Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỌC THUYẾT QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NGÀNH
NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Trang Người hướng dẫn: TS Hà Công Anh Bảo
Hà Nội - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong bản luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 3Tác giả xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp tại các ngân hàng VCB, TCB
và VietBank đã tạo điều kiện cho tác giả phỏng vấn chuyên môn góp phần hoàn thiện công trình nghiên cứu của tác giả
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 3
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước 5
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6
3.1 Mục đích nghiên cứu 6
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Cấu trúc của luận văn: 8
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ 9
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ 9
1.1.1 Lịch sử hình thành 9
1.1.1.1 Khái niệm 9
1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 9
1.1.2 Nội dung của Học thuyết 11
1.1.3 Tác động của Học thuyết 16
1.1.3.1.Tác động tích cực 17
1.1.3.2 Tác động tiêu cực 17
1.2 Học thuyết quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng 19
Trang 51.2.1 Nguyên nhân dẫn đến Quá lớn để sụp đổ 20
1.2.2 Phá sản ngân hàng 22
CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC GIẢI QUYẾT HIỆN TƯỢNG QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 33
2.1 THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 33
2.1.1 Hoa Kỳ 33
2.1.1.1 Các cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự sụp đổ quá lớn tại Hoa Kỳ 33
2.1.1.2 Thực trạng hiện tượng Quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng tại Hoa Kỳ 36
2.1.2 Anh Quốc 41
2.1.2.1 Diễn biến hiện tượng Quá lớn để sụp đổ xuất hiện ở Anh 41
2.1.2.2 Các chính sách và qui định của Anh Quốc đối phó với Quá lớn để sụp đổ 45
2.2 KINH NGHIỆM CỦA CÁC QUỐC GIA ĐỂ GIẢI QUYẾT HIỆN TƯỢNG QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ 47
2.2.1 Kinh nghiệm từ Hoa Kỳ 47
2.2.2 Kính nghiệm từ Anh Quốc 56
2.2.2.1 Tuân thủ theo chính sách chung của châu Âu 56
2.2.2.2 Đặt trách nhiệm lên vai của chủ sở hữu và chủ nợ 57
2.2.2.3 Ban hành đạo luật mới nhằm điều chỉnh khủng hoảng kinh tế và hiện tượng Quá lớn để sụp đổ 57
2.2.2.4 Luôn sẵn sàng cho sự phát sản ngân hàng 59
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ 60
ĐỐI VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT VÀ GIẢI QUYẾT HIỆN TƯỢNG NÀY 60
3.1 THỰC TRẠNG HIỆN TƯỢNG QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ ĐỐI VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 60
3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngành ngân hàng 60
3.1.2 Theo các quy định hiện hành 64
3.1.3 Thực trạng Quản lý vốn tại các Ngân hàng 67
Trang 63.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT VÀ GIẢI QUYẾT HIỆN TƯỢNG QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ ĐỐI VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 71 3.2.1 Cần có cách tiếp cận riêng với những ngân hàng “Quá lớn để sụp đổ” trong khi hoạch định chính sách cho cả hệ thống ngân hàng 71 3.2.2 Tăng cường kiểm soát nội bộ trong các Ngân hàng Thương mại 72 3.2.3 Áp dụng rộng rãi các chuẩn mực quốc tế và bảo đảm tính trung thực, hiệu lực, chế tài thực thi cao trong áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế 73 3.2.4 Xây dựng định chế về quy mô phát triển an toàn 73 3.2.5 Tăng cường vai trò của thành viên độc lập HĐQT trong Ngân hàng 73 3.2.6 NHNN áp dụng phương pháp tái cấu trúc ngân hàng lâm vào khủng hoảng giống như cách Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã làm 77 3.2.7 Nhà nước cũng ban hành các cơ chế pháp lí nhằm ngăn chặn và xử lí tình trạng tồi tệ của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 77 3.2.8 Ngân hàng nhà nước cũng đưa ra nhiều biện pháp trong thanh tra, giám sát thực hiện về xử lý nợ xấu, đảm bảo an toàn vốn cho các ngân hàng 80 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.Bảng xếp hạng hợp đồng phái sinh tại Hoa Kỳ 40
Bảng 2.2 Danh sách ngân hàng Anh Quốc nằm trong FTSE-100 41
Bảng 3.1: Các mốc ban hành và thời điểm hiệu lực các Hiệp ƣớc Basel 80
Bảng 3.2: Hệ số CAR hợp nhất của các NHTMCP Niêm yết ở Việt Nam 81
Trang 9TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 03 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về học thuyết Quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng
Chương II: Kinh nghiệm của một số nước giải quyết Hiện tượng Quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực Ngân hàng
Chương III: Thực trạng hiện tượng Quá lớn để sụp đổ đối với Ngành Ngân hàng ở Việt Nam và một số giải pháp nhằm kiểm soát và giải quyết hiện tượng này
Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết kết hợp tổng kết kinh nghiệm, luận văn về cơ bản đã thể hiện được những nội dung sau:
- Thể hiện rõ nội dung của học thuyết Quá lớn để sụp đổ
- Thực trạng Quá lớn để sụp đổ đối với ngành ngân hàng tại Hoa Kỳ và Anh Quốc, nêu rõ được kinh nghiệm của các quốc gia này nhằm giải quyết Hiện tượng này
- Liên hệ với tình hình thực tế đối với ngành ngân hàng Việt Nam, từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm kiểm soát và giải quyết hiện tượng này
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Quá lớn để sụp đổ là một thuật ngữ dùng để chỉ một trường hợp đặc biệt trong kinh tế, đó là những công ty hay tập đoàn lớn, có quy mô hoạt động rộng và liên kết với nhiều thành phần kinh tế khác, có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia, khi có sự đổ vỡ hay phá sản xảy ra dù vì lý do gì, chính phủ nước đó
sẽ không để tập đoàn đó phải sụp đổ bằng những biện pháp giải cứu như hỗ trợ vốn, trả nợ hoặc sát nhập với các tập đoàn khác hoặc là chính nhà nước sẽ mua lại tập đoàn đó, nhằm đảm bảo giữ vững hoạt động của tập đoàn này Từ đó, tránh một sự sụp đổ dây chuyền với các công ty có liên kết với tập đoàn này,gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế nước đó
- Điển hình cho hiện tượng này là cuộc khủng hoảng ngân hàng bùng nổ tại Hoa Kỳ năm 2008, khi Tập đoàn đầu tư Lehman Brothers đứng trước nguy cơ bị phá sản, Chính phủ Mỹ phải đứng trước hai hướng lựa chọn:
+ Thứ nhất: Chính phủ Mỹ đứng ra cứu tập đoàn này Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng tiền thuế của dân đóng để cứu Tập đoàn đầu tư Lehman Brothers không bị phá sản
+ Thứ hai: Chính phủ Mỹ không đứng ra cứu và để Tập đoàn đầu tư Lehman Brothers phá sản
Và ở thời điểm đó, Chính phủ Mỹ đã lựa chọn phương án thứ hai, điều mà Chính phủ Mỹ không ngờ tới là hậu quả mà Chính phủ Mỹ để tập đoàn này phá sản lớn hơn rất nhiều so với việc lựa chọn phương án thứ nhất Chính sự phá sản của Lehman Brothers đã khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ sau đó là kéo sang Châu Âu và lan ra toàn thế giới
Vì thế hiện nay, Chính phủ các nước như Mỹ, Úc… để tránh tình trạng trên và đồng thời tránh hiện tượng độc quyền nên đã rất cân nhắc đối với những trường hợp sáp nhập các công ty kết hợp đưa ra các chính sách kiểm soát chặt chẽ các tổ chức này
Trang 11Tại Việt Nam, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã có những dấu ấn khả quan trên thị trường được thể hiện thông qua việc các Ngân hàng đã công bố những báo cáo tổng kết khả quan với những con số lợi nhuận tăng vọt, đáng vui mừng 95% các Ngân hàng đều khẳng định trong báo cáo những chỉ số cao hơn so với tình hình kinh doanh cùng kì năm trước
Từ thực tế của Hoa Kỳ và các nước Châu Âu đang từng bước thực hiện các
chính sách nhằm hạn chế và tiến dần đến chấm dứt hiện tượng Quá lớn để sụp đổ
Căn cứ tình hình thực tế hiện nay, Việt Nam chưa có những định chế tài chính lớn ở tầm cỡ thế giới Theo qui định hiện hành, mức vốn pháp định áp dụng đối với Ngân hàng thương mại nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ, Ngân hàng chính sách và Ngân hàng phát triển là 5.000
tỷ Tài sản trung bình của các Ngân hàng thương mại Việt Nam năm 2016 đạt 8,5 tỷ
USD (tương đương 187 nghìn tỷ đồng) (TS Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 – Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế,
Nhà xuất bản Đại học quốc gia, năm 2012, tr.177)
Tuy nhiên với mức tổng tài sản của các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần lớn nhất đất nước đạt mức lần lượt là 3,86 triệu tỷ đồng (khoảng 17,5 tỷ USD) đến 3,42 triệu tỷ đồng (khoảng 15,5 tỷ USD) (TS Nguyễn Đức Thành (chủ biên),
Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 – Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh
tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, năm 2012, tr.176) so với GDP cả nước chỉ
khoảng 202,6 tỷ USD thì những ngân hàng lớn nhất này thực sự là rất lớn Đồng thời, trong quá trình xử lý tình trạng khó khăn của các TCTD, cơ quan quản lý Nhà nước không ủng hộ áp dụng phá sản đối với các TCTD yếu kém Đề án “ Cơ cấu lại
hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” khẳng định “không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn trong hoạt động ngân hàng ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước” Tuy nhiên, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của TCTD được Quốc hội thông qua tháng 11/2017 tập trung vào 05 phương án để cơ cấu lại các TCTD được kiểm soát, bao gồm: phục hồi; sát nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; giải thể, chuyển giao bắc buộc và đặc biệt, lần đầu tiên xuất hiện phương án phá sản một TCTD để tái cấu trúc hệ thống Chính vì vậy, nếu không may có một Ngân
Trang 12hàng nào đó sụp đổ thì rõ ràng nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng Điều này khẳng định đã đến lúc Việt Nam cần nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm ngăn chặn hiện tượng quá lớn để sụp đổ đã và đang tồn tại ở các nước phát triển, gây không ít những khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách, nhà làm luật và các cơ quan thực thi
Đó là lý do tác giả lựa chọn làm đề tài “Học thuyết quá lớn để sụp đổ và những vấn đề đặt ra đối với ngành Ngân hàng của Việt Nam” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quá lớn để sụp đổ là thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu tại các quốc gia có nền kinh
tế phát triển Nhận thức được rủi ro lớn từ hiện tượng này, các chuyên gia nước ngoài đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế tối đa thiệt hại
mà nó gây ra cũng như đạt mục tiêu xóa bỏ hiện tượng này Một số tài liệu nước ngoài nghiên cứu về thuật ngữ này như:
- Acharya (NYU), Anginer (Virginia Tech) và Warburton (Đại học Syracuse), tháng 6 năm 2014:
Nghiên cứu cho thấy lợi thế chi phí tài chính của các ngân hàng lớn là 28 điểm cơ bản hàng năm trong giai đoạn 1990-2010; lợi thế chi phí đạt được trên 120 điểm cơ bản trong năm 2009, các tác giả thấy rằng lợi thế tài chính là thống kê tương đương với lợi thế trước Dodd-Frank
- Balasubramanian (Đại học Akron) và Cyree (Đại học Mississippi), tháng 4 năm 2014:
Nghiên cứu cho thấy Sau khi thông qua Đạo luật Dodd-Frank, lợi thế về giá trị trái phiếu dưới quyền kết hợp với kích thước giảm 47%, trong khi những lợi ích liên quan đến TBTF giảm 94%
Trang 13- Acharya, Viral V., Deniz Anginer và A Joseph Warburton "Sự kết thúc của
kỷ luật thị trường? Sự mong đợi của nhà đầu tư đối với các đảm bảo nhà nước ngầm định", tháng 6 năm 2014
- Araten, Michel và Christopher Turner "Hiểu được sự khác biệt về chi phí tài chính giữa các ngân hàng quan trọng hệ thống toàn cầu (G-SIBs) và các ngân hàng không phải là G-SIBs ở Hoa Kỳ” Tạp chí Quản lý Rủi ro tại các Tổ chức Tài chính
- Balasubramanian, Bhanu và Ken Cyree "Có kỷ luật thị trường đối với các ngân hàng được cải thiện sau Đạo luật Dodd-Frank" Tạp chí Tài chính Ngân hàng
- Thị trường Bloomberg Ivry, Bob, "Không có Lehman Moments như các ngân hàng lớn nhất cho rằng quá lớn để sụp đổ" ngày 10 tháng 5 năm 2013
- Brewer, Elijah III và Julapa Jagtiani "Ngân hàng phải trả bao nhiêu tiền để trở thành quá lớn để sụp đổ và để trở thành hệ thống quan trọng? "Tài liệu làm việc
số 11-37 Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia Ngày 2 tháng 9 năm 2011
- Carbó-Valverde, Santiago, Edward J Kane và Francisco Fernandez "Mạng lưới an toàn lợi ích được dành cho những ngân hàng khó phá vỡ
Trang 14Rodriguez-và bung ra tại Hoa Kỳ Rodriguez-và EU trước Rodriguez-và trong suốt cuộc suy thoái lớn "Journal of Banking & Finance, 37 (6), 2013, 1845-1859
- GAO "Các ngân hàng lớn đang nắm giữ các công ty: Những kỳ vọng hỗ trợ của chính phủ" GAO-14-631, tháng 7 năm 2014
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế "Làm thế nào lớn là khoản trợ cấp ngầm cho các ngân hàng, xem xét Quá lớn để sụp đổ? "Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu, Ch 3, tháng 4 năm 2014
- Luận văn: TOO BIG TO FAIL IN BANKING: WHAT DOES IT MEAN? - George G Kaufman
2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Thực tế tại Việt Nam hiện nay, Quá lớn để sụp đổ là một thuật ngữ một thuật ngữ được đề cập nhiều trong lĩnh vực tài chính, tuy nhiên số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam chưa nhiều Tiêu biểu có các công trình sau
- Bài viết "Học thuyết Quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực Ngân hàng" của Thạc
sỹ Đỗ Minh Tuấn – NCS Đại học Luật Hà Nội được đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay số tháng 4/2014 (193) Như tên gọi của bài viết, trên cơ sở tham khảo thực trạng và kinh nghiệm của các nước trên thế giới mà đặc biệt là Hoa Kỳ và EU đối với Quá lớn để sụp đổ, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế hiện tượng này
- Bài viết của tác giả Thu Hằng có tiêu đề „„Too big to fail – Hữu danh vô thực", trên trang điện tử cafef, tác giả đã mô tả lại cuộc sụp đổ của ngân hàng
Leman Brother và hậu quả của học thuyết này để lại Đồng thời bài viết cũng đề cập đến quan điểm của các công ty sau khi được liệt kê vào quá lớn tại nước Mỹ hiện nay
- Bài viết của tác giả Phương Nga trên trang điện tử Bnews.vn về"Đế chế Zombie: có quá lớn để sụp đổ?", tác giả đề cập việc lo ngại về số người thất nghiệp
và các khoản nợ, nhiều chính phủ và ngân hàng cố gắng níu giữ sự sống cho những
Trang 15công ty không đủ khả năng duy trì hoạt động (công ty “zombie” hay công ty xác sống)
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để đạt được mục đích trên, đề tài có các kết quả sau:
+ Làm rõ nội dung học thuyết Quá lớn để sụp đổ
+ Nghiên cứu thực trạng kiểm soát hiện tượng Quá lớn để sụp đổ tại một số quốc gia
+ Đánh giá thực trạng quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam + Đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cho ngành Ngân hàng ở Việt Nam
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến lý thuyết và thực trạng giải quyết hiện tượng Quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng Đối tượng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm cả các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước về hiện tượng Quá lớn để sụp đổ 4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Hiện tượng Quá lớn để sụp đổ xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở mỗi lĩnh vực, hiện tượng này lại có các đặc điểm khác nhau Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ tập chung nghiên cứu về Hiện tượng quá lớn
để sụp đổ trong lĩnh vực Ngân hàng tại Việt Nam, Hoa Kỳ và Anh quốc Lý do tác giả lựa chọn Hoa Kỳ và Anh quốc vì đây là những quốc gia đã và đang trải qua các
Trang 16cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính với tác động của Quá lớn để sụp đổ, các quốc gia này cũng có những thành công, cũng như những sai sót khi giải quyết hiện tượng này Điều này sẽ giúp cho Việt Nam học hỏi được những kinh nghiệm và tìm
ra được những giải pháp phù hợp nhằm giải quyết thành công hiện tượng này ở Việt Nam Luận văn chú trọng đến các tổn thất về tài chính, không chú trọng đến các tổn thất về pháp lý và phi tài chính
- Về không gian: Khi nghiên cứu và phân tích thực trạng Quá lớn để sụp đổ,
đề tài giới hạn không gian ở Việt Nam, Hoa Kỳ và Anh quốc
- Về thời gian: Khi nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới, đề tài nghiên cứu khái quát về lịch sử hình thành học thuyết và tập trung nghiên cứu về thực trạng diễn ra hiện tượng này cũng như quy định của các nước về vấn đề này trong thời điểm hiện tại Luận văn giới hạn nghiên cứu số liệu trong giai đoạn 2008-2016, do trong khoảng thời gian này có năm 2008 là năm điển hình cho Hiện tượng Quá lớn
để sụp đổ, năm 2016 là năm cập nhật số liệu mới nhất đến thời điểm tác giả nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là Chủ nghĩa Mác – Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về nền kinh tế thị trường, về tài chính ngân hàng, quản trị ngân hàng trong điều kiện tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế cũng là kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết nhằm khái quát một cách đầy đủ và thống nhất về những nội dung cơ bản của Học thuyết quá lớn để sụp đổ
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Trang 17Phương pháp phỏng vấn thông qua hình thức phỏng vấn các chuyên gia về kinh tế, các nhân sự cấp cao có chuyên môn trong lĩnh vực ngân hàng
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm tìm ra những khuyến nghị hữu hiệu
6 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo…, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận về học thuyết Quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng
Chương II: Kinh nghiệm của một số nước giải quyết Hiện tượng Quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực Ngân hàng
Chương III: Thực trạng hiện tượng Quá lớn để sụp đổ đối với Ngành Ngân hàng ở Việt Nam và một số giải pháp nhằm kiểm soát và giải quyết hiện tượng này
Trang 18CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT
QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỌC THUYẾT QUÁ LỚN ĐỂ SỤP ĐỔ
1.1.1 Lịch sử hình thành
1.1.1.1 Khái niệm
“Too big to fail” – “Quá lớn để sụp đổ” là một thành ngữ dùng để chỉ một trường hợp đặc biệt trong kinh tế, đó là những công ty hay tập đoàn lớn, có quy mô hoạt động rộng và liên kết với nhiều thành phần kinh tế khác, có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia Một khi có sự đổ vỡ hay phá sản xảy ra
dù vì lý do gì, Chính phủ nước đó sẽ không để tập đoàn đó phải sụp đổ bằng những biện pháp giải cứu như hỗ trợ vốn, trả nợ hoặc sát nhập với các tập đoàn khác hoặc
là chính nhà nước sẽ mua lại tập đoàn đó nhằm đảm bảo giữ vững hoạt động của tập đoàn này, qua đó tránh một sự sụp đổ dây chuyền với các công ty có liên kết với tập đoàn này, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế nước đó
Học thuyết quá lớn để sụp đổ được hình thành và phát triển ở Hoa Kỳ Sau đó, học thuyết này cũng được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới Quá lớn để sụp đổ đề cập đến một công ty, chủ yếu là các định chế tài chính lớn đến mức nếu để nó sụp đổ sẽ gây ra khủng hoảng nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia “Tình trạng “quá lớn để sụp đổ” có nghĩa là người quản lý công ty
và cổ đông không phải chịu toàn bộ trách nhiệm cho sai sót của họ, vì chính phủ sẽ phải có hành động để cứu tổ chức đang có nguy cơ sụp đổ nhằm ngăn ngừa thảm họa kinh tế.”
1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Trước khi là thành viên Tòa án tối cao, năm 1914, luật sư Louis D.Brandeis đã xuất bản cuốn sách có tên “Other People’s Money – and How the Bankers Use it” (tạm dịch là “Tiền của người khác và cách các chủ ngân hàng dùng nó”) Cuốn sách dựa trên những công bố của Đại diện Ủy ban Pujo về những hành vi lợi dụng để trục lợi (“predatory practices”) của J.P.Morgan và các chủ ngân hàng lớn khác
Trang 19“Other People’s Money” tạo sức ảnh hưởng tới cả chương trình nghị sự Nền tự do mới của Woodson Wilson và chính sách kinh tế mới của tổng thống Franklin D.Roosevelt Cuốn sách tổng hợp các bài viết của ông trên Tuần báo Harper với luận đề chính là phản đối việc sử dụng các quỹ đầu tư để thúc đẩy sự thống nhất và sáp nhập của các ngành công nghiệp khác nhau dưới sự kiểm soát của một số tập đoàn, điều mà L.Brandeis cho là sự thông đồng để loại bỏ cạnh tranh Trong cuốn sách của mình, ông dùng cụm từ “The Curse of Bigness” (“Lời nguyền của sự lớn mạnh”) để chỉ những ngân hàng, công ty đường sắt, công ty thép có quy mô lớn, nắm trong tay độc quyền thị trường Các công ty này quá lớn để có thể hoạt động hiệu quả
Những năm gần đây, “lời nguyền” mà Brandeis nói tới đã quay trở lại dưới dạng một học thuyết hiện đại có tên “Too big too fail” hay “Quá lớn để sụp đổ”
“Quá lớn để sụp đổ” chính thức được nhắc đến bởi Nghị sĩ Stewart McKinney trong một phiên điều trần của Nghị viện vào năm 1984, khi thảo luận về sự can thiệp của Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang trước sự phá sản của Ngân hàng Continental Illinois National Bank Trust Company Nguyên nhân của sự sụp đổ đế chế ngân hàng lớn thứ 7 nước Mỹ là do cuộc sáp nhập vô giá trị với Penn Square Bank, được thúc đẩy bởi khoản hối lộ mà Giám đốc Điều hành mảng cho vay đầu tư dầu mỏ - John Lytle nhận được (Eric Dash, 2009);(Xuân Hòa, 2008)
Trước đây, thuật ngữ này chỉ thường được dùng trong lĩnh vực báo chí Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Ben Bernanke cũng đã xác nhận lại thuật ngữ này
vào năm 2010: “Một công ty quá lớn để sụp đổ là một công ty vô cùng quy mô, rất phức tạp và có những mối liên kết quan trọng với các thành phần kinh tế khác, đến nỗi mà, nếu công ty đột ngột đóng cửa, thì phần còn lại của hệ thống tài chính và nền kinh tế sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng” Ông tiếp tục:
“Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp lớn khi chúng gặp khó khăn trong một cuộc khủng hoảng, không phải để từ thiện hoặc đặc biệt quan tâm đến sự quản lý, chủ sở hữu, hoặc chủ nợ của chúng mà bởi vì họ nhận ra rằng những tổn thất đối với cả nền kinh tế còn lớn hơn so với việc việc phòng tránh sự sụp đổ của các doanh nghiệp
đó Các cách thông thường để ngăn chặn sự phá sản bao gồm: tạo điều kiện thuận
Trang 20lợi cho việc sáp nhập, cung cấp tín dụng hoặc bơm vốn của Chính phủ, trợ nợ giúp, hay Nhà nước sẽ mua lại tập đoàn đó,… nhằm đảm bảo hoạt động của tập đoàn được duy trì một cách bình thường.”
(Ben S Bernanke, 2010)
Kể từ sau sự kiện ngành ngân hàng và thế giới tài chính chứng kiến một trong những định chế tài chính lớn nhất thế giới là Lehman Brothers với trên trăm năm tuổi sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất sau cuộc đại khủng hoảng
1930, thuật ngữ tài chính "too big to fail" xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông về hệ quả khi một tập đoàn lớn sụp đổ: tăng tỉ lệ thất nghiệp, gây ảnh hưởng tâm lý đến các công nhân cùng ngành, nợ xấu…
Cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Hoa Kỳ được châm ngòi bởi sự phá sản của Lehman Brothers Vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, Tập đoàn Chứng khoán và Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers đệ đơn phá sản Lehman Brothers lúc bấy giờ là ngân hàng lớn thứ tư nước Mỹ với khối tài sản 639 triệu đô cùng khoản nợ 619 triệu đô, đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (Investopedia Staff, 2017)
Sau vụ phá sản của Lehman Brothers, Quốc hội thông qua đạo luật mới, Bộ Tài chính Mỹ triển khai “bơm” vốn (tổng cộng 700 tỉ USD) cho các ngân hàng theo chương trình Troubled Assets Relief Program (TARP), (tạm dịch là Chương trình giải cứu các tài sản có vấn đề) để khơi thông tín dụng, ổn định ngân hàng và lấy lại niềm tin Điều này càng làm cho một số ngân hàng “quá lớn để sụp đổ” ngày một lớn hơn, minh chứng là năm 2010, 10 ngân hàng lớn nắm giữ 77% toàn bộ khối tài sản ngân hàng Hoa Kỳ Chúng ta có thể lập ra một danh sách những ngân hàng, tập đoàn, công ty được liệt vào diện “Quá lớn để sụp đổ”: các ngân hàng khu Wall Street, ngân hàng khu Main Street, các công ty sản xuất ô tô ở Detroit (điển hình là thương vụ “giải cứu” General Motor), khoản cứu trợ tài chính trị giá 700 tỷ đô,… (Michel Snyder, 2011)
1.1.2 Nội dung của Học thuyết
Nội dung của học thuyết này được thể hiện rõ ở hai vấn đề chính:
Trang 21- Thứ nhất, sự hình thành các tổ hợp tài chính lớn về qui mô vốn, sự phức tạp
về tổ chức, lĩnh vực hoạt động và các tổ hợp tài chính này tham gia vào các hoạt động kinh doanh có rủi ro rất cao
- Thứ hai, Chính phủ không để cho các tổ hợp tài chính này sụp đổ mà cứu chúng thông qua các gói cứu trợ
Các tổ hợp tài chính được hình thành từ cơ chế “tự do hóa thị trường tài chính” do chính quyền của tổng thống Ronald Reagan khởi xướng từ năm 1980 Xu hướng nới lỏng quản lý đối với ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm được bắt đầu bằng việc ban hành ra đạo luật nới lỏng quản lý các tổ chức tín dụng và kiểm soát tiền tệ năm 1980 Đạo luật này đã bãi bỏ hạn chế về lãi suất tiền gửi Tiếp đến, đạo luật Garn-St Germain năm 1982 được ban hành nới rộng các hình thức cho vay
và đầu tư cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm Các ngân hàng thương mại được phép áp dụng các hình thức cho vay đa dạng bao gồm cả những khoản vay với điều kiện lỏng lẻo nhằm hấp dẫn người vay Những qui định này là
cơ sở pháp lý để các ngân hàng thương mại lao vào cuộc phiêu lưu cho vay dưới chuẩn với lợi nhuận dự kiến cao nhưng rủi ro thì cũng vô cùng lớn Sau đó, các hạn chế về lãnh thổ và nhiều hạn chế khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại và các tổ chức tiết kiệm cũng dần được bãi bỏ
Năm 1994, Quốc hội Mỹ cho phép ngân hàng được cấp phép thành lập bởi liên bang thành lập các chi nhánh ở các bang trên toàn lãnh thổ Mỹ Cuối cùng, năm
1999 đạo luật Glass-Steagall đã được bãi bỏ Sau khi đạo luật này bị bãi bỏ, “sự tách bạch giữa ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm bị xóa bỏ (USA Senate, 2009)
Các định chế tài chính Hoa Kỳ không chỉ có thể cung cấp nhiều dịch tài chính
mà còn tăng cường hoạt động tự doanh của họ Đây là cơ sở pháp lý để hình thành các định chế tài chính đa năng Các định chế tài chính đa năng này tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh tài chính, trong đó có tham gia đầu tư, mua bán các công cụ tài chính có độ rủi ro rất cao, như vay dưới chuẩn, trái phiếu được bảo đảm bằng các khoản vay dưới chuẩn, hợp đồng hoán đổi… Ngoài ra, qui định lỏng lẻo
Trang 22về tỷ lệ vốn chủ sở hữu/vốn vay đã tạo điều kiện cho các định chế tài chính tận dụng đòn bẩy tài chính để mở rộng qui mô vốn, qui mô hoạt động Một số ngân hàng đầu tư lớn như Bear Stearns, Goldman Sachs, Lehman Brothers… có vốn siêu mỏng với tỷ lệ 1:40 Việc mở rộng qui mô cũng thông qua các hoạt động thôn tính, sáp nhập các định chế tài chính nhỏ Tính đến năm 2007, tổng giá trị tài sản của năm ngân hàng lớn nhất nước Hoa Kỳ là Bank of America, Citigroup, JP Morgan, Wachovia và Wells Fargo đạt 6,8 nghìn tỷ USD Trong khi đó tổng tài sản của năm ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Hoa Kỳ là Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merrill Lynch, Lehman Brothers và Bear Stearns cũng đạt 4 nghìn tỷ USD Mặc dù trong các văn bản qui phạm pháp luật của Hoa Kỳ không qui định rõ thế nào là quá lớn để sụp đổ Nhưng những cơ chế pháp lý nới lỏng trên đã tạo cơ sở để một số ngân hàng có điều kiện trở thành những tổ hợp tài chính khổng lồ tham gia nhận tiền gửi, cho vay, kinh doanh cổ phiếu, hợp đồng hoán đổi và hàng hóa, phát hành, bảo lãnh phát hành và kinh doanh cổ phiếu, công cụ nợ, hợp đồng bảo hiểm và công
cụ phái sinh có giá trị hàng tỷ USD Vì những định chế tài chính này ngày càng lớn
về qui mô và sự phức tạp, ngày càng nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hoa
Kỳ, các nhà chính sách bắt đầu đặt câu hỏi rằng liệu sự sụp đổ của một trong những định chế tài chính này có thể gây thiệt hại không chỉ cho hệ thống tài chính Hoa Kỳ,
mà là toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ không Trong quãng thời gian khoảng 10 năm, sự hình thành các định chế tài chính quá lớn để sụp đổ đã trở thành hiện thực ở Hoa Kỳ” (USA Senate, 2009)
Để ngăn ngừa sự sụp đổ của các định chế tài chính quá lớn này, Chính phủ Hoa Kỳ đã phải áp dụng cơ chế cứu trợ Thực chất cơ chế cứu trợ các định chế tài chính, đặc biệt là các ngân hàng đã được hình thành từ lâu ở Mỹ Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển cực điểm của các định chế tài chính quá lớn để sụp đổ và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008, các gói cứu trợ quá lớn so với ngân sách nhà nước, cho thấy cần phải xem xét lại học thuyết quá lớn để sụp đổ Chương trình cứu trợ lớn nhất mà Chính phủ thực hiện để giải cứu các định chế tài chính lớn khỏi nguy cơ phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 là chương trình cứu trợ tài sản có vấn đề (Troubled Asset Relief Program – TARP) Chương trình
Trang 23này được đưa ra trên cơ sở đạo luật ổn định kinh tế khẩn cấp được Quốc hội thông qua và Tổng thống ký ngày 3/10/2008 Theo chương trình này, Chính phủ Hoa Kỳ mua hoặc chuẩn bị nguồn quĩ để mua lại tài sản có vấn đề của các định chế tài chính Tổng giá trị của gói cứu trợ này là 700 tỷ USD từ ngân sách nhà nước Cho đến nay, có nhiều tổ chức tài chính lớn được thụ hưởng chương trình TARP như AIG, Ally Financial (trước đây là GMAC Financial Services), Bank of America, Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley Sau đó theo qui định, các tổ chức này phải hoàn trả lại toàn bộ hoặc phần lớn số tiền được cứu trợ Sau này, Tổng thống Obama nhận thấy ngoài các giải pháp xử lý tình huống như hỗ trợ thanh khoản bão lãnh các khoản vay, tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi, Chính phủ của ông Barack Obama đã nhận thức được sự cần thiết đưa ra giải pháp dài hạn, mang tính tái cấu trúc và thay đổi tổng thể hệ thống tài chính Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn hữu hiệu và vững chắc các nguy cơ khủng hoảng tương tự trong tương lai
Chính vì vậy, ngày 21/7/2010, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký thông qua Đạo luật Cải tổ Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank, gọi tắt
là Đạo luật Dodd-Frank (Văn Cường, 2012)
Như tên gọi của mình, Đạo luật đã đề cập và điều chỉnh đến hầu hết các vấn
đề trọng yếu của thị trường tài chính tại Hoa Kỳ, bao gồm cấu trúc hệ thống giám sát, mối quan hệ của các cơ quan giám sát, các trung gian tài chính, sản phẩm dịch
vụ và bảo vệ người gửi tiền, người sử dụng dịch vụ… với các nội dung đáng chú ý như sau:
- Thứ nhất, thành lập mới Văn phòng bảo vệ tài chính tiêu dùng (CFPB) và tăng cường vai trò của Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) nhằm tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
CFPB được thành lập với nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm tài chính không công bằng hoặc mang tính lừa đảo Cơ quan này cũng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng liên quan đến các khoản tín dụng cũng như các sản phẩm tài chính liên quan đến tổ chức phát hành thẻ tín dụng, mua
Trang 24bán tài sản thế chấp CFPB có quyền hoạt động độc lập và phối hợp với các cơ quan quản lý khác trong việc kiểm tra ngân hàng
- Thứ hai, thành lập Hội đồng giám sát ổn định tài chính (FSOC) nhằm tăng cường giám sát và giải quyết vấn đề rủi ro hệ thống đối với khu vực tài chính – ngân hàng
Nhiệm vụ của Hội đồng là xác định và xử lý những rủi ro mang tính hệ thống
từ đó đảm bảo ổn định tổng thể hệ thống tài chính của nước Hoa Kỳ Hội đồng này
sẽ do Bộ trưởng Tài chính đứng đầu, có 9 thành viên đến từ các cơ quan quản lý tài chính liên bang, trong đó có FDIC Đạo luật quy định các hoạt động và cán bộ của
Cơ quan giám sát Tiết kiệm (OTS) sẽ chuyển giao một phần cho Cơ quan kiểm soát tiền tệ (OCC) và một phần cho FDIC, theo đó FDIC sẽ tiếp nhận thêm nhiệm vụ giám sát các tổ chức tiết kiệm cấp bang của OTS
Đạo luật yêu cầu FSOC hợp tác cùng với FED trong việc yêu cầu các ngân hàng “có nhiều khả năng phá sản” áp dụng các giới hạn nghiêm ngặt về vốn và đòn bẩy; hướng dẫn Chính phủ tổ chức các cuộc kiểm toán bất thường và liên tục đối với các chương trình tín dụng của FED; và thành lập “Quy tắc Volcker” để giới hạn các hoạt động giao dịch độc quyền của các ngân hàng lớn Đồng thời, Đạo luật phân chia trách nhiệm giám sát rõ ràng
Thứ ba, Đạo luật đưa ra quy định các ngân hàng lớn phải rút dần vốn ra khỏi các quỹ đầu cơ, quỹ tư nhân và chỉ được nắm giữ tối đa 3% số cổ phiếu của các quỹ này Các thể chế tài chính sẽ phải tái cơ cấu nhằm giảm bớt các ngân hàng có quy
mô khổng lồ như Lehman Đạo luật sẽ áp dụng các khoản phí và hạn chế mới đối với các ngân hàng lớn trong nước, đặt ra các giới hạn đối với thị trường phái sinh trị giá 450.000 tỷ USD, cũng như bảo vệ người tiêu dùng trước các tài sản thế chấp và thẻ tín dụng Biện pháp này sẽ giảm thiểu tác động xấu đến nền kinh tế nếu các thể chế tài chính sụp đổ
Đạo luật đề ra những cách thức mới để giám sát rủi ro trong hệ thống tài chính, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc đóng cửa các công ty tài chính lớn bị thua
lỗ, đề ra những luật lệ mới cho việc kinh doanh các sản phẩm chứng khoán phái
Trang 25sinh phức tạp – đầu mối gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và thành lập một cơ quan mới bảo vệ người tiêu dùng tài chính Đạo luật cũng áp đặt những hạn chế mới lên các ngân hàng lớn, có liên hệ chặt chẽ với nhau, đòi hỏi ngân hàng khi cho vay phải có chứng cớ cho thấy người vay có khả năng thanh toán, nghĩa là người vay tiền phải chứng minh mình có thu nhập ổn định và đủ để thanh toán lãi và vốn vay hàng tháng, nói như Tổng thống Obama thì “Mục đích của chúng tôi không phải là trừng phạt các ngân hàng, mà để bảo vệ nền kinh tế và người dân Mỹ khỏi những rối loạn mà chúng ta đã chứng kiến trong mấy năm qua” (TS.Nguyễn Minh Phong,
2010 ) Đây cũng là đạo luật đầu tiên hướng tới khống chế và mục tiêu dài hạn là xóa bỏ “ Quá lớn để sụp đổ”
1.1.3 Tác động của Học thuyết
Tổng thống Obama nói: “Một trong những điều mà tôi luôn cố gắng tự nhủ rằng nền kinh tế Mỹ không phải chỉ là những khái niệm lý thuyết suông Bạn không thể định hướng lại, tái cấu trúc và thay đổi nền kinh tế mà không có hậu quả gì”
Trong cuộc phỏng vấn với New York Times năm 2015, Tổng thống Obama cũng nhắc lại lời phát ngôn gây tranh cãi vào năm 2009 khi ông nói rằng: “Tôi không điều hành nước Mỹ chỉ để giúp những “con mèo béo lười” (ám chỉ những tổ chức tài chính Too big to fail) của phố Wall” (Theo New York Times)
Hạ nghị sĩ Paul Kanjorski của Đảng Dân chủ nói: “Không nên xem bất cứ tập đoàn nào là lớn đến mức không thể sụp đổ Các tập đoàn tài chính muốn đánh bạc phải có nguồn lực riêng để chi trả cho khoản cược của mình và đừng tơ hào rằng tiền thuế của dân lúc nào cũng có sẵn trong kho dự trữ để trả cho những ván thất bại”
Ngược lại, nghị sĩ Randy Neugebauer của phe Cộng hoà nhận xét: “Khi chính phủ nói anh to quá, chúng tôi sẽ phân tán anh, đó là vi phạm quyền sở hữu cá nhân trên đất nước này” Các nghị sĩ Cộng hoà chơi chữ nói rằng trong trường hợp này, chữ D trong Democrats (dân chủ) là chữ D trong Draconian (hà khắc)
Trang 26Trên đây là quan điểm của một số quan chức Chính phủ Hoa Kỳ sau các trường hợp “Too big to fail”, vậy những tác động trực tiếp của nó lên nền kinh tế như thế nào?
1.1.3.1.Tác động tích cực
Khả năng sụp đổ của một ngân hàng lớn hoặc một tập đoàn, một công ty có thể gây thiệt hại đáng kể cho các công ty khác hoặc cản trở nghiêm trọng đến hoạt động của hệ thống tài chính và gây ra rủi ro cho nền kinh tế rộng lớn đã khiến các chính phủ không muốn cho các ngân hàng lớn hay tập đoàn, công ty thất bại Do đó, các chính phủ thường coi các ngân hàng, tập đoàn, công ty lớn là quá lớn để sụp đổ (TBTF) và đã cam kết tài trợ công để đảm bảo giữ vững hoạt động của các tổ chức này nhằm tránh một sự sụp đổ dây chuyền với các công ty có liên kết với tập đoàn này, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế nước đó Tức là ở một mức
độ nhất định sẽ làm giảm bớt cú sốc đối với nền kinh tế nói chung và sự hoảng loạn của người dân nói riêng, thậm chí là một cuộc khủng hoảng
Những người ủng hộ lý thuyết này tin rằng một số tổ chức quan trọng đến mức
họ phải trở thành những người nhận các chính sách tài chính và kinh tế có lợi từ các chính phủ hoặc các ngân hàng trung ương Một số chuyên gia kinh tế như Paul Krugman cho rằng, quy mô kinh tế tại các ngân hàng và các doanh nghiệp khác có giá trị bảo tồn, chừng nào họ cũng quy định tương ứng với sức mạnh kinh tế của họ,
Trang 27các tổ hợp tài chính này quá lớn và để giải cứu chúng, chính phủ phải chi tiêu rất nhiều tiền Như trường hợp của AIG, Chính phủ Hoa Kỳ đã phải bỏ ra 180 tỷ USD
để cứu trợ tập đoàn này Theo tính toán thì tổng giá trị tài sản của năm ngân hàng lớn nhất của Pháp gấp ba lần nền kinh tế Pháp Sự sụp đổ của một trong những ngân hàng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường tín dụng Pháp và Châu Âu Tuy nhiên, Pháp không đủ khả năng một mình giải cứu một trong những ngân hàng này Tính đến cuối năm 2011, thì tổng giá trị tài sản của năm ngân hàng lớn nhất nước Hoa Kỳ là JPMorgan, Bank of America, Citigroup, Wells Fargo, and Goldman Sachs lên đến 8,5 nghìn tỷ USD chiếm 56% nền kinh tế Mỹ Như vậy, rõ ràng chính sách “nhân đạo” lại đẩy ngân sách nhà nước được đóng góp chủ yếu bởi người nộp thuế vào nguy cơ thâm hụt Không những thế, trong nhiều trường hợp, ngân sách nhà nước không đủ để cứu một tổ hợp tài chính lớn và sự sụp đổ tất yếu
sẽ xảy ra Từ đây lại kéo theo hiện tượng mới “Tư nhân hóa lợi nhuận nhưng xã hội hóa rủi ro”, hiện tượng một người hưởng lợi nhưng khi có rủi ro thì bắt cả cộng đồng gánh chịu (The Financial Crisis Inquiry Comission, 2011)
Ngoài ra, việc chính phủ sẵn sàng cứu trợ các định chế tài chính quá lớn để sụp đổ dẫn đến rủi ro đạo đức Đó là việc các định chế tài chính sẽ không quan tâm đến rủi ro phát sinh từ các giao dịch tài chính mà họ tham gia, cứ có lợi nhuận cao thì làm vì họ cho rằng nếu có nguy cơ phá sản thì chính phủ sẽ giải cứu họ Các vụ giải cứu chắc chắn sẽ làm động cơ bị thay đổi Bên cho vay, khi biết rằng họ có thể được giải cứu và không phải gánh chịu mọi hậu quả từ những sai lầm của mình, đã làm việc tồi hơn khi thẩm định tín dụng và nhận lãnh các khoản vay nhiều rủi ro hơn Đây là vấn đề rủi ro đạo đức Nhận định này được chứng minh trong thực tiễn của Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ đã nhiều lần giải cứu các ngân hàng lớn khỏi nguy
cơ sụp đổ Tuy nhiên, dường như những lần giải cứu đó không là những bài học để các định chế tài chính ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro Một sự thật là các định chế tài chính hầu như không chú trọng để vấn đề kiểm soát rủi ro, hậu quả là xẩy ra sự kiện sụp đổ của nhiều định chế tài chính trong đợt đại suy thoái năm 2007-2008 và một hành động chung của các định chế tài chính này là đệ đơn đề nghị chính phủ giải cứu
Trang 28Thêm nữa, hiện tượng này tạo ra một sân chơi không đồng đều giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ Sự cạnh tranh không lành mạnh này, cùng với động lực tăng trưởng quá lớn sẽ làm tăng nguy cơ và làm tăng thị phần của các công ty quá lớn, gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế cũng như ổn định tài chính Các tập đoàn lớn có thể chiếm lĩnh và làm lũng đoạn thị trường
1.2 Học thuyết quá lớn để sụp đổ trong lĩnh vực ngân hàng
Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế là sự phát triển của thị trường tài chính Các tổ chức định chế tài chính không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, tổng tài sản và ngày càng lớn mạnh Cùng với quá trình gia tăng sản xuất
và tiêu dùng, nhu cầu tín dụng cũng tăng theo Do đó, các tổ chức định chế tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng trở thành cầu nối tín dụng chủ yếu, tạo nên một mạng lưới tín dụng chằng chịt, khiến một ngân hàng vỡ nợ sẽ kéo theo ngân hàng khác, làm doanh nghiệp vay tiền ngân hàng bị ách tắc tín dụng, tìm không ra vốn luân lưu và khủng hoảng tài chính biến thành khủng hoảng kinh tế Chính vì vậy trong lĩnh vực ngân hàng, việc “quá lớn để sụp đổ” lại càng được quan tâm và tranh luận gay gắt
Ngân hàng “quá lớn để sụp đổ” không chỉ đơn thuần đề cập đến quy mô của
nó mà ở cả sự liên kết, ảnh hưởng của ngân hàng này đến phần còn lại của hệ thống ngân hàng cũng như của nền kinh tế Việc này bắt buộc Chính phủ phải can thiệp vào những ngân hàng “quá lớn để sụp đổ” có được sự bảo trợ cũng như những chính sách đặc biệt Hai bên có mối ràng buộc với nhau hơn, đặc biệt với những ngân hàng đã từng đứng trước bờ vực phá sản và sau đó được chính phủ trợ giúp thì sau đó Chính phủ sẽ nắm giữ phần lớn số cổ phần
Theo Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, nếu người nộp thuế đang góp phần để giải cứu các ngân hàng này khỏi việc phá sản, họ "nên được khen thưởng cho giả định rủi ro bằng cách chia sẻ trong những lợi ích mà kết quả từ gói cứu trợ của chính phủ này" Theo nghĩa này, Alan Greenspan khẳng định rằng, "Thất bại là một phần không thể tách rời, một phần cần thiết của hệ thống thị trường" Qua đó, mặc
dù các tổ chức tài chính được giải cứu thực sự quan trọng đối với hệ thống tài chính,
Trang 29Chính phủ nên để cho họ phải đối mặt với những hậu quả của hành động của mình Đây sẽ là bài học để khuyến khích các tổ chức tiến hành một cách khác trong thời gian tới
Sức mạnh chính trị của các ngân hàng lớn và rủi ro của tác động kinh tế từ các
vụ truy tố chính đã dẫn đến việc sử dụng thuật ngữ "quá lớn để bắt giam" đối với các nhà lãnh đạo của các tổ chức tài chính lớn
Vào ngày 6 tháng 3 năm 2013, Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Eric Holder đã xác nhận với Uỷ ban Tư pháp Thượng viện rằng quy mô của các tổ chức tài chính lớn
đã khiến Sở Tư pháp khó có thể đưa ra các cáo buộc hình sự khi họ nghi ngờ về tội phạm vì những cáo buộc đó có thể đe dọa sự tồn tại của một ngân hàng và vì thế mối liên hệ với nhau có thể gây nguy hiểm cho nền kinh tế quốc gia hay toàn cầu (Gary H.Stern, Ron J.Feldman)
1.2.1 Nguyên nhân dẫn đến Quá lớn để sụp đổ
Các ngân hàng trở nên “quá lớn để sụp đổ” chủ yếu bởi mối quan hệ và tầm ảnh hưởng của nó với các tổ chức tài chính khác Trong vấn đề công bằng của nền tài chính, lý thuyết cho rằng chính sự kỳ vọng vào một ngân hàng trở nên không được phép để sụp đổ sẽ dẫn đến những mối nguy hiểm đáng kể - nếu như chủ nợ và đối tác của một TBTF cho rằng chính phủ sẽ ra tay giúp đỡ ngân hàng đó khỏi sự phá sản, họ sẽ cho rằng không cần thiết phải chú ý quá nhiều vào việc hỗ trợ hay giám sát vào rủi ro trong hoạt động của công ty đó do họ được bảo vệ khỏi các hậu quả tiêu cực khi các rủi ro của công ty đó xảy ra Và khi điều đó xảy ra, các TBTF
có một lợi thế hơn về tài chính so với các ngân hàng khác, điều mà một vài chuyên gia gọi là sự trợ cấp tiềm tàng
- Rủi ro nội tại của ngân hàng - điều khó tránh khỏi
Bên cạnh những đóng góp to lớn của lĩnh vực ngân hàng, trong quá trình hoạt động của ngân hàng, tất yếu cũng đi kèm với không ít rủi ro Các rủi ro này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân nội tại, mà nổi bật là rủi ro thanh khoản, lẫn các yếu tố ngoại lai, như khủng hoảng niềm tin Có thể thấy, rủi ro thanh khoản bắt nguồn từ chính bản chất của hoạt động ngân hàng, đó là huy động để cho vay Nếu
Trang 30như các ngân hàng cất trữ toàn bộ nguồn vốn huy động trong két sắt, để đảm bảo khả năng thanh toán cho người gửi tiền, lúc này ngân hàng sẽ không còn là trung gian tài chính mà chỉ đơn thuần là một tổ chức nhận bảo quản tiền gửi Do đó, thay
vì cất trữ toàn bộ, các ngân hàng chỉ dự trữ một tỷ lệ nguồn vốn nhất định, phần còn lại dùng để cho vay và đầu tư Khi dòng tiền thu từ cho vay và đầu tư không khớp
kỳ hạn với dòng tiền thanh toán vốn huy động, ngân hàng gặp phải rủi ro thanh khoản Mức chênh lệch kỳ hạn càng lớn, khả năng thanh toán khi người gửi tiền đến rút tiền gửi càng thấp, rủi ro của ngân hàng càng cao Chính vì vậy, để duy trì hoạt động liên tục, ngân hàng luôn phải xây dựng các công cụ nhằm quản trị và giảm thiểu rủi ro thanh khoản
Vấn đề nằm ở chỗ, đôi khi một ngân hàng đang có thanh khoản tốt vẫn có thể sụp đổ chỉ bởi một vài tin đồn thất thiệt Điều này xảy ra khi người dân nhất loạt yêu cầu ngân hàng thanh toán tiền gửi trước hạn, khiến trạng thái cân bằng thanh khoản mà ngân hàng mất nhiều công sức để thiết lập bỗng chốc bị gián đoạn Dù cho có trang bị nhiều công cụ quản trị rủi ro thanh khoản đến đâu, việc dự báo trước thời điểm phát sinh tin đồn cũng rất khó khăn Do vậy, ngay cả khi có được trạng thái thanh khoản tốt, các ngân hàng cũng không thể chủ quan Tại mọi thời điểm, tin đồn thất thiệt hoàn toàn có thể châm ngòi cho những yêu cầu thanh toán tăng đột biến từ phía người gửi tiền, đe doạ vượt qua tất cả các ngưỡng chịu đựng đã được
dự báo và phá vỡ hoàn toàn trạng thái thanh khoản của cả các ngân hàng vốn đang được cho là an toàn
- Quy mô của các ngân hàng quá-lớn-để-sụp-đổ
Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng, dù chỉ có quy mô nhỏ, đã là rất áp lực vì chúng ta sẽ luôn phải đối mặt với những rủi ro, nguy hiểm không thể lường trước được trong lĩnh vực ngân hàng – một thị trường phức tạp và luôn cần đến sự can thiệp của Nhà nước Do đó, một định chế tài chính khổng lồ sẽ khiến cho đội ngũ quản lý gặp vô vàn khó khăn trong quá trình điều hành chúng vì quy mô quá rộng lớn, lưc lượng nhân viên quá đông đảo và các mối liên hệ quá phức tạp với các thành phần kinh tế khác… Theo đó, các nguy cơ mà các tổ chức quá lớn này gặp phải còn nhiều hơn, đa dạng và khó lường hơn so với các ngân
Trang 31hàng thông thường Chúng ta đã không thể quản lý một ngân hàng nhỏ mà bảo đảm tuyệt đối khả năng tránh được rủi ro của nó, vậy thì làm sao Hoa Kỳ có thể cam đoan rằng, mình sẽ làm thật tốt khi vận hành một cỗ máy tiền tệ lớn đến mức có thể làm chao đảo cả nền kinh tế của Hoa Kỳ - một trong những quốc gia quyền lực nhất?
- Các nguy cơ về đạo đức
Nhiều nhà phê bình đã cho rằng, nhiều tổ chức “Quá lớn để sup đổ” đã gặp phải rủi ro khi các chủ thể quản lý của các tổ chức đó bị suy thoái đạo đức và có tâm lý ỷ lại vào Chính phủ, rằng khi chúng có khả năng gặp nguy hiểm và vướng vào tình trạng báo động thì sẽ có Nhà nước giang tay giúp đỡ bằng tiền của người dân, cố gắng đảm bảo chúng sẽ không bị phá sản Rủi ro đạo đức nảy sinh khi các ngân hàng lớn hiểu được tình thế thiếu cân bằng giữa mình và những ngân hàng nhỏ hơn, thì nhiều khả năng chúng sẽ hành động theo hướng kiếm lợi cho bản thân bất
kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế Hành vi tha hóa theo chiều hướng như thế của các ngân hàng lớn được các ngân hàng nhỏ hơn cho là không đứng đắn
1.2.2 Phá sản ngân hàng
Hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung luôn đi kèm với những rủi ro nhất định, đặc biệt với ngân hàng, một ngành co mức độ rủi ro rất cao, hậu quả để lại sẽ càng lớn nếu như có sự sụp đổ Với vai trò trung gian tài chính, ngân hàng có mối liên hệ với hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế, từ hộ gia đình, khối doanh nghiệp, khối Nhà nước tới khối xuất nhập khẩu; thông qua tất cả các kênh như: tiêu dùng, ngân sách, đầu tư, thương mại… Trên khía cạnh xã hội, ngân hàng trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp vốn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế… Do tính kết nối thành một mạng lưới của các tổ chức tài chính, sự phá sản của một ngân hàng có thể nhanh chóng kích hoạt tình trạng khó khăn cùng lúc tại nhiều ngân hàng và các bên liên quan khác, nguy cơ dẫn tới đổ vỡ dây chuyền là kết cục không mong đợi đã từng xảy ra ở nhiều quốc gia
Trang 32Nhiều nghiên cứu được thực hiện ở những giai đoạn lịch sử khác nhau thống nhất rằng, thiệt hại do phá sản ngân hàng gây ra không những trải rộng trên nhiều lĩnh vực mà còn có xu hướng kéo dài, khó kiểm soát, khó đảo ngược và mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng Có thể kể tới những tác động sau:
- Phá sản ngân hàng dẫn đến những hậu quả trực tiếp tới thị trường tiền tệ, làm suy giảm niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính, khiến họ có xu hướng giữ tiền mặt để phòng ngừa rủi ro Vô hình chung, làm hệ số nhân của lượng tiền lưu thông thực tế sụt giảm nghiêm trọng, kéo thị trường tiền tệ ra khỏi trạng thái cân bằng ban đầu Và như một hậu quả tất yếu, khi cung tiền giảm, nền kinh tế bắt buộc phải điều chỉnh tương ứng bằng cách thắt chặt tiêu dùng, hạn chế đầu tư, trong khi thâm hụt ngân sách lẫn thâm hụt thương mại gia tăng
- Xét trên khía cạnh phi tiền tệ, phá sản ngân hàng làm gián đoạn kênh phân phối dòng chảy tài chính từ nơi có thặng dư tới nơi có thâm hụt Do vậy, nhiều dự
án đáng ra có thể phát huy tác dụng phá băng, tạo đà cho nền kinh tế phát triển trở lại, nay phải tạm dừng, hoặc hoàn toàn không được thực hiện chỉ do thiếu vốn Chính vì vậy mà phá sản ngân hàng bị cáo buộc là một trong những nguyên nhân gây phát sinh, kéo dài và làm trầm trọng hoá cuộc Đại khủng hoảng 1929 - 1933, một giai đoạn tăm tối của lịch sử khi khủng hoảng tài chính bùng phát thành khủng hoảng kinh tế - xã hội - chính trị toàn diện tại Hoa Kỳ và sau đó lây lan ra quy mô thế giới
- Những nước để xảy ra những ầm ỹ không đáng có từ phá sản ngân hàng sẽ khó thu hút những dòng chảy tài chính quốc tế, bao gồm cả dòng vốn đầu tư mang tính tự phát từ cá nhân doanh nghiệp, cho tới những dòng chảy chính sách từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)
Hơn nữa, khi để xảy ra phá sản ngân hàng, điểm xếp hạng tín nhiệm của cả một quốc gia cũng có thể bị xem xét điều chỉnh giảm Khi đó, chi phí lãi vay của tất
cả các khoản vay trong nước và nước ngoài sẽ bị điều chỉnh tăng lên một cách tự động, dưới danh nghĩa chi phí tăng để bù rủi ro Điều đặc biệt nghiêm trọng là, một
Trang 33khi một đất nước bị đặt dưới tầm ngắm rủi ro tăng của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, các đánh giá và nhận định sẽ trở nên cẩn trọng hơn và tất yếu dẫn đến xu hướng điểm xếp hạng tín nhiệm sẽ tiếp tục bị hạ
- Do đặc tính lây lan của phá sản ngân hàng cũng như hậu quả của hiện tượng này, bao gồm cả các khoản tài chính lẫn phi tài chính, trong ngắn hạn lẫn dài hạn, nên rất khó có thể đưa ra được một ước tính chính xác về chi phí phá sản Tuy nhiên con số được giới chuyên môn nhắc đến nhiều nhất có lẽ nằm ở mức trung bình từ 15% đến 20% GDP Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 tại Ai-xơ len, Hi Lạp và Ai-len, nơi
đổ vỡ dây chuyền của hệ thống tài chính thực sự biến thành gánh nặng không thể kiểm soát nổi đối với ngân sách quốc gia, kéo theo những chi phí khủng khiếp, chiếm non nửa cho đến toàn bộ tổng sản phẩm quốc nội tại những nước này
Các quy định về phá sản các tổ chức tín dụng tại một số quốc gia trên thế giới:
- Quy định về phá sản các tổ chức tín dụng tại Hoa Kỳ:
Việc phá sản doanh nghiệp ở Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật phá sản (được quy định tại Title II, USC – Bộ tổng luật Hoa Kỳ) theo đó thẩm phán thực hiện giám sát thủ tục phá sản doanh nghiệp Ngược lại việc phá sản ngân hàng lại thực hiện theo Luật Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC Act 1959), trong
đó FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation: Công ty Bảo hiểm tiền gửi) đóng vai trò là cơ quan tiếp nhận (receiver) và hầu như kiểm soát hoàn toàn thủ tục phá sản ngân hàng Việc xử lý phá sản đối với các ngân hàng thương mại tại Hoa Kỳ được giải quyết bằng các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi chứ không phải theo đạo luật về phá sản Tại Hoa Kỳ, hầu hết ngân hàng (đặc biệt là gần như tất cả ngân hàng lớn) thuộc quyền sở hữu của công ty nắm giữ cổ phần của ngân hàng (Bank Holding Company –BHC) (MarK R Rhu, 2012) Công ty nắm giữ cổ phần của ngân hàng có thể nộp đơn xin tuyên bố phá sản theo luật phá sản chung nhưng ngân hàng thì không thực hiện phá sản theo Luật Phá sản (11 U.S.C §109 (b)(2) Chẳng hạn Washington Inc nộp đơn xin tuyên bố phá sản, nhưng các ngân
Trang 34hàng thuộc sở hữu của Washington Inc được quản lý về tài sản và giải quyết phá sản theo pháp luật phá sản chỉ dành cho các ngân hàng (Richard M Hynes and Steven D Walt, 2010), tương tự như vậy Lehman Brothers Holdings Inc cũng đã giải quyết phá sản theo Luật Phá sản nhưng Lehman Brothers Commercial Bank lại thực hiện xử lý phá sản theo Luật Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ
Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, cơ quan lập pháp Liên bang có quyền ban hành luật phá sản áp dụng thống nhất trên tất cả các bang của Hoa Kỳ (Điểm 4 Khoản 8 Điều
1 Hiến pháp Hoa Kỳ) Mặc dù Hiến pháp Hoa Kỳ được ban hành từ năm 1786 nhưng mãi đến năm 1800 thì Luật Phá sản đầu tiên mới được ban hành tại Hoa Kỳ (Charles Jordan Tabb, 1995) Tuy nhiên, ngay trong văn bản về phá sản đầu tiên này, các ngân hàng đã được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng của Luật Phá sản Như vậy, những nhà lập pháp đầu tiên của Hoa Kỳ đã quan niệm là việc giải quyết phá sản các ngân hàng khác biệt với phá sản doanh nghiệp (Bliss, Robert R & Kaufnan George G., 2006) Để xây dựng luật áp dụng cho phá sản ngân hàng tại Hoa Kỳ, từ những năm 1800, nhiều đạo luật liên quan đến phá sản ngân hàng đã được trình ra quốc hội Hoa Kỳ nhưng không được thông qua Dù vậy, điều này cũng phản ánh sự quan tâm rộng rãi của công chúng về sự cần thiết phải có các quy định riêng về xử
lý các ngân hàng bị phá sản
Cho đến giữa thập niên 20, số lượng các ngân hàng phá sản tăng nhanh ở Hoa
Kỳ Đồng thời, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán dẫn tới khủng hoảng nghiêm trọng trong ngành ngân hàng Mỹ vào năm 1929 Vì mất niềm tin vào ngân hàng, hệ thống tiền tệ gần như sụp đổ và người gửi tiền chịu tổn thất lớn Để bảo vệ người gửi tiền và giữ ổn định cho hệ thống tiền tệ, năm 1933 Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (The Federal Deposit Insurance Corporation - FDIC) đã được thành lập theo Đạo luật ngân hàng năm 1933 (thường được biết dưới tên gọi là đạo luật Glass- Steagall) Theo đạo luật này FDIC chính thức được thành lập nhằm cung cấp bảo hiểm tiền gửi cho các ngân hàng, đồng thời cũng có quyền kiểm soát và giám sát các ngân hàng không phải là thành viên của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ
Khi ngân hàng thất bại, chính các cơ quan giám sát ngân hàng chứ không phải
là tòa án, sẽ tuyên bố phá sản, hủy đặc quyền ngân hàng, chỉ định và chỉ đạo trực
Trang 35tiếp các quyết định của người quản lý tài sản Tuy nhiên, FDIC thường đóng vai trò
là người quản lý tài sản độc quyền của các tổ chức được bảo hiểm Khác với các công ty khác áp dụng luật phá sản thông thường, việc tuyên bố và giải quyết các vụ phá sản ngân hàng tuân theo các quy định tại Đạo Luật bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIA) Ví dụ, Văn phòng giám sát tiết kiệm thuộc Bộ Tài chính Hoa Kỳ (The Office of Thrift Supervision - OTS) quyết định cho phép xử lý phá sản Washington Mutual và FDIC được chỉ định là người quản lý tài sản, sau đó FDIC quyết định thực hiện giao dịch mua và nhận nợ thay (P&A) với tập đoàn ngân hàng WaMu cho J.P Morgan Chase & Co
Khi ngân hàng tuyên bố phá sản, FDIC, với tư cách là người bảo quản hay người quản lý, nắm toàn quyền đối với ngân hàng và các cổ đông, thành viên, người gửi tiền, và giám đốc của ngân hàng bị phá sản FDIC có thể tiếp quản tài sản, quản
lý việc kinh doanh và điều hành ngân hàng với tất cả quyền hành của thành viên hay
cổ đông, giám đốc và nhân viên của ngân hàng bị phá sản Để giảm thiểu tổn thất quỹ bảo hiểm, FDIC đã được giao quyền rất lớn bởi Luật Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIA) FDIC thực hiện một số chức năng bao gồm kiểm tra, giám sát, quản
lý thanh khoản của các ngân hàng và quỹ tiết kiệm trong hệ thống tài chính quốc gia; chi trả người gửi tiền khi xảy ra đổ vỡ ngân hàng và củng cố niềm tin công chúng Ngoài ra, FDIC còn tiếp nhận và quản lý rủi ro thông qua việc truy cập thông tin, kiểm tra tại chỗ và giám sát ngoại vi tổ chức tham gia BHTG, phối kết hợp và chia sẻ thông tin trong toàn hệ thống, tiến hành các biện pháp can thiệp và
xử lý kịp thời đối với các tổ chức tham gia BHTG gặp sự cố, thực hiện một số hình phạt tài chính và cưỡng chế các tổ chức tham gia BHTG vi phạm
FDIC có thể áp dụng một trong ba biện pháp xử lý các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính là: mua và nhận nợ thay (Purchase and Assumption - P&A), chi trả tiền gửi (Pay-offs) và hỗ trợ ngân hàng mở (Open bank assistance - OBA)
Mua và nhận nợ thay (P&A), là việc FDIC tìm kiếm một tổ chức tài chính có năng lực tài chính mạnh được bố trí gánh vác các khoản nợ và tiền gửi được bảo hiểm, mua lại một phần hoặc tất cả tài sản của ngân hàng bị đổ vỡ hoặc mất khả năng thanh toán FDIC có quyền sử dụng các biện pháp P&A khác nhau như: P&A
Trang 36cơ bản, P&A mua lại khoản vay, P&A điều chỉnh, P&A nhóm tài sản lựa chọn, P&A toàn bộ ngân hàng, P&A chia sẻ tổn thất và P&A ngân hàng bắc cầu Mục tiêu của giao dịch P&A là hạn chế rủi ro, thiết lập các ngân hàng với quy mô lớn hơn, năng lực tài chính - quản trị mạnh hơn và có vị thế cạnh tranh tốt hơn trên thị trường tài chính
Chi trả tiền gửi (Pay-offs) là biện pháp FDIC thực hiện chi trả cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG phá sản hay mất khả năng thanh toán Tổng số tiền thanh toán cho người gửi tiền bao gồm gốc và lãi suất tính đến thời điểm xảy ra đổ
vỡ ngân hàng với hạn mức hiện nay là 250.000USD Việc thanh toán phải tuân thủ nghiêm khắc các điều khoản quy định trên hợp đồng về tài khoản người gửi tiền Trong hỗ trợ ngân hàng mở (OBA), FDIC cung cấp nguồn hỗ trợ tài chính cho ngân hàng đang vận hành hoặc TCTD được xác định là có nguy cơ đóng cửa, cho vay trực tiếp và mua lại tài sản của ngân hàng hoặc gửi tiền tại các ngân hàng có vấn đề Các khoản hỗ trợ trên sẽ được hoàn trả khi các ngân hàng hay TCTD hồi phục và đủ năng lực chi trả Tuy được sử dụng rộng rãi những năm 80 của thế kỷ
XX để xử lý đổ vỡ của nhiều ngân hàng và TCTD lớn, nhưng kể từ năm 1992 trở đi, biện pháp này đã không còn được sử dụng nữa
Trường hợp không thể thực hiện các biện pháp xử lý trên đây và cơ quan quản
lý ngân hàng quyết định đóng cửa ngân hàng (close a bank) thì FDIC là tổ chức được chỉ định là người quản lý tài sản FDIC sẽ tiếp nhận và tạm thời quản lý ngân hàng bị phá sản cùng với tất cả các hồ sơ, các khoản vay, và các tài sản khác FDIC
sẽ thông báo một cách công khai cho các bên liên quan khác về việc đóng cửa Các chủ nợ sẽ gởi yêu cầu đòi nợ và được xem xét giải quyết trong thời hạn 180 ngày Nếu quá 180 ngày mà chủ nợ không được thanh toán thì có nghĩa là FDIC đã từ chối thanh toán và chủ nợ có quyền kiếu kiện đến tòa án để đòi nợ trong thời hạn 60 ngày Như vậy việc FDIC quản lý các tài sản và nợ phải trả của một tổ chức bị phá sản và các quyết định được chính FDIC đưa ra và có giá trị thi hành mà ít khi bị xem xét lại
- Quy định về phá sản các tổ chức tín dụng tại Anh Quốc:
Trang 37Quy định về phá ản các tổ chức tín dụng tại Anh Quốc được áp dụng theo pháp luật điều chỉnh phá sản có yếu tố nước ngoài tại Anh cụ thể như sau
Pháp luật điều chỉnh phá sản có yếu tố nước ngoài tại Anh có 4 nguồn chính, các văn bản này tồn tại song song và tạo nên khuôn khổ pháp lý giúp xác định luật phá sản của quốc gia nào sẽ được áp dụng và làm thế nào để phối hợp với luật phá sản của các quốc gia khác nhau trong từng vụ việc Các văn bản này chủ yếu liên quan đến thủ tục tố tụng, còn các vấn đề về nội dung sẽ do Tòa án nơi mở thủ tục phá sản quyết định Nếu Tòa án của Anh có thẩm quyền mở và giải quyết phá sản thì Luật áp dụng thường sẽ là Luật Phá sản năm 1986 của Anh
Quy tắc của Châu Âu về Thủ tục phá sản được ưu tiên áp dụng khi trung tâm lợi ích chính của người mắc nợ nằm tại một trong các quốc gia thành viên của EU
Quy tắc về phá sản xuyên quốc gia năm 2006 ( The Cross-Border Insolvency Regulations 2006 – CBIR): Đây là văn bản thông qua việc áp dụng Luật mẫu của
UNCITRAL tại Anh CBIR được áp dụng mà không cần có đi có lại, ví dụ, Anh có thể công nhận thủ tục phá sản ngay tại Trung Quốc ngay cả khi Trung Quốc không
áp dụng Luật mẫu Tuy nhiên, Quy tắc của Châu Âu sẽ được ưu tiên áp dụng nếu đối tác là một quốc gia thanh viên của EU ( Điều 3 CBIR)
Điều 426 Luật Phá sản năm 1986: Đạo luật về phá sản năm 1986 là nguồn
luật điều chỉnh phá sản của Anh, trong đó 1986 liên quan đến thủ tục phá sản có yếu
tố nước ngoài Điều 426 của Anh quy định rằng các Tòa án của Anh sẽ hợp tác, hỗ trợ các Tòa án và người đại diện thủ tục phá sản tại “các quốc gia và vùng lãnh thổ
có liên quan”, bao gồm đảo Chanel, đảo Man ( điểm a khoản 11 điều 426) và một số quốc gia khác, trong đó chủ yếu là các quốc gia có liên quan đến đế chế Anh trước đây Điều 426 không nêu ra cụ thể hình thức hỗ trợ ở đây là gì, điều này sẽ do Tòa
án nơi nhận được đề nghị hỗ trợ quyết định
Common Law: Các án lệ của Common Law sẽ được áp dụng nếu thủ tục phá
sản không nằm trong phạm vi của các nguồn luật kể trên hoặc các nguồn luật nêu trên trong điều chỉnh một vấn đề nào đó trong vụ việc phá sản Điều cơ bản nhất của Common Law là thừa nhận tính toàn cầu của thủ tục phá sản Tòa án Anh, trong
một phán quyết được đưa ra vào năm 2006, đã thể hiện rõ quan điểm rằng: “Thủ tục
Trang 38phá sản phải có hiệu lực toàn cầu Chỉ nên có một thủ tục phá sản duy nhất theo đó tất cả các chủ nợ được tập hợp lại và được yêu cầu nộp bằng chứng Không chủ nợ nào được hưởng lợi chỉ vì anh ta sống tại quốc gia nơi người mắc nợ có nhiều tài sản hơn hoặc có ít chủ nợ hơn”
- Quy định về phá sản các tổ chức tín dụng tại Việt Nam:
Phá sản Tổ chức tín dụng tại Việt Nam được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật chính bao gồm:
+ Luật phá sản số 51/2014/QH13 ban hành ngày 19/06/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015;
+ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011 (Luật các tổ chức tín dụng 2010) và dự thảo sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội thông qua vào ngày 20/11/2017 sẽ có hiệu lực từ 15/01/2018;
+ Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011
Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về phá sản các Tổ chức Tín dụng như sau:
+ Điều 4 Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định:“Tổ chức tín dụng không có
khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.”
Theo đó, Tổ chức tín dụng bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi:
* Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt
áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt;
* Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trên mà tổ chức tín dụng vẫn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu + Chủ thể yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 8 Nghị định số 05/2010/NĐ-CP như sau:
Trang 39* Về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng: Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của tổ chức tín dụng;
Người lao động làm việc trong tổ chức tín dụng;
Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng nhà nước, cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần
Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người nêu trên biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ
* Chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng: Đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản
* Trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức
tín dụng đó
+ Trình tự, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng:
Chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án có thẩm quyền theo
quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2010/NĐ-CP;
Nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp
lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
Tòa án hoặc là ra quyết định thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu có đủ điều kiện; hoặc là ra quyết định trả lại đơn yêu cầu nếu thuộc quy định tại Điều 13
Nghị định 05/2010/NĐ-CP;
Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
Thông báo mở thủ tục phá sản cho các chủ thể có liên quan theo quy định
tại Điều 16 Nghị định 05/2010/NĐ-CP trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định;
Kiểm kê tài sản của tổ chức tín dụng, lập danh sách chủ nợ;
Trang 40Tòa án tuyên bổ tổ chức tín dụng phá sản;
Hoản trả các khoản vay đặc biệt;
Thanh toán theo thứ tự thanh toán quy định tại Điều 101 Luật Phá sản năm
2014
+ Thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:
Đối với phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017 có quy định về thủ tục như sau:
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương phá tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản
tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét;
Sau đó việc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo phương án phá sản
Qua phân tích Quy định pháp luật về phá sản Tổ chức tín dụng của một
số quốc gia trên thế giới cho thấy để phá sản một Tổ chức tín dụng phải qua rất nhiều bước và không hề dễ dàng Mối quan hệ giữa phá sản và cứu trợ là một mối quan hệ linh hoạt, việc quyết định phá sản hay cứu trợ một Tổ chức tín dụng còn tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của Tổ chức tín dụng đó đối với nền kinh tế cũng như tình hình kinh tế của Quốc gia đó tại thời điểm cần đưa
ra quyết định