- Bước 3: Chiến lược phát triển thương hiệu:
1. Mục tiêu, chiến lược của công ty quảng cáo Ánh Dương đến năm 2010:
năm 2010:
* Sứ mệnh và tầm nhìn của công ty quảng cáo Ánh Dương:
- Công ty quảng cáo Ánh Dương khoảng 3 năm về trước công ty được biết đến là một trong những công ty quảng cáo mạnh là một trong những công ty quảng cáo hàng đầu của Việt Nam. Song trong khoảng 2 năm trở lại đây do có rất nhiều công ty quảng cáo mới ra đời và phát triển rất mạnh, mà Ánh Dương bắt buộc phải chia sẻ một số khách hàng cho các công ty này. Ngày nay công ty có vị trí đứng tụt hậu dần so với khoảng 3 năm về trước. Tuy nhiên công ty vẫn là một trong những công ty có sức mạnh trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Đặc biệt trong thời gian tới khi AFTA hoàn toàn có khả năng vào năm 2005 thì công ty quảng cáo Ánh Dương sẽ còn đối mặt với lực lượng không nhỏ các công ty quảng cáo nối tiếp một khu vực sẽ gia nhập vào thị trường quảng cáo Việt Nam.
- Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng chọn đối tác dựa trên danh tiếng của thương hiệu, các doanh nghiệp nhìn chung luôn luôn có xu hướng tìm kiếm cho mình một công ty quảng cáo có danh tiếng để có thể thực hiện được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Do vậy mà Ánh Dương cũng đã nỗ lực phấn đấu xây dựng thương hiệu cho công ty mình. Song do có nhiều hãng cùng ngành cạnh tranh quyết liệt nên cũng đã khiến cho Ánh Dương gặp thất bại trong một số cuộc đấu thầu quảng cáo gần đây.
- Các nhà quản trị Việt Nam ngày nay có xu hướng hợp nhất các đại lý quảng cáo, tiếp thị và truyền thông. Trên thị trường hiện nay đòi hỏi các đối tác phải có đủ khả năng triển khai các chiến dịch quảng cáo và có khả năng “bao tiêu” toàn bộ kế hoạch đề ra. Trên thị trường quảng cáo họ đánh giá rất cao tính đồng bộ và khả năng nhất quán của các chiến dịch quảng cáo trọn gói. Thị trường ngày nay yêu cầu về mức chuyên biệt của các chiến dịch quảng cáo trọn gói đang được đòi hỏi rất cao. Với đòi hỏi và yêu cầu của thị trường như vậy mà công ty quảng cáo Ánh Dương đang gặp
phải những bất lợi trong việc triển khai thực tế và thực hiện các mục tiêu kinh doanh trước mắt và dài hạn. Nguyên nhân chính của việc gặp phải khó khăn này là do thương hiệu của công ty quảng cáo Ánh Dương chưa đủ mạnh để đảm bảo được chức năng của mình.
- Công ty quảng cáo Ánh Dương đã có những chiến lược phát triển cụ thể từ khi công ty thành lập. Trong điều kiện hiện nay khi công ty thực hiện các chiến lược cụ thể thì công ty cần phải xác định rõ thế và lực của chính bản thân mình trên thị trường để từ đó có những chiến lược cụ thể.
- Ánh Dương khi thực hiện một chiến lược nào thì cần phải đề ra một chiến lược cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể (thường ít nhất là 5 năm)
• Mục tiêu của doanh nghiệp:
Công ty quảng cáo Ánh Dương đề ra các mục tiêu riêng cho mình, bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn:
Bảng 5: Bảng mục tiêu của công ty quảng cáo Ánh Dương
Mục tiêu Năm Doanh thu (Tỷ đồng) Lợi nhuận (Tỷ đồng) Thị phần Thị trường khách hàng 2010 16 tỷ 7 tỷ Công ty chiếm lĩnh thị phần cả phía Bắc và phía Nam. Khách hàng từ trung bình khá đến cao cấp, (có hoạt động truyền thông và tiếp thị là từ 7-20 tỷ đồng) 2006 8 tỷ 3 tỷ Thị phần hoạt động của công ty là ở phía Bắc.
Hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trong lĩnh vực mà công ty thực hiện
(Nguồn: công ty quảng cáo Ánh Dương)
- Mục tiêu trong ngắn hạn:
+ (Mục tiêu phát triển kinh doanh trong năm tới - năm 2006) công ty vẫn tiếp tục thực hiện các mảng dịch vụ hiện công ty đang khai thác, công ty còn mở rộng thêm và đi sâu hơn nữa về mảng dịch vụ mới đó là quảng
cáo trên truyền hình, thiết kế và sản xuất các vật phẩm quảng cáo, các vật phẩm làm quà tặng, thiết kế chế bản các ấn phẩm quảng cáo, thiết kế và chế tạo sản phẩm mới, sản phẩm có kiểu dáng độc quyền, và đặc biệt là các dịch vụ mà công ty đã làm thì đi chuyên sâu hơn đó là các vấn đề về tổ chức sự kiện, quảng cáo triển lãm và hội chợ, tổ chức mua bán các thiết bị quảng cáo, quảng cáo báo chí( công ty đang thực hiện làm báo Doanh Nghiệp từ năm nay tới năm 2010).
+ Công ty có chiến lược cụ thể để có thể khai thác được mảng dịch vụ mà công ty đã ra kế hoạch ở trên, đặc biệt công ty chú trọng tới quảng cáo truyền hình hơn, đối tượng khách hàng mà công ty nhắm tới là các doanh nghiệp có ngân sách dành cho hoạt động tiếp thị và truyền thông là khoảng từ 4-7 tỷ đồng một năm. Công ty đề ra kế hoạch doanh thu cho năm tới (năm 2006) là 8 tỷ đồng và mục tiêu về lợi nhuận của công ty là khoảng 3 tỷ đồng.
- Mục tiêu dài hạn:
+ Công ty đề ra kế hoạch và mục tiêu phấn đấu cho đến năm 2010 là công ty sẽ nhắm vào nhóm đối tượng khách hàng từ trung bình khá đến cao cấp (khách hàng là những doanh nghiệp có hoạt động truyền thông và tiếp thị khoảng từ 7-20 tỷ một năm, để có thể thực hiện được mục tiêu này công ty đã nghiên cứu chiến lược phát triển kinh doanh cho mình bằng cách công ty quyết định đầu tư mạnh vào đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao để có thể khai thác mạnh những mảng dịch vụ có chứa hàm lượng chất xám cao, nhất là những giải pháp tư vấn thị trường, các hoạt động về tổ chức sự kiện, sản xuất phim và các hoạt động nhằm giới thiệu hình ảnh công ty.
+ Mặt khác công ty tiến hành mở rộng hệ thống giá trị dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên công ty vẫn tiếp tục duy trì và phát triển loại hình dịch vụ trọng điểm của công ty đó là mảng dịch vụ về các hoạt động tư vấn khách hàng, tổ chức sự kiện và mua bán vật tư các thiết bị quảng cáo.
+ Mục tiêu dài hạn của công ty hướng tới đó là công ty sẽ trở thành một công ty quảng cáo chuyên biệt và chiếm được thị phần lớn trong một khoảng thời gian tới.
+Mục tiêu của công ty trong khoảng năm 2010 công ty sẽ chiếm lĩnh thị phần miền Nam.
+ Mục tiêu về lợi nhuận của công ty năm 2010 là khoảng 7 tỷ đồng (trong khi mục tiêu về doanh thu khoảng 16 tỷ đồng). Như vậy với mục tiêu này thì tới năm 2010 lợi nhuận của công ty chiếm khoảng gần bằng 1/2 tổng doanh thu có được.
+Công ty quảng cáo Ánh Dương đưa ra mục tiêu trong dài hạn đó là công ty sẽ có một thương hiệu mạnh trên thị trường trong tương lai gần.
• Mục tiêu Marketing:
Công ty đề ra mục tiêu marketing trong một số các năm tới là công ty sẽ tạo được thế đứng vững mạnh trên thị trường. Sức mạnh của các chiến lược Marketing của công ty phảI được thị trường khách hàng cảm nhận một cách cụ thể.
- Công ty sẽ đưa ra một mức giá mà được các khách hàng chấp nhận một cách thoả đáng. Như vậy mức giá mà Ánh Dương thực hiện thì tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm quảng cáo, tuỳ từng khách hàng cụ thể. Mục tiêu về chiến lược giá mà công ty thực hiện trong thời gian tời đó là chiến lược giá “hớt phần ngon”.
- Mục tiêu về sản phẩm của Ánh Dương trong thời gian tới đó là Ánh Dương sẽ thiết kế các sản phẩm mới thật độc đáo và mới lạ, sản phẩm của công ty phải có nét đặc thù riêng.
- Mục tiêu về Kênh Phân Phối: Ánh Dương trong thời gian tới ngoài việc thực hiện tốt các kênh quảng cáo cũ thì công ty sẽ mở rộng kênh phân phối khác nữa như: quảng cáo Truyền Hình, quảng cáo Internet, quảng cáo radio, và đặc biệt công ty còn thực hiện quảng cáo ngoài trời…
- Mục tiêu về địa điểm: Đối với mỗi một phương tiện quảng cáo Ánh Dương sẽ có mục tiêu về địa điểm khác nhau. Như đối với quảng cáo ngoài trời thì vấn đề về địa điểm rất quan trọng vì vậy công ty thường chọn các địa điểm là các khu vực gần mặt đường cao tốc, các trục đướng chính…
* Mục tiêu chiến lược phát triển thương hiệu của công ty:
- Ánh Dương xác định rõ vai trò của thương hiệu vì vậy mà Ánh Dương đưa ra những mục tiêu thương hiệu ngay từ đầu. Mục tiêu phát triển thương hiệu của công ty đó là công ty vẫn tiếp tục phát triển thương hiệu
theo kiểu chiến lược thương hiệu hình ô, ngoài ra công ty còn thực hiện mở rộng them các kiểu chiến lược khác nữa như phát triển thương hiệu nguồn, …
- Chính những đầu tư không đúng về thương hiệu đã làm cho công ty không tạo được sức mạnh “công phá mạnh” trong các cuộc đấu thầu trên thị trường. Tuy nhiên trên thực tế công ty có đầy đủ khả năng đảm bảo tương đối tốt các hợp đồng, nhưng thương hiệu của công ty lại chưa làm nổi rõ được điều đó. Nguyên nhân của những thất bại đó là do trong quá trình tiếp xúc với khách hàng để khai thác hợp đồng trong thời gian qua thì thương hiệu của công ty chưa thực sự khai thác được những chức năng cơ bản của nó, do vậy mà khả năng nhận thức của công chúng nhận tin về thương hiệu của công ty còn thấp.
- Các đặc tính về thương hiệu của công ty và khả năng hồi ức về thương hiệu của công ty còn chưa rõ ràng. Phần lớn các dịch vụ được Ánh Dương thực hiện không được công chúng nhận tin đánh giá cao tính hiệu quả bằng các công ty dịch vụ quảng cáo khác. Với tất cả điều đó Ánh Dương quyết tâm đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu của mình thành một mục tiêu có tầm quan trọng bậc nhất và lập kế hoạch huy động sự tập trung tối đa mọi nguồn lực với mục đích tạo giá trị sinh lời của thương hiệu trong tương lai đồng thời biến nó thành một vũ khí cạnh tranh sắc bén và nhạy cảm nhất trong cuộc đấu tranh đầy nguy cơ, phức tạp phía trước.
- Mục tiêu mà công ty hướng tới trong kế hoạch 5 năm là vươn lên vị trí tốp các công ty mạnh nhất về các hoạt động tổ chức sự kiện, mua bán vật tư quảng cáo, quảng cáo báo chí…ở thị trường phía bắc và tăng cường mức độ biết đến của lực lượng các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường Việt Nam vơi hình ảnh một công ty quảng cáo chuyên biệt với dịch vụ quảng cáo đầy đủ.
- Mục tiêu về thương hiệu của công ty trong thời gian tới là Ánh Dương sẽ có được một thương hiệu mạnh trên thị trường để từ đó các sản phẩm mà Ánh Dương thực hiện luôn luôn được khách hàng nhớ tới. Thương hiệu mà Ánh Dương hướng tới trong tương lai không chỉ mạnh trong khu vực mà còn có sức công phá trên thị trường khác nữa.
Tóm lại, mục tiêu về chiến lược phát triển thương hiệu của Ánh Dương trong thời gian tới là công ty phát triển thương hiệu Ánh Dương thành một thương hiệu mạnh, luôn luôn được người tiêu dùng tin tưởng