Xung đột kịch

Một phần của tài liệu TIẾNG cười KHÔI hài và CHÂM BIẾM TRONG KỊCH TARTUFFE của MOLIÈRE (Trang 27 - 30)

III. Nghệ thuật xây dựng tác phẩm 1 Ngôn ngữ

4. Xung đột kịch

Trong Tartuffe, mỗi một hồi đều có những xung đột kịch, lớn có nhỏ có, tuy vậy Molière luôn cho nhân vật của mình hành động khôn khéo để giải quyết xung đột.

Trong đó những xung đột đáng kể đó là mâu thuẫn của gia đình khi Orgông quyết định gả con gái cho Tactuyf, xung đột này trở nên cao trào trong đoạn hội thoại giữa Orgông và Đôrin, tiếp sau đó là việc Đanmix phát hiện và vạch trần kẻ đạo đức giả Tactuyf, và hàng loạt xung đột đan xen nhau ở đoạn cuối vở kịch, khi mà bộ mặt của Tactuyf đã lộ tấy, khi mà hắn quay phắt lại đuổi cả gia đình Orgông ra đường, không chỉ dừng lại ở đó xung đột càng lên cao trào khi hắn tố cáo bí mật chính trị của Orgông lên triều đình, Orgông lúc đó không chỉ đối mặt với việc mất hết tài sản phải đi lưu vong mà cái quan trọng hơn là tính mạng ông đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc…

Chính cách tạo ra những xung đột kịch liên tiếp đã tạo ra cho độc giả sự hồi hộp đầy thú vị. Sau mỗi hồi kịch được hạ, độc giả không khỏi tò mò muốn dược tìm hiểu xem xung đột kịch tiếp theo.

Sự đan xen giữa các xung đột kịch lúc về sau đã làm cho đoạn cao trào của vở kịch thêm phần hứng thú, ly kì và hồi hộp trước cách giải quyết mà tác giả đưa ra.

Độc giả sẽ không khỏi không bất ngờ trước cách giải quyết xung đột của Molière, tưởng như số phận sẽ trừng phạt Orgông vì sự xuẩn ngốc của ông thì ngược lại, sự xuất hiện kịp thời của nhà vua, của công lý trong thời đại bấy giờ đã không làm cho vở kịch thêm bi thảm.

Xung đột kịch trong Tartuffe là xung đột giữa hai thế hệ. Thế hệ thứ nhất : Pecnel, Orgông là những người “cổ hủ”, độc đoán, cuồng tín. Thế hệ thứ hai : Đamix, Marian, Đôrin là những con người thuộc thế h

Người xem phải chờ đợi suốt hai hồi mới thấy Tartuffe, âu cũng là xứng đáng. Tác phẩm thêm phần trang trọng cũng nhờ vào chi tiết này.

KẾT LUẬN

Tartuffe là một vở hài kịch tính cách được thể hiện ngay từ đầu đề tác

phẩm (Tartuffe – tên đạo đức giả). Qua Tartuffe, Molière đã đặt ra những vấn đề xã hội nóng bỏng của nước Pháp thế kỷ XVII : quyền lực tàn bạo của quý tộc và tôn giáo; quan hệ gia trưởng; giải phóng phụ nữ; đề cao tình yêu và tự do. Có thể nói hài kịch Molière là “tấn trò đời” của thế kỷ XVII ở nước Pháp.

Là một tác phẩm hài kịch vừa có cái hài tính cách, vừa có cái hài điệu bộ và nhất là cái hài bi kịch. Nó vừa là “quy tắc” lại vừa “chống quy tắc” tức là vừa cổ điển vừa barôc, mang nhiều tầng lớp ý nghĩa thú vị. Tartuffe có một sức ảnh hưởng rất lớn đối với thời đại lúc bấy giờ và đến tận cả ngày nay nó vẫn đọng lại một dư âm to lớn. Tiếng cười trong những vở kịch của Molière đến nay vẫn còn khả năng mang lại hứng thú thẩm mĩ và có ý nghĩa giáo dục với người xem.

Qua Tartuffe, ta không chỉ thấy được cái tài gây cười và khả năng châm biếm của tác giả mà còn thấy được nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo hành động và xung đột kịch rất tài tình của Molière. Nhân vật của ông sống mãi với thời gian và đến cuối thế kỷ XX vẫn còn nhan nhản những Tartuffe

bịp bợm, mưu mô và lật lọng. Sức ảnh hưởng của Tartuffe mạnh đến nỗi nếu

ngày nay khi muốn chỉ một người nào đó là đạo đức giả, người ta sẽ gọi họ là Tartuffe.

Vở kịch Tartuffe quả thật là một tác phẩm vĩ đại với sức sống mãnh liệt, luôn ngùn ngụt cháy trong tư thế kiêu hãnh sau một khoảng thời gian đấu tranh không mệt mỏi chống lại những thế lực thù địch phản đối, là một bản tuyên ngôn chống giáo hội phong kiến mạnh mẽ đầy uy lực mà qua đó ngòi bút bậc thầy của Molière đã không ngần ngại lên tiếng đả kích. Molière xứng đáng là một tên tuổi lớn của chủ nghĩa cổ điển Pháp, của lịch sử văn học Pháp, và của lịch sử sân khấu thế giới.

* Tài liệu tham khảo

1 Lê Nguyên Cẩn, Văn học Pháp thế kỷ XVII, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.

2 Xarier Darcos, Lịch sử văn học Pháp, (Phan Quang Định dịch), nxb Văn hóa Thông tin, 1997.

3 Thái Doãn Hiểu, Giai thoại Văn học thế giới, nxb Văn hóa dân tộc, HN,1996.

4 Phan Quý, Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Lịch sử Văn học Pháp –thế kỷ XVI và

Một phần của tài liệu TIẾNG cười KHÔI hài và CHÂM BIẾM TRONG KỊCH TARTUFFE của MOLIÈRE (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w