Các hình thứcbảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx (Trang 32 - 37)

Bảo tồn tại chỗ(Bảo tồn In situ)

- là hình thức bảo tồn các hệ sinh thái và những nơi cư trú tự nhiên, duy trì và phục hồi các quần thể loài đang tồn tại trong điều kiện sống tự nhiên của chúng. Trong trường hợp các loài được thuần hoá và canh tác, công việc này được tiến hành tại khu vực mà các giống vật nuôi cây trồng đó hình thành nên đặc tính của mình. [theo CBD]

- là hình thứcbảo tồn đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái vận động tiến hoá của nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên. [theo GBA]

Hiện nay, đối với một bộ phận lớn của đa dạng sinh học trên trái đất, công tác bảo tồn chỉ khả thi khi các loài đó được duy trì trong phạm vi phân bố cũng như ở trạng tự nhiên của chúng. Điều này còn có nhiều ý nghĩa khác như cho phép loài tiếp tục quá trình thích nghi trong tiến hoá và về nguyên tắc đảm bảo cho việc tiếp tục sử dụng các loài (mặc dù điều này đòi hỏi phải có sự quản lý)

• Hệ thống các KBT có nhiều KBT có diện tích nhỏ, tính liên kết yếu nên hạn chế đến các hoạt động bảo tồn trên phạm vi khu vực rộng.

• Ranh giới các KBT phần lớn chưa được phân định rõ ràng trên thực địa, các hoạt động xâm lấn, vi phạm trong các KBT còn xẩy ra. • Nguồn ngân sách cho bảo tồncòn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước, các khu bảo tồn thuộc địa phương quản lý có nguồn ngân sách rất hạn chế cho các hoạt động bảo tồn, chưa có chính sách cụ thể để xã hội hóa công tác bảo tồn.

• Một số chính sách về KBT còn thiếu, như chính sách đầu tư, quản lý vùng đệm v.v.

• Hệ thống phân hạng của Việt Nam đã được quy định trong Luật Bảovệ và phát triển rừng năm 2004 và đã áp dụng trên thực tế. Tuy nhiên phân loại các khu rừng đặc dụng của Việt Nam so với hệ thống phân hạng của IUCN, 1994 có một số điểm chưa phù hợp: Hệ thống phân hạng của Việt Nam lẫn lộn giữa hạng và phân hạng: Khubảo tồn loài/sinh cảnh là một hạng (category) trong hệ thống phân hạng 6 hạng của IUCN có mục tiêu quản lý khác nhau, không thể xếp vào phân hạng (Sub- category) của khu bảo tồn thiên nhiên được.

- Chúng ta còn lẫn lộn trong việc sắp xếp các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên, cho VQG là quan trọng hơn về mặt bảo tồn. Do vậy trong một thời gian dài, vì thấy VQG được quan tâm và đầu tư nhiều hơn nên các tỉnh và thành phố đều muốn chuyển các khu bảo tồn của mình thành VQG. Nên trên thực tế nhiều VQG chưa đáp ứng được các mục tiêu về bảo tồn v.v.

• Do hệ thống phân chia và quan niệm có sự sai khác nên trong chính sách quản lý hiện nay chủ yếu vẫn là bảo vệ nghiêm ngặt, chưa gắn kết được quan điểm hiện đại về bảo tồn là vừa bảo tồn, vừa phát triển.

Bảo tồn Ex situ

- là hình thức bảo tồn các thành phần của đa dạng sinh học bên ngoài những nơi cư trú tự nhiên của chúng. [theo CBD]

- là hình thức duy trì các thành phần của đa dạng sinh họctại bên ngoài nơi cư trú nguyên thủy hoặc môi trường tự nhiên của chúng. [theo GBA]

Bảo tồn ngoại vi bao gồm các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy... Các biện pháp gồm di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: i) nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, ii) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Tuy công tác bảo tồn ngoại vi còn tương đối mới ở Việt Nam, nhưng trong những năm qua, công tác này đã đạt được một số thành tựu nhất định.

- Bước đầu hình thành mạng lưới các VTV, vườn sưu tập, các lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, các vườn động vật trên toàn quốc và dần đi vào hoạt động ổn định hơn. Trong thực tế, hệ thống bảo tồn ngoại vi đã hỗ trợ tương đối hiệu quả cho công tác nghiên cứu, học tập về bảo tồn đa dạng sinh học. Nhiều đề tài nghiên cứu thành công ở nhiều khía cạnh trong công tác bảo tồn ngoại vi ở các VTV và vườn động vật.

- Các VTV, lâm phần bảo tồn nguồn gen cây rừng, vườn cây thuốc và vườn động vật đã sưu tập được số lượng loài và cá thể tương đối lớn. Trong số đó, nhiều loài cây rừng bản địa đã được nghiên cứu và đưa vào gây trồng thành công; nhiều loài động vật hoang dã đã gây nuôi sinh sản trong điều kiện nhân tạo. Đặc biệt là các vườn cây thuốc chuyên đề hoặc các vườn cây thuốc trong các VTV đã đóng góp đáng kể trong công tác nghiên cứu dược liệu và gây trồng phát triển cây thuốc nam cung cấp nguyên liệu cho ngành dược.

- Bảo tồnngoại vi đã đóng góp đáng kể cho bảo tồn nội vi đối với các loài động thực vật hoang dã đã và đang bị diệt chủng ngoài tự nhiên. Một số loài động thực vật hoang dã đã bị tiêu diệt trong tự nhiên đã được gây nuôi thành công như Hươu sao, Hươu xạ, Cá sấu hoa cà (động vật), thực vật có Sưa, Lim xanh…

- Bước đầu xây dựng được ngân hàng giốngbảo tồn nguồn gen của các loài động thực vật, dự trữ lâu dài, hổ trợ cho công nghệ sinh học và phát triển nông lâm nghiệp v.v. Các hình thức bảo tồnngoại vi chủ yếu hiện nay:

. Trong mọi trường hợp,bảo tồn ex-situ hiện tại rõ ràng chỉ khả thi đối với một tỷ lệ sinh vật nhỏ. Công việc này đòi hỏi chi phí rất lớn đối với phần lớn các loài động vật, và mặc dù theo nguyên tắc công việc bảo tồn ex-situ có thể tiến hành với một tỷ lệ lớn các loài thực vật bậc cao, nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các sinh vật của trái đất. Công việc này thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những hiệu ứng xói mòn di truyền và do xác suất lai cận huyết cao

BÀI 11: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC(P2)I. Mục tiêu I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng:

-Phân biệt được các hình thức bảo tồn: gen, loài, hệ sinh thái

II. Nội dung

1.Bảo tồn nguồn gen

Bảo tồn nguồn gen trong trang trại

Bảo tồn đa dạng sinh học đặc biệt là các cây trồng nông nghiệp và các gia súc trong trang trại là phương pháp đã được tiến hành hàng nghìn năm nay ở nhiều nước trên thế giới.

Nhiều nhà khoa học cho rằng việc đưa hàng loạt các giống mới cải tiến có cơ sở di truyền hẹp vào canh tác và tập trung tài nguyên di truyền trong kho đã làm ngưng trệ quá trình tiến hoá tự nhiên, gây xói mòn gen một cách trầm trọng.

Ở nước ta hàng nghìn các giống cây trồng địa phương với những đặc tính sinh hocj quý đang tồn tại trong các trang trại của nông dân và các cộng đồng dân tộc ít người

- Trên 400 giống lúa địa phương ở các tỉnh phía Nam chịu phèn, mặn, nước sâu;Giống lúa chịu mặn Cườm, Bầu, Chiêm Đá ỏ các tỉnh phía Bắc.

- Rất nhiều các giống lúa nương trên nương rẫy của các đồng bào dân tộc Miền núi.

- Trong lâm nghiệp, một số loài cây có giá trị như quế, hồi,dẻ Cao Bằng, dẻ Bắc Giang…đã được nhân dân địa phương gây trồng tại chỗ từ hàng trăm năm nay.

Các giống mới cải tiến thường có năng suất cao nhưng cần đầu tư cao chỉ thích hợp cho các vùng chuyên canh và thâm canh, giao lưu hàng hoá tốt. Do nhiều nguyên nhân sinh thái, đất đai, phong tục tập quán khó có thể đem giống cải tiến thay thế cho các giống địa phương.

Bảo tồn bằng ngân hàng gen

Ngân hàng gen hay ngân hàng hạt giống là những bộ sưu tập hạt giống thu lượm từ các cây hoang dại và cây trồng. Hạt được lưư giữ trong điều kiện khô, lạnh trong thời gian dài sau đó cho nảy mầm trở lại

Nhược điểm của phương pháp này là : chi phí cao, có thể gặp những khó khăn nhất định nhưbị mất điện, hỏng thiết bị…Hạt sau bảo quản có thể biến tính….

Một số loài không thể bảo quản bằng phương pháp này VD: các hạt này gọi là các loài “bảo thủ”.

Tuỳ theo nhu cầu bảo quản, dài trung hay ngắn hạn mà các kho hạt có những phương tiện phù hợp. Tương ứng với đó là các tập đoàn hạt với tên gọi: tập đoàn công tác, tập đoàn hoạt động và tập đoàn cơ bản.

Bảo tồn nguồn gen In vitro

Đây là tập đoàn vật liệu di truyền được bảo quản trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng. Đối tượng bảo quản là những vật liệu sinh sản vô tính, các loại cây cây có hạt “Recalcitrant”, các vật liệu dùng để nhân nhanh phục vụ cho các chương trình chọn tạo và nhân giống, hạt phấn và ngân hàng AND.

Ngân hàng gen đồng ruộng

Đây là thuật ngữ chỉ các tập đoàn thực vật sống, được duy trì ngoài khu cư trú tự nhiên của chúng. Chúng có thể là các tập đoàn cây trồng trên đồng ruộng, trong các công viên, các vườn thực vật.

Đối tượng chủ yếu của bảo tồn này là các cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp, cây thuốc, cây lấy gỗ, các loài cây có hạt “Recalcỉtran”…

2.Bảo tồn loài

Để có thể bảo tồn loài trong những điều kiệnkhắc nghiệt do thiên nhiên hoặc do con người tạo nên, các nhà baỏ tồn cần phải xác định tính ổn định của quần thể dưới những điều kiện nhất định

Theo nguyên tắc chung thì quần thể càng nhiều cá thể được bảo tồn thì càng tốt và trên một diện tích cư trú lớn nhất có thể có. Nhưng thực tế để xác đinh diện tích cụ thể cho phù hợp từng loài là rất khó khăn.

Quần thể tối thiểu là đối tượng được quan tâm.

Bảo tồn loài vô cùng quan trong với đối tượng loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần phải hiểu đầy đủ về mối quan hệ sinh học của loài đó với môi trường và tình trạng quần thể của loài. Loài được tìm thấy ở đâu? Cư trú trong điều kiên như thế nào, cạnh tranh thức ăn ra sao, sinh lí, sinh sản…

Với các loài quý hiếm, quần thể còn lại quá nhỏ , có khả năng bi tuyệt diệt nhanh chóng thì giải pháp duy nhất là bảotồn loài dưới điều kiên nhân tạo dưới sự giám sát của con người.

Bảo tồn chuyển vị và bảo tồn nguyên vị được tiến hành song song và bổ trợ nhau trong chiến dịch bảo tồn loài. Những cá thể từ các quần thể được bảo tồn chuyển vị sẽ được thả định kì ra ngoài thiên nhiên tăng cường cho các quần thể nguyên vị.

Bảo tồn chuyển vị cho ta điều kiện hiểu biết sâu sắc hơn các đặc tính sinh học của loài, gợi ra những chiến lược bảo tồn mới cho các quần thể được bảo tồn nguyên vị . Việc nuôi nhốt và trưng bày trong bảo tồn chuyển vị sẽ góp phần giáo dục quần chúng về ý thức bảo vệ các loài trong thiên nhiên.

BÀI 12: VÙNG ĐỆM VÀ KHU BẢO TỒNI. Mục tiêu I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài sinh viên có khả năng: - Phân biệt được hệ thống các khu bảo tồn

- Trình bày được những quan điểm cơ bản về việc thiết lập khu bảo tồn. Giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giưa vùng đệm và khu bảo tồn.

II. Nội dung

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w