể chế và năng lực thực thi 25

1.3.2 Thách thức 26

1.3.2.1 Môi trường cạnh tranh khốc liệt 27

1.3.2.2 Yêu cầu về quy tắc xuất xứ 28

1.3.2.3 Năng lực dự báo và năng suất lao động 29

1.3.2.4 Vốn và công nghệ tiên tiến 30

1.3.2.5 Công cụ thương mại quốc tế 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA EVFTA 32

2.1 Thực trạng ngành Nông nghiệp Việt Nam 32

2.1.1 Ngành Trồng trọt 32

2.1.2 Ngành Chăn nuôi 35

2.1.3 Hoạt động xuất khẩu 37

2.1.4 Hoạt động nhập khẩu 46

2.1.5 Hoạt động đầu tư 51

2.2 Đánh giá thực trạng ngành Nông nghiệp Việt Nam 53

2.2.1 Điểm mạnh của ngành Nông nghiệp Việt Nam 53

2.2.2 Những hạn chế của ngành Nông nghiệp Việt Nam 55

2.3 Các vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam khi tham gia EVFTA 58

2.3.1 Đối với xuất khẩu nông sản 58

2.3.1.1 Khả năng đáp ứng cam kết về quy tắc xuất xứ 59

Trang 7

2.3.1.3 Đáp ứng hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TBT 61

2.3.1.4 Đảm bảo thực hiện cam kết về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch 62

2.3.1.5 Các vấn đề nội tại của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 64

2.3.2 Đối với nhập khẩu nông sản 64

2.3.2.1 Áp lực cạnh tranh tại thị trường trong nước 64

2.3.2.2.Năng lực cạnh tranh hạn chế của doanh nghiệp trong nước

65

2.3.3 Đối với đầu tư trong nông nghiệp của Việt Nam 66

2.3.3.1 Hoạt động thu hút đầu tư vào Việt Nam 67

2.3.3.2 Hoạt động đầu tư vào thị trường EU của các doanh nghiệp nông sản Việt Nam 68

2.3.4 Vấn đề sở hữu trí tuệ 70

2.3.4.1 Thiếu nhận thức về tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ, năng lực thực thi yếu kém 73

2.3.4.2 Các chỉ dẫn địa lý bị sử dụng trái phép 74

2.3.4.3 Môi trường đầu tư kém hấp dẫn do không thực hiện được các cam kết trong EVFTA về sở hữu trí tuệ 74

2.3.4.4 Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ chỉ dẫn địa lý 75

2.3.4.5 Nhận thức kém của người tiêu dùng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 75

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI THỰC THI EVFTA 77

3.1 Giải pháp đối với doanh nghiêp Việt Nam 77

3.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh 77

3.1.2 Xây dựng chiến lược xuất khẩu nông sản 78

Trang 8

3.1.5 Mở rộng mạng lưới thông tin, nâng cao kỹ năng dự báo 81

3.2 Giải pháp đối với các Hiệp hội ngành hàng 82

3.2.1 Hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp trong hoạt động mở rộng mạng lưới thông tin 82

3.2.2 Tăng cường vai trò đại diện cho doanh nghiệp nông sản Việt Nam trong quá trình hoạt động thương mại quốc tế 83

3.2.3 Hỗ trợ doanh nghiệp trong tiếp cận và chuyển giao công nghệ 84

3.2.4 Đổi mới cơ chế, tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động 84

3.3 Kiến nghị, đề xuất đối với Bộ nông nghiệp và Chính phủ Việt Nam 85

3.3.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản 85

3.3.2 Có chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất chế biến nông sản Việt Nam 87

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO v

Trang 9

Bảng 2.1 Sản lượng cây lương thực, cây thực phẩm 2016 so với 2015 34

Bảng 2.2 Sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2015 36

Bảng 2.3 Giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang EU giai đoạn 2013 - 2016 42

Bảng 2.4 Nhập khẩu một số mặt hàng nông sản năm 2016 47

Bảng 2.5 Trị giá nhập khẩu từ EU vào Việt Nam giai đoạn 2013 - 2016 49

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng sản lượng cây trồng giai đoạn 1990 - 2013 33

Biểu đồ 2.2 Tăng trưởng sản xuất chăn nuôi 1990 - 2013 35

Biểu đồ 2.3 Thị phần xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới ở một số mặt hàng giai đoạn 2000 - 2013 37

Biểu đồ 2.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam với EU giai đoạn 2013 - 2016 43

Biểu đồ 2.5 Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU giai đoạn 2003 - 2016 44

Biểu đồ 2.6 Kim ngạch xuất khẩu điều sang EU giai đoạn 2003 - 2016 44

Biểu đồ 2.7 Kim ngạch xuất khẩu tiêu sang EU giai đoạn 2003 - 2016 45

Biểu đồ 2.8 Kim ngạch xuất khẩu gạo sang EU giai đoạn 2003 - 2016 45

Biểu đồ 2.9 Kim ngạch xuất khẩu chè sang EU giai đoạn 2003 - 2016 46

Biểu đồ 2.10 Kim ngạch nhập khẩu thịt và nội tạng từ EU giai đoạn 2003 - 2016 .50

Biểu đồ 2.11 Kim ngạch nhập khẩu mật ong từ EU giai đoạn 2003 - 2016 50

Biểu đồ 2.12 Kim ngạch nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa từ EU giai đoạn 2003 - 2016 51

Biểu đồ 2.13 Kim ngạch nhập khẩu đường và bánh kẹo từ EU giai đoạn 2003 - 2016 51

Biểu đồ 2.14 Cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp theo nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2007 - 2015 52

Trang 10

tắt Ý nghĩa

ASEAN Association of South East

EVFTA Vietnam – Eu Free Trade

Agreement

Hiệp định Thương mại tự do ViệtNam - Liên minh Châu Âu

FAO

Food And Agriculture

Organization of the United

Nations

Tổ chức lương thực và Nông nghiệpLiên hợp quốc

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

in Services

Hiệp định chung về thương mại dịchvụ

TRIPS Trade-Related Intellectual

Property Rights Agreement

Hiệp định về khía cạnh thương mạicủa quyền sở hữu trí tuệ

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 11

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Có thể nói, ký kết và thực thi các FTA là một bước đi không thể thiếu trongtiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của bất cứ quốc gia nào Ký kết và thực thiEVFTA là một bước đệm cho quá trình đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế của ViệtNam và Liên minh Châu Âu EU Đối với nền kinh tế lấy Nông nghiệp là gốc rễ, nềntảng, đứng trước cơ hội cần phải biết tận dụng, đứng trước khó khăn cần phải cónhững nhận định và giải pháp để đưa ngành Nông nghiệp Việt Nam ngày càng pháttriển mạnh hơn nữa, đưa thương hiệu nông sản Việt Nam đến với người tiêu dùng ởcác quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa các nội dung cam kết trong Hiệp địnhEVFTA một cách tổng quát và liệt kê chi tiết các cam kết liên quan trực tiếp đếnngành Nông nghiệp Đồng thời, tác giả cũng tổng hợp ngắn gọn các cơ hội và tháchthức mà EVFTA mang lại đối với Việt Nam

Thứ hai, tác giả đã nêu lên thực trạng của ngành Nông nghiệp Việt Nam, vàmối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và EU hiện nay, từ việc tổng hợp và cácphân tích, suy luận, tác giả đã chỉ ra các vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp.Các vấn đề được chỉ ra nằm trong bốn hoạt động của thương mại liên quan đếnngành Nông nghiệp, bao gồm: Xuất khẩu, Nhập khẩu, Đầu tư và Sở hữu trí tuệ.Trong từng hoạt động, tác giả chỉ ra các tác động tiêu cực mà EVFTA có thể manglại cho Nông nghiệp một cách cụ thể đến các khía cạnh như năng lực của doanhnghiệp, tác động của môi trường kinh doanh, tác động của các biện pháp thuế quan

và phi thuế quan theo Hiệp định, cũng như các vấn đề liên quan đến hệ thống phápluật, chính sách hỗ trợ Nông nghiệp của Chính phủ Việt Nam…

Thứ ba, từ bối cảnh thực trạng cũng như các vấn đề khó khăn gặp phải được

đề cập trong Chương II, tác giả đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị trên ba cấp độ:Nông dân và doanh nghiệp nông sản, Hiệp hội ngành hàng, Bộ nông nghiệp vàChính phủ Việt Nam Theo đó, bên cạnh nỗ lực cải tổ, hạn chế các vấn đề nội tạicủa doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của các doanh nghiệp

Trang 12

thì Hiệp hội ngành hàng cần làm tốt vai trò hỗ trợ và đại diện cho doanh nghiệp khitrong bối cảnh hội nhập, các can thiệp về trợ cấp của Chính phủ đã bị hạn chế Vềphía mình, các bộ ngành liên quan và Chính phủ Việt Nam cũng cần có những độngthái kiến tạo một hệ thống pháp luật hoàn thiện, hỗ trợ cho hội nhập, cùng với đó làthực thi các chính sách hỗ trợ Nông nghiệp một cách toàn diện và hiệu quả.

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện đang là xu hướng phát triển củatoàn thế giới và là điều kiện tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế của bất cứquốc gia nào Thực tế cho thấy, vai trò của các Hiệp định thương mại tự do ngàycàng lớn khi là một công cụ chính sách mà thông qua đó, thực hiện triệt để mục tiêu

mở cửa thị trường quốc tế với hàng loạt các cam kết về cắt giảm thuế quan và phithuế quan, cũng như các cam kết về hợp tác bền vững, tạo điều kiện cho thương mạicác quốc gia phát triển được hết tiềm năng trong môi trường và điều kiện kinhdoanh thuận lợi nhất

Là một quốc gia đang phát triển và tiến tới hòa nhập vào xu hướng mở cửa thịtrường, hội nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã chủ độngtham gia vào quá trình này thể hiện bằng việc ký kết và thực thi các FTA songphương và đa phương Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết và thực thi 11 FTA, kếtthúc đàm phán 1 FTA và đang trong giai đoạn đàm phán 4 FTA khác 11 FTA đã kýkết gồm có: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác xuyênThái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các đối tácTrung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand, Nhật Bản (trong đó Việt Nam

ký kết với tư cách thành viên), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và cácđối tác Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu Hiệp định thươngmại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu là FTA đã kết thúc đàm phán, 4FTA mà Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán bao gồm: Hiệp định đối tác kinh

tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Khối EFTA,Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel Các hiệp định mà Việt Nam đã kýkết hiện đã có những tác động nhất định đến hoạt động thương mại quốc tế nói riêng

và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, đặc biệt ở các lĩnh vực xuất nhập khẩu,đầu tư…Bên cạnh các tác động tích cực như đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tưnước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với các tác động tiêu cực khác như sức épcạnh tranh và các rào cản phi thuế nghiêm ngặt mà các quốc gia khác áp dụng

Trang 14

EVFTA là Hiệp định Việt Nam vừa kết thúc đàm phán, đánh dấu bước thiếtlập chặt chẽ mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âukhi Việt Nam trở thành quốc gia thứ hai trong khu vực ASEAN ký kết FTA songphương với EU (sau Singapore), đặc biệt trong bối cảnh EU đang trở thành đối tácthương mại lớn đứng thứ hai của Việt Nam.

Sau hơn hai mươi năm thiết lập quan hệ ngoại giao, từ năm 1995 Hiệp địnhkhung về hợp tác EC - Việt Nam được ký kết, EU đã trở thành đối tác chiến lượctrong nhiều lĩnh vực của Việt Nam, đặc biệt là trong thương mại và đầu tư Thờigian gần đây, hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và EU liên tục tăngtrưởng với kim ngạch xuất khẩu tăng từ 1.736 triệu Euro năm 2013 lên tới 2.420triệu vào năm 2016, trong khi nhập khẩu giai đoạn này tăng hơn gấp hai lần từ 679triệu lên 1.441 triệu Euro Thành công trong việc đàm phán EVFTA sẽ là bước đệm

để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh phát triển quan hệ thương mại hợp tác với các quốcgia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới

Khi EVFTA được thực thi, có nhiều cơ hội mở ra đối với các ngành xuất khẩucủa Việt Nam Bên cạnh các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện naynhư da giày, dệt may, Nông nghiệp cũng là một ngành kinh tế có nhiều thuận lợi đểphát triển Việc cắt giảm thuế quan ngay lập tức đối với nhiều nông sản cũng như cắtgiảm theo lộ trình và áp dụng hạn ngạch các mặt hàng nhạy cảm như gạo là một cơhội thúc đẩy xuất khẩu, đưa nông sản Việt Nam đến tay người tiêu dùng EU Bêncạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận với các sản phẩm xuất xứ EU từ lâu

đã nổi tiếng về chất lượng với mức giá giảm hơn nhiều, nông dân và doanh nghiệpnông sản được tiếp cận với nguồn vồn và công nghệ tiên tiến từ thu hút đầu tư nướcngoài…

Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội cũng tồn tại các thách thức mà EVFTA manglại đối với Việt Nam như các biện pháp phi thuế quan, rào cản kỹ thuật, an toànthực phẩm…Vì vậy, nông dân, doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành và Nhà nướccần có những đánh giá, nhận định toàn diện và sâu sắc về các vấn đề mà Nôngnghiệp Việt Nam phải đối mặt khi EVFTA có hiệu lực vào năm 2018 nhằm đưa ranhững giải pháp, kiến nghị đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng nhằm tận dụng các cơ hội

Trang 15

tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực mang lại Bản thân tác giả là một cá nhântham gia vào nền kinh tế Việt Nam, là người tiêu dùng các sản phẩm nông sản,cũngcần có những hiểu biết, những nhận định về các yếu tố có thể ảnh hướng đến lĩnhvực kinh tế liên quan trực tiếp đến mình.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả xin được chọn đề tài: Hiệp định

Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) và những vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam làm đề tài luận văn tốt nghiệp của

mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các nghiên cứu về Hiệp định EVFTA đã xuất hiện ngay từ khi Việt Nam và

EU khởi động các vòng đàm phán đầu tiên Cho đến nay có thể liệt kê một số cácnghiên cứu như sau:

Nghiên cứu trong nước

Công trình nghiên cứu: “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu: thựctrạng và triển vọng” của GS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2010)

Phân tích “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đến xuấtnhập khẩu của các ngành công nghiệp Việt Nam” của Phạm Ngọc Phong, ĐặngThùy Linh và Nguyễn Thị Ánh Ngọc trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập (12/2016)

“Kiến nghị chính sách của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Triển vọngHiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu” của Ủy ban tư vấnchính sách Thương mại quốc tế - VCCI (2013) Bài viết “Đánh giá tác động theongành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Sử dụng các chỉ số thươngmại” của Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh Phương trên Tạp chí ĐHQGHN:Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, số 3 (2016)

Báo cáo “Vietnam - EU free trade agreement: Impact and policy implicationsfor Việt Nam” (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: Tácđộng và những kiến nghị về chính sách cho Việt Nam) của tác giả Nguyễn BìnhDương, Đại học Ngoại thương Hà Nội

Trang 16

Các nghiên cứu ở trên đề cập mối quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam và EU,bên cạnh đó đề cập đến triển vọng phát triển mối quan hệ này ở góc nhìn vĩ mô củatoàn bộ nền kinh tế Ở một số nghiên cứu đã có đề cập đến xuất nhập khẩu nói chungcủa Việt Nam - EU và tập trung vào một số ngành công nghiệp chủ đạo Đối vớiEVFTA, nghiên cứu cũng chỉ ra các động cơ tham gia hiệp định của EU, đề cập đếncác điểm cần phải cân nhắc của Việt Nam nhằm đưa ra những biện pháp khắc phụccũng như đề cập đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, về các kỳ vọng và quanngại, các tác động đến thương mại, các cơ hội thách thức đặt ra và từ đó đưa ra cácgiải pháp kiến nghị về mặt chính sách Chi tiết hơn tại nghiên cứu “Đánh giá tác độngtheo ngành của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Sử dụng các chỉ sốthương mại”, tác giả đã sử dụng các chỉ số thương mại gồm: giá trị, tỷ trọng xuấtnhập khẩu, chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và chỉ số chuyên môn hóa xuấtkhẩu (ES) để đánh giá các tác động theo các ngành chia theo mã HS gồm có 19nhóm.

Như vậy các nghiên cứu trên đã đưa ra những cái nhìn tổng thể nhất về mốiquan hệ thương mại Việt Nam - EU và các tác động cơ bản của EVFTA lên nền kinh

tế, bên cạnh việc đưa ra nghiên cứu tổng quan, cũng có những nghiên cứu chỉ ra tácđộng trên một số lĩnh vực nhất định như công nghiệp, các nhóm hàng cụ thể, tuynhiên, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra các nội dung của Hiệp định liên quan đếnnông nghiệp, các vấn đề cụ thể Nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt và đưa ra đượcgiải pháp

Nghiên cứu nước ngoài

Báo cáo “The free trade agreement between Vietnam and the European Union:Quantitative and qualitative impact analysis” (Hiệp định thương mại tự do giữa ViệtNam và Liên minh Châu Âu: Phân tích tác động về định lượng và định tính) củaMutrap (2011)

Báo cáo “Sustainable impact assessment EU - Vietnam FTA”(Đánh giá tácđộng dài hạn của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu) củaMutrap (2014)

Trang 17

Các nghiên cứu nước ngoài hiện có về EVFTA chủ yếu là các báo cáo củaMutrap Trong đó, giới thiệu mối quan hệ Thương mại và Đầu tư Việt Nam - EU,

đề cập đến Hiệp định EVFTA, đánh giá tác động về định lượng dựa trên mô hìnhcân bằng tổng thể và đánh giá chi tiết các ảnh hưởng đến từng ngành, đặc biệt phântích các tác động với một số ngành chủ lực của Việt Nam như dệt may, giày dép, ô

tô, ngân hàng và lĩnh vực đầu tư Bên cạnh đó cũng đưa ra các kiến nghị cụ thể đểViệt Nam hướng tới phát triển bền vững

Như có thể thấy ở trên, có khá nhiều các nghiên cứu về EVFTA đã được thựchiện trong thời gian qua, tuy nhiên các nghiên cứu này phần lớn còn ở góc độ tổngquan, nghiên cứu vĩ mô cả nền kinh tế Một số nghiên cứu chỉ ra tác động trực tiếpcủa Hiệp định đến các hoạt động thương mại và đầu tư nói chung ở trên tất cả lĩnhvực, ở các nghiên cứu khác tập trung vào nghiên cứu các ngành hàng quan trọng nhưdệt may, da giày, ô tô, điện tử, các ngành công nghiệp khác, chứ chưa có một nghiêncứu sâu sắc toàn diện nào về lĩnh vực Nông nghiệp Như vậy, bài luận văn được thựchiện trong bối cảnh hiện nay, khi EVFTA đã kết thúc đàm phán và sẽ được thực thivào năm 2018, được coi như bài nghiên cứu đầu tiên khi chỉ ra các vấn đề cụ thểngành Nông nghiệp phải đối mặt cũng như đưa ra các giải pháp, kiến nghị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Thứ nhất, hiệp định EVFTA; thứhai, các vấn đề thách thức đặt ra liên quan đến ngành Nông nghiệp Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: nghiên cứu những vấn đề đặt ra đối với ngành Nông nghiệpViệt Nam, trong đó ngành Nông nghiệp được hiểu theo định nghĩa về Nông nghiệptrong Hiệp định Nông nghiệp của WTO, có nghĩa nông sản bao gồm các sản phẩmtrồng trọt và chăn nuôi, không bao gồm các ngành thủy sản, lâm nghiệp và diêmnghiệp

Về mặt không gian: Nông nghiệp của Việt Nam trong lãnh thổ Việt Nam và ởcác nước thuộc Liên minh Châu Âu

Trang 18

Về mặt thời gian: từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra các vấn đề đặt ra đối với Nông nghiệpViệt Nam khi EVFTA có hiệu lực, từ đó đưa ra các giải pháp đối với doanh nghiệp,Hiệp hội ngành hàng và các kiến nghị về mặt chính sách

Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

NV1) Tìm hiểu cơ sở lý luận chung về Hiệp định EVFTA, các vấn đề liênquan đến Nông nghiệp được đề cập trong Hiệp định và khái quát các cơ hội nhậnđược và thách thức gặp phải của Việt Nam;

NV2) Thực trạng của ngành Nông nghiệp Việt Nam, đánh giá thực trạng vànêu lên các vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam khi tham gia EVFTA;NV3) Giải pháp cho các vấn đề đặt ra đối với Nông nghiệp Việt Nam khi thựcthi EVFTA

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, tác giả sẽ dựa trên cơ sở lý luận, sử dụng cácphương pháp phân tích, đánh giá, suy luận, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu để tìm racác vấn đề đặt ra đối với Nông nghiệp Việt Nam khi tham gia EVFTA

Cụ thể, với nhiệm vụ 1, để tổng hợp cơ sở lý luận, tác giả đã sử dụng phươngpháp thu thập, tổng hợp dữ liệu, thông tin Với nhiệm vụ 2, tác giả tiếp tục sử dụngphương pháp thu thập, tổng hợp dữ liệu, thống kê ngoài ra áp dụng phân tích, sosánh, suy luận để tìm ra các vấn đề Với nhiệm vụ 3, tác giả sử dụng phương phápnghiên cứu, suy luận, so sánh để đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhất

6 Những tính mới của luận văn

Lựa chọn nghiên cứu chi tiết các vấn đề thách thức đặt ra đối với Nông nghiệpViệt Nam khi thực thi EVFTA trong phạm vi ngành Nông nghiệp thuần (bao gồmtrồng trọt và chăn nuôi), từ đó đưa ra được các giải pháp cụ thể cho từng vấn đề, ápdụng được vào thực trạng ngành Nông nghiệp Việt Nam là tính mới của luận văn.Các công trình nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu ở góc nhìn vĩ mô của nền kinh

Trang 19

tế như tác động đến hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ, tác động đến đầu

tư, lao động…các giải pháp đưa ra cũng còn mang tính chung chung ở góc độ vĩ môkhái quát Ở một số nghiên cứu về các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế cũng tậptrung vào các ngành chủ lực như da giày, dệt may, công nghiệp điện tử… mà không

có một nghiên cứu lớn nào về ngành Nông nghiệp Việt Nam ngoài các bài báo, tạpchí, bài phát biểu…; Ở các bài báo và phát biểu bên ngoài có đề cập đến nôngnghiệp cũng chưa mang tính toàn diện, bao quát, và chưa hệ thống hóa được mộtcách đầy đủ các vấn đề mà Nông nghiệp Việt Nam gặp phải và đưa ra được một loạtcác giải pháp, kiến nghị một cách hiệu quả

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm có 90 trang, 06 bảng biểu, 14 biểu đồ, ngoài lời mở đầu, phầnkết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính được chia làm 3 chương, chitiết như sau:

CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG HIỆP ĐỊNH

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI THAM GIA EVFTA

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI THỰC THI EVFTA

Trang 20

CHƯƠNG 1: HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN NÔNG NGHIỆP ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG HIỆP ĐỊNH

1.1 Hiệp định EVFTA

1.1.1 Khái quát về Hiệp định EVFTA

Hiệp định EVFTA là Hiệp định thương mai tự do giữa Việt Nam với Liênminh Châu Âu Hiệp định đã được các bên ký tuyên bố kết thúc đàm phàn vào ngày2/12/2015 Bắt đầu đàm phán từ năm 2012, sau 3 năm đàm phán và chỉ sau 4 thángtuyên bố kết thúc cơ bản, EVFTA sẽ sớm được ký kết, làm thủ tục phê chuẩn hiệpđịnh và đi vào thực thi cam kết Các bên sẽ nỗ lực hoàn tất các thủ tục cần thiết đểHiệp định có hiệu lực vào đầu năm 2018 (Trung tâm WTO và hội nhập, 2015)EVFTA là Hiệp định toàn diện thế hệ mới, và là FTA đầu tiên mà EU ký kếtvới quốc gia có mức thu nhập trung bình như Việt Nam

Các nội dung chính của Hiệp định bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mạidịch vụ, quy tắc xuất xứ, thuế xuất nhập khẩu, hải quan và thuận lợi hóa thươngmại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS),các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp phòng vệ thươngmại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, lao động, môi trường, phát triển bền vững,các vấn đề về pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực

1.1.2 Các đối tác tham gia

Hiệp định EVFTA được ký kết giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu, baogồm 28 quốc gia ở khu vực Châu Âu EU hiện là một trong những đối tác thươngmại lớn nhất của Việt Nam Cho tới hiện tại, Việt Nam chưa có FTA nào với cácquốc gia trong khu vực này (VCCI, 2015)

EU đã từng khởi động đàm phán FTA với khu vực ASEAN từ năm 2007, tuynhiên đến năm 2009 đàm phán đã bị dừng lại Hiện nay, EU đã hoàn tất đàm phánFTA với Singapore và Việt Nam, ngoài ra đang đàm phán với Thái Lan và Malaysia(VCCI, 2015)

Trang 21

Sau Hoa Kỳ, EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam Đặc điểm nổibật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, khôngmang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp.

1.1.3 Kết quả đàm phán EVFTA của Việt Nam

Qua quá trình đàm phán, EVFTA đã đưa ra một số kết quả, cam kết ở nhiều lĩnhvực khác nhau, được thể hiện thông qua 21 chương và các phụ lục của Hiệp định

Về thương mại hàng hóa

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực, EU sẽxóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3%kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định cóhiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuấtkhẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhậpkhẩu trong hạn ngạch là 0% (Trung tâm WTO và Hội nhập, 2015)

Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU với Việt Nam như sau:

- Các ngành hàng dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cáviên): EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Namtrong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ýdành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng

- Đối với xuất khẩu gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kểđối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm Gạo nhập khẩu theo hạn ngạchnày được miễn thuế hoàn toàn Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo

lộ trình Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong 7 năm

- Hàng mật ong sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không

áp dụng hạn ngạch thuế quan

- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túixách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏthuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực

Trang 22

Đối với nhập khẩu từ EU vào Việt Nam, Việt Nam cam kết đối với các mặthàng chính là:

- Mặt hàng ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy - lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏthuế nhập khẩu là 7 năm;

- Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩutrong thời gian tối đa là 10 năm

Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộtrình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng,trong đó có dầu thô và than đá

Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Hai bên cũng thốngnhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại,v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhậpkhẩu của các doanh nghiệp

Về thương mại dịch vụ và đầu tư

Về thương mại dịch vụ đầu tư, Việt Nam và EU cam kết nhằm tạo ra một môitrường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên So vớitrong khuôn khổ Hiệp định WTO, cam kết của Việt Nam có đi xa hơn trong Hiệpđịnh EVFTA Cam kết của EU cũng cao hơn cam kết trong WTO và tương đươngvới mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.Một số lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU baogồm các dịch vụ chuyên môn như: dịch vụ phân phối, dịch vụ viễn thông, dịch vụvận tải, dịch vụ tài chính Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnhvực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư

và nhà nước

Về mua sắm của Chính phủ

Qua Hiệp định EVFTA, Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tươngđương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO Trong đó gồm một

Trang 23

số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tảithông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện EU cũng cam kết dành

hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này

Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị cácgói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước

Về vấn đề sở hữu trí tuệ

Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế,cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v Về cơ bản, các cam kết về

sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành

EVFTA đã có quy định chi tiết về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực,Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU

sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liênquan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản củaViệt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU

Các nội dung khác

Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanhnghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thểchế Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổpháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên

1.2 Các nội dung liên quan đến Nông nghiệp được đề cập trong Hiệp định

1.2.1 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU (các cam kết về thuế quan)

Đối với vấn đề thuế nhập khẩu vào thị trường EU, Hiệp định EVFTA đã đưa ranhững cam kết cụ thể về cắt giảm thuế đối với các sản phẩm trong ngành nôngnghiệp, được quy định trong các phụ lục về biểu thuế cam kết của EU Phần lớn nôngsản của Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ được cắt giảm thuế Một số mặt hàng thuếsuất cơ sở sẽ được xóa bỏ ngay lập tức khi Hiệp định có hiệu lực như một số loại

Trang 24

động vật sống, rau củ quả Các mặt hàng khác sẽ được cắt giảm dẫn đến xóa bỏ thuếquan theo lộ trình 4 năm, 6 năm, 8 năm… trong khi đó một số mặt hàng sẽ áp dụnghạn ngạch thuế quan.

Một số mặt hàng nông sản đáng chú ý được quy định như sau:

- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xayxát, gạo chưa xay xát và gạo thơm Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễnthuế hoàn toàn Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình Đốivới sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm

- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụnghạn ngạch thuế quan

- Đối với ngô ngọt, tinh bột sắn và tỏi: EU áp dụng hạn ngạch thuế quan đối vớisản phẩm xuất xứ từ Việt Nam

- Đối với đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao: EU áp dụng hạnngạch thuế quan

- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác: về

cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực

1.2.2 Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam (các cam kết về thuế quan)

Đối với vấn đề thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, trong biểu thuế củaViệt Nam, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lựcđối với hàng hóa của EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế, và cam kết xóa

bỏ trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế trong vòng 10 năm Số dòng thuế cònlại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0% Đối vớingành nông nghiệp, phần lớn các sản phẩm được xóa bỏ thuế quan theo lộ trìnhtrong vòng 10 năm, một số nông sản chủ yếu nhập khẩu từ EU vào Việt Namđược quy định chi tiết như sau:

- Thịt lợn đông lạnh: Xóa bỏ thuế trong vòng 7 năm

- Thịt bò: Xóa bỏ thuế trong vòng 3 năm

Trang 25

- Thịt gà: Xóa bỏ thuế trong vòng 10 năm

- Các sản phẩm sữa: Xóa bỏ thuế tối đa trong vòng 5 năm

- Thực phẩm chế biến: Xóa bỏ thuế tối đa trong vòng 7 năm

1.2.3 Cam kết về quy tắc xuất xứ

Mỗi Hiệp định thương mại tự do có một quy định riêng về quy tắc xuất xứ.Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp muốn được hưởng thuế suất ưu đãi của Hiệpđịnh cần phải đáp ứng được yêu cầu về quy tắc xuất xứ mà hai bên đã thống nhất.Đối với Hiệp định EVFTA, vấn đề này được quy định tại “Nghị định thư về Quy tắcxuất xứ của sản phẩm và các biện pháp hợp tác hành chính”

Về cơ bản, các cam kết trong Hiệp định của phần này gồm 2 phần chính làCác quy định chung về quy tắc xuất xứ và Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR), áp dụngcho tất cả các mặt hàng, trong đó bao gồm nông nghiệp

Các quy định chung về quy tắc xuất xứ mà Việt Nam và EU thống nhất trongHiệp định EVFTA có các nội dung cơ bản giống trong các Hiệp định FTA mà ViệtNam đã ký kết trước đây Ngoài ra, một số nội dung mới mà hai bên đã thống nhấtgồm có:

- Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ: Bên cạnh cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ(C/O) truyền thống, hai bên thống nhất cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhậnxuất xứ Hiện nay, EU đang xây dựng hệ thống nhà xuất khẩu đăng ký (Registeredexporters) - là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan cóthẩm quyền là có thể tự chứng nhận xuất xứ Khi hệ thống này hoàn thiện và được

áp dụng, EU sẽ thông báo cho Việt Nam trước khi thực hiện Về phía Việt Nam:hiện chưa chính thức triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ Trong thời gian tới,khi có thể chính thức áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ ban hành quy định liên quantrong nước và thông báo cho EU trước khi thực hiện

- Thông tin thể hiện trên Giấy chứng nhận xuất xứ: Việt Nam và EU nhất trí sửdụng mẫu C/O EUR 1 là mẫu chung trong Hiệp định EVFTA Mẫu EUR 1 yêu cầuthông tin khai báo đơn giản hơn so với mẫu C/O trong các Hiệp định Thương mại

Trang 26

hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tácngoại khối mà Việt Nam đã ký kết

- Quá cảnh và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ ba: Hai bên đồng ý cho phép hànghóa được quá cảnh và chia nhỏ tại nước thứ ba ngoài Hiệp định

- Điều khoản Tạm dừng hưởng ưu đãi: Hai bên đồng ý cho phép nước nhậpkhẩu được áp dụng cơ chế tạm dừng ưu đãi, tức là không cho phép hàng hóa củabên kia được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi khi: liên tục phát hiện gian lận xuất xứhàng hóa nhằm hưởng ưu đãi; nước xuất khẩu liên tục không thực hiện nghĩa vụ xácminh xuất xứ ưu đãi theo đề nghị của nước nhập khẩu hoặc không cho phép nướcnhập khẩu vào kiểm tra xuất xứ hàng hóa hưởng ưu đãi Hiệp định cũng quy địnhchi tiết quy trình tham vấn liên quan đến vấn đề này

- Điều khoản về Quản lý lỗi hành chính: Điều khoản Quản lý lỗi hành chính quyđịnh về cơ chế phối hợp giữa hai cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và EU khixảy ra lỗi trong việc quản lý và áp dụng các điều khoản theo Hiệp định này như mộtbiện pháp chống gian lận thương mại

Ngoài các quy định chung, EVFTA còn đưa ra quy tắc xuất xứ đối với một sốmặt hàng cụ thể Quy tắc cụ thể mặt hàng là quy tắc xác định xuất xứ đối với từngmặt hàng (ở cấp độ mã HS 8 số)

Đối với nhóm hàng Nông nghiệp, do EU có chính sách bảo hộ mặt hàngđường, sữa trong nước nên EU giới hạn tỷ lệ sử dụng đường, sữa nguyên liệukhông có xuất xứ trong quá trình sản xuất một số mặt hàng nông nghiệp TrongHiệp định EVFTA, hai bên thống nhất tỷ lệ cơ bản được áp dụng là 20% với từngnguyên liệu đơn lẻ và 40% với các nguyên liệu kết hợp so với trọng lượng của sảnphẩm cuối cùng Đối với một số mặt hàng, EU đồng ý linh hoạt tỷ lệ 40% đườngnguyên liệu không xuất xứ và tỷ lệ kết hợp đường, sữa là 50% Nhìn chung, quytắc xuất xứ đối với hàng nông nghiệp trong Hiệp định EVFTA chặt hơn so với cácFTA mà Việt Nam đang tham gia

Bảng dưới đây thống kê thông tin về một số mặt hàng cụ thể:

Trang 27

Bảng 1.1 Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với một số sản phẩm nông nghiệp

xứ 20% đối với sản phẩm chế biến từ rau củ quả

đa 30% nguyên liệu không xuất xứ cùng Chương

24 trong quy định so với tổng nguyên liệu thuộc Chương 24 đó được sử dụng và sản phẩm thuốc láđiếu phải làm từ lá thuốc lá đã chế biến có xuất xứhoặc giới hạn tỷ lệ nguyên liệu không xuất xứ

Nguồn: Hiệp định EVFTA

1.2.4 Cam kết về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

Đối với ngành Nông nghiệp, rào cản kỹ thuật là một vấn đề đặc biệt được quantâm và hiện đang đưa ra nhiều thách thức Cũng giống như các hiệp định thươngmại tự do khác, EVFTA cam kết tạo thuận lợi và tăng cường thương mại hàng hóasong phương, xác định và loại bỏ các rào cản không cần thiết đối với thương mạitrong phạm vi Hiệp định HRKTTM, và đẩy mạnh hợp tác giữa các Bên Trong Hiệpđịnh, một lần nữa các bên cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo Hiệpđịnh của WTO về hàng rào kỹ thuật thương mại (Hiệp định HRKTTM) Ngoài ra,Hiệp định còn bổ sung và làm rõ các khía cạnh cụ thể của HRKTTM, trong đó có 3

loại biện pháp kỹ thật : Quy chuẩn kỹ thuật, Tiêu chuẩn kỹ thuật, Thủ tục đánh giá hợp quy; và các vấn đề liên quan như tính minh bạch trong quá trình thực hiện

các biện pháp kỹ thuật, đảm bảo các hoạt động giám sát thị trường là đúng nguyên

Trang 28

tắc, công bằng; các nguyên tắc về tiếp thị và ghi nhãn; đảm bảo tạo thuận lợi chothương mại và hợp tác.

Đặc biệt trong Hiệp định, Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩnquốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình, cụ thể: “sử dụng các tiêuchuẩn quốc tế có liên quan, chẳng hạn những tiêu chuẩn do ISO, IEC, ITU, Ủy banCodex Alimentarius xây dựng, làm cơ sở cho các quy chuẩn kỹ thuật của mình, trừtrường hợp các tiêu chuẩn quốc tế này sẽ là một phương tiện không hiệu quả hoặckhông phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu chính đáng; và khi tiêu chuẩn quốc tế

đã không được sử dụng như một cơ sở theo yêu cầu của Bên kia để xác định độ lệchđáng kể từ tiêu chuẩn quốc tế có liên quan và để giải thích lý do tại sao các tiêu chuẩn

đó được coi là không phù hợp hoặc không hiệu quả cho mục đích đang hướng đến”

1.2.5 Các biện pháp phòng vệ thương mại

Với EVFTA, theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), chương về cácbiện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các điều khoản liên quan đến việc sử dụngcông cụ phòng vệ thương thương mại truyền thống trong WTO (bao gồm các biệnpháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ), cho phép EU và Việt Nam bảo vệcác nhà sản xuất của mình khỏi những bóp méo cạnh tranh dưới dạng hàng hóanhập khẩu bán phá giá hoặc được trợ cấp và đối phó với những chuyển đổi mạnh

mẽ trong dòng thương mại giữa hai bên (vụ việc tự vệ)

Cả EU và Việt Nam đều ý thức thừa nhận rằng các biện pháp chống bán phágiá và chống trợ cấp có thể bị lạm dụng để cản trở thương mại, từ đó đưa đến cáccam kết: phòng vệ thương mại nên được sử dụng một cách tuân thủ đầy đủ các yêucầu liên quan của WTO và phải dựa trên một hệ thống công bằng và minh bạch; vànên xem xét cẩn thận các quyền lợi của Bên bị áp dụng biện pháp này Đối với cácbiện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, áp dụng quy tắc thuế thấp hơn: Khimột Bên quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp, Bên đó phảiđảm bảo rằng số tiền thuế đó sẽ không vượt quá biên độ trợ cấp bán phá giá hoặcthuế chống trợ cấp, và nên thấp hơn biên độ nếu mức thuế thấp hơn này sẽ đủ đểloại trừ thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước

Trang 29

So với cam kết WTO, EVFTA bổ sung một số các quy định giới hạn việc sửdụng các công cụ này để tránh lạm dụng và đảm bảo công bằng, minh bạch Cácquy định này tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và thuận lợi hơn cho các doanhnghiệp xuất khẩu.

Theo đó, nhằm tăng cường tính minh bạch, hai bên thống nhất quyền khángkiện của hai bên được đảm bảo đầy đủ Để hiệu quả hơn, cơ quan điều tra sẽ sửdụng tiếng Anh như là ngôn ngữ giao tiếp và trao đổi tài liệu giữa hai bên

Ngoài ra, EVFTA quy định ngay sau khi một bên tiến hành các biện pháp tạmthời và ngay trước khi có quyết định cuối cùng thì bên này phải cung cấp các thôngtin đã được sử dụng để đánh giá và đưa ra quyết định Các thông tin này cần phảiđầy đủ và có ý nghĩa, được cung cấp bằng văn bản và cho phép các bên liên quan cómột khoảng thời gian đủ dài để góp ý Các bên liên quan có cơ hội được giải trìnhtrong quá trình điều tra phòng vệ thương mại

Để đảm bảo công bằng, ngoài 3 tiêu chí của WTO cho việc khởi xướng điềutra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc đối kháng (có bán phá giá, có thiệthại và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá với thiệt hại), EVFTA yêu cầucác bên phải xem xét đến lợi ích của công chúng và các bên có liên quan (hoàn cảnhcủa ngành sản xuất trong nước, lợi ích của nhà nhập khẩu, người tiêu dùng) Khi ápdụng biện pháp chống bán phá giá hoặc đối kháng, quốc gia áp dụng phải nỗ lựcđảm bảo rằng mức thuế áp dụng thấp hơn biên độ phá giá hay trợ cấp và chỉ ở mức

đủ để loại bỏ thiệt hại

EVFTA còn quy định một cơ chế tự vệ song phương trong thời gian chuyểnđổi là 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Cụ thể, trong trường hợp có sự giatăng hàng nhập khẩu do cắt giảm thuế quan theo Hiệp định và gây ra hoặc có nguy

cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, quốc gia nhập khẩuđược phép áp dụng tự vệ bằng cách tạm ngừng áp dụng cam kết cắt giảm thuế quantheo Hiệp định đối với hàng hóa liên quan, hoặc tạm tăng thuế nhập khẩu trở lạimức thuế MFN (áp dụng cho các thành viên WTO) hiện hành hay mức thuế cơ sởban đầu cho đàm phán (tùy theo mức thuế nào thấp hơn)

Trang 30

Thời hạn áp dụng tự vệ được phép là 2 năm, có thể gia hạn thêm nhưng tối đakhông quá 2 năm Trong hoàn cảnh khẩn cấp, quốc gia nhập khẩu có thể áp dụng cơchế tự vệ “nhanh” (biện pháp tự vệ tạm thời) trên cơ sở đánh giá sơ bộ về các điềukiện tự vệ Bên áp dụng tự vệ phải tham vấn với bên bị áp dụng tự vệ về mức bồi thường thỏa đáng.

1.2.6 Cam kết về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật (SPS)

Đối với ngành Nông nghiệp, một vấn đề trọng yếu trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế chính là vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểmdịch động thực vật Trong EVFTA, Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một sốnguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sảnphẩm động thực vật EVFTA đẩy mạnh thực hiện các nguyên tắc và quy định trongHiệp định VSKD cũng như các hướng dẫn, khuyến nghị, và tiêu chuẩn quốc tế đang

áp dụng của các tổ chức quốc tế liên quan; bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người

và động thực vật trong lãnh thổ từng Bên trong khi vẫn tạo thuận lợi cho thươngmại giữa các Bên và đảm bảo rằng các biện pháp VSKD của mỗi Bên không tạo racác rào cản không cần thiết đối với thương mại; tăng cường thông tin, hợp tác, vàgiải quyết các vấn đề vệ sinh và kiểm dịch ảnh hưởng đến thương mại giữa các Bên

và các vấn đề khác được các Bên quan tâm, và tăng cường tính minh bạch và sựhiểu biết về việc áp dụng các biện pháp VSKD của mỗi Bên

Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch trong EVFTA được quy định ở chương 7,ngoài các quy định chung còn quy định chi tiết về một số vấn đề khác như: Các cơquan thẩm quyền và đầu mối liên lạc; Yêu cầu và thủ tục nhập khẩu; Xác minh; Thủtục niêm yết cơ sở; Các biện pháp liên quan đến sức khỏe động thực vật: đề cập đếncác khái niệm “vùng an toàn dịch bệnh”, “vùng an toàn sâu bệnh”; Vấn đề thành lập

và hoạt động của Ủy ban về Biện pháp Vệ sinh kiểm dịch; Tính minh bạch và traođổi thông tin; Tham vấn; Các biện pháp khẩn cấp; Hỗ trợ kỹ thuật và ưu đãi đặc biệtNgoài ra, chương 7 cũng đưa ra yêu cầu và quy định về chấp thuận các cơ sởcho sản phẩm, được quy định ở phụ lục 1, trong đó yêu cầu các bên có trách nhiệm

Trang 31

lập và công bố danh sách các cơ sở được chấp thuận theo các yêu cầu và thủ tụcchấp nhận được quy định cụ thể.

1.2.7 Cam kết về sở hữu trí tuệ

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đãchính thức hoàn tất đàm phán vào tháng 12/2015, được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tớithể chế pháp luật và kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vựccam kết về sở hữu trí tuệ Đây là chế định tương đối nhạy cảm trong qua trình đàmphán do nhu cầu của EU và Việt Nam trong bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ khônggiống nhau Kết quả của đàm phán về vấn đề này trong EVFTA là một hệ thống cáccam kết theo hướng tăng cường các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ

sở hữu tương ứng với đó là những hạn chế nhất định trong khả năng tiếp cận rộngrãi các sản phẩm sở hữu trí tuệ của công chúng hoặc người sử dụng các sản phẩmnày so với mức pháp luật hiện hành của Việt Nam

Trong EVFTA, chế định về Sở hữu trí tuệ được quy định tập trung trongChương 12 về Sở hữu trí tuệ, với 40 trang, 31 Điều Từ góc độ nội dung, các camkết trong Chương này có thể phân thành các nhóm:

Nhóm 1: Các cam kết về nguyên tắc chung trong bảo hộ các quyền Sở hữu trí

tuệ của EVFTA: Ghi nhận mục tiêu thúc đẩy sáng tạo, bảo hộ và thực thi hiệu quảcác quyền; Sở hữu trí tuệ, cân bằng giữa lợi ích của chủ thể quyền và người sửdụng; Khẳng định các quyền và nghĩa vụ theo các thỏa thuận quốc tế, đặc biệt làTRIPS; Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc; Cam kết về chấm dứt quyền

Nhóm 2: Các cam kết về các tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng loại đối tượng sở

hữu trí tuệ cụ thể: Cam kết về các tiêu chuẩn bảo hộ quyền tác giả và quyền liênquan; Cam kết về các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu; Cam kết về các tiêu chuẩn bảo

hộ chỉ dẫn địa lý; Cam kết về các tiêu chuẩn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp; Camkết về các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế; Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ mạngtrung gian

Trang 32

Nhóm 3: Các cam kết về tố tụng dân sự thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Cam kết

về các biện pháp trong thực thi quyền SHTT; Cam kết về các vấn đề thuộc về tốtụng thực thi quyền SHTT; Cam kết về trách nhiệm vật chất trong tố tụng SHTT

Nhóm 4: Các cam kết về biện pháp thực thi quyền SHTT tại biên giới: Phạm

vi các biện pháp tại biên giới; Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong thực thi cácquyền SHTT tại biên giới; Hợp tác trong cải thiện chất lượng hoạt động hành chính;Các biện pháp thực thi khác: Khuyến khích các Hiệp hội về SHTT xây dựng các Bộquy tắc ứng xử; Hợp tác trong thực thi SHTT

Liên quan đến ngành Nông nghiệp, ngoài các vấn đề về quy tắc chung, tố tụngdân sự, biện pháp thực thi, trong Hiệp định có làm rõ một số vấn đề liên quan trựctiếp như sau:

Về bản chất và phạm vi các cam kết:

Khẳng định các quyền và nghĩa vụ theo các Thỏa thuận quốc tế về SHTT, đặcbiệt là TRIPS Nêu lên 08 loại đối tượng SHTT: quyền tác giả và các quyền liênquan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền sáng chế, thiết kế và

bố trí các mạch tích hợp, bảo vệ thông tin bí mật; giống cây trồng

Về nhãn hiệu: Hiệp định cam kết và khẳng định các quyền và nghĩa vụ theoThỏa ước Madrid; sử dụng cách phân loại hàng hóa dịch vụ theo Công ước Nice khiđăng ký Nhãn hiệu; cam kết đơn giải hóa và cải thiện hệ thống đăng ký Bên cạnh

đó, Hiệp định cũng đưa ra các cam kết về quyền tạo ra bởi nhãn hiệu (tránh nhãnhiệu tương tự, làm giả nhãn hiệu…), thủ tục đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, các ngoại

lệ đối với quyền do nhãn hiệu mang lại, và các căn cứ thu hồi nhãn hiệu

Về chỉ dẫn địa lý: EVFTA quy định chi tiết về các vấn đề liên quan đến chỉdẫn địa lý bao gồm: Hệ thống đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý; các chỉ dẫn địa lý

đã được xác lập; quy trình sửa đổi Danh mục các chỉ dẫn địa lý được công nhận;bảo

hộ chỉ dẫn địa lý; quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; mối quan hệ với nhãn hiệu; thực thiviệc bảo hộ; các quy tắc chung; cam kết hợp tác và minh bạch hóa giữa Việt Nam

và EU trong quá trình thực thi; thành lập và vận hành nhóm công tác

Trang 33

Đáng chú ý, cam kết về sở hữu trí tuệ trong Chương 12 EVFTA về việc côngnhận các chỉ dẫn địa lý của EU (171 chỉ dẫn địa lý liệt kê trong Phụ lục GI - I PhầnA); Theo đó, Việt Nam cam kết bảo hộ 171 chỉ dẫn địa lý của EU và EU sẽ bảo hộ

39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tớinông sản, thực phẩm

Về kiểu dáng công nghiệp, các vấn đề được quy định trong EVFTA bao gồm:bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký; các ngoại lệ và loại trừ

Về sáng chế, một số vấn đề về các Thỏa thuận quốc tế được quy định chi tiết

Về giống cây trồng: Cam kết bảo hộ giống cây trồng theo Công ước UPOV

1.2.8 Cam kết về đầu tư

Hiệp định EVFTA hướng tới việc tạo ra một môi trường đầu tư và kinh doanhminh bạch, thông thoáng và thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp của haibên Để hiện thực hoá mục tiêu này, Việt Nam và EU đã đi xa hơn cam kết về dịch

vụ và đầu tư mà mỗi bên phải thực hiện trong khuôn khổ WTO

Cam kết thương mại dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định EVFTA gồm các nghĩa

vụ và khuôn khổ quản lý chung áp dụng cho cả hai bên được quy định trong phầnlời văn của Hiệp định và các nghĩa vụ mở cửa thị trường cụ thể của mỗi bên đượcquy định trong các Biểu cam kết cụ thể là Phụ lục của Hiệp định

Mặc dù có nhiều cam kết đi xa hơn Hiệp định chung về thương mại dịch vụ(GATS) và Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)của WTO - tức là mức WTO cộng, cam kết về thương mại dịch vụ và đầu tư trongEVFTA vẫn được xây dựng theo cách tiếp cận “chọn cho” của Hiệp định GATSnhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.Theo đó, hai bên chỉ cam kếtcác ngành/phân ngành dịch vụ được liệt kê trong Biểu cam kết cụ thể của mình Vớinhững ngành/phân ngành dịch vụ không được liệt kê trong Biểu cam kết cụ thể, haibên không cam kết nghĩa vụ cụ thể nào, ngoại trừ các nghĩa vụ chung

Về ngành Nông nghiệp, EVFTA có nêu ra một số các quy định cụ thể như sau:

Trang 34

Thứ nhất, về cam kết của EU, hầu hết các quốc gia đều cam kết tự do hóa về

đầu tư, chỉ có một số các quốc gia đưa ra cam kết cụ thể của mình như sau:

Cam kết của EU về quy định thành lập doanh nghiệp:

- Đối với ngành Nông nghiệp và săn bắn động vật: Tất cả các quốc gia thànhviên EU cam kết tự do hóa cho doanh nghiệp Việt Nam trừ một số quốc gia nhưPháp, Thụy Điển, Ai Len có một số quy định riêng còn Áo, Croatia, Hungary,Malta, Romania, Slovenia chưa có cam kết đối với hoạt động nông nghiệp

- Đối với lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống EU cam kết tự do hóa đầu tư.Cam kết của EU về người đi công tác, người được thuyên chuyển công táctrong nội bộ doanh nghiệp, người bán hàng cho doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụtheo hợp đồng trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, sănbắt động vật: Tất cả các quốc gia đều cam kết ưu đãi cho Việt Nam với mức camkết tối đa, trừ Italia, Áo có một số quy tắc riêng; tại Síp, Estonia, Malta, Romania,Slovakia chưa có cam kết

Cam kết của EU về cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong lĩnh vực dịch vụ tưvấn hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, săn bắt động vật: Hầu hết cam kết tự do hóa,trừ một số trường hợp như đối với sản phẩm cấp 1 theo Hiệp định, tại Italy chưa cócam kết với các phạm vi hoạt động dịch vụ dành riêng cho các chuyên gia nông học

và kỹ sư trắc địa “periti agrari” Tại Estonia, Malta, Romania chưa có cam kết

Thứ hai, về cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực Nông nghiệp:

Cam kết của Việt Nam về cung cấp dịch vụ xuyên biên giới và thành lậpdoanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, săn bắt độngvật: Việt Nam cam kết mở cửa, tạo luận lợi cho đầu tư của EU tuy nhiên chỉ chophép hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh Phần vốn góp củaphía nước ngoài không vượt quá 51% vốn pháp định của liên doanh

Cam kết của Việt Nam trong vấn đề người đi công tác, người được thuyênchuyển công tác trong nội bộ doanh nghiệp, người bán hàng cho doanh nghiệp, nhàcung cấp dịch vụ theo hợp đồng quy định rằng tối thiểu 20% các nhà quản lý,

Trang 35

chuyên viên cao cấp và chuyên gia phải là người mang quốc tịch Việt Nam, trừtrường hợp người Việt Nam không thể thay họ thực hiện công việc Tuy nhiên, mỗidoanh nghiệp được phép thuê tối thiểu 3 nhà quản lý, chuyên viên cao cấp vàchuyên gia không phải là người Việt Nam.

1.2.9 Cam kết về hợp tác và phát triển bền vững

Ngoài các cam kết cụ thể được quy định liên quan trực tiếp đến nông nghiệptrong Hiệp định, EVFTA cũng thể hiện cam kết về hợp tác và phát triển bền vữngcủa các bên, được thể hiện trong chương 15 và 16 của Hiệp định Trong đó các bêncam kết chú trọng hợp tác và nâng cao năng lực hợp tác trong lĩnh vực Nôngnghiệp, thông qua các phương tiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thực hành tốtnhất, cũng như hợp tác về chính sách Nếu có liên quan, hội thảo, chuyên đề, đàotạo, nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cũng có thể được xem xét

Về vấn đề phát triển bền vững, hai bên khẳng định lại cam kết của mình đểtheo đuổi phát triển bền vững, mà các hành động chính, gồm phát triển kinh tế, pháttriển xã hội và bảo vệ môi trường, là phụ thuộc lẫn nhau và củng cố lẫn nhau, tiếptục nhấn mạnh lợi ích của hợp tác về các vấn đề lao động và môi trường liên quantới thương mại như là một phần của phương pháp tiếp cận toàn cầu về thương mại

và phát triển bền vững Trong Hiệp định, một lần nữa các bên tái khẳng định cáccam kết của mình về lao động, phù hợp với các nghĩa vụ phát sinh từ các thành viêncủa Tổ chức lao động Quốc tế ILO và Tuyên bố ILO về các Nguyên tắc cơ bản vàcác quyền tại nơi làm việc và tuyên bố tiếp theo đó, được thông qua bởi Hội nghịLao động Quốc tế tại kỳ họp lần thứ 86 của mình năm 1998, sẽ tôn trọng, thúc đẩy

và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc về các quyền cơ bản tại nơi làm việc; bên cạnh

đó, cam kết thực hiện có hiệu quả trong các luật và thông lệ của mình các thỏathuận môi trường đa phương (MEAs) mà mình tham gia

1.3 Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam khi tham gia Hiệp định EVFTA

Trang 36

1.3.1 Cơ hội

1.3.1.1 Tiếp cận thị trường

Tham gia Hiệp định EVFTA, Việt Nam đã có bước đột phá trong quá trìnhthiết lập mối quan hệ giao thương với Liên minh Châu Âu, từ đó tiếp cận với nhữngthị trường lớn với nhu cầu tiêu dùng cao và sức mua mạnh này Khi Hiệp địnhEVFTA có hiệu lực, hàng rào phi thuế quan được giảm, cũng như giảm dần và tiếntới xóa bỏ thuế quan Đây là chìa khóa thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam khiEVFTA được ký kết EU hiện là một trong các đối tác hàng đầu của Việt Nam vềkinh tế, thương mại và đầu tư (Tổng cục thống kê, 2016) Năm 2012, EU đã vươnlên vị trí thứ nhất trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kimngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kimngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước (Tổng cục thống kê, 2012)

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc lớn vàođối tác Trung Quốc, trong khi đó, kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu suy giảmtăng trưởng, việc đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam Cộng thêmnhững căng thẳng ở biển Đông giữa hai nước, Việt Nam đang cần tìm đến một thịtrường bền vững hơn và có tiềm năng hơn Việc ký kết EVFTA là một cơ hội đểViệt Nam tiếp cận thị trường lớn gồm 28 quốc gia thành viên với dân số lên tới 500triệu người (chiếm 7.3% dân số thế giới) Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22%(16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ

đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP) (Bộ Ngoại giao,

vụ Châu Âu, 2015) EVFTA đã mở ra một cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn vàtiềm năng, mang đến thuận lợi rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam

1.3.1.2 Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiệp định EVFTA là một bước tiến cho Việt Nam trong quá trình tham gia sâurộng vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất, càng ngàycàng bước những bước dài hơi, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, cực đại hóa giá trịgia tăng nhận được từ quá trình sản xuất

Trang 37

Tham gia mạnh mẽ vào EVFTA với mức độ cam kết cao nhất trong tất cả cácFTA mà Việt Nam đã tham gia, doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nóichung hứa hẹn cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy mọi tiềm năng pháttriển, hội nhập mạnh mẽ, mở cửa chào đón cũng như tiến bước ra thế giới, khôngngừng tận dụng cơ hội và đổi mới, cải tiến, nhằm đáp ứng nhu cầu của thế giới, trởthành một mắt xích hoạt động liền mạch, hiệu quả và tiến tới là mắt xích trọng yếucủa chuỗi cung ứng toàn cầu.

1.3.1.3 Đổi mới và phát triển bền vững

EVFTA đã giúp Việt Nam thắt chặt mối quan hệ thương mại với thị trườngkhó tính hàng đầu thế giới, tuy nhiên, để tăng thị phần xuất khẩu sang EU, chúng tabuộc phải nâng cao công nghệ kỹ thuật trong quá trình sản xuất, liên kết doanhnghiệp, bảo đảm các quy định an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo đảm thực hiệncác cam kết tức là phải đổi mới toàn bộ nền kinh tế

Từ việc lấy cải cách Nông nghiệp làm gốc rễ, sẽ kéo theo cải cách ở các lĩnhvực công nghiệp và dịch vụ, tạo cơ sở cho quá trình đổi mới toàn bộ các khía cạnhcủa nền kinh tế Hiện tại hàng hóa của chúng ta vẫn chưa tiếp cận được thị trường

EU ở nhiều loại mặt hàng, bởi chưa đạt yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toànthực phẩm cũng như chất lượng dịch vụ; doanh nghiệp và các bộ ngành cần nỗ lựcnâng cao chất lượng hàng hóa để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt theo quy định.EVFTA vừa tạo động lực, vừa gây áp lực buộc các doanh nghiệp trong nướcphải đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) để giảm dần tình trạngxuất khẩu nguyên liệu và các sản phẩm sơ chế thâm dụng lao động, hướng đến giatăng xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao

1.3.1.4 Hoàn thiện thể chế và năng lực thực thi

EVFTA có thể giúp Việt Nam thúc đẩy cải cách trong môi trường kinh doanh

và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nóichung thông qua những điều khoản quy định tại Hiệp định Cụ thể như các điềukhoản về thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa của Việt Namtrước cơ hội để mở rộng thị trường và có được hiệu quả quy mô; thúc đẩy các dòng

Trang 38

vốn FDI từ EU vào Việt Nam - nguồn vốn FDI được tin tưởng là có chất lượng cao

và sản xuất Việt Nam có thể thu được hiệu ứng lan tỏa; yêu cầu cải thiện các tiêuchuẩn, chất lượng sản phẩm, tiếp cận với nguồn cung đầu vào giá thấp hơn từ EU,

do đó chất lượng sản phẩm Việt Nam sẽ được cải thiện Bên cạnh đó, các quy trình,thủ tục hải quan được thuận lợi hóa tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh

EVFTA còn đưa ra một bộ quy tắc trong đó yêu cầu tất cả các doanh nghiệpnhà nước đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường và minh bạch hóa, công khaihóa các hoạt động của mình để cho người dân có thể giám sát hiệu quả hoạt độngcác doanh nghiệp nhà nước, về phía nhà nước cũng phải có sự hành xử vô tư vàkhách quan đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt không được sử dụngdoanh nghiệp nhà nước như một công cụ để né tránh thực thi các nghĩa vụ khác củahiệp định EVFTA, từ đó sẽ tạo sân chơi bình đẳng hơn cho tất cả các thành phầnkinh tế Chính vì vậy, Việt Nam cần có điều chỉnh cải cách thể chế và chính sáchtrên nhiều lĩnh vực về môi trường đầu tư, kinh doanh và năng lực cạnh tranh; cảicách các doanh nghiệp nhà nước… Chính phủ cần xây dựng một chiến lược quốcgia về cải cách thể chế và điều chỉnh chính sách, chiến lược sẽ xác định cơ cấu tổchức và chính sách để đảm bảo chất lượng thể chế

Việc hoàn thiện thể chế và năng lực thực thi đạt tiêu chuẩn quốc tế khi thamgia EVFTA như hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ thống luật pháp, hoàn thiện vàđồng bộ hóa các thị trường trong nước, đẩy mạnh cải cách hành chính sẽ giúp ViệtNam đạt mục tiêu tăng trưởng, hướng tới hội nhập hiệu quả với khu vực và thế giới,nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế xã hội vàmôi trường

1.3.2 Thách thức

Bên cạnh những cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại, nền kinh tế Việt Namcũng phải sẵn sàng đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian sắp tới khi Hiệpđịnh chính thức được thực thi Những thách thức đặt ra được thể hiện ở một số khíacạnh như sau

1.3.2.1 Môi trường cạnh tranh khốc liệt

Trang 39

Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với cạnh tranh khốc liệt, trên thực tế,EVFTA bên cạnh việc cam kết mở cửa thị trường, cả hai bên đều có xu hướng tiếnhành áp dụng ở mức độ nhất định về bảo hộ che chắn, sử dụng một loạt công cụnhằm hỗ trợ trực tiếp hoặc trợ cấp thu nhập trước sự áp lực cạnh tranh mạnh mẽ khi

mở cửa thị trường Sức ép cạnh tranh mà Việt Nam phải đối mặt không chỉ là cạnhtranh giữa các sản phẩm nội địa và hàng ngoại mà còn là giữa doanh nghiêp vớinhau, giữa quốc gia với nhau

Về sản phẩm, hàng hóa xuất xứ từ EU cũng như các dịch vụ được cung cấpbởi khu vực này từ lâu đã nổi tiếng mẫu mã đẹp, chất lượng cao vậy các sản phẩmcủa Việt Nam làm sao có thể cạnh tranh về phương diện chất lượng, thương hiệu,hàm lượng khoa học công nghệ, giá cả với các sản phẩm của EU Đây chính là bàitoán khó của doanh nghiệp nội địa Việt Nam

Bên cạnh thách thức cạnh tranh về sản phẩm, Việt Nam phải đối đầu với sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thể hiện ở khả năng tham gia vào chuỗi cung ứngtoàn cầu, chiến lược đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững EVFTA mở ra cơ hộituy nhiên cũng là thách thức đối với năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam Bêncạnh việc mở cửa và tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vấn đề đặt ra

là khả năng đáp ứng nhu cầu lớn, chất lượng cao của thế giới Hội nhập tồn tại cùngvới sức ép, cạnh tranh quyết liệt sẽ xảy ra với không ít sản phẩm và hệ thống phânphối của Việt Nam Với các doanh nghiệp, nếu không thể cạnh tranh với các doanhnghiệp nước ngoài khác thì phải đối mặt với thất bại không chỉ trong việc tham giavào thị trường quốc tế, mà ngay tại chính thị trường Việt Nam cũng có thể bị cácdoanh nghiệp nước ngoài chiếm thị phần, gia tăng áp lực, đưa hàng hóa, dịch vụxuất từ nước họ sang phân phối, tiêu dùng tại thị trường Việt nam nếu như hàng hóa

và dịch vụ của Việt Nam kém cạnh tranh hơn, dẫn đến việc ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh, và có thể dẫn tới thua lỗ, phá sản

Áp lực cạnh tranh gia tăng còn thể hiện ở cấp độ Quốc gia, đối với EVFTAchính là cạnh tranh giữa Việt Nam và các quốc gia thuộc EU Năng lực cạnh tranhcấp độ quốc gia thể hiện ở nhiều phương diện, trong đó đề cập đến việc quốc gia sẽxây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế như thế nào, cùng với

Trang 40

đó là các chính sách bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp nội địa, bảo vệmột cách hợp pháp thị trường trong nước Đứng trước cơ hội hội nhập thương mạiquốc tế lớn nhất từ trước đến nay, hơn khi nào hết chính phủ và các Bộ ngành liênquan cần tạo một nền tảng vững chắc và hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi nhằm tăng cường thúc đẩy hợp tác và tăng trưởng kinh tế.

1.3.2.2 Yêu cầu về quy tắc xuất xứ

Đối với bất cứ Hiệp định Thương mại tự do nào, điều mà các doanh nghiệpxuất khẩu Việt Nam quan tâm hàng đầu khi Hiệp định có hiệu lực chính là các yêucầu về quy tắc xuất xử Bởi chỉ khi các sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng đúng

và đủ các yêu cầu về quy tắc xuất xứ, được công nhận là xuất xừ từ quốc gia mìnhthì mới được hưởng các ưu đãi về thuế quan cũng như các ưu đãi khác được quyđịnh trong Hiệp định Đặc biệt đối với Việt Nam, mong muốn đẩy mạnh hoạt độngxuất khẩu các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam ra thị trường quốc tế, thì cácquy tắc xuất xứ càng được chú trọng, quy định chi tiết cụ thể và áp dụng rộng rãi.Đối với xuất khẩu của Việt Nam, vấn đề về quy tắc xuất xứ trong thời gianvừa qua luôn là một vấn đề nhức nhối đối với cả doanh nghiệp và các bộ ngành liênquan khi liên tục gặp phải các tranh chấp, tạo thành rào cản trong xuất khẩu Chưa

kể đến, quy tắc xuất xứ được quy định trong EVFTA được đánh giá là chặt hơn sovới các FTA mà Việt Nam đang tham gia

Sản xuất của Việt Nam hiện nay đang gặp phải vấn đề về nguồn cung nguyênliệu, đối mặt với thách thức từ quy tắc xuất xứ, Việt Nam gặp khó khăn khi phải đápứng yêu cầu về nguồn nguyên liệu nhập khẩu theo tiêu chuẩn nào mới được hưởngnhững ưu đãi mà cam kết về thuế quan mang lại Những cam kết về thuế quan cónguy cơ không mang lại lợi ích cho xuất khẩu vì sản phẩm không đáp ứng quy tắcxuất xứ Trong dài hạn, thực trạng trên còn đặt ra thách thức về chất lượng sảnphẩm liên quan đến uy tín, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam và nguy cơ bị kiệnphòng vệ thương mại

1.3.2.3 Năng lực dự báo và năng suất lao động

Ngày đăng: 29/12/2017, 18:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Trần Ngọc Quân, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU: cơ hội vàthách thức cho các doanh nghiệp, Tạp chí thông tin đối ngoại số T10/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU: cơ hội và"thách thức cho các doanh nghiệp
12. Bùi Thanh Sơn, Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn tới 2020. Hội thảo quốc tế “Triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam - EU giai đoạn 2011 - 2020”, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội 2010, số 16/11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng quan hệ Việt Nam - EU giai đoạn 2011 - 2015 và tầmnhìn tới 2020". Hội thảo quốc tế “Triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam - EU giaiđoạn 2011 - 2020
13. Mario Telò, Liên minh châu Âu và chủ nghĩa khu vực mới, Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên minh châu Âu và chủ nghĩa khu vực mới
14. Đinh Công Tuấn, Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Việt Nam - EU trợ lực cho quan hệ hợp tác song phương, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 11(158), 2013, tr.14 - 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định mậu dịch tự do (FTA) Việt Nam - EU trợ lực cho quanhệ hợp tác song phương
15. Lê Thị Thu Trang, Tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đến thương mại hàng dệt may của Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế, Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU(EVFTA) đến thương mại hàng dệt may của Việt Nam
16. Nguyễn Thị Thu Trang, Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU về sở hữu trí tuệ, VCCI, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp địnhThương mại tự do Việt Nam - EU về sở hữu trí tuệ
17. Nguyễn Phương Thảo, Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy sản tại Việt Nam, Ban Thông tin đối ngoại và truyền thông, Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nônglâm nghiệp thủy sản tại Việt Nam
20. Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, Tóm lược Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hà Nội 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm lược Hiệp định thương mại tự do ViệtNam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
21. Ủy ban Tư vấn Chính sách Thương mại Quốc tế - VCCI, Khuyến nghị Chính sách của Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Hà Nội 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến nghị Chính sáchcủa Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng Hiệp định Thương mại Tự doViệt Nam - EU
22. Nguyen Binh Duong, Vietnam - EU Free Trade Agreement: Impact and Policy Implications for Vietnam, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam - EU Free Trade Agreement: Impact and PolicyImplications for Vietnam
23. Directorate - General for Trade - European Commission, European Union, Trade in Goods with Vietnam, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trade inGoods with Vietnam
24. European Commission, Cumulative economic impact of future trade agreements on EU agriculture, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cumulative economic impact of future trade agreements onEU agriculture
25. Mutrap, Implications of an IPR chapter in a hypothetical free trade agreement between Viet Nam and the European Union, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Implications of an IPR chapter in a hypothetical free trade agreementbetween Viet Nam and the European Union
26. Mutrap, New areas: of trade: goverment procurement liberalisation under the proposed EU - Viet Nam FTA, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: New areas: of trade: goverment procurement liberalisation under theproposed EU - Viet Nam FTA
27. Mutrap, Suport Viet Nam in the negotiations of the EU - Viet Nam free trade agreement, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suport Viet Nam in the negotiations of the EU - Viet Nam free tradeagreement
28. Mutrap, Integrating environmental provisions into the future EU - Viet Nam FTA:issues and perspectives, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Integrating environmental provisions into the future EU - Viet Nam FTA:"issues and perspectives
29. Mutrap, Tariffs Protection and subsidisation of agro food products and negotiation of an FTA between Viet Nam and the EU, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tariffs Protection and subsidisation of agro food products and negotiationof an FTA between Viet Nam and the EU
31. Mutrap, The free trade agreement between Vietnam and the European Union:Quantitative and qualitative impact analysis, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The free trade agreement between Vietnam and the European Union:"Quantitative and qualitative impact analysis
32. Polski Instytut Spraw Miedzynarodowych, The Polish Institute of International Affairs, EU - Vietnam Free Trade Agreement: Opportunities and Challenges for European Business, No. 5(737) 15 January 201512 Sách, tạp chí
Tiêu đề: EU - Vietnam Free Trade Agreement: Opportunities and Challenges forEuropean Business

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w