Nhắc đến lịch sử của nền báo chí việt nam, ta thực sự khâm phục sự tài năng và những cống hiến to lớn của những bậc thầy trong làng báo của nước ta ngay từ những ngày đầu phát triển. Có thể nói, giai đoạn đầu của nền báo chí việt nam đã gặp rất nhiều những khó khăn khi phải trải qua cuộc kháng chiến chống pháp trường kỳ. Nhưng nhờ tài năng, trí tuệ và sự tâm huyết với nghề đã khiến họ đưa nền báo chí qua giai đoạn khó khăn và phát triển cho đến tận bây giờ. Nhắc đến đây, ta không thể không nhắc đến sự cống hiến hết mình của nữ chủ bút đầu tiên của nước ta – Sương Nguyệt Anh. Thông qua tờ Nữ giới chung Sương Nguyệt Anh đã góp phần nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương, và nhất là đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội. Bên cạnh đó, bà cũng có những tác phẩm HánNôm với rất nhiều những thể loại khác nhau, góp phần tạo nên sự mới mẽ và đa dạng cho kho tàng văn chương của nền văn học của nước ta. Có lẽ, những đóng góp hết sức to lớn ấy đã đưa tên tuổi của Sương Nguyệt Anh trở thành một hiên tượng nổi bật và thực sự xuất chúng trong tốp những nhà báo xuất sắc nhất của nền báo chí Việt Nam thời kì bấy giờ.
Trang 1A Mở đầu.
Nhắc đến lịch sử của nền báo chí việt nam, ta thực sự khâm phục sự tài năngvà những cống hiến to lớn của những bậc thầy trong làng báo của nước ta ngay từnhững ngày đầu phát triển Có thể nói, giai đoạn đầu của nền báo chí việt nam đãgặp rất nhiều những khó khăn khi phải trải qua cuộc kháng chiến chống pháp trườngkỳ Nhưng nhờ tài năng, trí tuệ và sự tâm huyết với nghề đã khiến họ đưa nền báochí qua giai đoạn khó khăn và phát triển cho đến tận bây giờ Nhắc đến đây, takhông thể không nhắc đến sự cống hiến hết mình của nữ chủ bút đầu tiên của nướcta – Sương Nguyệt Anh Thông qua tờ Nữ giới chung- Sương Nguyệt Anh đã gópphần nâng cao dân trí, khuyến khích công nông thương, và nhất là đề cao vai trò củangười phụ nữ trong xã hội Bên cạnh đó, bà cũng có những tác phẩm Hán-Nôm vớirất nhiều những thể loại khác nhau, góp phần tạo nên sự mới mẽ và đa dạng cho khotàng văn chương của nền văn học của nước ta Có lẽ, những đóng góp hết sức to lớnấy đã đưa tên tuổi của Sương Nguyệt Anh trở thành một hiên tượng nổi bật và thựcsự xuất chúng trong tốp những nhà báo xuất sắc nhất của nền báo chí Việt Nam thờikì bấy giờ
B Sương Nguyệt Anh - Nữ sĩ, nữ chủ bút tài hoa và trí tuệ.
I.Giới thiệu sơ lược về cuộc đời Sương Nguyệt Anh và những tácphẩm của bà.
1 Cuộc đời Sương Nguyệt Anh.
Sương Nguyệt Anh tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê, bút hiệu Nguyệt Nga,Xuân Khuê, Nguyệt Anh, Nguyệt Anh Thị, Sương Nguyệt Anh Bà sinh ngày 8tháng 3 năm 1864, và mất ngày 20 tháng 1 năm 1921.
Sương Nguyệt Anh là con thứ tư của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, sinh tạilàng Bình Đông, tổng Bảo An, phủ Hoằng Đạo, tỉnh Vĩnh Long, nay là xã An Đức,huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Thân mẫu Sương Nguyệt Anh là bà Lê Thị Điền, emcủa ông Lê Văn Quýnh vốn là bạn của Nguyễn Đình Chiểu.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho thanh bạch, lại được sự giáo dục kỹ lưỡngcủa người cha danh tiếng lẫy lừng Gia Định, bà không chỉ được yêu mến bởi tínhtình điềm đạm, đôn hậu mà còn nổi tiếng thông minh, sắc sảo Thuở nhỏ bà đượchọc chữ Nho, làm thơ Nôm, giỏi quốc ngữ
Suốt thời thanh xuân, bà nổi danh cả về tài sắc lẫn đức hạnh, song cốt cách lại“giản dị, tự nhiên, không bao giờ hiếu danh, kiêu ngạo” Gặp lúc gia đình rơi vàocảnh khó khăn, bà nghỉ học để vừa chăm lo việc gia đình, vừa giúp đỡ cha già bốcthuốc chữa bệnh Vì thế, bà còn được ca ngợi là người con gái hiếu đễ của gia đìnhcụ Đồ Chiểu Bà được rất nhiều người mến mộ Đó là ông Bảy Nguyện ở Mỏ Cày,
Trang 2ông Bái Liễu ở Mỹ Tho, ông phủ Ba Tường… Riêng ông Phủ Xuyên theo đuổi bà từlâu mà không được nên sinh lòng oán hận, tìm nhiều cách gây hại cho bà Sau khicha mẹ qua đời, bà chuyển đến Mỹ Tho cùng người em trai Nguyễn Đình Chiêm đểtránh sự quấy phá của ông Phủ Xuyên Nhưng rồi một đêm, bà bị ông Phủ Xuyêntoan làm nhục Khi ấy, ông Nguyễn Công Tính biết chuyện nên đã cứu bà thoátkhỏi hoạn nạn Sau “mối kỳ duyên” này, bà đã kết hôn với ông Tính; trước là vì cảmkích tấm lòng nghĩa hiệp của ông, sau là thương cảm cảnh ông góa vợ nuôi con Bàtheo chồng về ở chợ Rạch Miễu, tỉnh Mỹ Tho Sau đó ít lâu, bà hạ sinh bé gái tên làNguyễn Thị Vinh Cuộc hôn nhân đẹp đẽ đã sớm kết thúc bi thảm khi ông Tính bịPhủ Xuyên âm mưu sát hại Chồng chết khi con gái vừa tròn 2 tuổi, bà tuy mới 30nhưng quyết không đi thêm bước nữa, thủ tiết nuôi con Vì lý do này, rất nhiều nhànghiên cứu cho rằng chính bà đã thêm chữ Sương vào bút hiệu Nguyệt Anh thànhSương Nguyệt Anh để tỏ rõ tâm tình và ý nguyện sống tròn đạo nghĩa thủy chung.
Cuộc sống sớm bất hạnh vẫn không dập tắt được ý chí của nữ sĩ Khoảng năm1917, con rể của bà là giáo sư Mai Bạch Ngọc giới thiệu bà với ông tổng lý báo TrầnVăn Chim và ông Henry Blaquière chủ nhiệm báo Le Courrier Saigonnais để vậnđộng thực dân Pháp xin ra tờ tuần báo cho phụ nữ Tờ báo có tên Nữ Giới Chungphát hành thứ sáu hàng tuần đã ra đời, trụ sở đặt tại số 15 đường Taberd nay làNguyễn Du, do chính Sương Nguyệt Anh làm chủ bút Ngay khi xuất hiện, tờ báo đãđược đón tiếp nồng nhiệt Nhưng chỉ sau 22 số, kéo dài khoảng 5 tháng thì Nữ GiớiChung bị đình bản Một trong những nguyên nhân gây nên sự đình bản của tờ báolà do bệnh tình của chủ bút Sương Nguyệt Anh Thời gian này bà bị đau mắt và theolời khuyên của bác sĩ, bà không tiếp tục làm việc giấy tờ được Vì vậy, bà đã chấmdứt hoạt động báo chí để trở về Ba Tri ở với người em là Nguyễn Đình Chiêm Mặcdù rất sợ và bị ám ảnh cảnh mù lòa của cha nhưng rồi cuối đời, bà cũng chịu chungsố phận với thân phụ Nguyễn Đình Chiểu Mặc khác, nguyên nhân làm cho tờ báonày đóng cửa nữa là do chính quyền thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa tờ báo này vì“nhận thấy ảnh hưởng của Nữ Giới Chung ngày càng to lớn”.
2 Các tác phẩm chính:
Những tác phẩm chính của bà xoay quanh những thể loại chính như thơ, vănbáo chí và một số bài báo mà bà viết khi còn là nữ nhà báo tài hoa.
Trong thơ chữ Hán gồm các bài như:
- Đoan dương tiết cảm - Linh sơn nhất thụ mai
Thơ quốc âm gồm:
- Cây mai
- Nhân vua Thành Thái vào Nam
Trang 3Văn báo chí gồm:
- Thế lực người đờn bà
- Nghĩa nam nữ bình quyền là gì?
- Nghĩa tiện tặn- Cách ăn mặc của đờn bà nước ta- Đờn bà không nên chuyên về văn thơ
- Bàn về sách dạy đờn bà con gái- Thương nhau xin nhớ lời nhau- Lai Kiễu
- Xuất uư cốc
- Thiên du kiểu mộc luận- Nghề làm trà tàu
- Thơ văn Bắc kỳ- Mộng thạch văn tập
Bên cạnh các thể loại trên bà còn sử dùng một số thể loại khác như văn tế,tồn nghi, tân chinh phụ thán và vè Ngoài ra, trong vai trò nữ nhà báo, bà viếtkhoảng trên 17 bài trên báo Nữ Giới Chung Tên tuổi của bà lưu lại còn nhờ bài văntế chồng rất độc đáo và gợi nhiều xúc cảm.
3
Sơ lược về tờ báo “Nữ giới chung”.
Lịch sử ra đời và phát triển:
Trang 4Thời kỳ 1908-1918, thời kỳ “báo chí theo chủ thuyết của Albert Sarraut” rầmrộ xuất hiện A.Sarraut từ lâu đã biết lợi dụng báo chí cho mục đích chính trị, lại làngười thông minh, xảo quyệt và có lắm tài mị dân Trong lúc mà xã hội Việt Namcòn chưa đề cao vai trò của người phụ nữ thì A.Sarraut đã biết cách bày tỏ sự quantâm với thành phần này sao cho có lợi đối với nhà cầm quyền “Ngay khi đến SàiGòn và trong chương trình nhằm cải cách nâng cao mức sống xã hội dân Annam,ông A.Sarraut đã cho phép xuất bản một tờ tạp chí phụ nữ đầu tiên dùng để nâng caomức sống của phụ nữ” Nữ giới chiếm tới một nữa dân số trong cả nước, lại khôngtận dụng họ thì thật đáng tiếc Chính vì lẽ đó, mà ngày 1 –2 – 1918, Nữ Giới Chungtờ báo phụ nữ đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn Chủ nhân của tờ báo này là ông HenriBlaquìere, người Pháp, còn làm giám đốc của một tờ báo khác bằng tiếng Pháp, tờLe Courrie Saigonnais Tổng lý tờ báo là ông Trần Văn Chim Và sau đó SươngNguyệt Anh được mời làm chủ bút
Sài Gòn là mảnh đất để thí nghiệm các phong trào mới và là nơi hoan nghênhnhững sự mới mẻ của người dân nên tờ báo dành cho người phụ nữ ra đời ở đâytrước tiên là lẽ tất yếu Nữ Giới Chung là tờ báo nữ đầu tiên có thời gian tồn tại khángắn ngủi, song ảnh hưởng của nó trong xã hội đương thời cũng như trong tiến trìnhphát triển lịch sử báo chí trở về sau là tương đối lớn.
b Mục đích, chủ trương của tờ báo
Một tờ báo ra đời bao giờ cũng có tôn chỉ và chủ trương hoạt động của nó cảvà Nữ Giới Chung cũng vậy Ra đời trong thời kỳ dân trí còn thấp, lại là tờ báo dànhcho người phụ nữ, nên một tôn chỉ cụ thể, rõ ràng thì mới tạo được niềm tin tronglòng độc giả Mục đích của tờ báo được nêu trong phần mở đầu của tờ báo là “khởixướng phong trào nữ học, nó không dám dính líu đến chính trị và không có ý tranhđua với nam giới”
Và Tôn chỉ chính của tờ báo gồm bốn nội dung chủ yếu là:- Vun trồng gốc luân lý.
- Trau giồi lẽ biết thường.- Gây dựng cuộc công thương.- Liên lạc mối cảm tình.
Mục đích, tôn chỉ của Nữ Giới Chung muốn hướng đến là nâng cao dân trícho người phụ nữ vốn từ trước nay không hề được coi trọng trong xã hội Việt Nam.Nữ Giới Chung đã gióng lên hồi chuông khơi dậy sức mạnh của một nửa dân số xãhội Có thể nói mục đích và tôn chỉ hoạt động của Nữ Giới Chung rất tiến bộ Nó rasức bảo tồn những giá trị truyền thống, giúp cho người phụ nữ khẳng định vị trí, vaitrò của mình trong xã hội mới là tất cả những gì mà Nữ Giới Chung hướng đến
Trang 5trong suốt quá trình tồn tại của mình Và điều đó đã dành đựơc rất nhiều sự ủng hộcủa những trí thức tiến bộ.
c
Các thể tài trên Nữ Giới Chung:
Nữ Giới Chung được chia thành các thể tài chính sau:- Xã Thuyết
- Học Nghệ- Gia chánh- Văn uyển- Tạp trở- Thời Đàm- Truyện ký - Tiểu thuyết
Sương Nguyệt Anh đã khái quát nội dung của 8 mục chính như sau: - Phàm những bài bàn về các vấn đề có lợi ích chung trong bạn gái, có quanhệ lớn đến việc đờn bà, lấy lẽ công bình tình mà luận Một, chú ý về thuần phonghóa, hai, cổ động về việc công thương Tóm lại là ngụ cái tinh thần của bổn báo thìthuộc về mục Xã Thuyết
- Phàm về những nghề chuyên môn, đã có thiệt nghiệm, mà rất giản dị haylàm tay, hoặc dùng máy, có thể ngồi nhà mà nghiên cứu, không thầy mà chế tạođược, rất giúp ích cho nhà làm nghe, thì thuộc về mục Học Nghề.
- Phàm những việc cần dùng hàng ngày trong gia đạo như may vá, nấunướng, tính toán, thuốc thang, cách nuôi con, dạy con chỉ bảo đứa ăn đứa ở, cho cókỷ cang, có nề níp thì thuộc về mục Gia chánh.
- Phàm những bài từ, phú, thơ ca của mấy bực danh viên, khuê tú, ngắmtrăng, nhả ngọc, phúng châu, lấy câu văn mà di dưỡng tính tình, mượn bút hoa màvẽ vời tư tưởng thì thuộc về mục Văn uyển.
- Phàm những bài không vào môn loại nào, không có thể loại gì, như bài”laikiểu”, lời “cách ngôn”, chuyện “khôi hài”, câu “thai đố”! Và các cuộc chơi tiêukhiển, mà có ích cho trí khôn thì thuộc về mục Tạp trở.
- Phàm những việc hiện tại ngoài thế giới, trong nước nhà, mà có quan cảmvới nữ giới, hoặc các phóng viên gởi lại, hoặc theo báo Tây dịch ra, cứ trong sựthiệt, hay khen chê, như thể lệ nhà làm sử vậy, thì thuộc về mục Thời đàm - Phàm những liệt truyện các bà mẹ hiền, dâu thảo, đức hạnh, tài ba xưa nay,đem phấn son tô điểm non sông, mà mai một, không mấy ai nhớ được lịch sử Nhứtlà những bà có tài đức trong nước ta, đều sao lục lại làm tập kiểu thơm, làm bia kỉ
Trang 6niệm, làm gương cho khách hồng quần, thì thuộc về mục Truyện kí - Phàm những truyện có tính lí thú của mấy nhà Đại thuyết gia, kí thác làmngười trong sách, mà tả các chơn tướng thói đời lòng người Ngụ ý khuyên răng,nghĩa thưởng phạt, trong lúc mau vui, đặng ngăn ngừa các thói xấu trong xã hội thìthuộc về mục Tiểu thuyết.
II Sương Nguyệt Anh - Nữ sĩ tài hoa của Nam Bộ 1 Thơ từ cuộc đời sầu muộn, thanh cao
Mỗi lần nói đến văn học sử Nam phần, người ta lại nghĩ tới bà, ngâm nhữngcâu thơ tế nhị của bà, nhớ đến tinh thần và chí khí thanh cao mà bà đã nêu gươngcho hậu thế.
Thơ của bà phần lớn là tiếng thơ của khí tiết Hầu như bài thơ nào cũng kýthác những tâm sự nữ nhi giữa thời truân chuyên và loạn lạc Điều khiến cho thơ bàtrở nên sâu lắng và có sức gợi qua thời gian chính là tấm lòng chân thành trước cuộcđời Tuy lời thơ rắn rỏi nhưng hơi thơ vẫn chứa đựng nỗi ngậm ngùi riêng, kín đáovà cảm động.
Bên cạnh những lời thơ khảng khái hiếm có ở một nữ sĩ:Ngọc ánh chi nài son phấn đượm,
Vàng ròng há sợ mất màu phai.(Trong bài Cây mai)
Dòm thấy bụi trần toan đóng cửa,Ngọc lành chi để thẹn danh ô.(Cái lọng)
Trang 7Bơ phờ nắng rọi hoa nghiêng nhụyLây lất mưa qua bướm dấu mình(Thơ cho con rể góa vợ)
Góa chồng ở tuổi 30, rồi mất đi con gái khi vừa bước vào nghiệp làm báomuộn màng, thơ bà ẩn chứa tiếng khóc thầm không nguôi của một trái tim đa cảm,sầu muộn Tâm sự về ý chí “sương cư thủ tiết” của bà không đơn giản chỉ là nhữnglời “tuyên bố” trong các bài thơ xướng họa hoặc việc bà lấy chữ Sương thêm vàođầu bút danh Nguyệt Anh Điều hệ trọng hơn là nữ sĩ vẫn chứng tỏ tấm lòng thẳngngay trong sạch của mình ngay ở những câu thơ đau xót nhất, ngay ở những dự cảmbuồn bã nhất Chung thủy với người chồng quá cố cũng là một minh chứng trongtoàn bộ tinh thần và lẽ sống của bà: tấm lòng trước sau như một đối với tình đời tìnhngười Vì thế mà không chỉ dừng lại ở những bài thơ tình tứ, bày tỏ khí tiết, bà cònviết một bài thơ về thời cuộc mà dư âm của nó hẳn không thua kém những bài thơyêu nước thương dân của thân phụ bà:
Vui lòng thánh đế nơi xe ngựa,Xót dạ thần dân chốn lửa than Nước mắt cơ cùng trời đất biết,Biển dâu một cuộc thấy mà thương.(Nhân vua Thành Thái vào Nam)
Trí tuệ và tài hoa của người con đất phương Nam vẫn không bị chìm lấptrong dòng chảy buồn thương của niềm riêng tư Sương Nguyệt Anh vẫn hướng đôimắt âu lo về những người dân mất nước Lời thơ chân thành gắn với thời cuộc đãkhiến bà được xưng tụng là người phụ nữ “làm rạng danh thêm một gia đình trí thứcyêu nước và trở thành tấm gương nữ sĩ trong thời ly loạn”.
Loạt thơ chữ Hán của Sương Nguyệt Anh hầu hết tập trung vào các chủ đềcủa thơ cổ Đó là các bài Đoan dương tiết cảm, Tân chinh phụ thán, Linh sơn nhấtthụ mai, và một bài thơ tứ tuyệt không rõ nhan đề Ngoại trừ bài Tân chinh phụ tháncòn nhiều nghi vấn về tác giả, ba bài thơ chữ Hán còn lại của bà đều mang phong vịthơ cổ Tuy không có nét hiện đại hay phá cách nhưng các bài thơ này vẫn chứng tỏngòi bút có thần của bà khi viết về những trăn trở nghiêm trọng mà các nhà nho xưathường gửi gắm:
Vãng lai thùy lữ điếu trung hồn?Cạnh cạnh yên ba hoành cổ độ(Khách qua sông có ai thương xót một linh hồn trung chính không?Khói sóng dậy lên mãi nơi bến xưa)
Trang 8Chủ đề tri âm của người xưa cũng được bà nói đến trong Linh Sơn nhất thụ mai Tùyduyên nhược ngộ tri âm khách
Thiên lý tình thâm tá nhất chi(Dặm ngàn tri kỷ duyên may gặpMột nhánh tình sâu gởi gắm ai)
Thơ bà để lại không nhiều, nhưng giọng thơ đầy duyên ngầm với hồn thơchân thật, thanh cao vẫn mang đến cho những bài thơ ngắn ngủi ấy một đời sống rấtdài trong lịch sử văn học dân tộc.
2 B ản lĩnh văn chương thông qua Văn tế chồng của Sương Nguyệt Anh.
Nếu tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu gắn với những bài văn tế các nghĩa sĩ hysinh vì nước, Sương Nguyệt Anh cũng được nhắc đến với bài văn tế chồng rất đặcbiệt Ông phó tổng Tính chồng bà hiền lành, tốt bụng; sinh thời còn làm nghề thầythuốc Bản thân nữ sĩ về cuối đời cũng bốc thuốc cứu người như cha và chồng Amhiểu đông y, bà đã dùng tên các vị thuốc để viết một bài văn tế vừa tài hoa vừa thànhtâm đến kỳ lạ.
Hỡi ôi Vườn bắc quyển mây cheSao nam tinh gió tạt
Cửa thiên môn lồng lộngOan tình này khó nỗi nhân trần Miền hải thảo minh mangThảm thân đó khôn tròn chỉ xácNhớ quân tử xưa
Tường mạo thung dungTánh tình hậu phát…
Riêng về giọng điệu, bài văn tế chất chứa niềm tiếc thương sâu sắc của mộtngười vợ đối với một người chồng Niềm tiếc thương ấy tràn ra thành từng lời vănđau xót Mỗi tên thuốc bà dùng đều gợi cảm xúc và linh động một cách đặc biệt:Những tưởng bốn phương trời viên chí, sách thanh mong ước đặng mở màyNào hay chín suối số đương qui, tờ bạch chỉ phá đà che mặt
Cả thương thay
Trướng hiệp quản rời rã a dao, tiết phụ tử chia lìa…
Chẳng hay đâu thảo khấu lăng loànPhải dự chi mà thấu lý quyền minh Sao đến nơicốt bì tan nát
Trang 9Với bài văn tế chồng độc đáo phảng phất nỗi niềm xưa cổ lồng trong một tâmsự riêng tư đầy cá tính này, Sương Nguyệt Anh cũng xứng đáng là nhà thơ nữ tiêubiểu của buổi giao thời giữa cái mới và cũ
3 Nữ chủ bút đầu tiên của lịch sử báo chí Việt Nam
Nữ Giới Chung là tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam ra đời ngày 1 tháng 2năm 1918 Sự kiện tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ xuất hiện và người chủ bút đầutiên là nữ giới đã đưa tên tuổi Sương Nguyệt Anh vào lịch sử báo chí và văn họcViệt Nam.
Những tờ báo do phụ nữ làm chủ bút và quản lý những năm 20 đầu thế kỷ XXkhông phải ít Danh sách các nữ chủ bút Nam bộ bắt đầu từ năm 1929 trở đi gồm: bàNguyễn Đức Nhuận chủ bút tờ Phụ Nữ Tân Văn, bà Trần Thiện Quý quản lý báoTrung Lập, bà Phan Văn Thiết quản lý báo Việt Dân, Tân Văn và Thế giới Tân Văn,bà Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận chủ bút báo Sài Gòn… Như vậy, Sương Nguyệt Anhcùng với tờ báo Nữ Giới Chung thật sự là tiếng chuông rung đầu tiên cho trào lưuphụ nữ làm báo của Sài Gòn, Nam Bộ
Lời tựa đầu của Nữ Giới Chung còn ghi rất rõ tâm huyết và cốt cách của vị nữsĩ làm báo:“…Bổn báo sự nghiệp thiệt mỏng như tờ giấy, trách nhiệm lại chuyên vềđờn bà… đâu dám tự nhận là cô giáo sư mà theo trong qui củ, chương trình nhưtrường học (…) Người xưa có câu thơ đề chuông rằng: “Một tiếng khua vang nămhồ bốn biển”… Nghĩa chỉ có ý muốn tỷ mình như chuông báo thức, kề tai mấy tiếng,kêu nhau trong chị em nhà Bởi thế nên lấy tên Nữ Giới chung mà đặt hiệu báo”
Cốt cách giản dị của Sương Nguyệt Anh thể hiện rất rõ trong lời tựa đầu tờbáo Tiếng chuông ở đây được ví như tiếng “kề tai” của nữ giới chứ không thammuốn làm tiếng chuông danh vọng hay đánh thức điều gì lớn lao Nhưng điều màSương Nguyệt Anh khiêm nhường từ chối lại chính là dư vang của tờ báo Cũngngắn ngủi như những bài thơ của bà, tờ Nữ Giới Chung với 5 tháng tồn tại nhưngcũng đủ khuấy động tinh thần xã hội và các bậc nữ lưu trí thức đương thời TheoSương Nguyệt Anh, tờ báo có bốn tính chất:
- Vun trồng gốc luân lý- Trau dồi lẽ biết thường- Gây dựng cuộc công thương- Liên lạc mối cảm tình
Tôn chỉ báo chí mà lời lẽ thi vị đăng đối, đấy là nét rất riêng của một nữ sĩ tàihoa và trí tuệ Bốn tính chất vừa nêu thực chất là giúp nữ giới chọn lọc tinh hoatruyền thống, hiểu biết và ứng xử xã hội như nam giới, tham gia cạnh tranh kinh tếvà liên hiệp phụ nữ các miền để cùng tiến bộ Ở những năm 20 của thế kỷ XX, tưtưởng tiến bộ và sắc sảo này không chỉ “đánh động cho nhân dân cả nước biết được
Trang 10giới quần thoa yếm vận cũng vượt qua cửa buồng, tham gia hoạt động kinh tế - vănhóa - xã hội - khoa học kỹ thuật cùng nam giới” mà còn chứng thực cho tài năng vàsức ảnh hưởng của nữ sĩ đối với nền học thuật nước nhà.
Nữ Giới Chung được thiết kế thành 8 mục:- Xã thuyết
- Học nghệ- Gia chánh- Văn uyển- Tạp trở- Thời đàm- Truyện ký- Tiểu thuyết
Với các đề mục trên, nữ sĩ tham gia viết trực tiếp ba mục là xã thuyết, vănuyển và tạp trở Nữ Giới Chung chỉ ghi lại một bài thơ Khai bút của bà ở mục Vănuyển Bài thơ dài, từ ngữ và hình ảnh có vẻ tươi vui, mang phong cách thơ cổ động,tuy nhiên, nỗi ám ảnh về “vận nước”, “non sông” vẫn thoáng hiện đâu đó qua cáccâu thơ kín đáo như: “nước nhà đang lúc dạy nuôi”; “non sông còn đó non sông”;“non sông còn đó người tư tưởng”…
Điều đặc biệt là với thiên hướng thơ ca, Sương Nguyệt Anh lại không thậtmặn mòi với trang thơ của mục Văn Uyển Diễn đàn bà quan tâm nhiều hơn lại làXã thuyết: “Ngụ cái tinh thần của bổn báo thì ở mục Xã thuyết” Trong mỗi bài báo,lời lẽ chân phương nhưng tinh tế, Sương Nguyệt Anh với vai trò mới thì bà vẫn tiếptục hồn văn chương chân thành cảm động của mình Bà phân tích rất đúng mực về“nghĩa nam nữ bình quyền”, không hề mắc phải sự quá khích cực đoan: “Ở phươngTây, vì đờn bà cũng có học hành, có tài giỏi, có công án với xã hội, chẳng thua gìđờn ông Nên mới vượt bổn phận gái, xướng cái chủ nghĩa riêng ấy Vậy mà ngườithức giả còn lắm kẻ phản đối thay Huống chi đờn bà nước ta ngoài ba ông táo chưabiết xứ Nam xứ Bắc ở về đâu, nhà Trần nhà Lê ở triều nào, lựa là việc cả thể Trôngngười mà ngẫm đến ta, một già một mỏng biết là có nên (…) Vốn đờn bà như cáiđèn để trong nhà thì sáng, đem ra đường thì lụi Đờn bà ta quyết định đã chưa có,việc nhà còn không rành, mà vội nói bao lao những tiếng “Bình Đẳng Tự Do” khácgì đương mùa nắng mà mặc áo lông cừu, ở xứ lạnh lại dùng hàng lụa mỏng, trái thờitiết chỉ hại ích gì đâu… Tôi tưởng cái tình thế nước ta bây giờ, chẳng có chi bằng cứmột phương châm, giữ gìn luân lý xưa, mở mang học hành mới, dẫu cách sông trởnúi cũng vững một tay co, đường tấn hóa nước ta mai sau ở đấy”(Nữ Giới Chung, số2, ngày 22-2-1918) Đoạn trích dài này giữ đúng tinh thần của Sương Nguyệt Anh,nuôi một niềm “tiên ưu” song cũng rất tỉnh táo trước thế cuộc Tinh thần nho nhã và