Chân dung tầng lớp tư sản trong “Bà Bôvary”:

Một phần của tài liệu BÀ BOVARY và BI KỊCH vỡ MỘNG (Trang 41 - 44)

Cuộc đời của Emma kết thúc bằng cái chết đau đớn vì những ảo mộng vở tan và vì những khoản nợ nần chồng chất. Nàng sống một cuộc sống khá xa xỉ của tầng lớp thượng lưu “Thực là lắm đồ trang sức cầu kỳ, bằng những thứ khoe mẽ lòe loẹt. Thế nào lấy lụa giá 2 quan để lót áo! Trong khi vải mông chỉ mười xu, thậm chí tám xu cũng hoàn toàn được việc”. Người đưa nàng vào sự tiêu pha phung phí đó chính là tay lái buôn L'heureux. Ở L'heureux, cái bản chất xấu xa, bỉ ổi của bọn tư sản được bọc lộ rõ nét: sẵn sàng chà đạp người khác để kiếm lợi. Ngay lúc Emma đau khổ nhất, những khoản nợ cứ ào ạt tới với bao nhiêu tấm phiếu. Emma đã thiếu khôn ngoan để nhận ra sự đón hèn của tay lái buôn L'heureux. Nàng cứ mua chịu mãi, cứ vay mượn, ký phiếu nợ mãi rồi tái hẹn trả nợ mãi, tiền ghi ở trong phiếu nợ cứ tăng lên theo kỳ hạn mới, nàng đâu biết rút cuộc mình “ đã chuẩn bị cho Lơrơ một cái vốn mà y nóng lòng nóng ruột đợi chờ để đầu cơ”. Sự đầu cơ và sự thu hồi vốn của y rất khôn ngoan vì thế đầy sự hèn mạt “Bà trẻ của tôi ơi, Bà nghĩ rằng cho đến ngày tận cùng thế giới, tôi vẫn là người cung cấp hàng và người chủ ngân hàng không công của bà sao? Tôi phải thu vào những số tiền đã bỏ ra chứ, chúng ta hãy công bằng”. Tất cả những cái xấu xa của cuộc đời lúc này như đang dồn dập tấn công nàng. Tất cả như đang đoạt tuyệt với nàng. “Nàng đi Ruăng tìn kiếm sự giúp đỡ đều nhưng hoàn toàn thất vọng. Vài người cười nhạo nàng. Tất cả đều từ chối”.Tất cả, bên trong lẫn bên ngoài bản thân nàng đều ruồng bỏ nàng. “Nàng tự cảm thấy mình cùng đường lạc lối, lặn đi trong những vực thẳm khôn tả”. Và vực thẳm đen tối ấy chính là cái chết đau đớn của Emma. Cái chết của nàng là sự tố cáo đồng tiền, tố cáo xã hội tư sản đốn mạt, hèn kém. Ngay với Léon hay Rodolphe- những người đã từng yêu nàng say đắm- nguồn hi vọng cuối cùng của cuộc đời nàng cũng rũ bỏ nàng “Tôi không có số tiền ấy! Rodolphe đáp lại với vẻ bình thản hoàn toàn, như một chiếc

khiên”. Đồng tiền quả thật có một sức mạnh rất ghê gớm. Nó là “quyền lực duy nhất bắt cái xã hội này quỳ gối”(Vỡ mộng- Balzac). Và thông qua tay lái buôn L'heureux, Gustave Flaubert đã phơi bày bản chất thối nát của bọn tư sản thời bấy giờ.

Cái nhìn sâu cay của Flaubert còn được thể hiện vạch trần kiểu cách “lãng mạn” trưởng giả, cái vỏ thi vị dối trá che đậy thực chất bên trong hèn hạ của mỗi người: Charles là bác sĩ của một vùng nhưng lại bất tài: chữa chân cho Hippolet - một người đầy tớ trong quán nhưng sau mất luôn cả hai chân. Charles cục mịch, nhu nhược, làm việc và suy nghỉ như một cổ máy. Chàng yêu Emma nhưng tình yêu đó hết sức ngờ nghệch.

Léon và Rodolphe hiện lên với vẻ đẹp lịch lãm khác hẳn với Charles đã khơi dậy ngọn lửa tình yêu của Emma. Song chính họ đã dập nát đi bao ảo mộng lung linh của nàng. Léon bỏ nàng hai lần vì sợ ảnh hưởng đến thanh danh. Triển vọng được giử chức thư ký thứ nhất đã biến Léon thành “đứng đắn” chấm dứt niềm đam mê ngắn ngủi, chấm dứt tình yêu tuyệt đẹp với Emma. Rodolphe bản lĩnh hơn Léon. Y tán tỉnh Emma từ lần đầu gặp mặt với biết bao lời nói bay bướm khiến Emma yếu mềm. Ở y, bản chất hèn mạt, giả dối được Flaubert khắc họa sắc sảo. Y đã dùng lời những lời văn cảm động, tha thiết nhất thay cho một sự toan tính, nước lã thay cho những giọt lệ trong thư vĩnh biệt, cuộc lủi trốn hèn nhát thay cho kế hoạch trốn chạy cùng Emma. Song có lẽ hình tượng nổi bật nhất và có sức tác động lớn nhất đó là tay dược sĩ Homer- một con người dốt nát nhưng huyễn tưởng, uyên bác. Hắn thích nói khoa học và huyênh hoang tự cho mình là đảng viên phái tự do, là người kế tục Vonte và Russo. Hắn bóc lột và hành hạ cháu mình, muốn anh ta nửa để cho học nghề, nửa để làm đầy tớ. Hắn ích kỷ, nhỏ nhen và ti tiện đến nỗi viết báo để trả thù một kẻ hành khách tàn tật. Hắn sẵn sang bợ đỡ chính quyền để cầu cạnh một tấm huy chương. Kết thúc tác phẩm, đối lập với cái chêt đau đớn của Emma và Charles, với cảnh gia đình tan nát và đứa bé được bà nội gửi lên nhà máy sợi để sống là niềm vui sướng của Homer được tặng tấm huân

chương Danh dự. Cảnh thật ồn ào, náo nhiệt “khách của y dồn dập, nhà chức trách kiêng nể y và dư luận công chúng bảo vệ y”.

Nếu trong Bà Bovary, Emma được xem là điển hình của người phụ nữ ở hai muơi làng của nước pháp đang đau khổ và khóc lóc thì Homer cũng được Gaustave Flaubert khắc họa thành công. Tính điển hình ấy đạt đến mức mà Flaubert viết trong một bức thư “tất cả những dược sĩ vùng Hạ Xen đều thấy mình ở trong Homer họ đều tìm tới để bạt tai tôi”. Xã hội tư bản bị Flaubert bóc trần với tất cà những cái xấu xa của nó. Ông coi thường tầng lớp đó, ông chế nhạo họ bởi họ quá coi trọng vật chất. Họ thường giả vờ có học thức nhưng lại thiếu điều đó (những lời phát biểu rất “kêu” của Homer). Ông ẩn mình khéo léo đằng sau câu chuyện, ông cho nhân vật của mình thể hiện cái thái độ của ông đối với từng lớp này và thường miêu tả họ trong cái lố bịch thường thấy “Tay dược sĩ trước lửa, chẳng dùng cách nói như thế, nhưng bây giờ ông ta đâm nghiện cái kiểu vui nhộn lối thủ đô Pari mà ông ta thấy ý vị hơn cả !”, “ông tò mò hỏi viên luật sư tạp sự về phong tục nơi kinh kỳ, thậm chí ông nói cả tiếng lóng để lòe… những người thi dân, nào là turne,bazar, chicard, chicandar, breda- streat, nào là jemela casse thay cho “tôi đi đây” ”.

Là một nhà văn hiện thực, G.Flaubert căm ghét trật tự sản thối nát. Ông ghét sự nghèo nàn về tâm hồn, tính chất ti tiện, giả dối của chế độ tư sản. Bởi vậy trong tác phẩm của mình, Flaubert đã xé toạc những “bức màn thơ mộng” mà giai cấp tư sản đã che phủ cuộc sống xấu xa của chúng”.

Như Stendhal, Balzac, G.Flaubert đã tố cáo không thương xót chế độ tư sản. Tuy nhiên ông vẫn có những điểm khác về tư tưởng so với Stendhal hay Balzac. Đó cũng là nét riêng trong dòng chung của mỗi tác giả. Sự khác nhau đó là do thời đại lịch sử quyết định. Thời Flaubert, giai cấp tư sản đã mất hết khả năng cách mạng, nguợc lại nó ngày càng bộc lộ những mặt hạn chế của nó. Flaubert mang trong mình chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa hoài nghi. Vì thế âm vang trong tư tưởng của Flaubert là một xã hội đen tối thiếu một viễn cảnh về xã hội tương lai

Những mộng đẹp của Emma tan vỡ, thực tại cuộc sống quá nhỏ bé tầm thường đối lập với những ước mơ, khao khát lãng mạn. Emma đi đến cái chết với lời tự nhủ “thôi thế là hết, hết tất cả những sự lừa bịp, ti tiện và hết cả những dục vọng làm ra đau khổ. Bây giờ thì ta không oán ghét ai cả”. Đó là lời tố cáo lên án cái xã hội đớn hèn, mờ ám nơi con người muốn thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt với cái vòng luẩn quẩn. Chết là hết. Đó là sự bế tắc của G. Flaubert với cuộc sống đen tối. Flaubert vạch trần cái tầm thường của những mơ mộng lãng mạn tư sản và ông không tìm thấy trong thực tại một cái gì khả dĩ đối lập với những mơ mộng đó, ông không tìm ra ở đâu một yếu tố tích cực nào để bù đắp vào lỗ hổng. Flaubert đã nâng caí thối nát ấy lên thành cái tuyệt đối. Ông không xem nó như một hiện tượng vĩnh viễn và phổ biến cho cả loài người. Đó là sự hạn chế về tư tưởng của Flaubert trong cái nhìn về thời cuộc. Với ông “cái bóng khổng lồ của gã tư sản đã che lấp cả thế giới”. G.Flaubert từng phát biểu “Madam Bovary is me”( Bà Bovary chính là tôi). Như vậy cũng như Emma Bovary hay những người phụ nữ sống ở hai muơi làng của nước Pháp, G.Flaubert cũng bị ám ảnh bời cái nhìn lý tưởng hóa về tình yêu lãng mạn, bởi những sự vỡ mộng chính từ thực tại cuộc sống đen ngòm của xã hội.

Một phần của tài liệu BÀ BOVARY và BI KỊCH vỡ MỘNG (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w