Chuẩn mực kiểm toán VN số 300 – lập kế hoạch kiểm toán có quy định: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiêm toán, kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của một cuộc kiểm toán: Phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn”. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm 6 bước thực hiện theo trình tự
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Sơ đồ 1.4: Trình tự lập kế hoạch kiểm toán doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ và thu tiền
Bước đầu tiên: Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán.
Xuất phát từ thư mời kiểm toán của khách hàng, KTV phải tìm hiểu, đánh giá công ty khách hàng với mục đích hình thành hợp đồng kiểm toán hoặc kế hoạch chung cho cuộc kiểm toán, bao gồm 2 bước công việc chính:
Liên lạc giữa KTV tiền nhiệm và khách hàng tiềm năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán.
Khi có yêu cầu kiểm toán, KTV phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu đó hay không?
Đối với khách hàng hiện tại, KTV phải quyết định liệu có tiếp tục kiểm toán hay không? Trên cơ sở xác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ được. Công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán, đồng thời chuẩn bị công tác hậu cần về nhân lực, vật lực giúp cho việc triển khai kế hoạch và các chương trình kiểm toán đã xây dựng.
SV: Lê Thị Hải Yến
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng và thực hiện các thủ tục
phân tích
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán Nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Sau khi chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng, KTV sẽ tiến hành thực hiện lập kế hoạch kiểm toán như sau:
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán.
Không phải bất cứ lời mời kiểm toán nào cũng được công ty kiểm toán chấp thuận, để đảm bảo cho công tác kiểm toán diễn ra thực sự khoa học và hiệu quả thì KTV cần đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán một khách hàng mới hay tiếp tục cho một khách hàng cũ, việc này ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro hoạt động của công ty kiểm toán.
Để thực hện được điều đó KTV cần kiểm soát chất lượng đối với việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán theo chẩn mực Việt Nam số 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Xem xét tính liêm chính của BGĐ công ty khách hàng, đây là một bộ phận chủ chốt của HTKSNB. Tính liêm chính của BGĐ là một nhân tố rất quan trọng đối với quy trình kiểm toán DTBH, CCDV và thu tiền vì BGĐ có thể giấu diếm các thông tin làm dẫn tới những sai sót trọng yếu trên BCTC. Nếu BGĐ thiếu liêm chính thì KTV không thể dực vào bất kỳ giải trình nào của BGĐ cũng như sổ sách kế toán của đơn vị. Thông qua việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, KTV có thể đánh giá rủi ro HTKSNB của khách hàng, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các sai sót trọng yếu có thể có trong khoản mục DTBH, CCDV và thu tiền .
Đối với những khách hàng mới của công ty, KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV các năm trước thực hiện để hỗ trợ cho công việc lập kế hoạch kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán năm trước có thể cho thấy các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động doanh thu thu tiền của đơn vị từ đó hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán cho năm hiện tại. Ngoài ra, KTV có thể liên lạc với KTV tiền nhiệm để nắm vững hơn tình hình hoạt động của công ty khách hàng. Khi liên lạc với KTV tiền nhiệm cần chú ý tới một số vấn đề sau: Những vấn đề về tính liêm chính của BGĐ; Những bất đồng giữa BGĐ với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác và các lý do thay đổi KTV của khách hàng.
Đối với khách hàng cũ, hàng năm KTV phải cập nhật các thông tin về khách hàng, việc cập nhật thường xuyên các thông tin về khách hàng cho phép KTV nắm vững hơn nữa về ngành nghề hoạt động, đặc điểm kinh doanh và sự tác động của nền kinh tế hiện tại tới hoạt động của đơn vị khách hàng. Từ đó, KTV có thể đánh giá những rủi ro có thể phát sinh khiến KTV và công ty kiểm toán phải ngừng cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Việc ngừng cung cấp có thể do những nguyên nhân sau:
• Phạm vi thích hợp của cuộc kiểm toán.
• Loại Báo cáo kiểm toán phải công bố.
• Tiền thù lao hoặc giữa hai bên có kiện tụng hoặc trong trường hợp KTV cho rằng BGĐ khách hàng thiếu tính liêm chính.
Tuy nhiên điều cân nhắc cuối cùng và quan trọng nhất của KTV trong giai đoạn này là đánh giá khả năg có thể kiểm toán được của đơn vị khách hàng. Khả năng có thể kiểm toán được xác định theo các yếu tố sau tính thận trọng nghề nghiệp của KTV đòi hỏi KTV phải đánh giá tính liêm chính của BGĐ và hệ thống kế toán của khách hàng. Những nghi ngại đối với hệ thống kế toán của đơn vị có thể ảnh hưởng tới ý kiến kiểm toán được đưa ra.
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Kiểm toán BCTC của khách thể kiểm toán dược thực hiện nhằm xác minh độ tin cậy hợp lý của các thông tin được trình bày trên BCTC của khách thể kiểm toán, vì vậy việc nhận diện lý do kiểm toán của đơn vị khách hàng là hoạt động nhằm xác định người sử dụng BCTC của khách hàng và mục đích sử dụng của họ. KTV có thể phỏng vấn trực tiếp BGĐ khách hàng hoặc dựa vào kinh nghiệm của các cuộc kiểm toán trước. Việc xác định hai tiêu chí trên ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng cần thu thập và giúp cho công ty kiểm toán có thể ước lượng được quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán. Nếu các BCTC được sử dụng rộng rãi thì mực độ trung thực, hợp lí của các thông tin trên BCTC đòi hỏi càng cao và do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng như quy mô và độ phức tạp của cuộc kiểm toán sẽ tăng lên. Từ đó xác định phạm vi kiểm toán đối với khoản mục DTBH, CCDV và thu tiền.
Sau khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, xác định được đối tượng sử dụng BCKT thì trưởng phòng kiểm toán sẽ tiến hành lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiẹn kiểm toán, việc lựa chọn đội ngũ nhân viên dựa trên các tiêu chí về:
• Trình độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ.
• Tính độc lập trong việc thực hiện kiểm toán đối với khách hàng.
• Có đầy đủ kinh nghiệm và sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng để thực hiện kiểm toán.
Việc chấp thuận kiểm toán và sự thỏa thuận của công ty kiểm toán với khách thể kiểm toán về các điều khoản thực hiện trong quá trình kiểm toán dẫn tới việc ký kết hợp đồng kiểm toán. Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán với khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ có liên quan khác. Việc ký kết hợp đồng kiểm toán phải được thực hiện trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và công ty kiểm toán. Nội dung của hợp đồng kiểm toán tại AASC gồm các nội dung:
• Căn cứ của hợp đồng: Luật định và chuẩn mực
• Thông tin về chủ thể và khách thể kiểm toán: Tên công ty, địa chỉ, sô điện thoại, mã số thuế, chức vụ của người đại diện ký kết.
• Nội dung dịch vụ
• Trách nhiệm của các bên
• Báo cáo kiểm toán
• Phí dịch vụ kiểm toán và các phương thức thanh toán
• Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành
• Hiệu lực và thời hạn hợp đồng
• Con dấu và chữ ký của người có thẩm quyền
Hợp đồng kiểm toán là căn cứ pháp lý để KTV thực hiện các bước tiếp theo của cuộc kiểm toán và có ảnh hưởng đến trách nhiệm pháp lí của KTV đối với khách hàng. Sau khi hợp đồng kiểm toán được kí kếy, công ty kiểm toán trở thành chủ thể chính thức của công ty khách hàng.
Bước thứ hai: thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin cơ sở giúp KTV trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích và xác định thời gian cần thiết cho việc thực hiện kiểm toán.
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Một nhân tố quan trọng KTV cần lưu ý trong bước này chính là đặc tính, bản chất và rủi ro của ngành mà khách thể kiểm toán tham gia, sự tác động của nhành kinh tế tới khách thể kiểm toán đó như thế nào?
Việc tìm hiểu ngành nghề hoạt động SXKD của khách hàng giúp cho KTV có đầy đủ nhận thức và xác định các nghiệp vụ về DTBH, CCDV thực hiện trong hoạt động tiêu thụ của đơn vị được kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310- Hiểu biết về tình hình kinh doanh có hướng dẫn: “Để thực hiện kiểm toán BCTC, KTV cần phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến việc kiểm tra của KTV hoặc đến Báo cáo kiểm toán.”
Trong phụ lục số 01 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 có quy định những nội dung cụ thể KTV cần phải biết về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán gồm:
• Hiểu biết chung về nền kinh tế.
• Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán
• Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán: Đặc điểm về sở hữu và quản lí, tình hình kinh doanh của đơn vị, khả năng tài chính, môi trường lập báo cáo, yếu tố luật pháp, đặc biệt là các chính sách kế toán, chính sách quản trị, chính sách phát triển, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần có ảnh hưởng lớn tới doanh thu của đơn vị
Để tìm hiểu đặc điểm hoạt động, thu thập những thông tin cơ sở về khách thể kiểm toán, KTV có thể sử dụng một số biện pháp sau:
Tham quan nhà xưởng: Quan sát trực tiếp hoạt động SXKD cung cấp cho KTV cái nhìn tổng thể và trực diện về DTBH, CCDV của công ty khách hàng. Việc tham quan nhà xưởng tạo điều kiện cho việc thuyết minh số liệu kế toán, phát hiện những vấn đề cần quan tâm. Đồng thời thông qua quan sát trực tiếp KTV có được nhận định ban đầu về phong cách quản lý của BGĐ hay tính hệ trọng trong việc tổ chức. Tuy nhiên, tham quan nhà xưởng chỉ giúp KTV nhận định được các vấn đề xảy ra tại thời điểm quan sát mà không thể đánh giá chính xác các vấn đề xảy ra tại các thời điểm khác.
Nhận diện các bên hữu quan: Các bên hữu quan là các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu chính của công ty khách hàng hay bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào mà khách hàng có quan hệ, có ảnh hưởng đáng kể tới chính sách kinh doanh và quản trị của công ty khách hàng. Nhận diện các bên hữu quan cho phép KTV phần nào nắm bắt được hoạt động hiện tại của đơn vị khách hàng, biết được đơn vị khách hàng đang làm gì. Việc nhận diện các bên hữu quan được thực hiện thông qua phỏng vấn BGĐ, nhân viên tổng công ty hay xem sổ theo dõi cổ đông, sổ theo dõi khách hàng nhằm hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp.
Sử dụng chuyên gia bên ngoài : Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 620- Sử dụng tư liệu của chuyên gia hướng dẫn khi sử dụng tư liệu của chuyên gia trong quá trình kiểm toán. KTV phải thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để đảm bảo rằng các tư liệu đó đáp ứng được mục đích của cuộc kiểm toán. Khi có kế hoạch sử dụng tư liệu của chuyên gia thì KTV và công ty kiểm toán phải xác định năng lực chuyên môn và đánh giá tính khách quan của chuyên gia.
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Bước thứ ba, Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng được KTV thực hiện thông qua phỏng vấn BGĐ nhằm xem xét quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các tài liệu mà KTV cần thu thập bao gồm: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty; BCTC, Báo cáo kiểm toán, tài liệu thanh tra, kiểm tra; Biên bản họp hội đồng quản trị, hội đồng cổ đông, họp BGĐ và các tài liệu quan trọng khác. Các thông tin liên quan đến nghĩa vụ pháp lý của khách hàng sẽ góp phần hỗ trợ xác định đánh giá mức độ trung thực của việc hạch toán doanh thu và thu tiền tại đơn vị đã phù hợp với các chính sách phát triển của đơn vị hay chưa.
Bên cạnh việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng, KTV còn thực hiện các thủ tục phân tích dựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Các thủ tục phân tích phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm vào các mục tiêu:
• Thu thập hiểu biết về khoản mục DTBH, CCDV và những biến đổi quan trọng về chính sách giá.
• Hoạt động kinh doanh của khách hàng.
• Tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh.
• Giúp KTV xác định được các vấn đề nghi vấn.
• Đánh giá sự hiện diện các sai số có thể có trong khoản mục DTBH, CCDV. Thủ tục phân tích mà KTV thường sử dụng bao gồm:
• Phân tích ngang (phân tích xu hướng): Phân tích dựa trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu DTBH, CCDV giữa các kì cho thấy xu hướng biến động của khoản mục doanh thu qua các kỳ hoạt động, đánh giá được sự đóng góp của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành.
• Phân tích dọc (phân tích tỷ suất): Phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của chỉ tiêu DTBH, CCDV và khoản mục khác nhau trên BCTC, đánh giá sự đóng góp của khoản mục doanh thu trong hoạt động của doanh nghiệp
Tuy nhiên trong giai đoạn này, thủ tục phân tích được thực hiện tập trung chủ yếu vào việc xem xét những nét khái quát về tình hình tài chính của khách hàng và đánh giá vị trí của khách hàng đó với những DN trong cùng nghành.
Bước thứ tư, Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Hoạt động kiểm toán nhằm xác minh tính trung thực hợp lý của các thông tin tài chính trên các khía cạnh trọng yếu do vậy việc đánh giá rủi ro và ược lượng trọng yếu đối với các khoản mục là hết sức quan trọng, việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu có thể giúp KTV lập kế hoạch và thu thập bằng chứng thích hợp phục vụ cho công tác kiểm toán. Tuy nhiên việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là việc mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do đó, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán. Bước tiếp là phân bổ ước lượng ban đầu