0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Phân tích xác định nhu cầu giám sát đánh giá ĐDSH

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC POTX (Trang 42 -43 )

Để hoạt động điều tra giám sát đa dạng sinh học có kết quả, cần phải xây dựng kế hoạch làm sao đảm bảo việc quản lý có định hướng và thường xuyên, thích ứng với tình trạng thay đổi của khu bảo tồn.

2.1. Một số nguyên tắc định hướng điều tra, giám sát bảo tồn

1. Có một số nhóm thông tin cần thiết góp phần quyết định định hướng bảo tồn, ví dụ mối tương quan loài về sinh học, sinh thái, kinh tế (Burley and Gauld, 1995)

2. .Sự sinh trưởng và phát triển của một quần thể sinh vật thường tuân theo một quy luật nhất định.

Trong nghiên cứu đa dạng sinh học và nhất là bảo tồn đa dạng sinh học, các chỉ báo giúp chúng ta có thể nhận biết được hiện trạng của quần thể. Trên cơ sở đó sẽ xác định được các loài và các quần thể cần được ưu tiên bảo tồn, từ đó xây dựng được chiến lược bảo tồn hợp lý với các đối tượng bảo tồn rõ ràng và chính xác. Để giúp cho việc xác định các chỉ báo đối với các loài và nhóm loài một cách thuận lợi và thống nhất, chúng ta có thể sử dụng các cấp đánh giá mức độ đe doạ đối với các loài động thực vật mà tổ chức IUCN (1994) đã đưa ra; ở Việt Nam, có thể tham khảo kết hợp thêm với tiêu chuẩn đánh giá các loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam (phần thực vật và động vật).

3. Xác định các sinh cảnh

Một khu bảo tồn thường có nhiều dạng sinh cảnh khác nhau. Các cuộc khảo sát giống nhau cần phải tiến hành độc lập ở những vị trí được chọn ngẫu nhiên tại một dạng sinh cảnh. Sau đó, các kết quả điều tra được ở mỗi dạng sinh cảnh được tổng hợp để có một kết quả kiểm kê chung và biết được các hướng biến đổi của quần thể hoặc thậm chí về mật độ quần thể cho toàn khu bảo tồn.

4. Chọn loài giám sát

Do có nhiều loài động vật, thực vật trong khu bảo tồn nên không thể điều tra giám sát toàn bộ các loài, vì vậy chúng ta cần phải chọn một số loài tiêu biểu; đó gọi là những loài chỉ thị.

Khi chọn loài chỉ thị cần lưu ý:

+ Chọn những loài động vật hoặc thực vật dễ dàng quan sát hoặc bẫy bắt. Không nên chọn loài động vật thường ẩn trốn trong các bụi rậm hoặc chỉ ra chỗ trống vào ban đêm. Các loài thực vật chọn làm chỉ thị nên là những loài được người dân chú ý khai thác, vì sự hiện diện của loài này có thể chỉ thị tốt cho sự tác động của con người vào khu bảo tồn. Thực vật thường được chọn làm loài chỉ thị bởi chúng dễ sưu tầm và đánh dấu hơn so với động vật.

+ Không nên chọn các loài hiếm hoặc rất hiếm vì những loài đó thường khó quan sát và sự hiếm của loaì đã làm mất đi vai trò chỉ thị.

+ Trong giám sát đa dạng sinh học, người ta thường chọn một số loài mà có thể chỉ thị đại diện cho tất cả các sinh cảnh của khu bảo tồn. + Có thể chọn một nhóm loài làm nhóm chỉ thị và nhóm loài này thường có chung các nhu cầu. Ví dụ: các loài chim sử dụng các bụi, cây thấp để làm tổ và kiếm ăn (nhóm chim dưới tán rừng) có thể là loài chỉ thị tốt vì có thể bắt chúng bằng lưới mờ; các loài bò sát nhỏ, các loài ếch nhái sống trên mặt đất có thể là nhóm chỉ thị vì có thể bắt được chúng bằng bẫy hố để thu thập số liệu.

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học

Hoạt động của con người, điều kiện bất lợi về khí hậu (lũ lụt, hạn hán,...) cũng được xem là các vấn đề cần được chú ý trong giám sát, đánh giá đa dạng sinh học.

BÀI 15:

LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA, GIÁM SÁT ĐA DẠNG SINH HỌC(T2)I. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng:

- Trình bày được nội dung của điều tra giám sát đa dạng sinh học.

II. Nội dung

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC POTX (Trang 42 -43 )

×