Phạm Thái - tài hoa và bi kịch Tuy tài sắc như vậy, nhưng Yến Tử cũng nhận thấy nhiều dấu hiệu yểu tướng của Quỳnh Thư, Phạm Kim không tin, và dường như chàng và Quỳnh Thư đã đến với nhau từ khi “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”. Trái tim nhạy cảm đã mách bảo đôi trẻ về một tình bạn, tình yêu chân thành. Chàng vội gửi ngay cho người con gái một bức thơ bằng thơ, lời lẽ mơ mộng du dương, không giấu giếm tâm trạng xao xuyến, hồi hộp yêu đương của mình: Oanh yến véo von gọi khách, Cỏ hoa hớn hở mừng ai? Gió xuân hây hẩy giục đưa người, Dễ khiến lòng thơ bối rối! Thấp thoáng thoi oanh dệt liễu, Thung thăng phấn bướm giồi mai. Vũ Lăng xa diễn biết bao vời, Khôn hỏi đào Nguyên đâu tá? Chưa gặp đã yêu - theo chúng tôi - đây là chi tiết hư cấu, thể hiện quan điểm khoáng đạt của Phạm Thái chủ trương tình yêu trực cảm, trai gái đến với nhau tự nguyện và từ những linh cảm định mệnh rất tự nhiên. Rồi không chút dè dặt, chàng gửi tiếp bức thư nữa bày tỏ lòng cảm mến của mình và ngỏ ý đợi chờ người tình qua những lời thơ hết sức thanh nhã: Câu hảo cầu đợi người thục nữ, Năm mây phong đôi chữ đồng tâm. Đón xuân nhắn với tri âm, Tính tình xin tỏ tiếng cầm này cho. đến bức thư thứ ba, với những lời thật tha thiết, chân tình, chàng thú thực nỗi lòng: Lửa ân dập mãi sao không tắt? Bể ái khơi mà cũng chẳng vơi. Đèn nguyệt ví bằng mây chẳng bợn, Xin soi cho tỏ nỗi niềm người. Khi Phạm Kim thốt lên: “Trong tình thú hồng nhan mấy kẻ” thì Quỳnh Thư trước đó từng có lúc còn “Thôi nghĩ ngợi lại toan lường”, chợt nhận ra số phận đã trao cho mình tri âm tri kỷ. Không còn gì để do dự nữa, nàng quyết định: “Người phong lưu phải phong lưu đãi người”. Trong một bức thư hồi âm, nàng kín đáo cởi mở lòng mình: Im ỉm màn sương đợi khách, Thênh thênh cửa nguyệt chờ ai. Giai nhân tài tử mấy ai người? Chạnh tưởng tâm tình thêm rối. Cặp uyên ương ấy đã có một thời hạnh phúc đắm say. Niềm vui tràn ngập trong thơ họ: - Xuân năm ngoái vui lắm, Xuân nay lại vui ghê. Muốn xuân mãi để nhởn nhơ ngày tháng bụt. - Má phấn say xuân hây ửng đỏ, Thơ tình thiếu rượu rối vân vương. Tìm vần trong rượu vần không thấy. Chỉ thấy xuân đầy vẻ diễm quang (5) . Họ cũng có những ngày xa thì nhớ gần thì thương. Hãy xem khi phải xa nhau, người con gái đã gửi trọn tâm tình và tấm lòng chung thủy của mình trong những dòng tiễn biệt: Hương lửa tình này dễ nói năng, Chẳng hay lòng khách thấu cùng chăng? Vườn đào sực thấy oanh đưa tín, Dặm liễu đàn xui yến cách chừng. Vàng đá nên chăng cùng một ước, Nước non thề đã có đôi vừng. Lời này dặn với tri âm nhẽ, Chớ phụ cầm treo đợi dưới trăng. Nàng Quỳnh Thư trong truyện là thế, đằm thắm thủy chung, sâu sắc và chân thành. Nàng Quỳnh Như ngoài đời cũng thật mạnh mẽ và thắm thiết: nàng thổ lộ vì nhớ người yêu mà nàng ngày quên ăn, đêm quên ngủ, sao nhãng tất cả mọi việc: bỏ cả trang điểm lười nhác không buồn tiếp khách… Một ngày có mười hai thì thì cả mười hai thì nàng chỉ tương tư tưởng nhớ người yêu. Đó là nguyên nhân khiến nàng cầm bút viết mười hai bài thơ Nôm thất ngôn bát cú miêu tả nỗi lòng của người con gái đang rạo rực yêu đương. Đóng góp của cây bút nữ này là ở chỗ, cùng với Hồ Xuân Hương, lần đầu tiên trong lịch sử văn học viết dân tộc, Quỳnh Như đã dám viết thẳng tình yêu của mình ra giấy mực, công khai nỗi sầu tương tư, thổ lộ rất thật nỗi lòng lúc nào cũng như “trận hỏa thang nồng” (ruột nóng như lửa đốt) của mình. Với mười hai bài thơ, người đọc thấy được tài hoa của tác giả ở chỗ, đã diễn đạt rất xuất sắc những xung đột nội tâm, những tâm trạng phức tạp, rắc rối của một người con gái đang yêu và linh cảm về sự mong manh của tình yêu. Đó là những diễn biến tâm lý rất đời thường của con người trong tâm trạng yêu đương, phức tạp, mâu thuẫn, giằng co day dứt… tưởng như chỉ có thể tìm được trong thơ văn cận hiện đại về sau. Tuy nhiên chuyện tình này đã chuyển sang giai đoạn “tai biến” xét ở góc độ kết cấu của thể loại. Như biết bao câu chuyện tình duyên khác, mối tình của cặp uyên ương Phạm - Trương sau bao ngày hạnh phúc sướng vui, họ đã mất nhau chính vào lúc bất ngờ nhất: Phạm Kim có việc về quê, Quỳnh Thư bị viên Đô đốc nói giọng Đàng Trong nghe tin nàng xinh đẹp bèn đến đòi lấy làm vợ. Trước những lời dọa nạt của viên Đô đốc, gia đình Trương công bối rối lo sợ. Quỳnh Thư tức tốc viết thư gọi Phạm Kim về. Lâu nay chúng ta vẫn ca ngợi hành động “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Thúy Kiều như là một bước đột phá của quan niệm yêu đương phong kiến. Điều đó chính xác. Tuy nhiên có thể do ánh hào quang quá rực rỡ của Truyện Kiềukhiến ta không chú ý lắm hành động tương tự của Quỳnh Thư từ trước nàng Kiều: Canh ba vang tiếng kim trang, Thác rèm hoa thấy một nàng tiên nga. Chiều ủ liễu, vẻ ôi hoa, Ngọc ngần môi thắm, châu sa má đào. Nhác xem chàng ngỡ chiêm bao, Dẫu người sắt cũng lệ trào, lọ ai? Người con gái này thật mạnh mẽ, quyết liệt. Giữa đêm trường xuất hiện trước cửa nhà người yêu. Nàng không đến để có được những phút giây hạnh phúc như Kiều mà rắp tâm đến với Phạm Kim để được nhìn chàng lần cuối bởi trong lòng đã sẵn một quyết định. Nàng dặn người yêu: “Thiếp nay tay có son in / Quỳnh nương hai chữ thì xin nhớ cùng”. Rồi nàng tặng người yêu đôi vòng hồ điệp, xin chàng cho Yến đồng xe duyên với Hồng nương. Còn Phạm Kim thì sao? Chàng nghe nàng nói tỏ tường, Kim hoàn giở lại tay nàng xem qua. Chàng đưa cho Quỳnh Thư xem lại kỷ vật của tình yêu mà chàng vẫn giữ, chứng tỏ tấm lòng như nhất của mình. Nàng đã ở nhà người tình từ canh ba đến lúc: “Chuyện thôi hồi trống giục canh / Tạ chàng nàng mới sắm sanh ra về”. Rồi nàng đến với tử thần một cách lặng lẽ, bình thản sau khi đã dặn dò cô hầu gái Hồng nương nhớ kết duyên với Yến đồng và không quên dặn: “Thay ta hầu hạ Phạm Lang”, v.v… Trước khi chết nàng vẫn còn lo lắng cho người yêu, sắp đặt cho con ở chu toàn! Hạnh phúc tuột khỏi tay trong tích tắc. Phạm Kim lâm bệnh nặng, bệnh khỏi, chàng đau khổ, bỏ đi lang bạt rồi quy y cửa Phật. Phạm Kim đáng thương hay đáng trách? Nỡ trách sao một người con trai chỉ biết yêu thật lòng nhưng lại quá yếu đuối nên đành ôm hận nhìn người yêu giữa đêm trường chạy đến với chàng trong cái vẻ “Ngọc ngần môi thắm châu sa má đào” mà cả hai chỉ còn biết thề nguyền kiếp sau sẽ cùng nhau tương phùng? Phạm Kim không tự đánh mất tình yêu của mình như Lương Sinh trong Hoa tiên vì phải nghe lời cha mẹ xe duyên Châu - Trần cho mà đánh mất mình, tình phụ Dao Tiên. Phạm Kim cũng không giống Kim Trọng sau một năm đi xa trở về chốn cũ thì bất ngờ chỉ thấy: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông”- chàng đứng trước một sự thực đã rồi: Thúy Kiều đã ra đi! Bi kịch của chàng là bi kịch của sự bất lực. Thái độ mang tính lịch sử thời đại này của Phạm Kim cũng tức là của Phạm Thái - trước nay từng có một vài ý kiến khe khắt: “Hình ảnh cuối cùng của Phạm Thái: quay về than khóc cho tình yêu đã mất cho chúng ta thấy một ý thức cá nhân bất lực, suy đồi” (6) . . Phạm Thái - tài hoa và bi kịch Tuy tài sắc như vậy, nhưng Yến Tử cũng nhận thấy nhiều dấu hiệu yểu tướng của Quỳnh Thư, Phạm Kim không tin, và dường như chàng và Quỳnh Thư. Thúy Kiều đã ra đi! Bi kịch của chàng là bi kịch của sự bất lực. Thái độ mang tính lịch sử thời đại này của Phạm Kim cũng tức là của Phạm Thái - trước nay từng có một vài ý kiến khe khắt: “Hình. “tai bi n” xét ở góc độ kết cấu của thể loại. Như bi t bao câu chuyện tình duyên khác, mối tình của cặp uyên ương Phạm - Trương sau bao ngày hạnh phúc sướng vui, họ đã mất nhau chính vào lúc