TIẾNG cười KHÔI hài và CHÂM BIẾM TRONG KỊCH TARTUFFE của MOLIÈRE

30 3.8K 8
TIẾNG cười KHÔI hài và CHÂM BIẾM TRONG KỊCH TARTUFFE của MOLIÈRE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIẾNG CƯỜI KHÔI HÀI VÀ CHÂM BIẾM TRONG KỊCH TARTUFFE CỦA MOLIÈRE

TIẾNG CƯỜI KHÔI HÀI CHÂM BIẾM TRONG KỊCH TARTUFFE CỦA MOLIÈRE MỤC LỤC MỞ ĐẦU I Khái quát thế kỷ XVII ở Pháp 1 Bối cảnh lịch sử xã hội Pháp thế kỷ XVII 2 Các khuynh hướng văn học thế kỷ XVII *Văn chương đài các *Văn chương cổ điển 3 Ảnh hưởng tôn giáo đối với văn học Pháp thế kỷ XVII II Tiếng cười khôi hài châm biếm trong kịch Tartuffe của Molière 1 Đôi nét về Molière 2 Tác phẩm Tartuffe *Hài kịch 3 Tiếng cười khôi hài châm biếm trong Tartuffe của Molière 3.1 Dưới góc nhìn lịch sử xã hội 3.2 Dưới góc nhìn đạo đức 3.3 Dưới góc nhìn tôn giáo III Nghệ thuật xây dựng tác phẩm 1 Ngôn ngữ 1 Xây dựng nhân vật 3 Hành động kịch 4Xung đột kịch Kết luận Tài liệu tham khảo 1 MỞ ĐẦU Mỗi dân tộc có một nền văn hóa, văn học riêng. Văn học Pháp là một trong số những nền văn học hàng đầu thề giới, được coi là một nền “văn học khổng lồ” bên cạnh văn học Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Anh, Mỹ, Đức…Từ khởi thủy đến nay, văn học Pháp đã trải qua khoảng 12 thế kỷ đầy biến động, tuy chiều dài thời gian không lớn nhưng nền văn học ấy vẫn được xem là nền văn học khổng lồ bởi ở những thành tựu chiều sâu mà nền văn học của xứ sở tháp Effel đạt được. Nằm trong vùng văn hóa Châu Âu nên văn học Pháp đã chịu nhiều ảnh hưởng của cả nền văn hóa khu vực phương Tây, trên cơ sở của cái nôi văn hóa Hy Lạp La Mã. Nói đến văn học Pháp, người ta hay nói đến yếu tố lãng mạn, tính trong sáng yếu tố duy lý của nó. Nhắc đến văn học cổ điển Pháp là nói đến hai thể lọai nổi bật : bi kịchhài kịch. Khi nhắc đến hài kịch cổ điển Pháp, người ta lại nghĩ ngay tới Molière với vở kịch nổi tiếng đầy truân chuyên “Tartuffe”. Tartuffe là một vở hài kịch vừa có tính khôi hài vừa mang ý nghĩa châm biếm, phê phán xã hội tôn giáo lúc bấy giờ - hai thế lực đã tác động mạnh mẽ tới toàn nước Pháp lúc bấy giờ. Tìm hiểu tính khôi hài châm biếm trong vở kịch Tartuffe của Molière trước hết để biết được nghệ thuật viết hài kịch của tác phẩm sau đó là những khám phá sâu xa sau những tiếng cười giòn giã. Đồng thời qua đó cũng thấy đươc xã hội Pháp lúc bấy giờ với những biến động, những sự kiện nổi bật trong đời sống xã hội đời sống văn chương nghệ thuật. Quyền lực của những kẻ cầm quyền sự chi phối của tôn giáo vào đời sống văn học. 2 I. Khái quát thế kỷ XVII ở nước Pháp 1. Bối cảnh lịch sử xã hội Pháp thế kỷ XVII Từ 1685 – 1715, nước Pháp trải qua một cuộc khủng hoảng về nhiều mặt, chính trị, xã hội văn hóa, cùng với sự sa sút dần của Cung đình những chính sách khắc nghiệt về tôn giáo, xã hội. Những tư tưởng chống đối bắt đầu phát triển nhanh mạnh, kết quả là cho ra đời nhiều tác phẩm đấu tranh chống áp bức của chính quyền nhà thờ. Thế kỷ XVII cũng là thời kỳ hoàn chỉnh thống nhất quốc gia, chế độ quân chủ tập trung trở thành một trung tâm văn minh (tuy vẫn còn tồn tại những áp bức nặng nề nghèo đói trong dân chúng nhất là ở nông thôn vào những thập niên cuối thế kỷ). Công cuộc thống nhất quốc gia đạt tới đỉnh cao lộng lẫy dưới triều vua Louis XIV (1643 – 1715) Khi Henry IV lên ngôi, nền kinh tế chính trị gặp nhiều khó khăn nhưng ông đã thực hiện nhiều chính sách có lợi cho dân như giảm bớt gánh nặng tô thuế, khuyến khích sản xuất công nghiệp nông nghiệp, cải tổ xây dựng thủy lợi, đường sá, cầu cống, ngoại thương…khi mọi việc còn đang dang dở thì vua Henry IV bị ám sát (1610). Vua Louis XIII lên ngôi (1610 – 1624), nước Pháp lại rơi vào tình trạng rối ren khủng khiếp. Tướng của vua là Richelieu đã góp phần bình ổn nước Pháp với chính sách đối nội, đối ngoại cứng rắn, cố gắng mở mang hàng hải, giao lưu nước ngoài…nhưng nông dân thì vẫn cơ cực. Năm 1642, Richelieu chết; 1643, vua Louis XIII chết còn Louis XIV mới lên năm. Lúc này mẹ của Louis XIV là Anne d’Autriche giữ quyền nhiếp chính cùng với Mazain là cộng tác của Richelieu nắm quyền điều hành. Trong thời điểm này nổi lên hai cuộc nổi dậy gọi là La Fronde đe dọa sự thống nhất của nước Pháp. Mazain đã khôn khéo lợi dụng những mâu thuẫn chỗ yếu của hai vụ La Fronde này để đi đến chỗ chiến thắng. Năm 1653, nước Pháp lập lại trật tự. 3 Năm 1661, Mazain chết, Louis XIV nắm mọi quyền bính trong tay, vua được Colbert – người cộng tác có tài của Mazain giúp đỡ. Họ đã cùng nhau lập lại trật tự xã hội. Vua Louis lúc bấy giờ trở thành “ông vua tuyệt đối”, Chapelain tôn là “Vua – Mặt trời”. Tuy nhiên, ngay ở trong thời kỳ thịnh vượng này thì có những khó khăn mà nước Pháp không thể vượt qua : nông nghiệp sa sút, thợ thủ công phá sản, mức sống giảm nặng nề nhiều người bị sa thải…thêm nữa là những cuộc chiến tranh với Hà Lan, những cuộc đàn áp tôn giáo được tăng cường. Tất cả đã làm suy yếu chế độ quân chủ tập trung của Louis XIV. Trong giai đoạn 1685 – 1715, chính sách độc đoán của vua Louis XIV đã gây ra những tổn thương lớn cho nước Pháp dần dẫn đến những khủng hoảng về kinh tế, xã hội, tôn giáo… Khi công cuộc thống nhất quốc gia đạt được những thành tựu huy hoàng, giới trí thức tài năng đặc biệt là các nhà triết học, nghệ sĩ, nhà văn… ngày càng giữ địa vị quan trọng trong xã hội, các tầng lớp lao động cũng được giải phóng, chính những yếu tố này đã giải thích cho sự ra đời phát triển rất đa dạng, phong phú của nền văn học Pháp thế kỷ XVII. 2. Các khuynh hướng văn học trong thế kỷ XVII Thế kỷ XVII là thế kỷ của những khuyng hướng văn học: Văn chương đài các, văn chương cổ điển, văn chương trào lộng bình dân, văn chương phản kháng. Nhưng nổi bật nhất có ảnh hưởng nhiều nhất tới nền văn học Pháp lúc bấy giờ là hai khuynh hướng văn chương đài các văn chương cổ điển. * Văn chương đài các Thế kỷ XVII không chỉ nổi trội với sự hình thành văn chương cổ điển mà song song với văn chương cổ điển, thế kỷ này còn có văn chương đài các. Văn chương đài các được hình thành trong những phòng khách (salon). Tiếp khách là một sinh hoạt văn hóa quan trọng của thế kỷ XVII. Nhiều phụ nữ quý tộc sống trong những lâu đài sang trọng, lộng lẫy thường mở cửa phòng của mình (khuê phòng) tiếp những bạn bè quý tộc, các nhà 4 văn, nhà thơ đến trò chuyện bàn luận về nhiều vấn đề thuộc nhiều lĩnh vực như triết học, văn hóa, chính trị, văn học… Xa – lông là nơi rèn đúc nhiều tài năng thơ ca, nơi góp phần làm đẹp và duyên dáng ngôn ngữ Pháp, nơi người ta cố gắng tháo gỡ những bí ẩn tâm lý con người. Nhiều nhà văn, nhà thơ bằng tài năng của mình đã khẳng định được vai trò của mình trong các xa – lông. Xa – lông cũng là nơi đầu tiên tập hợp những nhà thơ, là nơi gặp gỡ của những tài năng. Từ nửa đầu thế kỷ XVII, các xa – lông kiểu người phong nhã, lịch thiệp được hình thành, tức là những người lịch sự, biết nói chuyện duyên dáng, tôn trọng những lề thói lịch sự, nhã nhặn. Các nhà thơ cũng ra khỏi những căn buồng tăm tối, tiếp xúc với những phụ nữ tế nhị, dễ xúc động, làm quen với cuộc sống mới, họ được tôn trọng hơn, ý thức hơn về chức năng vị trí của văn chương được nâng cao hơn. Họ thường lấy đề tài tình yêu trong các cuộc trò chuyện nên cảm hứng không ngừng, không cạn khiến sinh hoạt xa – lông cứ tiếp diễn. Xa – lông cũng là nơi phản kháng chế độ hôn nhân đương thời: người phụ nữ bị ép buộc, nếu chống lại sẽ vào nhà tu kín suốt đời. Có nhiều phụ nữ đoan trang, họ cũng khao khát tình yêu ghê tởm những ông chồng thô bạo, dốt nát. Có những phụ nữ đòi quyền li dị hoặc hợp đồng hôn nhân ngắn hạn. Chính những yếu tố này của văn chương đài các đã có ảnh hưởng lớn tới văn chương cổ điển. Nửa sau thế kỷ XVII truyện tiểu thuyết văn xuôi xa – lông phát triển, những truyện dài dòng không còn thích hợp, nhiều nhà văn chuyển sang viết truyện vừa truyện ngắn. Thường đó là những chuyện phiêu lưu kiểu hiệp sĩ với những biến cố ly kỳ anh hùng yêu đương với nghệ thuật biểu tượng. Các nhà văn đương thời không gạt bỏ tất cả văn chương xa – lông mà chỉ chế giễu văn thơ cầu kì, giả tạo, lời ăn tiếng nói bình thường hằng ngày bị coi là quê kệch. Xa – lông văn chương không chỉ tồn tại ở Paris mà ở một số thành phố lớn khác cũng đua nhau mở xa – lông, ở một số nước cận kề cũng có phong trào xa – lông quý tộc: Anh, Ý, Tây Ban Nha. Nửa sau thế kỷ XVII, văn chương xa – lông tồn tại song song với văn chương cổ điển. Moliere cũng không tách khỏi văn chương đài các, văn chương xa – lông khi ông lên tiếng đòi hỏi giải phóng người phụ nữ trong hôn nhân. 5 * Văn chương cổ điển Được hình thành từ đầu thế kỷ XVII, đạt được những thành tựu cao nhất vào những năm 1660 – 1685 với các tên tuổi lớn : Moliere, Boileau, Racine, bà De Lafayette, La Fontaine… Văn học cổ điển là khuynh hướng văn học quan trọng nhất của thế kỷ XVII, nó chứa đựng những tư tưởng tiến bộ của thời đại được diễn tả bằng những hình thức nghệ thuật sáng tạo. Các nhà văn cổ điển sáng tác tuân theo “ba duy nhất” đó là theo tự nhiên, bắt chước cổ đại chuẩn mực lý trí. Còn các tác giả viết hài kịch thì họ cho rằng “quy tắc của mọi quy tắc là mua vui”. Cái đẹp của văn học cổ điển chính là sự hài hòa, uyển chuyển giữa lý trí barôc, giữa cái lôgic phi lôgic, giữa cái xã hội cái cá tính, giữa cái nguyên tắc vi phạm nguyên tắc. Văn học cổ điển không chỉ có vẻ khô cứng, khuôn mẫu như bề ngoài dễ nhìn thấy mà thực chất nó cũng không kém phần năng động. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Ch. Aron “khái niệm chủ nghĩa cổ điển chủ yếu gắn liền với khái niệm cân đối; cân đối trong cấu trúc văn bản, xây dựng nhân vật, cái chung cái riêng, cái hiện thực cái lí tưởng…” Điều mang đến sức sống vĩnh cửu cho văn học cổ điển chính là tư tưởng tự do – đây cũng là một yếu tố cấu thành cơ bản của văn chương cổ điển. Văn chương cổ điển là sự hòa tan nhiều tinh hoa của các tư tưởng mĩ học khác nhau của thời đại. Về thi pháp văn học cổ điển Malherbe (1555 – 1628) là người khởi đầu văn học cổ điển, ông muốn một ngôn ngữ văn chương chính xác, không lộn xộn không vay mượn bừa bãi, tránh những hình tượng quá trớn, những hình ảnh giả tạo. Một thi pháp với những quy tắc chặt chẽ, nghiêm ngặt. Một số nhà văn khác cũng bày tỏ quan điểm về thi pháp cổ điển qua hình tượng nhân vật những ngôn ngữ trong văn bản của mình như Molière, La Fontaine, Corneille… 6 Thi pháp văn học cổ điển không hề đóng khung hay cứng nhắc mà rất đa dạng. Động lực tạo nên tính đa dạng sức sống của văn học cổ điển là lí trí, say mê tình yêu… “văn học cổ điển hoành tráng trữ tình với bi kịch của Corneille, nó trẻ trung yêu đời, barôc với hài kịch của Moliere, nó đắm say dữ dội với bi kịch Racine, nó trong sáng, đầy chất thơ ngụ ngôn La Fontaine, dịu dàng, quyết liệt như truyện De Lafaytte, suy tư chua chát như La Bruyre…lí trí để tư duy, phân tích, phán đoán là một sáng tạo rất quan trọng trong thế kỷ XVII” (trích…) 3. Ảnh hưởng của tôn giáo đối với văn học Pháp thế kỷ XVII Năm 59 trước công nguyên, xứ Gaule (Gôn) cổ bị đế chế La Mã của Julius Caesar chinh phục đô hộ trong 400 năm chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hoá La Mã. Thiên chúa giáo du nhập vào đây từ thế kỷ II sau Công Nguyên có cơ sở vững chắc từ thế kỷ IV V. Thế kỉ thứ XVI, nước Pháp trải qua cuộc nội chiến giữa các tôn giáo, chia thành các phe đạo Thiên chúa (Công giáo) đạo Tin Lành. Khi vua Henry IV lên ngôi đã thực hiện một đường lối vừa mềm dẻo về chính trị, tôn giáo, nhằm hòa giải các mâu thuẫn nội bộ củng cố chính quyền trung ương. Bản thân nhà vua tự rời bỏ đạo Tin lành để theo đạo Công giáo (được coi là quốc giáo), năm 1598 ban bố pháp lệnh Năngtơ bảo đảm tự do tín ngưỡng ban những quyền tự do chính trị. Thế kỷ thứ XVII bắt đầu xuất hiện tư duy duy lý do Rene Descartes sáng lập. Đó là một nền nếp tư duy ổn định, phản ánh nền nếp văn hóa, tôn trọng sự rõ ràng, khúc chiết, tường minh, phải thừa nhận tôn trọng tính có thật của đời sống. Tư duy duy lý là sự tiến lên một bước trong nhận thức của con người sau thời đại của thế kỷ văn học gắn liền với đức tin mà qua đó, đức tin tôn giáo đã quy định cách nhìn thế giới của người cổ đại, mang đầy đủ những đặc tính của nền văn học thuộc vùng văn hóa kito giáo. Chủ nghĩa duy lý thể hiện niềm tin vào sức mạnh tư duy, của trí tuệ con người, khẳng định vai trò tích cực của con người. Như vậy có thể thấy trong thời kỳ trung đại, đời sống văn học bị chi phối bởi hai quyền lực cơ bản đó là tôn giáo nhà nước phong kiến; thì sang thời đại tiếp theo, quá trình lịch sử văn học gắn liền với sự cường thịnh của nhà nước quân chủ chuyên chế, sự vươn lên về quyền lực của tư sản đã phản ánh nhu cầu thống nhất quốc gia tính thống nhất của nhà nước quân chủ chuyên chế, chính điều đó là cơ sở trực tiếp cho việc hình thành khuynh 7 hướng chủ nghĩa cổ điển – vừa là một trào lưu vừa là một khuynh hướng thẩm mỹ mà nguyên tắc cao nhất đó là nguyên tắc thống nhất quy phạm. Đời sống văn học thế kỷ XVII đã phần nào thoát ly sự ràng buộc của tôn giáo, mặc dù vẫn còn có ảnh hưởng lớn nhưng vai trò tôn giáo không còn mang tính quyết định, thông qua tác phẩm, tác giả muốn lên án thế lực tôn giáo lúc bấy giờ do những nhận thức sai lầm nên dẫn đến những hạn chế nhất định. Nhìn chung, ảnh hưởng của tôn giáo ở thế kỷ XVII đã trở nên sa sút hơn so với nhưng thế kỷ trước Nhà thờ không còn đóng vai trò quyết định, chi phối đời sống tinh thần của con người. Vai trò của con người dần được nhìn nhận được đánh giá đúng mực hơn, con người được giải phóng khỏi những ràng buộc của giáo điều khắt khe để phát triển toàn diện về mọi mặt, hơn nữa, con người còn tồn tại với tư cách chủ thể tự định đoạt tương lai số phận mình. II. Tiếng cười khôi hài châm biếm trong kịch Tartuffe của Molière 1. Đôi nét về Molière Molière (1622- 1673) là một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp, của lịch sử văn học Pháp, của lịch sử sân khấu thế giới. Một mình ông kiêm nhiệm cả ba vai trò, vừa là một kịch tác gia kiệt xuất, một nhà đạo diễn xuất sắc lại là một diễn viên ưu tú nổi bật. Molière tên thật là Jean Baptiste Poquelin, sinh tại Paris vào ngày 15 tháng Giêng năm 1622, trong một gia đình buôn bán thảm treo giàu có tại khu trung tâm thành phố Paris. Cha của ông là Jean Poquelin, hầu cận vua từ 1631, mẹ là Marie – Cressé. Cha ông đã bỏ tiền ra mua chức vụ thợ trưng bày thảm treo trong nội thất của cung đình. Như vậy ông có thể lấy danh nghĩa là người tôi tớ của hoàng gia để ra vào cung đình, đồng thời, lo nhiệm vụ bố trí hành cung của nhà vua khi nhà vua đi thị sát. Molière mồ côi mẹ năm lên 10 tuổi, từ nhỏ vẫn thường được ông ngoại dẫn Molière đi xem hài kịch, kịch vui bi kịch, chính sự tiếp xúc kịch từ rất sớm ấy đã hình thành niềm say mê hí kịch trong lòng Molière. 1636 – 1639, ông được dạy dỗ chu đáo ở trường trung học Clemon là một trường quý tộc được sáng lập tại khu Latinh của giáo hội Cơ đốc. Trong thời gian này, ông tỏ ra đặc biệt yêu thích văn chương, bộc lộ tài năng 8 thiên phú về các mặt văn học nghệ thuật triết học. Năm 20 tuổi, ông đi hẳn vào nghệ thuật sân khấu đã chọn sân khấu là nơi để phát triển tài năng đam mê của mình thay vì học luật như ý của cha thừa kế chức vụ hầu cận nhà vua trong cung đình. Năm 1643, Molière làm quen với nữ diễn viên Madelein Béjart cùng với an hem nhà Béjart xây dựng nên “Đoàn kịch trứ danh”. Từ đó Molière bắt đầu đời sống diễn xuất. Nhưng do hạn chế về nhân lực thiếu vắng những kịch bản có thể thu hút công chúng, kịch đoàn đã bị tan rã chỉ sau 2 năm hoạt động. Sau khi kịch đoàn giải tán, Molière cùng Madelein quyết tâm gầy dựng lại bằng cách tổ chức một kịch đoàn mới dời Paris về các tỉnh nhỏ biểu diễn. Thời gian đầu đoàn kịch của Molière gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, đời sống mọi người luôn biến động không yên ổn. Nhưng chính thời gian lưu lạc này đã giúp cho Molière có cái nhìn toàn diện sâu sắc hơn về cuộc sống thực tiễn, khiến cho vốn tích lũy kinh nghiệm sống của ông ngày càng dồi dào đó trở thành nguồn sáng tác đặc sắc trong các tác phẩm của ông. Năm 1650, ông bắt đầu viết những kịch hề hài kịch trong đó có vận dụng những kinh nghiệm của kịch mặt nạ Italia về kỹ thuật, hành động tính cách…những vở kịch đầu tay của Molière là Chàng ngốc, Ghen. Năm 1655, Molière diễn xuất tại Lyons vở kịch Kẻ liều lĩnh, đó là một vở kịch thơ năm màn được cải biên từ một vở kịch thơ của Ý. Năm 1656, Molière lại cho trình diễn vở kịch thơ năm màn nahn đề Sự oán trách của tình yêu. Vở kịch thơ này cũng được cải biên từ một vở kịch thơ của Ý. Sau khi biểu diễn hai vở kịch nói trên, đoàn kịch của Molière được chú ý nhiều hơn, vang đến tận kinh đô Pháp. Năm 1658, Molière ra mắt triều đình bằng vở kịch Thầy thuốc si tình. Do tài hài hước xuất sắc cũng như do tài diễn xuất linh hoạt của Molière, ông được hoàng gia yêu thích. Sau đó đoàn kịch được giữ lại Paris được dành cho rạp hát của triều đình là Petit Bourbon làm nơi cho đoàn kịch Molière diễn xuất. Năm 1659, đoàn kịch trình diễn vở Những ả kiểu cách rởm, từ đây ông bắt đầu đấu tranh xây dựng một nền nghệ thuật sân khấu dân tộc, hiện 9 thực tiến bộ. Những tác phẩm lớn của Molière phần lớn là một bản án giáng mạnh vào bọn quý tộc, nhà thờ chế độ chuyên chế chính vì vậy, Molière luôn không ngừng đấu tranh với những thế lực đang ngày một hướng về mình, họ không ngớt lên án ông là báng bổ tôn giáo, không tôn trọng các quy tắc cổ điển…chính trong quá trình phấn đấu vươn lên mọi gièm pha, Molière lại càng trưởng thành vững chãi hơn trên con đường nghệ thuật đầy chông gai, thử thách. Năm 1660, ông đưa lên sân khấu vở Những ông chồng đa nghi, trên cơ sở đó ông sáng tác thêm vở Trường học của những ông chồng. Vở này nêu lên vấn đề giải phóng phụ nữ khỏi những trói buộc của phong tục cổ hủ, trong hôn nhân trong tình yêu – vấn đề mà các xalông vẫn quan tâm. Ngòi bút sáng tạo đầy thiên tài của Molière không ngừng tạo nên những tác phẩm mang giá trị văn học sâu sắc, dám nhìn thẳng vào sự thật để nói lên tiếng nói của lòng tin, của chính nghĩa. Hài kịch, hý kịch là thế giới rộng lớn, bao la mà qua đó Molière đã sử dụng một cách triệt để để tố cáo những trái ngang, bất công đang tồn tại. Các vở kịch lần lượt ra đời được đón nhận rất nồng nhiệt, chính nhờ trình diễn vở kịch này, Molière đã được quan tài chính tổng giám của cung đình thời bấy giờ mời đến diễn xuất tại cung điện Vaux trong một dịp lễ của cung đình. Năm 1662, Trường học làm vợ được diễn được hoan nghênh nồng nhiệt. Vở này tiếp tục nêu lên vấn đề số phận người phụ nữ với những lời buộc tội các thế lực phong kiến, cổ hủ mang màu sắc gay gắt hơn. Trường học làm vợ là bài ca về tình yêu tự do, về sự đấu tranh cho số phận éo le của những người phụ nữ luôn bị xã hội ruồng bỏ, khinh miệt, chính vì vậy, những kẻ nắm quyền lực đã mưu toan cấm diễn vở này với lí do “nguy hiểm” cho an ninh, xã hội. Năm 1663, Molière cho diễn vở Kịch ứng diễn ở Versailles, vở hài kịch này chế giễu một bộ phận những người chỉ biết bám vào những “quy tắc sáng tác” giáo điều, máy móc mà quên đi hiện thực phong phú của cuộc sống, đồng thời lên án những kẻ có thái độ phỉ báng tôn giáo, hạ thấp vai trò và giá trị vốn có của tôn giáo trong các sáng tác của mình. Tác phẩm này cũng nói lên một số quan niệm của ông về hài kịch về sân khấu. Trong giai đoạn 1664 – 1666, Molière viết 3 vở hài kịch lớn với những tư tưởng triết học xã hội phong phú : Tartuffe, Anh ghét đời, Dongjuang. Những thế lực phản động dưới sự che chở của triều đình lập tức tìm mọi cách đe dọa, hành hung Molière. 10 [...]... này, tiếng cười thực hiện sứ mệnh lý tưởng của mình Phạm vi của hài kịch rất rộng, từ châm biếm chính trị đến hài hước vui nhộn Phương tiện quan trọng của hiệu quả hài kịch là ngôn từ gây cười (phi logic, không hợp tình thế, giễu nhại, mỉa mai…) 13 3 Tiếng cười khôi hài châm biếm trong vở kịch Tartuffe 3.1 Dưới góc nhìn lịch sử xã hội Toàn bộ vở kịch Tartuffe là một cấu trúc thống nhất... huống hành động được trình bày dưới hình thức cười cợt hoặc thấm đẫm chất hài Hài kịch trước hết nhằm vào việc cười nhạo cái xấu (cái “không xứng đáng”, cái đối lập với lý tưởng hoặc chuẩn mực xã hội) Ở nhân vật hài kịch, phẩm chất bên trong không tương xứng với vị trí, thân phận của nó, do vậy nó đáng là nạn nhân của tiếng cười Tiếng cười hạ uy tín của các nhân vật ấy, bằng cách này, tiếng cười. .. vật hài kịch Hình tượng Tartuffe có ý nghĩa châm biếm rất cao Bằng cách châm biếm Molière đã phủ nhận đối tượng Tartuffe trong bản chất của nó Châm biếm, vạch trần bản chất vô nhân đạo, đê tiện, gian dối được che đậy bằng cái áo khoác đạo đức Tiếng cười bật lên ở đây là lúc nào Tartuffe cũng đưa Chúa ra để biện hộ cho những lí lẽ của y Tác giả còn khiến người xem cười lên khi để cho Đôrin “miêu tả” Tartuffe. .. buổi 1672 là 5 buổi Tổng cộng trước khi Molière chết (1673), vở kịch được công diễn 77 buổi Từ năm1680 đến 1932, khi viện kịch nghệ của Pháp được xây dựng, vở Tartuffe vĩ đại đã được công diễn 2.256 buổi Kể từ khi kịch viện Pháp được thành lập (1680) cho đến nay, vở được diễn nhiều nhất ở nhà hát này đó chính là vở hài kịch TartuffeHài kịch Hài kịch (Tiếng Pháp: comédie) là một thể loại kịch, trong. .. hứng thú thẩm mĩ có ý nghĩa giáo dục với người xem Qua Tartuffe, ta không chỉ thấy được cái tài gây cười khả năng châm biếm của tác giả mà còn thấy được nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo hành động xung đột kịch rất tài tình của Molière Nhân vật của ông sống mãi với thời gian đến cuối thế kỷ XX vẫn còn nhan nhản những Tartuffe bịp bợm, mưu mô lật lọng Sức ảnh hưởng của Tartuffe mạnh đến... trọng cũng nhờ vào chi tiết này 28 KẾT LUẬN Tartuffe là một vở hài kịch tính cách được thể hiện ngay từ đầu đề tác phẩm (Tartuffe – tên đạo đức giả) Qua Tartuffe, Molière đã đặt ra những vấn đề xã hội nóng bỏng của nước Pháp thế kỷ XVII : quyền lực tàn bạo của quý tộc tôn giáo; quan hệ gia trưởng; giải phóng phụ nữ; đề cao tình yêu tự do Có thể nói hài kịch Molière là “tấn trò đời” của thế kỷ XVII... nước Pháp Là một tác phẩm hài kịch vừa có cái hài tính cách, vừa có cái hài điệu bộ nhất là cái hài bi kịch Nó vừa là “quy tắc” lại vừa “chống quy tắc” tức là vừa cổ điển vừa barôc, mang nhiều tầng lớp ý nghĩa thú vị Tartuffe có một sức ảnh hưởng rất lớn đối với thời đại lúc bấy giờ đến tận cả ngày nay nó vẫn đọng lại một dư âm to lớn Tiếng cười trong những vở kịch của Molière đến nay vẫn còn khả.. .Trong khi diễn vở Người bệnh tưởng vào buổi diễn thứ tư (17/02/1673), Molière vào vai Argan, bị choáng khi ở tiết mục vui cuối cùng của vở hài kịch, ông nói đến tiếng “Juro” giấu đau đớn trong cái cười nhăn nhó Kết thúc vở diễn, ông thấy lạnh chân tay được đưa về nhà nghỉ ngơi ở phố Richelieu, hơi thở ông trở nên gấp gáp chỉ ít phút sau, nhà viết hài kịch xuất sắc đã vĩnh... hiểm 3.3 Dưới góc nhìn tôn giáo: 19 Nếu như đạo đức là một vấn đề mà Molière thường đề cập đến trong tính cách của các nhân vật mà ông thể hiện thì vấn đề tôn giáo cũng là một vấn đề chi phối rất nhiều đến các nhân vật này Thông qua tiếng cười khôi hài châm biếm thể hiện trong vở kịch, Molière đã phê phán tôn giáo vì ảnh hưởng tác hại của nó đối với mọi người Trước hết, chúng ta có thể thấy sự phê phán... vở kịch của mình trước những thế lực thù địch, Molière đã giành chiến thắng, lấy lại nhan đề Tartuffe chính thức ra mắt công chúng Tartuffe chính là bức tranh sinh động chân thật nhất của thời bấy giờ Thắng lợi nối tiếp thắng lợi, Tartuffe liên tục được trình diễn nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của công chúng Trong năm 1669, vở kịch được công diễn tổng cộng 45 buổi (không kể 5 buổi diễn tư trong . XVII II Tiếng cười khôi hài và châm biếm trong kịch Tartuffe của Molière 1 Đôi nét về Molière 2 Tác phẩm Tartuffe *Hài kịch 3 Tiếng cười khôi hài và châm biếm. chủ thể và tự định đoạt tương lai và số phận mình. II. Tiếng cười khôi hài và châm biếm trong kịch Tartuffe của Molière 1. Đôi nét về Molière Molière

Ngày đăng: 18/02/2014, 01:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan