Kỹnăngsoạnthảohợpđồngmuabánhànghóaquốctế(Phần 2)
Chọn luật trong
hợp đồngmuabánhànghóaquốc tế". Mặc dù cố gắng nhưng, bài
viết vẫn chịu ảnh hưởng bởi sự hạn hẹp của tư duy và kinh nghiệm cá nhân, rất
mong được sự đóng góp, trao đổi thêm của mọi người.
3. Chọn luật trong hợpđồngmuabánhànghóaquốctế
Trong quan hệ muabánhànghóaquốc tế, luật pháp và thực tiễn đều ghi nhận các
bên có quyền lựa chọn luật áp dụng. Luật áp dụng mà các bên lựa chọn có thể là
luật quốc gia, điều ước quốctế và tập quán thương mại quốc tế. Luật áp dụng bổ
khuyết những vấn đề mà các bên chưa thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng
trong hợp đồng. Hơn nữa, luật áp dụng là chuẩn mực để xác định hiệu lực và tính
hợp pháp của quan hệ.
3.1. Lựa chọn luật quốc gia điều chỉnh hợpđồng
Luật pháp quốc gia sẽ được áp dụng trong trường hợp được các bên lựa chọn. Tuy
nhiên, các bên nên chủ động lựa chọn luật quốc gia mà mình quen thuộc. Việc
chọn luật phải được ghi nhận cụ thể trong một điều khoản hợp đồng, gọi là “Điều
khoản chọn luật” hoặc “Luật điều chỉnh”.
3.2.
Áp dụng điều ước quốctế
Điều ước quốctế điều chỉnh hợp đồngmuabánhànghóaquốctế chủ yếu là Công
ước Liên Hiệp Quốc năm 1980 về muabánhànghóaquốc tế, được ký kết tại Viên
năm 1980 (Sau đây gọi tắt là “Công ước Viên 1980”).
Pháp luật của Việt Nam cũng cho phép các bên được sử dụng Công ước Viên
1980 để điều chỉnh các hợp đồngmuabánhànghóaquốc tế. Tuy nhiên, Công ước
Viên 1980 sẽ không đương nhiên có hiệu lực nếu các bên không lựa chọn và ghi rõ
trong hợp đồng.
Khi các bên đã dẫn chiếu đến Công ước Viên 1980 thì toàn bộ các điều khoản và
nội dung của Công ước Viên 1980 sẽ được áp dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng.
Trong Công ước Viên năm 1980, có qui phạm bắt buộc, qui phạm tùy nghi, qui
phạm hướng dẫn v.v Đối với qui phạm bắt buộc, các bên phải tuân thủ mà không
được làm trái.
Điều 66 của Công ước Viên 1980: “Việc mất mát hànghóa sau khi rủi ro đã được
chuyển cho bên mua không loại trừ cho bên mua khỏi nghĩa vụ phải thanh toán
tiền mua hàng…” là một qui phạm bắt buộc. Các bên có thể thỏa thuận khác với
qui phạm tùy nghi.
Điều 9.2 của Công ước Viên 1980 là một qui phạm tùy nghi với nội dung: “Các
bên được coi là, trừ khi có thỏa thuận khác, đã thiết lập một tập quán áp dụng cho
hợp đồng của mình hay chấp nhận một tập quán mà các bên đã biết hoặc phải biết
và tập quán đó đã được áp dụng rộng rãi đối với các bên trong thương mại quốctế
và thường được các bên tham gia các hợpđồng cùng loại trong lĩnh vực thương
mại cụ thể có liên quan". Nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợpđồng
thì qui phạm tùy nghi sẽ được áp dụng. Còn đối với qui phạm hướng dẫn, các bên
có quyền làm theo hoặc không làm theo.
Điều 49 của Công ước Viên 1980 là một ví dụ điển hình của qui phạm hướng dẫn:
“Bên mua có thể tuyên bố hợpđồng bị hủy bỏ:
(a). Nếu việc bên bán không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình theo hợp
đồng hoặc theo Công ước này tạo ra một vi phạm nghiêm trọng trong hợp đồng;
hoặc (b). Trong trường hợp nếu bên bán không giao hàng trong thời hạn bổ sung
do bên mua ấn định theo khoản 1 Điều 47 hoặc tuyên bố rằng bên bán sẽ không
giao hàng trong thời hạn ấn định đó”.
Do đó, các bên cần nghiên cứu kỹ Công ước Viên 1980 trước khi thống nhất lựa
chọn Công ước này làm luật điều chỉnh, để bảo đảm các thỏa thuận trong hợp
đồng của các bên không trái với luật áp dụng, nếu không sẽ bị vô hiệu một phần
hoặc toàn bộ.
3.3.
Giá trị hiệu lực của tập quán thương mại quốctế và một số sai lầm cần
tránh
Tập quán thương mại quốctế áp dụng cho hợp đồngmuabánhànghóaquốctế
chủ yếu là:
1) Incoterms 2000.
2) Tập quán khu vực như: Điều kiện thương mại theo UCC (áp dụng đối với khu
vực Bắc Mỹ).
3) UCP 600.
4) Một số tập quán Thương mại Quốctế khác.
Đối với các hợpđồngmuabánhànghóaquốctế mà một bên là doanh nghiệp Việt
Nam thì tập quán quốctế sẽ chỉ có hiệu lực áp dụng nếu được các bên lựa chọn và
ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng.
Trong thực tiễn áp dụng tập quán thương mại quốc tế, các bên thường mắc những
sai sót sau:
1) Không ghi rõ tập quán áp dụng.
Ví dụ: “Các bên thừa nhận rằng tập quán thương mại quốctế sẽ điều chỉnh hợpđồng
này”. Hoặc “Bên bánđồng ý bán và bên muađồng ý mua 1.000 tấn đạm Urê theo điều
kiện FOB San Francisco”.
Như vậy, nếu vận dụng điều khoản này sẽ không biết tập quán nào được áp dụng. Do vậy
cần ghi rõ “Bên bánđồng ý bán và bên muađồng ý mua 1.000 tấn đạm ure theo điều kiện
FOB San Francisco – Incoterms 2000”.
2) Sử dụng sai nội dung của điều kiện thương mại.
Ví dụ: bên bán (Công ty của Việt Nam), bên mua (Công ty của Hoa Kỳ) thỏa thuận: “Bên
bán đồng ý bán và bên muađồng ý mua 1.000 tấn cá phi - lê đông lạnh theo điều kiện
FOB San Francisco – Incoterms 2000”. Thực ra San Francisco là cảng đến, nhưng theo
Incoterms 2000 thì
FOB là điều kiện thương mại giao hàngdọc mạn tàu (tại cảng
bốc hàng quy định).
Như vậy việc các bên quy định như trên sẽ gây khó khăn trong thực hiện hợpđồng hoặc
giải quyết tranh chấp. Vì vậy, các bên nên sử dụng đúng điều kiện thương mại và nội
dung của nó. Cũng ví dụ trên, nếu cảng bốc xếp là cảng Hải Phòng thì nên ghi “Bên bán
đồng ý bán và bên muađồng ý mua 1.000 tấn cá phi - lê đông lạnh theo điều kiện FOB
Hải Phòng – Incoterms 2000”.
3) Cho rằng tập quán thương mại quốctế sẽ điều chỉnh toàn bộ hợp đồng:
Thực ra không phải vậy, mỗi tập quán chỉ điều chỉnh một phần, một vấn đề của hợp
đồng. Do vậy cần tránh kiểu chọn luật như sau: “Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi
Incoterms 2000”.
4) Sử dụng điều kiện thương mại không đúng theo phương thức chuyên chở:
Các bên cần nghiên cứu kỹ các điều kiện thương mại để áp dụng cho đúng theo phương
thức chuyên chở hànghóa mà các bên áp dụng.
Trong trường hợp các bên không lựa chọn luật thì khi xảy ra tranh chấp, cơ quan
tài phán sẽ quyết định chọn luật. Tuy nhiên, để bảo đảm quyền lợi của mình, các
bên cần thiết phải chọn luật áp dụng. Khi lựa chọn luật điều chỉnh, cần phải bảo
đảm nguyên tắc sau:
- Nên lựa chọn nguồn luật áp dụng sao cho thuận tiện nhất cho việc thiết lập, thực hiện
hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Nên lựa chọn nguồn luật mà mình quen thuộc nhất.
- Cần phải nghiên cứu kỹ nguồn luật áp dụng để bảo đảm việc chọn luật đạt được những
mục đích có lợi cho mình hoặc ít nhất không làm mất đi lợi thế hoặc gây tổn hại cho
mình.
. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Phần 2)
Chọn luật trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế& quot;. Mặc dù. thêm của mọi người.
3. Chọn luật trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế, luật pháp và thực tiễn đều ghi nhận