KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: Công ty ABC
Niên độ kế toán: 2010 Tham chiếu:
Khoản mục: 511 Người thực hiện: PDM Bước công việc: Phỏng vấn kế toán DTBH, CCDV Ngày thực hiện: 20/01/2011
Nội dung Có không Không áp
dụng
Ghi chú
1. Việc ghi sổ DTBH, CCDV có căn cứ vào các hóa đơn bán hàng (hoặc các chứng từ hợp lệ khác), các hợp đồng mua hàng hay không? v 2. Có chữ kí của khách hàng trên các hóa đơn giao
hàng không? v
3. Việc sử dụng hóa đơn bán hàng có theo đúng quy định hiện hành (có số thứ tự hoá đơn, ngày
trên hóa đơn) không? v
4. Các chức năng giao hàng và viết hóa đơn có
tách biệt nhau không? v
5. Các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại có sự phê chuẩn của người phụ trách hay không?
v
6. Hàng gửi bán có được theo dõi không? K 7. Có sự phân loại khách hàng theo doanh thu
không? v
8. Việc phản ánh DTBH, CCDV có theo đúng kỳ
kế toán không? N/A
Kết luận: HTKSNB đối với khoản mục doanh thu của Công ty ABC là: Khá
Người kiểm tra: Ngày kiểm tra: ( Trích giấy làm việc của KTV trong hồ sơ kiểm toán)
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Các câu hỏi tương tự được thực hiện đối với việc đánh giá HTKSNB đối với khoản mục DTBH và CCDV tại công ty XYZ và cho kết quả HTKSNB của công ty là hoạt động chưa hiệu quả vẫn có nhiều sai sót chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
Đối với nghiệp vụ thu tiền công ty sử dụng bảng câu hỏi sau:
Bảng 2.2: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục thu tiền công ty ABC
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY LTD (AASC) LTD (AASC)
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: Công ty ABC
Niên độ kế toán: 2010 Tham chiếu:
Khoản mục: thu tiền Người thực hiện: PDM Bước công việc: Phỏng vấn kế toán thu tiền Ngày thực hiện: 20/01/2011
Các chỉ dẫn và yêu cầu
Những câu hỏi dưới đây nhằm trợ giúp cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để giúp kiểm toán viên xác định mức độ trọng yếu khi kiểm toán Báo cáo tài chính của khách hàng. Những câu hỏi này không những cung cấp cho kiểm toán viên sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng mà còn giúp cho kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán.
Trước tiên kiểm toán viên cần thu thập các câu trả lời bằng cách phỏng vấn nhân sự chịu trách nhiệm quản lý hoặc ban hành các quy định của khách hàng. Mỗi câu hỏi cần được trả lời bằng cách điền vào các cột, dòng tương ứng:
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được áp dụng
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp
Với những thủ tục có câu trả lời "Có" cần thu thập bản copy văn bản quy định của khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy làm việc khác.
Với những thủ tục có câu trả lời " Không" hoặc "Không áp dụng" cần chỉ rõ ảnh hưởng của nó đến rủi ro kiểm toán và những điểm cần khuyến nghị trong TQL để hoàn thiện hệ thống KSNB.
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Câu hỏi tìm hiểu HTKSNB có Không Không áp
dụng
1. Chính sách liên quan tới bán hàng thu tiền có được quy định thành văn bản
k
2. Các khoản thu tiền bán hàng có được lãnh đạo và kế toán trưởng phê duyệt không? v 3. Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải
thu khách hàng không? v
4. Các khoản công nợ được đối chiếu..1.lần?
v
5. Các bản đối chiếu công nợ được lãnh đạo
xem xét trước khi gửi đi không? N/A
6. Ngoài bộ phận kế toán còn bộ phận nào theo dõi việc bán hàng, phải thu khách hàng không?
v
7. Các công nợ có gốc là đồng tiền khác đồng tiền hạch toán có được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ không?
v
8. Số dư các khoản phải thu có gốc là đồng tiền khác đồng tiền hạch toán có được đánh giá lại theo tỷ giá cuối kỳ không
v
9. Công ty có quy định về tiêu thức xác định các khoản công nợ khó đòi, công nợ quá hạn....
10. Các khoản công nợ có được theo dõi chi tiết theo tuổi nợ để kịp thời thu hồi, phân loại nợ hay không?
k
11. Các khoản phải thu khó đòi có được trích lập dự phòng hay không?
v
Đánh giá của KTV sau khi kiểm tra hệ thống
Dựa trên các công việc đó thực hiện, theo ý kiến của chúng tôi các thủ tục kiểm soát có vẻ như được thiết kế phù hợp và vận hành có hiệu quả cho phép ngăn ngừa, phát hiện
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
và sủa chữa những sai sót đáng kể phát sinh
Công việc tương tự được thực hiện đối với công ty XYZ cho kết quả về HTKSNB của công ty là vận hành chưa hữu hiệu, sai sót trong hạch toán và quản lý các nghiệp vụ về doanh thu và thu tiền vẫn xảy ra nhiều, chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Như vậy, việc xử dụng bảng câu hỏi để đánh giá HTKSNB trong trường hợp này đã góp phần thu thập thông tin về HTKSNB của khách thể kiểm toán, dựa trên những câu trả lời đó KTV có thể đưa ra đánh giá về HTKSNB của đơn vị khách hàng, hơn nữa còn giúp KTV trong việc lập kế hoạch kiểm toán, xác định các thủ tục kiểm toán cần thực hiện và nắm bắt được những thay đổi trong HTKSNB đối với khách hàng thường niên. Tuy nhiên, bảng câu hỏi này được lập theo mẫu chung cho mọi loại hình doanh nghiệp, vì vậy trong nhiều trường hợp nó không phù hợp. Để đạt được hiệu quả cao, KTV nên sử dụng kết hợp giữa bảng câu hỏi với các lưu đồ đánh giá HTKSNB và xem xét các sổ tay về thủ tục, chế độ của đơn vị khách hàng (nếu có).
Sau khi đánh giá được HTKSNB của khách hàng một công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là KTV phải đánh giá được tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. Đây được coi là một trong những công việc quan trọng nhất. Đặc biệt với khoản mục DTBH, CCDV và thu tiền, đây là chỉ tiêu nhạy cảm nhất trên BCTC, một trong những chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, là cơ sở đánh giá hiệu quả SXKD của DN, do vậy các DN luôn có xu hướng trình bày gian lận khoản mục này trên báo cáo của mình.
Ước lượng được mức trọng yếu dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV. Nếu mức trọng yếu được ước lượng là cao, có nghĩa độ chính xác của số liệu trên BCTC thấp, khi đó số lượng bằng chứng thu thập sẽ nhiều và ngược lại.
Việc đánh giá và ước lượng mức trọng yếu được thực hiện theo trình tự sau:
Sơ đồ 2.1: Đánh giá mức trọng yếu
Thông thường thì mức trọng yếu chỉ được phân bổ cho các chỉ tiêu trên BCĐKT, còn mức trọng yếu được phân bổ cho các chỉ tiêu trên BCKQKD là do có có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chỉ tiêu trong BCĐKT và BCKQKD. Khi
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
kiểm toán khoản mục DTBH, CCDV và thu tiền đối với Công ty ABC và Công ty XYZ, mức trọng yếu được xác định như sau:
Bảng 2.3: Mức trọng yếu với các khoản mục được quy định tại AASC
Chỉ tiêu Mức trọng yếu Tỉ lệ Min Max Tổng tài sản 0.8% 1.0% TSLĐ và ĐTDH 1.5% 2.0% DTBH và CCDV 0.4% 0.8%
Lợi nhuận trước thuế 4.0% 8.0%
Nợ ngắn hạn 1,5% 2,0%
Theo đó, mức trọng yếu đới với tùng khoản mục doanh thu và thu tiền tại công ty ABC và công ty XYZ được xác định như sau:
Bảng 2.4 : Bảng ước lượng mức trọng yếu đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và thu tiền
Chỉ tiêu Số liệu năm 2010
Mức trọng yếu
Tỉ lệ % Số tiền
Min Max Min Max
Doanh thu công ty ABC
526,690,287,11
0 0.4% 0.8% 2,106,761,148 4,213,522,297
Doanh thu công
ty XYZ 8,795,741,157 0.4% 0.8% 35,182,964 70,365,929
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Việc xác định mức trọng yếu đối với từng khoản mục trong BCTC giúp KTV xác định được khi nào cần xem xét lại BCTC của đơn vị. Đó chính là lúc mà KTV phát hiẹn có sự sai sót cao hơn mức trọng yếu đã phân bổ cho khoản mục đó. Như vậy nó sẽ ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị.
Công ty Cổ phần ABC do là khách hàng truyền thống, đã được AASC tư vấn trong công tác kế toán nhiều năm nay, HTKSNB được Công ty đánh giá trong các năm trước ở mức độ khá, các sai phạm trong công tác hạch toán DTBH, CCDV và thu tiền rất ít xảy ra, do vậy rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều được KTV đánh giá ở mức độ thấp. Tuy nhiên đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, giảm thiểu rủi ro kiểm toán, KTV vẫn tiến hành phỏng vấn kế toán DTBH, CCDV và thu tiền để đánh giá HTKSNB của cả 2 công ty ABC và XYZ mà không hề xem nhẹ bước công việc này.
Việc đánh giá và phân bổ mức trọng yếu chỉ mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do vậy việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán. Tại AASC việc xác định mức trọng yếu được thực hiện theo quy định chung về tỷ lệ cho từng khoản mục, do đó, các công ty khác nhau với đặc điểm kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới mức trọng yếu là khác nhau thì trong quá trình kiểm toán nếu phát hiện thấy sự ảnh hưởng nào đánh kể tới mức trọng yếu khiến cho mức trọng yếu ban đầu là không phù hợp thì KTV sẽ linh hoạt điều chỉnh mức trọng yếu cho phù hợp.
Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống kế toán, có được những đánh giá ban đầu về mức trọng yếu và rủi ro, nhận định rằng HTKSNB được thiết lập đối với khoản mục DTBH, CCDV và thu tiền là tương đối tốt. KTV sẽ lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, đối với mỗi khoản mục, KTV căn cứ vào đặc điểm của của từng khách hàng để thiết kế nên chương trình kiểm toán cho phù hợp và đưa ra kế hoạch kiểm toán cụ thể:
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán DTBH, CCDV và thu tiền tại AASC
Tên khách
hàng
Chi tiết theo khoản mục Rủi ro tiềm tàng Rủi ro kiểm soát Phương pháp kiểm toán Thủ tục
kiểm toán Tham chiếu
Công ty ABC Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Thấp TB Chọn mẫu Phân tích Phỏng vấn Đối chiếu công nợ Kiểm tra chi tiết Phải thu khách hàng TB TB Chọn mẫu Công ty XYZ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Thấp TB Chọn mẫu Phân tích Phỏng vấn Đối chiếu công nợ Kiểm tra chi tiết Phải thu khách hàng Cao TB Chọn mẫu
GVHD: TS. Tô Văn Nhật
Qua đó, chương trình kiểm toán đối với khoản mục DTBH, CCDV và thu tiền được KTV xây dựng như sau:
Chương trình kiểm toán Công ty AASC đang sử dụng là chương trình kiểm toán mẫu cho tất cả các cuộc kiểm toán. Thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu và phải thu cũng như các khoản mục khác bao gồm:
• Thông tin cuộc kiểm toán: Khách hàng, thời gian, thành viên đoàn kiểm toán.
• Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị: Các tài liệu cần thiết, tùy vào từng khách hàng, KTV yêu cầu tài liệu mà khách hàng có thực hiện.
• Mục tiêu kiểm toán: Các mục tiêu kiểm toán cho khoản mục cần đạt được.
• Thủ tục kiểm toán: Gồm thủ tục phân tích, thủ tục kiểm soát, thủ tục kiểm toán chi tiết, thủ tục bổ sung.
Chương trình kiểm toán đối với khoản mục doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ và thu tiền của công ty ABC và XYZ tại phụ lục 3 và phụ lục 4
Sau khi xây dựng được chương trình kiểm toán cụ thể, xác định các công việc, thủ tục cần thực hiện thì một bước công việc không thể thiếu trong bất cứ cuộc kiểm toán nào là chuẩn bị hậu cần. Đây là bước công việc đơn giản nhưng lại đóng vai trò quan trọng, bao gồm việc chuẩn bị các văn phòng phẩm phục vụ cho công tác kiểm toán, xin xe nếu kiểm toán ở ngoại tỉnh và các vấn đề khác....
2.1.2. Thực hiện kiểm toán
Đây là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán đã đề ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên bảng khai tài chính trên cơ sở những BCKT đầy đủ tin cậy thu thập được thông qua các thủ tục kiểm toán được thực hiện dựa trên trình tự công việc của kế hoạch chi tiết đã lập: kiểm tra đối chiếu chứng từ, kiểm tra sổ và báo cáo kế toán, đối chiếu hợp đồng, đối chiếu công nợ, kiểm kê tài sản, vật tư, tính toán và phân tích các chỉ tiêu.
Công ty ABC là đơn vị có lĩnh vực hoạt động khá rộng trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu khoáng sản. Do vậy mà DTBH, CCDV và thu tiền của công ty phát sinh nghiệp vụ thường xuyên với quy mô lớn. Do vậy, khi tiến hành kiểm toán khoản mục DTBH, CCDV và thu tiền tại công ty ABC KTV sẽ thực hiện nhiều thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết hơn so với Công ty XYZ.