Sự cần thiết của giám sát, đánh giá đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx (Trang 41 - 42)

Tính đa dạng sinh học không phải lúc nào cũng cố định trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Theo sự biến đổi của thời gian, khí hậu, sự canh tranh phát triển trong các quần xã, diễn thế tự nhiên, di cư, sự tác động của con người... làm cho tính đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn luôn thay đổi. Vì vậy, điều tra, giám sát đa

dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn trong công tác bảo tồn. Điều tra và giám sát đa

dạng sinh học chính là các hoạt động nhằm xem xét, phân tích tình hình diễn biến các tài nguyên sinh vật theo thời gian, làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn.

Các đợt điều tra giám sát đa dạng sinh học theo định kỳ sẽ cung cấp những tư liệu cơ sở để chúng ta đánh giá những thay đổi trong khu bảo tồn do những tác động tiêu cực hoặc do các hoạt động quản lý gây nên. Mặt khác, các tư liệu điều tra giám sát sẽ giúp chúng ta đánh giá sự tiến bộ (hiệu quả) của các hoạt động quản lý. Nói chung, các cuộc điều tra kiểm kê sẽ cho ta những tư liệu về: số lượng loài trong khu bảo tồn (độ phong phú của loài); phân bố của các loài, nhóm loài đặc trưng cho các dạng sinh cảnh (tổ thành loài).

Việc điều tra giám sát thường xuyên theo định kỳ sẽ giúp các nhà điều tra xây dựng danh lục kiểm kê của các loài trong khu bảo tồn. Từ đó chúng ta có thể so sánh kết quả kiểm kê này với các đợt kiểm kê trước đây hoặc với kết quả kiểm kê ở các khu bảo tồn khác (nếu quy trình kiểm kê không bị thay đổi).

Ngoài ra hoạt động giám sát, đánh giá đa dạng sinh học còn nhằm mục đích: xác định các vùng ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và phát triển nguồn gen động, thực vật; theo dõi tác động của quản lý đất đai cũng như biến đổi môi trường đến đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐA DẠNG SINH HỌC potx (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w