Nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx (Trang 28 - 31)

Những yếu tố cơ bản làm mất mát hoặc suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam có thể tập trung trong hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai và tác động của con người.

Nhóm nguyên nhân gây nên bởi các thiên tai như động đất, sụt lở, bão lũ, hạn hán, thay đổi khí hậu bất lợi, lửa rừng... đều có thể tàn phá rừng trên diện rộng. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học. Điều đáng lo ngại hơn cả là sau khi bị tàn phá lớn, thì rừng hoặc các hệ sinh thái không thể tái tạo lại như cũ được và như vậy thì các gen và tập hợp gen cũng bị mất đi.

Nhóm nguyên nhân do tác động của con người bao gồm các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp và các nguyên nhân sâu xa về kinh tế, xã hội và cả do chiến tranh.

Các nhóm nguyên nhân này thường không đứng riêng lẻ mà có liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Có thể mô tả khái quát các nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam như sau:

1.Khai thác quá mức các loài

Các nghiên cứu sinh học cho thấy đa dạng sinh học đạt được vào đỉnh cao vào khoảng 30000 năm trước đây. Sự đa dạng của các loài bắt đầu giảm dần cùng với sự tăng trưởng của các quần thể người.

Khi dân số loài người tăng, nhu cầu khai thác tái nguyên cũng tăng đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người. Tốc độ tác động của con người vào thiên nhiên mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn, quy mô hơn và hiệu quả hơn.

Các phương thức khai thác làm kiệt quệ nguồn tài nguyên:

-Săn bắt con non, con cái mang trứng, săn bắt trong mùa sinh sản.

-Các phương pháp đánh bắt bằng lưới nhỏ, nổ mìn, xung điện có tính chất huỷ diệt.

-Khai thác quá mức các loài động, thực vật làm đặc sản, thuốc, cây cảnh cho thị trường trong nước và bán qua biên giới.

2. Sự tàn phá các hệ sinh thái

Mối đe doạ chính đối với đa dạng sinh học là do sự tàn phá các hệ sinh thái, làm mất nơi cư trú của các sinh vật.

* Hệ sinh thái trên cạn

Nói đến đa dạng sinh học trên cạn phải kể đến các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới. Vai trò của rừng mưa nhiệt đới rất quan trọng, chúng chỉ chiếm khoảng 7% diện tích bề mặt trái đất nhưng ước tính chúng chứa hơn 50% tổng số loài.

Ứoc tính hiện nay, hàng năm trung bình 80000 km2 rừng bị mất hoàn toàn và khoảng 100000 km2 rừng bị suy thoái làm cho cấu trúc hệ sinh thái bị thay đổi. làm cho đa dạng sinh học bị tổn hại sâu sắc.

Nguyên nhân dẫn tới rừng nhiệt đới bị suy giảm là do việc mở rộng diện tích đất canh tác nương rẫy, một số chuyển hoàn toàn thành đất nông nghiệp, chăn nuôi, các trang trại trồng cây ăn quả, ngoài ra còn do khai thác gỗ, củi.

* Hệ sinh thái ngập nước. Rừng ngập mặn:

Một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất trong hệ thống đất ngập nước ở vùng nhiệt đới là rừng ngập mặn.Rừng ngập mặn rất quan trọng vì là nơi sinh sản, cung cấp thức ăn cho nhiều loài tôm cá, là nơi cư trú của nhiều loài động vật và cũng là nơi cung cấp các nguồn gỗ, than củi và các nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác. Rừng ngập mặn còn có vai trò sinh thái vô cùng quan trọng là bảo vệ vùng ven bờ, lưu giữ phù sa…

Những năm gần đây rừng ngập măn bị tàn phá nhiều để nuôi trồng thuỷ sản, nhất là ở những nước vùng Đông Nam Á. Ở Philippin trong 100 năm qua , hơn 50% diện tích rừng ngập mặn đã bị phá huỷ.

Các rạn san hô bị tàn phá

Các rạn san hô là nơi cư trú hàng ngàn loài có tầm quan trọng kinh tế như tôm, cá, cua, sò trai. Các rạn san hô là nơi cung cấp các nguyên liệu cho chế biến thuốc, cũng là nơi rất có giá trị ccho du lịch. Ở nhiều vùng, các rạn san hô cũng hình thành nên những kết cấu bền chặt, bảo vệ bờ biển khỏi bị xói mòn trong những trận bão lớn.

Chương trình kiểm định san hô năm 1997 cho thấy sự tổn thất mang tính toàn cầu, đặc biệt do khai thác quá mức.

3. Sự phân mảnh nơi cư trú

Các nơi cư trú nguyên thuỷ rộng lớn của các loài bị phân cắt thành những diện tích cư trú manh mún do xây dựng đường sá, đường dây tải điện, giao thông hào, hàng rào để phòng chống cháy rừng, khai hoang để canh tác, rải thuốc độc hoá học trongg chiến tranh …đều cản trở quá trình di chuyển của loài trong nơi cư trú. Sự phân mảnh nơi cư trú làm cho loài dễ bị tiếp cận hơn trong các cơ chế bị săn đuổi, tiêu diệt. Mặt khác sự phân cắt cũng làm hạn chế khả năng phát tán của loài ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng tìm kiếm thức ăn và chức năng sinh sản của loài.

4. Tác động biên

Khi nơi cư trú bị phân cắt thành nhiều phần nhỏ thì phần môi trường vùng biên bị tác động nhiều hơn so với phần sâu trong rừng. Những tác động đó trước hêt là do sự thay đổi các điều kiện sinh thái: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió…không phù hợp cho các loài trước đây từng sống trong rừng. Tại vùng biên cungx rất dễ bị lây nhiễm bệnh hại từ môi trường ngoài và sự xâm lấn, tác động của các loài thuộc vùng khác.

5. Nơi cư trú bị ô nhiễm

khí ảnh hưởng mạnh mễ tới đa dạng sinh học.

Ô nhiễm có thể tiêu diệt ngay lập tức các cá thể và làm giảm đa dạng loài nhưng cũng có khi ảnh hưởng lâu dài, hậu quả này thường nghiêm trọng hơn vì gây xói mòn nguồn gen nghiêm trọng.

6. Sự du nhập các loài ngoại lai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu phân bố các loài trên trái Đất được xác định bởi các chướng ngại như khí hậu, địa hình, sự phân cách của biển, những dãy núi cao, sông sâu, sa mạc rộng lớn ngăn trở sự di chuyển của loài. Do sự phân cắt địa lí mà quá trình tiến hoá của các loài phân li theo những hướng khác nhau và hình thành lên các loài đặc hữu.

Con người đã phá vỡ quy luật này bằng việc du nhập các loài bằng những con đường khác nhau như buôn bán, giải trí…và trong thực tế đã gây ra nhiều thảm hoạ cho cân bằng sinh thái.

VD: Cây mai dương, ốc bươu vàng…

BÀI 10: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC(T1)

(Phần 1: Những vấn đề cơ bản trong bảo tồn đa dạng sinh học)

I.Mục tiêu

Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng:

- Hiểu được khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học

- Giải thích được tầm quan trọng của việc bảo tồn và các hình thức bảo tồn.

II. Nội dung

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx (Trang 28 - 31)