Giá trị nghệ thuật 1 Điểm nhìn nghệ thuật

Một phần của tài liệu BÀ BOVARY và BI KỊCH vỡ MỘNG (Trang 44 - 47)

1. Điểm nhìn nghệ thuật

G.Flaubert quan niệm “chẳng có gì kém cỏi hơn là đưa vào nghệ thuật tình cảm cá nhân”. Bởi vậy trong tác phẩm của mình ông luôn gắn điểm nhìn cho các nhân vật nhằm tạo tính khách quan trong biểu hiện. Song đó không phải là sự khách quan đến lạnh lùng. Ngược lại ông biết cách ẩn mình khéo léo qua nhân vật và để nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của mình.

2. Giọng điệu và ngôn ngữ

Bà Bovary là một tác phẩm hiện thực xuất sắc của G.Flaubert biểu hiện cho chủ nghĩa hiện thực phê phán Pháp thế kỷ XIX. Song tác phẩm vẫn có sự đan xen với yếu tố lãng mạn. Yếu tố lãng mạn chảy đều trong những khát khao, mơ mộng, trong cuộc phưu lưu tình ái của Emma.

Bà Bôvary còn hàm chứa một tiếng cười hài hước, trào lộng. Song đằng sau tính hài hước đó là sự châm biếm sâu cay, là nỗi đau của tác giả. Việc xen kẽ bài diễn thuyết của viên hội đồng tỉnh với những lối tỏ tình của Rodolphe với Emma trong buổi triển lãm là một chi tiết đắt gía trong tác phẩm. Âm thanh cuộc sống dung tục với những phân bón, giống lợn chen lẫn với cuộc tỏ tình đầy thi vị với những lời bay bổng. “Có đến hàng trăn lần tôi muốn bỏ đi, nhưng tôi đã theo bà, tôi ở lại”, “phần thưởng đồng hạng tặng các ông Lohenxe và Quynlangbua sáu mươi quan”. “Rodolphe nắm tay nàng và cảm thấy tay nàng nóng hổi và run run như con chim gáy bị giam cầm muốn cất cánh bay đi”,... Đó không phải là một cuộc hòa tấu lỡ điệu mà là như hai bên đang nhại lại lẫn nhau và họ cùng thống nhất trong một bản hòa âm nội tại. Một đàng là chính quyền giả dối, một đàng là tình yêu bịp bợm. Hay như bức thư từ biệt mà Rodolphe gởi lại cho Emma cũng là một ví dụ. Đó không phải là một bức thư liền mạch mà là xen lẫn những hành động và suy nghĩ của nhân vật. Sự giả dối khiến ta bật cười. Đó cũng là yếu tố trào lộng của Flaubert trong Bà Bovary.

Tác phẩm Bà Bovary vừa thể hiện đầy đủ sứ mệnh đối vơí lịch sử lại vừa là “một kiểu mẫu về nghệ thuật tiểu thuyết”. Tư tưởng bi quan của G.Flaubert ảnh hưởng sâu sắc tới quan điểm mỹ học của ông. Ông quan niệm về một thứ “ nghệ thuật thuần túy”. Với ông cái đẹp chỉ còn một địa hạt duy nhất, có thể thực hiện được là nghệ thuật vì “trong tất cả mọi ảo tưởng, nó ít ảo tưởng nhất”. Ông chủ trương đi đến khẩu hiệu “tháp ngà” của người nghệ sĩ “chúng ta hãy đóng cửa lại, hãy leo lên càng cao càng hay, tới “tháp ngà” của chúng ta, đến bậc cuối cùng, gần với trời, ở đó đôi khi lạnh và chẳng phải là sư đau khổ, trái lại anh trông thấy ánh rực rỡ của vì sao và chẳng nge tiếng kẻ ngu xuẩn!”. Song “tháp ngà” không xa rời hiện thực cuộc sống mà là đứng trên mảnh đất của thực tại mà quan sát. Ông yêu cầu rất cao về hình thức, do đó ngôn ngữ của Flaubert được gọt giũa, trau chuốt tỉ mỉ, ở đó nghệ sĩ tìm được sự gọn gẽ và súc tích, tính trong sáng và logic, ở đó ông tìm thấy cái sắc nét kết hợp cái âm điệu để đi tới một thứ hòa âm bên

trong. Do đó mà trong tác phẩm “Bà Bovary” giọng văn thường có sự thương hợp với tâm trạng của Emma. G.Flaubert mệnh danh là “bậc thầy của tiểu thuyết”.

KẾT LUẬN

Thế giới quan và tư tưởng bi quan hoài nghi của Flaubert, ông mất niềm tin vào xã hội tư sản với khả năng và triển vọng giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội. Đó là cuộc sống của con người thoát khỏi bóng đêm đen tối, tẻ nhạt, dối lừa. Đó là cuộc sống buộc phải con người sống xa với những giấc mộng tươi đep. Có chăng chỉ là khát khao! Nếu vươn tới nếu đặt mình phiêu lưu trong nó thì cũng không hơn một nỗi đau với những vết thương trong lòng sâu sắc. Thực tế chỉ khiến những giấc mơ tan vỡ, không kịp để con người có sự bấu víu. Mà có thì cũng là cái mà người ta đã chán đến mức ngán ngẩm mất rồi. để rốt cuộc con người phải tìm đến kết cục bi thảm nhất của cuộc đời “tự tử”. đó có lẽ không là lối thoát duy nhất vươn lên “sự lừa bịp, ti tiện và mọi dục vọng”. Bà Bovary là một nhân vật như thế. Tác phẩm là một bức tranh chân thực phản ánh bộ mặt chế độ tư sản đang trên đà suy thoái. Nó vạch trần một cách không khoan nhượng cái thực tế xấu xa của giai cấp tư sản, cái tầm thường ngay trong bản thân của mỗi giấc mơ, những mộng đẹp lãng mạn. Cái chết của Emma là lời tố cáo mạnh mẽ nhất cái xã hội đó với những con người như thế. Với “Bà Bovary” Gustave Flaubert được xem là bậc thầy của văn học hiện thực phê phán Pháp thế kỷ XIX. Đồng thời tác phẩm còn được xem là một trào lưu kiểu mẫu tiểu thuyết như M.Gooki từng nhận định về ông “nhà truyền giáo của cái đẹp, Helen của thế kỷ XIX, người đã từng dạy nhà văn các nước tôn trọng sức mạnh của ngòi bút, hiểu cái đẹp của nó…”.

Một phần của tài liệu BÀ BOVARY và BI KỊCH vỡ MỘNG (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w