Khi doanhnhântặng quà
Tặng quà cho một người bạn doanhnhân có lẽ còn khó hơn việc mua quàtặng
vợ! Sở dĩ như vậy là vì bạn không biết rõ đối tượng và tình huống khi tặng quà.
Ngày nay khi phải tiếp xúc với bạn bè nước ngoài nhiều hơn, thì việc tặngquà lại
càng trở nên phức tạp vì nó liên quan đến khía cạnh văn hóa và phong tục của
người khác xứ. Tặngquà trong giaotiếp thương mại là cả một nghệ thuật, vì nếu
biết tặng đúng cách thì
món quà sẽ góp phần giúp bạn xây dựng và duy trì mối liên
hệ
lâu dài. Còn như tặngquà không đúng cách thì lắm khi lại có thể gây tổn hại
cho mối quan hệ mà bạn đã dày công vun đắp.
Nhìn trên bình diện quốc tế, ta thấy có hai thái cực trong việc tặng quà: Một đằng
thì doanhnhân ở Mỹ, Canada, Úc và châu Âu hấu như không để ý đến. Trong khi
đó đối với người Nhật thì việc tặngquà là một điều rất quan trọng. Tại các nước
châu Á nói chung thì thông lệ tặngquà nằm giữa hai thái cực này và có chiều hơi
thiên về
phong cách Nhật Bản.
Tặng quà thế nào mới được xem là thành công? Có lẽ định nghĩa hợp lý nhất của
chữ thành công ở đây là khi người nhận vẫn còn nhớ đến bạn và công ty của bạn
thật lâu sau khi đã nhận được món quà! Có ba yếu tố quan trọng trong việc tặng
quà là:
• Món quà ấy thích hợp ra sao với người nhận.
• Thời điểm trao quà.
• Cách trao quà
Sau đây là một số tiêu chuẩn mà bạn nên lưu ý để tránh những lỗi có thể xảy ra:
1. Trước khi tặng quà, nhất là khi người nhận là nhân viên của một công ty lớn
hoặc công ty nước ngoài, bạn nên dành thì giờ tìm hiểu xem công ty ấy có những
quy định gì về việc nhậnquà biếu hay không. Nhiều
công ty đa quốc gia và nhất là
những công ty Mỹ, thường rất gắt gao về việc tặng và nhậnquà biếu. Họ thường
hạn chế giá tiền món hàng mà nhân viên có thể tặng hoặc nhận của khách hàng vì
tránh không muốn biến thông lệ quà cáp thành một hình thức hối lộ. Lại có một số
công ty hoàn toàn cấm việc quà cáp, trong trường hợp này bạn nên tôn trọng và
không nên tặng biếu gì khiến người bạn mình phải gửi trả lại mà như vậy thì sẽ
mất mặt cho cả hai bên.
2. Để chọn một món quà thích đáng, bạn hãy trả lời ba câu hỏi: "Người nhận có
thích món quà này không?", "Họ sẽ làm gì với món quà này - nếu là vật lưu niệm
thì sẽ chưng ở đâu, và nếu là thứ khác thì sẽ sử dụng như thế nào?", và "Món quà
này sẽ khiến người nhận có tăng cảm tình đối với bạn và công ty của bạn không?"
3. Một món quà "chung chung", nghĩa là mang ra tặng ai cũng được, thì dĩ nhiên
sẽ không hiệu quả bằng một món quà đặc biệt mà bạn đã chịu khó lựa chọn riêng
cho cá nhân người nhận. Do đó bạn nên cố gắng "nặn óc": để nghĩ ra những món
quà độc đáo. Cách tốt nhất là nên giữ một sổ ghi nhớ về những người mà bạn có ý
định sẽ tặng quà, đặc biệt với những trường hợp mà bạn nghĩ là sẽ khó chọn quà.
Nên hỏi thăm bạn bè và người thân của đối tượng về sở thích, hoặc nên ghi nhớ
vài chi tiết đặc biệt về họ qua những lần gặp trước đây.
4. Về món quà thì bạn nên chọn những thứ thật "giá trị", tuy nhiên cũng không nên
nghĩ rằng giá trị có nghĩa là đắt tiền. Nếu biết cách chọn thì bạn cũng có thể tìm
mua dược những món quà rất giá trị mà không phải tốn kém nhiều. Lấy thí dụ qua
câu chuyện với một người bạn làm ăn, bạn để ý là người ấy say mê thơ Đường.
Thế là trong một chuyến du lịch ngước ngoài, bạn ghé một tiệm sách tìm mua một
quyển sách thật đẹp về thơ Đường để tặng. "Của một đồng, công một nén", quyển
sách ấy không làm bạn cháy túi, nhưng sẽ là một món quà rất "giá trị" và cam
đoan là bạn sẽ được nhớ đến mỗi lần người ấy nhìn lại quyển sách bạn tặng.
5 Thời điểm tặngquà cũng là yếu tố rất quan trọng, do đó bạn nên tặngquà đúng
lúc. Chẳng hạn như nên gửi một món quàtặng cho khách hàng ngay sau khi vừa
ký xong một hợp đồng, hoặc gửi một món quà cám ơn ngay sau khi ai đó làm một
việc gì hết sức đặc biệt để giúp bạn.
6. Thường thì bạn nên trao quà trực tiếp cho người nhận kèm theo vài lời khen
ngợi, cám ơn hoặc khuyến khích chân tình vì như thế sẽ tăng giá trị của món quà
rất nhiều. Tuy nhiên dù phải gửi quà hay trao quà trực tiếp thì bạn cũng nên kèm
theo một lá thư ngắn với những dòng chữ thân tình để món quà trở nên "thắm
thiết" hơn.
7. Sau cùng là việc gói quà cũng cần được lưu ý vì tuy đây là một chi tiết nhỏ
nhưng cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn để ý đến người nhận.
Ngoài những nguyên tắc tổng quát trên đây, thêm một số điểm khác cũng đáng cần
lưu ý:
Ở nước ngoài thì những món quàgiao tế thương mại thông dụng nhất là:
• Quà lưu niệm của công ty.
• Sản phẩm điện tử
• Hoa
• Vé xem thể thao hoặc trình diễn văn nghệ
• Thức ăn
• Rượu
• Những vật cần dùng khi đi du lịch
• Đồ trang trí trên bàn làm việc
(Với những món quà lưu niệm của công ty thì cái logo nên được giữ kín đáo một
chút nếu bạn muốn chưng nơi bàn làm việc).
Nên tránh việc "chở gỗ về rừng", nghĩa là tặng những món quàquá quen thuộc với
người nhận, chẳng hạn như tặng
rượu vang cho người bạn Pháp, tặng bia cho
người Đức, tặng chocolat cho người Thụy Sĩ, trà cho người Tàu và cà phê cho bạn
hàng vùng Buôn Mê Thuột!
Với những đối tác mà bạn muốn tặngquà nhiều lần thì bạn nên chịu khó ghi sổ để
nhớ là trước đây mình đã tặng họ những gì. Tặng lại cho ai cùng một món quà thì
người ấy sẽ cho rằng mình coi thường họ, và dĩ nhiêu là bạn sẽ bị "bớt điểm"
ngay.
Nên để ý tránh không nên tặng những món quà không thích hợp với giá trị văn hóa
hay tôn giáo của người nhận. Thí dụ như tặng tượng Phật cho người bạn Thiên
Chúa giáo hay ngược lại, hoặc tặng rượu mạnh cho một người bạn Hồi giáo,
Nên tránh tặng những đồ dùng cá nhân, chẳng hạn như tặng cà vạt là một điều rất
khó, vì ta không thể nào đoán được sở thích người nhận.
Đối với khách viếng thăm từ nước ngoài thì một bức sơn mài,một tấm tranh tượng,
đồ gốm của nghệ nhân Việt Nam (với mẫu mã và chất lượng rất cao), sách bìa dày
tiếng Anh với nhiều hình ảnh về VN để chưng ở bàn, đều là những món quà có ý
nghĩa và rất được ưa chuộng. Tuy nhiên nên để ý tránh những vật quá nặng, cồng
kềnh và dễ bể vì rất phiền toái cho khách phải mang về nước.
V
. Khi doanh nhân tặng quà
Tặng quà cho một người bạn doanh nhân có lẽ còn khó hơn việc mua quà tặng
vợ! Sở dĩ như vậy. quyển sách bạn tặng.
5 Thời điểm tặng quà cũng là yếu tố rất quan trọng, do đó bạn nên tặng quà đúng
lúc. Chẳng hạn như nên gửi một món quà tặng cho khách