Những ước mộng của Emma trong tình yêu

Một phần của tài liệu BÀ BOVARY và BI KỊCH vỡ MỘNG (Trang 25 - 41)

1 .2 Bi kịch vỡ mộng trong tình yêu của Emma

2.2.1 Những ước mộng của Emma trong tình yêu

Có lẽ cuộc đời chỉ cười với Emma Bovary có một lần, đó là cái lần nàng đi theo chồng được mời đến lâu đài của một hầu tước. Khi đến nhà hầu tước Angddevilei, mọi thứ trở nên lạ lẫm và thú vị với Emma, mọi người ở lâu đài này qua cái nhìn của Emma đều trở nên đẹp đẽ một cách lung linh, kì ảo như trong những cuốn tiểu thuyết nàng đã đọc: “Quần áo họ cắt khéo hơn, dường như bằng một thứ dạ mềm hơn, và tóc học, uốn vòng xống phía thái dương, được xức bóng bằng một thứ sáp mịn hơn. Họ có nước da của sự giàu có, cái nước da trắng trẻo được tôn lên bằng ánh sáng lờ mờ…”.“Đối với nàng đường bột ở đây cũng trắng hơn, mịn hơn ở nơi khác”. Đặc biệt trong buổi tiệc ấy, Emma đã gặp một vị tử tước và được khiêu vũ cùng chàng, chỉ một điệu valse trong một vài phút nhưng đã làm cho Emma rung động và để lại trong lòng nàng nỗi vấn vương. “ Cặp dò của họ lồng vào nhau; chàng đưa mắt nhìn xuống nàng, nàng ngước mắt nhìn lên chàng; một trạng thái tê mê xâm chiếm lòng nàng, nàng ngừng bước. Họ lại nhảy, và, bằng động tác nhanh hơn, tay tử tước cuốn nàng đi, hai người biến ra tận cuối đầu hành lang, ở đó nàng thở hổn hển suýt ngã và trong giây lát, gục đầu vào ngực y”. Nàng đã say sưa trong một cuộc khiêu vũ điên cuồng để rồi sau đó, trở về với cuộc sống thực tại, nàng còn giữ mãi dư âm như qua một cơn choáng váng sẽ không bao giờ còn trở lại nữa. Nàng mua bản đồ Paris, mua báo, đọc sách mong

“tìm kiếm trong đó những thỏa mãn tưởng tượng cho những khát khao riêng”,

nàng sắp xếp cuộc sống của mình cho ra dáng quí tộc trong cách ăn mặc, trong những bữa ăn, trong việc dạy bảo người giúp việc. Nàng sửa sang cuộc sống của mình một cách tinh tế, “một kiểu cắt giấy mới làm đài hứng nến chảy”, “một đường viền bằng đăng ten tô điểm thêm cho chiếc áo dài”, “ cái tên kì lạ đặt cho một món ăn rất đơn giản mà người hầu gái nấu hỏng”. Nàng đã mơ ước được đến

Paris, nơi tập trung sự xa hoa và hào nhoáng của nhân loại, và nơi đó có người mà nàng hằng ngày mơ tưởng đến, đó là tử tước- người đã khiêu vũ với nàng đêm trước. Emma đã mơ ước rất nhiều, chờ đợi rất nhiều về một buổi tiệc được tổ chức vào những lần tiếp theo.

Những mơ mộng, khát khao về một tình yêu lý tưởng, một người tình hào hoa, phong nhã “mặc áo nhung đen vạt dài, đi ủng mềm, đội mũ nhọn và đeo tay áo giả” hoàn toàn bị đổ vỡ trước thực tại cuộc sống hôn nhân buồn tẻ. Chán chường, Emma đến Yonville mong rằng nơi đây cuộc đời mình sẽ đổi thay theo một chiều hướng tươi sáng hơn “Đây là lần thứ tư mà nàng ngủ ở một nơi xa lạ: Lần thứ nhất là ngày nàng vào nhà tu, lần thứ hai là khi nàng đến Tôxtơ, lần thứ ba là khi nàng tới Vooobyetxa, lần thứ tư là lần này; và mỗi lần đó tồn tại trong cuộc đời nàng như một ngày lễ khánh thành một giai đoạn mới. Nàng không tin rằng mọi sự việc lại có thể diễn ra y như cũ ở những chốn khác nhau, nên phần đời sống qua rồi đã xấu thì hẳn phần đời sống còn lại phải khá hơn”. Ở Yonville, Emma đã gặp Léon - viên luật sư tập sự trẻ tuổi. Họ đã nói với nhau nhiều chuyện, rồi cả hai đều có cảm tình với nhau “trong khi họ cố tìm ra những lời nói bình thường, họ cảm thấy một nỗi thẫn thờ cùng tràn ngập trong lòng họ; nó như tiếng thì thầm của tâm hồn, sâu xa, liên tục; nó át cả tiếng nói ra”. Trái tim Emma rung động, tình yêu như bật sống dậy trong nàng và bắt đầu với những điều tuyệt đẹp“nàng tin tình yêu phải tới đột ngột, với những tiếng nổ lớn và những chớp nguồn, giông tố của trời đất giáng xuống cuộc đời, làm đảo lộn cuộc đời, ngắt đi bao ý chí như ngắt những tàu lá và lôi cuốn cả trái tim tới vực thẳm”.

Charles và Léon hiện lên trong suy nghĩ của nàng là hai con người hoàn toàn đối lập. Bộ mặt “đần độn” của Charles với “đôi môi dày mấp máy”, “cái lưng bình thản trông mà bực mình”, và cả “cái tầm thường của một con người”. Nàng nhìn Charles như “thưởng thức một thứ lạc thú hư hỏng trong nỗi bực mình”. Còn với Léon, đôi mắt to xanh “dường như trong hơn và đẹp hơn là những mặt hồ trên núi mà bầu trời soi vào”, “nàng thấy anh ta xinh trai; nàng chẳng thể rời anh ta ra được, nàng nhớ lại các điệu bộ khác của anh ta, lời ăn và tiếng nói của anh ta;

cả con người của anh ta”. Chính điều đó càng khiến nàng muốn đến được với Léon- một người tình hào hoa trong mộng tưởng mà nàng hằn ôm ấp. Tâm hồn nàng như tràn đầy niềm hoan lạc. Emma muốn có được tình yêu nhưng rồi tình yêu đó của nàng không thành. Tình yêu ấy thoáng qua như một giấc mộng đẹp tưởng đã với được đôi tay nhưng rồi cũng rời bỏ Emma mà đi.

Song bước chân “phiêu lưu” của Emma chưa dừng lại ở đó. Dù vẫn sống với Charles nhưng nàng vẫn lao vào cuộc tình mới với Rodolphe- người đàn ông ba mươi tư tuổi “tính tình thô bạo nhưng đầu óc minh mẫn”, “giao thiệp với đàn bà nhiều và rất sành sỏi về mặt đó”. Nếu Léon hơi có phần nhút nhát, không dám tỏ tình với bà Boovary vì nhiều lẽ thì với Rodolphe, trái lại là một kẻ thô bạo và đầy mưu mô. Hắn ta rót vào tai Emma những lời đường mật, những lời nói ngọt ngào

“cái tên đó, cái tên nó choáng cả tâm hồn tôi, và nó cứ buột ra khỏi miệng tôi, bà cấm tôi gọi cái tên ấy! Bà Bôvary…tôi luôn nghĩ đến bà, tôi không biết mãnh lực nào còn xô tôi đến bà! Vì không ai chống lại trời, chẳng ai cưỡng lại nụ cười của thần tiên! mọi người đều bị lôi cuốn bởi cái gì đẹp diễm lệ, đáng yêu!”. Để rồi trước những lời nói ngọt ngào mà Emma chưa bao giờ được ai nói vói mình như thế, nàng đã “hoàn toàn rộng mở một cách mềm yếu trước cái nhiệt tình của thứ ngôn ngữ ấy”. Và nàng cũng đã đến với con người ấy với một tình yêu đầy cuồng say và hăm hở. Nàng tươi tỉnh hơn mọi ngày “chưa bao giờ nàng có đôi mắt to đến thế, đen đến thế và sâu đến thế. Có cái gì tinh tế đã phủ lên con người của nàng làm nàng biến đạng đi”. Có lẽ Emma đang thật sự cảm thấy hạnh phúc với mật ngọt tình yêu mà nàng hằng ao ước và đã từng thất vọng. Nàng nhắc đi nhắc lại như một niềm vui sướng“Mình có một người yêu”, nàng bước vào “cái gì kì lạ trong đó tất cả là say mê, ngây ngất, cuồng nhiệt, một vùng mênh mông biêng biếc bao quanh nàng, những đỉnh cao tình cảm sáng chói dưới tâm tư nàng, cuộc sống tâm thường chỉ xuất hiện ở xa, tận dưới kia, trong bóng tối, giữa những khoảng cách của những đỉnh cao đó”. Tất cả những điều ấy khiến nàng bất chấp và mặc kệ mọi thứ. Nàng nhớ lại những tiểu thuyết đã đọc với những nhân vật nữ ngoại tình rồi lấy đó để tự biện hộ cho hành động của mình “thực hiện cái mộng lâu dài

của tuổi thanh xuân khi tự coi mình nằm trong cái kiều nữ tình nhân mà nàng đã từng thèm khát đến thế”. Và hơn hết, nàng tự cho rằng mình đã phải chịu những điều đau khổ, đau đớn trong cuộc sống nên giờ khi có được tình yêu, hạnh phúc nàng cảm thấy đắc thắng, mãn nguyện và tình yêu bấy lâu bị kiềm chế bởi những luân lý xã hội giờ đây “đã được giải phóng với những điểm hân hoan cuồng loạn.

Nàng hưởng thụ tình yêu “không hối hận, không lo lắng, không bối rối”.Tình yêu ấy tồn tại trong sự lén lút, vụng trộm. Mỗi khi gặp nhau, Emma kể cho Rodolphe nghe những nỗi buồn rầu của nàng, nàng đòi hắn gọi nàng bằng tên riêng và nhắc đi nhắc lại là hắn yêu nàng, tối nào nàng cũng viết thư cho hắn. Emma cứ mải miết, say đắm với tình yêu, ước muốn lúc nào cũng ở bên Rodolphe. Mỗi lúc Charles ra khỏi nhà là nàng liền chạy đến bên Rodolphe, khi phải xa Rodolphe nàng đã khóc “có hơn xô nàng đến y, đến nỗi có ngày, thấy nàng bất thần đến, y cau mặt lại như người bị trái ý”. Cũng chính vì Rodolphe mà nàng chăm chút cho bản thân nhiều hơn, từ móng tay, nước hoa, khăn tay, xuyến, nhẫn, vòng… Nàng hoang phí dần dần mà chẳng bao giờ Charles dám nói một tiếng nhỏ. Nàng lại bỏ tiền ra mua nhiều quà cho Rodolphe, nàng hết sức chiều chuộng hắn khiến cho Rodolphe càng trở nên xem thường Emma và dần dần hắn cảm thấy chán Emma bởi hắn là con người đầy thực tiễn.

Nhưng rồi những mối lo sợ đã hình thành trên tình yêu giữa hai người, lúc đầu tình yêu ấy khiến nàng say sưa và chẳng nghĩ gì ngoài nó cả, còn khi tình yêu ấy trở nên cần thiết cho cuộc đời nàng thì nàng càng sợ mất đi. Nàng mơ ước được bỏ đi đến một nơi nào thật xa với Rodolphe và ở đó nàng sẽ bắt đầu cuộc sống mới tươi đẹp hơn. Nàng mơ về cuộc sống “ở một xứ sở mới, từ nơi đó đôi tình nhân chẳng trở về nữa”, với “chiếc xe lao đi, chúng ta dường như đi trên khinh khí cầu, dường như bay về phía các tầng mây. Anh có biết rằng em đếm từng ngày…”. Viễn ảnh tương lai của nàng là “ngày nối ngày, tươi đẹp cả, giống nhau như những đợt sóng, và cái đó đu đưa ở phía chân trời vô tận, hài hòa, biêng biếc và phủ đầy ánh nắng”. Emma mong ước được bỏ trốn cùng Rodolphe đến mức

nàng”. Niềm hạnh phúc mơ hồ ấy khiến cho Emma đẹp hơn lúc nào hết “do vui sướng, do hăng hái, do thắng lợi, và do sự hài lòng giữa tính tình và hoàn cảnh. Những khát vọng, những đau buồn của nàng, những kinh nghiệm của mối hoang lạc và những ảo tưởng còn non trẻ của nàng”

Ước mộng tan vỡ với Rodolphe rồi lại quay về khi nàng gặp lại Léon sau một lần đi xem kịch. Khi tình yêu trong quá khứ không thành để bây giờ càng thôi thúc hơn nữa ham muốn, khát khao chiếm hữu nhau. Enma lại tiếp tục mối tình vụng trộm với Léon! Những đau khổ ngày nào mà chàng luật sư trẻ gieo vào lòng nàng sớm tan biến. Emma quả thật là một người phiêu lưu mạo hiểm. Vỡ mộng ê chề nhưng nàng hoàn toàn không dè chừng, không suy nghĩ. Tình yêu như gạt đi tất cả. Những mối tình sau như mãnh liệt hơn mối tình trước: Emma “thà chết còn hơn” trong mỗi lần chia tay với tình nhân “nàng vừa cựa quậy trong cánh tay y vừa khóc”. Thứ “ảo mộng tình yêu” ấy đã biến cuộc sống của nàng thành một mớ dối trá, trong đó như “chiếc khăn trùm, nàng che giấu thật kín tình yêu của nàng… con người nàng càng ngày càng thúc đẩy nàng lao vào những lạc thú của cuộc đời. Nàng trở nên cáu kỉnh, tham lam và dâm dật; và nàng đi chơi với y ngoài phố đương nhiên, chẳng sợ hại đến thanh danh mình”. Emma lại yêu như say như dại. Những giây phút ngắn ngủi sống bên Léon là những ngày đầy thi vị, rực rỡ, một thời kì trăng mật thực sự. Nàng lại mượn tiền của L'heureux để tiêu xài hoang phí vào những biệc vô bổ. Emma thận trọng trong việc đi gặp Léon, và Charles ngốc nghếch hoàn toàn tin vào vợ. Nàng viện lí do đi học nhạc để có thời gian ở bên cạnh Léon. Những ngày ở bên Léon, Emma hạnh phúc với những dục vọng trong tình yêu của mình được thỏa mãn “cái dục vọng thô bạo đang bốc lên rất mạnh bởi những hình ảnh quen thuộc…và nó bùng nổ hết sức khoái trá trong những cái hôn hít của Léon”. Emma hưởng tình yêu ấy một cách say đắm và đắm đuối

“nàng dùng mọi thủ đoạn giảo hoạt khi âu yếm để giữ gìn nó, và nàng phần nào run sợ một ngày khi nó sẽ tiêu tan”.

Sau khi ở nhà hầu tước về, Emma đã sống trong những ngày mơ mộng vì còn vấn vương bởi buổi tiệc ở nhà hầu tước “Hôm sau, ngày thực là dài. Nàng lững thững dạo bước trong vườn, đi đi lại lại trong những lối ấy, ngừng bước trước những mảnh đất trồng hoa, trước giàn cây ăn quả sát tường, trước tượng viên linh mục bằng thạch cao, ngỡ ngàng quan sát tất cả những vật xưa kia nàng hằng biết rất rõ. Cuộc khiêu vũ đối với nàng như đã xa cách lắm rồi! Thế thì ai ngăn cách xa nhau đến thế cái buổi sáng hôm kia với cái buổi chiều hôm nay? Cuộc đi thăm Voobyetxa đã để lại một chỗ trống trong đời nàng, như thể những đường nứt lớn mà dông tố, chỉ trong một đêm, xoi núi. Song nàng đành chịu đựng: nàng thành kính cất vào tủ bộ trang phục đẹp đẽ của nàng cũng như chúng: Đụng chạm với cảnh giàu sang, nó đã để lại một cái gì đó không phai mờ”. Cho nên đối với Emma, việc hồi tưởng lại cuộc khiêu vũ là một mối bận tâm. Cứ mỗi lần ngày thứ tư trở lại, nàng đã tự thầm nhủ khi thức giấc: (Ôi! Cách đây tám ngày…. Cách đây mười lăm ngày…cách đây ba tuần, mình có mặt ở đó!). Mong muốn bước chân một lần nữa đến với cuộc sống sa hoa, lịch lãm của đêm hôm trước nhưng không được, Emma bằng tìm đến những mơ mộng về Paris tráng lệ. Cuộc sống ở Paris “có cái gì gọi là cao siêu” và sự cao siêu đó làm lu mờ thế giới còn lại. Emma đã coi cuộc sống quanh nàng “không còn một chỗ đứng chính xác, coi như chẳng còn tồn tại, vả lại, cảnh vật càng gần nàng, tư tưởng của nàng càng xa lánh nó”. Nàng xem “tất cả những gì trực tiếp bao quanh nàng, nông thôn buồn tẻ, dân phố ngốc nghếch, cuộc sống tầm thường, đối với nàng dường như là ngoại lệ ở đời”.

Càng nhận ra tình yêu của mình với Léon càng ngày càng sâu sắc thì Emma càng “dồn nén nó xuống để nó khỏi lộ ra và để giảm bớt nó đi”. Trái tim nàng đầy những biến động. Dường như có một cái gì đó như “ thói lười biếng hay nỗi hoảng sợ và cả tính e thẹn nữa” đã ngăn giữ nàng bộc lộ tình yêu của mình. Emma che giấu đau khổ của mình dưới vỏ bọc rằng nàng đang vui sướng vì mình đang đóng vai trò là một người vợ đảm đang, đức hạnh, và được “ tự ngắm mình

trong gương với những vẻ chịu đựng an ủi nàng đôi chút về sự hy sinh mà nàng tưởng nàng đã làm”.

Bao nhiêu cảm xúc, bao nhiêu tâm trạng dồn nén trong lòng Emma nhưng nàng không được chia sẻ với ai, Emma tự gặm nhấm nỗi đau của chính mình“ những thèm muốn về xác thịt, những khát vọng về tiền tài và những sầu muộn về yêu đương, tất cả hỗn hợp lại trong cùng một nỗi đau khổ”, “Nàng bực dọc vì một món ăn nấu kém hay vì một cánh cửa hé mở, nàng rên rỉ vì chẳng có áo nhung, vì thiếu hạnh phúc, vì những ước mơ quá cao, vì nhà cửa quá chật hẹp”, Emma không vừa lòng với những khát khao trong tâm hồn mình và đổ lỗi cho cuộc sống, nhất là Charles- người của mọi “trở ngại của mọi hạnh phúc, nguyên nhân của mọi tai họa”.

Trong con người Emma luôn có sự đối lập trong tâm trạng, nàng vẫn phải tiếp tục mỉm cười, “nghe người ta nói đi nói lại với nàng là nàng sung sướng, làm ra vẻ như thế, làm cho người ta tin là thế!” nhưng đồng thời nàng không ưa sự giả

Một phần của tài liệu BÀ BOVARY và BI KỊCH vỡ MỘNG (Trang 25 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w