Một số công ước, bộ luật liên quan đến bảotồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx (Trang 39 - 41)

a. Công ước quốc tế Việt Nam đã tham gia kí kết

- Công ước CITES: Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

- Công ước quốc tế về kiểm soát cá voi - Công ước quốc tế về bảo vệ các loài chim

- Công ước bảo tồn đa dạng sinh học….. b. Pháp luật Việt Nam

Quan trọng nhất trong các văn bản luật của nước CHXHCNVN về đa dạng sinh học phải kể đến Luật đa dạng sinh học mới ban hành 7.2009.

Tóm tắt nội dung:

* Luật đa dạng sinh học - Luật đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, quy định: bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học (ĐDSH) phải tuân thủ nguyên tắc: Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý ĐDSH; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý ĐDSH với việc xóa đói, giảm nghèo; Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ; Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng ĐDSH phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân; Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với ĐDSH…

Luật cấm các hành vi: Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn; Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn; Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn… Căn cứ vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của UBND các cấp có liên quan, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn và ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn.

Chủ dự án đầu tư trong vùng đệm của khu bảo tồn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Hội đồng thẩm định theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; trong thành phần Hội đồng thẩm định phải có đại diện ban quản lý khu bảo tồn.

Trường hợp dự án đầu tư trong vùng đệm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố môi trường hoặc phát tán chất thải độc hại thì quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải xác định khoảng cách an toàn để không gây tác động xấu đến khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn. Định kỳ 3 năm một lần, Ban quản lý khu bảo tồn, tổ chức được giao quản lý khu bảo tồn có trách nhiệm báo cáo hiện trạng ĐDSH của khu bảo tồn với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn…

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2009.

B ÀI 14:

LẬP KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA, GIÁM SÁT ĐA DẠNG SIN HỌC(T1)I. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

Học xong bài này, sinh viên có khả năng:

+ Giải thích được vai trò của giám sát, đánh giá đa dạng sinh học. + Phân tích xác định nhu cầu giám sát đánh giá dạng sinh học

II. Nội dung

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx (Trang 39 - 41)