KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH. KINH TẾ Khủng hoảng tài chính tiền tệ chính là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị trường Tài chính tiền tệ kéo theo sự vỡ nợ của hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính do sự sụt giảm nhanh chóng về giá tài sản mà kết quả cuối cùng của nó là sự đông cứng và bất lực của thị trường tài chính sự sụt giảm nghiêm trọng các hoạt động kinh tế. 1. NGUYÊN NHÂN: a. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng là những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua. Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm. Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua lớp lớp các thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Thêm vào đó nhiều thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư (hedge funds), một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào. Ngoài ra, những nới lỏng của pháp luật bắt đầu từ thập niên 1980, chẳng hạn như việc hủy bỏ đạo luật Glass-Steagal vốn tách biệt ngân hàng thương mại chuyên thực hiện những hoạt động cho vay an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp vụ đầu tư rủi ro cao, đã góp phần khuyến khích những hoạt động đầu cơ và tạo điều kiện cho xung đột lợi ích phát triển. Chính môi trường thiếu minh bạch và thiếu giám sát đã thổi bùng lên bong bóng đầu cơ bất động sản. b. Trước hết, khủng hoảng tài chính hiện nay là do khiếm khuyết của mô hình “Tự do kinh tế”. c. nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khủng hoảng kinh tế đó là hành vi kinh doanh không đảm bảo độ an toàn của các ngân hàng đầu tư liên kết với các ngân hàng thương mại trên thị trường tài chính Mỹ. d. tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. e. Các thành phần tham gia thị trường và các nhà điều hành thị trường đều tuân theo lý thuyết thị trường sai lầm. f. Sự gia tăng các rủi ro quá mức trên thị trường tài chính, nhất là ở chính sách nới lỏng tín dụng dưới chuẩn khá lâu trên thị trường nhà đất cùng với sự bưng bít thông tin, thái độ vô trách nhiệm của các tập đoàn tài chính ở Mỹ. g. Sự khiếm khuyết, yếu kém của hệ thống ngân hàng ở Mỹ và các nền kinh tế chủ chốt khiến cho chúng đã không còn tương thích, thiếu thiết chế và mất khả năng kiểm soát đối với hiệu ứng đổ vỡ ở các khâu yếu trong hệ thống tài chính toàn cầu. h. Mâu thuẫn gay gắt giữa quá trình toàn cầu hóa nền sản xuất xã hội với quyền năng to lớn, lợi ích vị kỷ, thái độ vô cảm của các tập đoàn tư bản, nhất là các tập đoàn đầu sỏ tài chính mới. Vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, các thế lực này đã bằng mọi giá thúc đẩy tự do hóa tài chính, khuyếch đại tư bản giả và kinh tế ảo, lũng đoạn chính sách kinh tế - xã hội của các quốc gia và hệ lụy là, họ đã mất khả năng kiểm soát đối với các huyệt điểm chết người do chính họ tạo ra; hay như cách khái quát của C.Mác: chủ nghĩa tư bản đã không thể điều khiển được các âm binh do chính chúng triệu lên. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. 2. BIỂU HIỆN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ: + Khủng hoảng tiền tệ (Currency crisis), còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái hay khủng hoảng cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bằng cách nâng cao lãi suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối. + Khủng hoảng Ngân hàng (Banking Crisis), Lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng cho rằng tính bất ổn (dễ đổ vỡ) của hệ thống ngân hàng bắt nguồn từ những thông tin bất cân tương xứng, là tình trạng khi một bên trong mối quan hệ kinh tế hay giao dịch có ít thông tin về phía bên kia. + Khủng hoảng kép(Twin Crisis), Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời với nhau. 3. DIỄN BIẾN: a. 2007- 2010 b. 1929- 1933 4. HẬU QUẢ: a. Cho đến quý II/2009, nhiều nền kinh tế đã thoát đáy khủng hoảng và đặc biệt từ cuối quý III/2009, một số nền kinh tế chủ chốt đã có tốc độ tăng trưởng dương khá cao, trong đó đặc biệt đáng chú ý là của nền kinh tế Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các nhận định đã khá lạc quan khi cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ phục hồi tích cực trong năm 2010 và tốt hơn trong những năm tiếp theo. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần phải hết sức quan tâm đến các cảnh báo về tốc độ phục hồi còn chưa vững chắc của nền kinh tế toàn cầu - nhất là về các tiềm ẩn đang đe dọa nền kinh tế của nhiều quốc gia, như nguy cơ lạm phát, thâm hụt ngân sách, khủng hoảng nợ, các xung đột về xã hội và môi trường đang ngày càng bộc lộ sâu sắc ở nhiều nước. Điều đó cho thấy dường như sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu mới chỉ dừng lại ở sự ổn định tạm thời của khu vực tài chính và dựa vào sự tăng mạnh chi tiêu công của các chính phủ và sự khôi phục nhu cầu bên trong của các quốc gia. Hiện tại, nhìn tổng quát, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với hàng loạt bất ổn lớn: sự phát triển yếu của các khu vực sản xuất; tình trạng cầu xuất, nhập khẩu thế giới còn rất thấp và mỏng manh; dòng FDI tiếp tục giảm xuống dưới 500 tỷ USD trong năm nay so với 1500 tỷ USD vào năm 2007; đồng USD tiếp tục yếu và giá vàng biến động bất thường; nghịch lý của vấn đề giá năng lượng và nguyên liệu tăng trong khi nhiều nền kinh tế của nhiều nước vẫn còn suy thoái… Đây chính là những bằng chứng xác đáng để khẳng định mức độ tác động phức tạp và có thể còn tiếp tục lây lan sâu rộng hơn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này. Kênh tác động rõ nhất là dòng chu chuyển thương mại thế giới với sự giảm sút to lớn của thị trường xuất khẩu và hệ lụy kéo theo là sự thu hẹp sản xuất và thất nghiệp gia tăng mạnh nhất ở các nền kinh tế tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. Cũng tương tự như vậy, khi các thị trường chủ chốt, nơi tập trung các nguồn lực đầu tư và công nghệ, chưa ra khỏi suy thoái, dòng đầu tư giảm đồng nghĩa với tình hình bi đát cho khu vực sản xuất ở các quốc gia mà ở đó, FDI là một bộ phận quan trọng của tổng đầu tư xã hội. Và điều đáng lưu ý hơn lại là ở chỗ đằng sau các tình trạng giảm sút về tăng trưởng, đầu tư, thương mại, mất việc làm là sự bất ổn vĩ mô, là nguy cơ tái nghèo, sự gia tăng các xung đột xã hội và đặc biệt là sự mất niềm tin to lớn của cả các nhà đầu tư kinh doanh cũng như của mọi người dân trong xã hội. Đặc biệt, cần nhấn mạnh đến tác động của cuộc khủng hoảng đối với các vấn đề phát triển trung hạn và dài hạn, trong đó đáng chú ý là vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế khi từ cuộc khủng hoảng này, mô hình tăng trưởng của nhiều nền kinh tế quốc gia đã buộc phải đứng trước yêu cầu đổi mới. 5. BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT: a. giải pháp lâu dài vẫn là cải cách hệ thống pháp luật và bộ máy quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán và tài chính. b. Cắt giảm lãi suất, điều chỉnh tỷ giá và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo tính thanh khoản, thúc đẩy lưu thông tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nhất là các ngành kinh tế then chốt như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản; c. Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh (nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ) như bảo lãnh các khoản nợ, mua lại cổ phần hoặc cấp vốn trực tiếp cho các ngành sản xuất then chốt, lập quỹ đảm bảo tín dụng ngắn hạn, thành lập ngân hàng, quỹ đầu tư dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án nhỏ nông thôn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực giao thông, điện, dầu khí, viễn thông, truyền thông ; d. Kích cầu đầu tư và tiêu dùng nội địa, huy động vốn trong nước để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm sút: cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân, giảm thuế nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào sản xuất, giảm thuế cho các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động, kích thích thị trường bất động sản tăng trưởng trở lại thông qua nới lỏng các quy định xây dựng các khu chung cư, mở rộng điều kiện cho người nước ngoài mua bất động sản và xây dựng căn hộ dành cho người dân thu nhập thấp, mở rộng các khoản cho vay miễn thuế để mua nhà, nâng tỷ lệ cho vay bất động sản, giảm và miễn thuế kinh doanh nhà ở ; e. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như tăng quy mô quỹ hỗ trợ, thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu, nới rộng các tiêu chuẩn thương mại gia công, đơn giản hoá thủ tục thông quan, tăng giá thu mua lương thực và trợ giá cho nông dân sản xuất nông nghiệp ; f. Đưa ra nhiều biện pháp đảm bảo an sinh xã hội như tăng trợ cấp và kéo dài thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm thuế đối với người có thu nhập thấp, giảm phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tăng chi phúc lợi xã hội, tăng cường đào tạo nghề . KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH. KINH TẾ Khủng hoảng tài chính tiền tệ chính là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị trường Tài chính tiền tệ kéo theo sự vỡ nợ của hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài. cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. 2. BIỂU HIỆN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ: + Khủng hoảng tiền tệ (Currency crisis), còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái hay khủng hoảng cán cân thanh. tế hay giao dịch có ít thông tin về phía bên kia. + Khủng hoảng kép(Twin Crisis), Khủng hoảng kép xảy ra khi khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng ngân hàng xảy ra đồng thời với nhau. 3. DIỄN BIẾN: a.