1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phạm Thái - tài hoa và bi kịch _2 pot

6 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 219,02 KB

Nội dung

Phạm Thái - tài hoa và bi kịch Chẳng lẽ ta lại bắt Phạm Kim phải thôi than khóc đi làm “cách mạng” như chàng lãng tử trong văn chương lãng mạn? Hay cũng đòi chàng nho sinh Kim Trọng trong Truyện Kiều phải vung gươm đi cứu Kiều như những hiệp sĩ Tây phương?… hẳn là những đòi hỏi phi lịch sử. Những tấn bi kịch tình yêu phản ánh trong truyện thơ thế kỷ XVIII – XIX bản thân nó đã là tiếng thét tố cáo sự bế tắc của những khuôn phép xã hội cứng nhắc, tố cáo tính chất mâu thuẫn giữa những luồng tư tưởng nhân văn tiên tiến của trí thức đương thời với một thực tế xã hội khủng hoảng, tụt hậu. Chỉ riêng việc các nhà thơ thời này qua văn chương gửi lại cho hậu thế nỗi di hận của họ một cách bi thương sáng chói như vậy, họ dám khóc và đưa tiếng khóc vào thơ văn, nghệ thuật, làm cho văn chương không còn thuần là văn chương kinh viện, chủ yếu phát biểu chí làm trai nữa, mà đã trả nó về với đúng thiên chức của nó là tôn thờ cái đẹp, phản ánh thế giới riêng tư thầm kín với biết bao nỗi buồn - vui, sướng - khổ của con người. Đó là một “cách tân” đáng kể, sao có thể là “suy đồi”? Trai gái muốn được yêu và lựa chọn hôn nhân theo cách của họ, nếu tình yêu không được giải thoát thì bảo toàn vẻ đẹp của nó theo kiểu Phạm - Trương cũng là một dư chấn cảnh báo Nho giáo về tình trạng lạc hậu của những giáo điều quá nghiêm khắc trong đời sống tinh thần xã hội phong kiến Việt Nam. Nếu hội chứng tử vì tình nở rộ ở đời sống đô thị Việt Nam cũng như trong văn xuôi lãng mạn mấy thập niên đầu thế kỷ XX là một hiện tượng xã hội, thì phải thấy, một trong những nguyên nhân của nó đã nảy mầm từ trước đó hơn một thế kỷ với cái chết của cô gái họ Trương này. Bây giờ hãy bước vào đoạn kết của câu chuyện: đại đoàn viên. Trước hết phải thấy ngay rằng, non một nửa số câu thơ củaSơ kính tân trang là dành cho phần này: 598 câu. Đây là một đoạn kết dài nhất trong số tất cả các truyện Nôm tính về dung lượng của cốt truyện. Ở trong hệ thống truyện Nôm, các nhân vật chính đều không chết. Họ chỉ phải trải qua rất nhiều sự kiện, biến cố, bao quăng quật của cuộc đời, thậm chí như Dao Tiên, Ngọc Khanh, Thúy Kiều, Nguyệt Nga, v.v… các nhân vật cùng có một hành động nhảy xuống sông tự trầm nhưng tất thảy đều được vớt lên, đều “ngẫu nhiên phải sống”, cho nên họ lại trở về họp mặt trong phần đại đoàn viên. Còn với Phạm Thái, Trương Quỳnh Như ngoài đời đã chết. Ông phải xử lý cái kết thúc này ra sao? Ở phần này, nhà thơ đã đưa ra một kiểu “đại đoàn viên” hoàn toàn mới mẻ và sáng tạo: Quỳnh Như chết, hóa kiếp tái hồi trong hình bóng Thuỵ Châu. Nhà thơ dồn tất cả ước mơ, tình cảm vào cuộc tình say đắm trong ảo mộng đó. Có thể nói đó là “giấc mộng vàng” của thiên tình sử vừa lãng mạn vừa độc đáo. Có lẽ chỉ duy một điều Phạm Thái làm được cho mối tình của ông là về mặt sáng tác, nhà thơ không chịu chấp nhận mất mát của đời mình. Nhà thơ cho cái “kiếp sau” của Quỳnh Thư tái hồi ngay ở phần cuối câu chuyện. Đó là nhân vật Thuỵ Châu, nàng là con vợ bé của Trương công – bạn của cha Phạm Kim. Thuỵ Châu xinh đẹp, tính tình phóng khoáng, lớn lên giả trai, tu luyện như một đạo sĩ ngao du khắp nơi. Đến Kim Sơn, nàng gặp Phạm Kim trong bộ áo cà sa. Đạo sĩ và thiền sư đàm đạo, xướng họa văn thơ, chẳng ai chịu thua ai, khác nào một đôi tri kỷ. Chia tay rồi nhưng linh tính mách bảo Phạm Kim người đạo sĩ kia là con gái, chàng thổ lộ cùng đứa ở: Ta xem người ấy mỹ miều, Vả đường ăn ở ra chiều nữ nhân. Chữ thơ đượm vẻ thanh tân, Giọng thơ mầu ngả đượm phần hương hoa. Thế là từ đó chàng luôn mơ tưởng đến nàng chẳng còn thiết gì đến tu hành nữa, cởi bỏ áo cà sa chàng lại ra đi. Nghe tiếng Trương công trong vùng chàng bèn đến tỏ lòng ngưỡng mộ và xin lưu trú tại dinh thự của ngài để thụ giáo rồi nhờ tiếng đàn, Phạm Kim và Thuỵ Châu nhận ra nhau. Đôi bên giở kỷ vật cũ là gương lược ra so thì thật mừng rỡ vì họ chính là lương duyên của cha mẹ hai bên, Thuỵ Châu chính là Quỳnh Thư tái thế. Thuỵ Châu lại khơi dậy tình yêu tưởng chừng đã tắt trong chàng Phạm Kim. Với lần tái hợp này của đôi tình nhân, một lần nữa người đọc lại có dịp chứng kiến tấm tình sâu nặng của cặp uyên ương trai tài gái sắc, cùng đôi trẻ tận hưởng bầu không khí tươi vui trong khung cảnh mơ màng tình tứ của bốn bề trời đất: Tuyết sương lác đác nguyệt mờ mờ, Quế nhạt hương đưa, Sen nhạt hương đưa; Rải rác trên sông nhạn lửng lơ. Oanh cũng thờ ơ, Bướm cũng thờ ơ; Chồi ngô gió thổi lá bơ sờ. Mai ủ hình thơ, Trúc ủ hình thơ; Khúc dạ thanh ca khéo hững hờ. Cung Quảng xa xa, Cầu thước xa xa… Trong văn chương cổ trung đại Việt Nam, số lượng từ không nhiều bằng thơ, nhưng những bài từ của Ngô Chi Lan, Ngô Thì Sĩ, Hồ Xuân Hương, những bài từ trong các truyện truyền kỳ hay từ của Miên Thẩm, Mai Am, Đào Tấn, v.v… là những bàitừ đặc sắc, chứa đựng trong đó mọi bí ẩn của âm nhạc, ngôn ngữ và vần điệu sánh ngang với từ Ôn Đình Quân, Vi Trang, Lý Thanh Chiếu, Âu Dương Tu, v.v… Nếu như các bài hát nói chủ yếu phát huy hiệu lực tối đa ở công đoạn diễn xướng thì từ bản thân nó đã là “tất cả”. Các nhà viết từ Việt Nam đều viết bằng chữ Hán. Riêng Phạm Thái làm từ Nôm. Với sự mẫn cảm của một nghệ sĩ tài hoa, nhà thơ đã phát hiện ngay ra thanh điệu của tiếng Việt rất thích hợp để “điền” từ: Trăng soi vằng vặc vóc non mờ, Lan thoảng hương đưa, Cúc thoảng hương đưa, Trời in một sắc nước xanh lơ. Oanh nói u ơ, Yến nói u ơ, Cánh buồm chở nguyệt gió lay sơ. Lốm đốm sao thưa, Phấp phới sương thưa, Chinh nhân thổi địch lắng ơ hờ, Thiều nhạc không xa, Hoan hội không xa… Những khúc nhạc du dương này ai đã một lần được nghe như đều có chung cảm giác đang cùng say, cùng mơ màng hạnh phúc với những người đang yêu và đang được yêu. Cả vũ trụ như cùng tràn ngập trong trạng thái bay bổng tuyệt vời. Các bài từcủa Phạm Thái đều không có một câu, một chữ nào nói đến tình yêu, hạnh phúc mà cảm xúc tươi vui ngân mãi không dứt bởi nhịp điệu tha thướt của câu, âm thanh êm ái của nhạc, hình ảnh mỹ diệm của chữ xoắn quyện đã gợi những vang hưởng ngôn ngoại, tạo nên những ý nghĩa mà người đọc chỉ có thể cảm chứ không thể diễn thành lời. Hiệu quả của nó chẳng kém gì những bài từ tình yêu viết bằng chính ngôn ngữ của tình yêu: Hoa phiêu phiêu Mộc tiêu tiêu Ngã mộng, khanh tình các tịch liêu Khả cảm thị xuân tiêu Lộc ao ao Nhạn ngao ngao Hoan hảo tương kỳ tại nhất triêu Bất tận ngã tâm miêu Giang bát bát Thủy hoạt hoạt Ngã tư, quân hoài tương khế khoát Lệ ngân chiêm hạ cát Thi tiết tiết Tâm thiết thiết Nồng đạm thốn tình tu lưỡng đạt Dã ưng quân bút phát… (Thuật ý kiêm giản hữu nhân Mai Sơn Phủ) (Hoa phiêu phiêu, Lá rào rào, Ta mộng tình quê quạnh biết bao! Đêm xuân nhớ làm sao! Hươu sao sao, Nhạn nhao nhao. Hoan hỷ cùng nhau xảy ngày nào, Lòng ta tả hết đâu. Sông bát ngát, Nước xiết xiết, Lòng ta lòng chàng cùng khăng khít, Lệ rơi áo quện viết… Thơ tha thiết, Lòng thảm thiết, Tấc lòng nóng nhạt chàng đã biết, Xin chàng cầm bút viết) (7) … (Kể ý mình và trình bạn là Mai Sơn Phủ) Đây là một bài thơ tình rất buồn, một bức tranh quê chan chứa nỗi cô sầu của Hồ Xuân Hương trong hình thức một điệu từcổ (8) . . Phạm Thái - tài hoa và bi kịch Chẳng lẽ ta lại bắt Phạm Kim phải thôi than khóc đi làm “cách mạng” như chàng lãng tử. của họ một cách bi thương sáng chói như vậy, họ dám khóc và đưa tiếng khóc vào thơ văn, nghệ thuật, làm cho văn chương không còn thuần là văn chương kinh viện, chủ yếu phát bi u chí làm trai. thế giới riêng tư thầm kín với bi t bao nỗi buồn - vui, sướng - khổ của con người. Đó là một “cách tân” đáng kể, sao có thể là “suy đồi”? Trai gái muốn được yêu và lựa chọn hôn nhân theo cách

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w